Luận về bài "Chợ tết" của Ðoàn Văn Cừ
Trên khắp các nẻo đường, mùa xuân như về rộn ràng hơn. mới những ngày ở giữa mùa đông mà ai nấy đều nao nao chuẩn bị đón xuân về. Các hội đoàn cựu chiến binh cùng tất cả các bạn sinh viên, học sinh đều chuẩn bị những chương trình đặc sắc cho ngày hội chợ tết. Trong bầu không khí vui tươi và nhộn nhịp ấy, mấy ai không khỏi không nhớ về hội chợ tết ở quê hương. Ðể tìm một chút gì yêu thương trong mùa xuân của dân tộc, mời các bạn hãy cùng tôi ôn lại bài thơ "Chợ tết" của Ðoàn Văn Cừ. Nhà thơ Ðoàn văn Cừ là nhà thơ tả cảnh tài tình nhất trong làng thi ca Việt Nam. Bất cứ ở đâu, dù trong một đám hội, một đám cưới, một hội chợ tết hay dưới một bầu trời quang đãng, nhà thơ đều có thể diễn tả phong cảnh một cách chân thật, tỉ mỉ và rõ ràng. Ðọc thơ của ông, ta dược sống trong cảnh đã tả. Cảnh người, cảnh vật trong bài "Chợ tết" được ông diễn tả một cách hợp tình, hợp ý, bằng những từ tượng hình và tượng thanh làm cho cảnh trong thơ càng thêm sống động.
Ðầu bài thơ, ông miêu tả một ngày mới bắt đầu nơi thôn dã. Trên lối cỏ quanh co, dưới bầu trời quang đãng, từng đoàn người các ấp tưng bừng đến chợ tết.
Dải mây trắng đỏ dần trên đỉnh núi
Sương hồng lam e ấp nóc nhà tranh
Trên con đường viền trắng mép đồi xanh
Người các ấp tưng bừng ra chợ tết...
Tiếp đó nhà thơ đi vào từng chi tiết. Cảnh người, cảnh vật ở đây đều được nhà thơ miêu tả rõ ràng. Mỗi người, mỗi vật đều có một đặc điểm riêng và sắc thái riêng. Các người gồm: Già, trẻ, gái, trai, không giới hạn bỡi một lúa tuổi hay một giai cấp nào.
Những thằng cu áo đỏ chạy lon ton
Vài cụ già chống gậy bước lom khom
Cô yếm thắm che môi cười lặng lẽ
Thằng em bé nép đầu bên yếm mẹ
Hai người thôn gánh lợn chạy đi đầu...
Mỗi người, mỗi giới với cử chỉ và hành động riêng, nhưng ai ai cũng đều vui mừng đi vào cổng chợ.
Cảnh người mua, người bán và người đi xem trong chợ cũng được nhà thơ diễn tả thật tài tình. Ở bên này có "Anh hàng tranh" đang hối hả "kẽo kịt quảy đôi bồ, tìm đến chỗ đông người ngồi dở bán". Ở bên kia có các cụ với trạng thái ung dung, thong thả.
Một thầy khóa gò lưng trên cánh phản
Tay mài nghiên hí hoáy viết thơ xuân
Cụ đồ nho dừng lại vuốt râu cằm
Miệng nhẩm đọc vài hàng câu đối đỏ
Bên cạnh đó "Bà cụ lão bán hàng bên miếu cổ" và "Chú Hoa-Man đầu chít chiếc khăn nâu..."
Cảnh mua bán được nhà thơ miêu tả một cách rõ nét, nhưng cảnh người đi xem cũng chẳng kém. Tất cả đều tăng thêm sự ồn ào náo nhiệt của ngày chợ tết.
Lũ trẻ con mãi ngắm bức tranh gà
Quên cả chị bên đường đang đứng gọi
Các cô gái đua nhau cười rũ rượi
Cạnh anh chàng bán pháo dưới cây đa
Ngoài việc tả người, nhà thơ còn tả từng chi tiết động vật và đồ vật. Mỗi động vật có một hoàn cảnh riêng, một sắc thái riêng. Như "Con bò vàng ngộ nghĩnh đuổi theo sau..." Nhà thơ cường điệu hóa người và vật. Ðộng vật cũng đang hớn hở đón xuân về:
Con trâu đứng vờ dim hai mắt ngủ
Ðể lắng nghe người khách nói bô bô...
Nhà thơ cũng dùng nghệ thuật so sánh để diễn tả. Mỗi đồ vật đều có màu sắc khác nhau, tạo cho bài thơ có muôn màu, muôn vẻ.
Ví dụ như cảnh buổi sớm...
Sương trắng dỏ đầu cành như giọt sữa
Núi uốn mình trong chiếc áo the xanh
Rồi đồ vật...
Những mẹt cam đỏ chót tựa son pha
Thúng gạo nếp đong đầy như núi tuyết
Con gà sống mào thâm như cục tiết.
Sau cảnh nhộn nhịp vui tươi ấy, nhà thơ kết thúc bài "Chợ tết" bằng cảnh người quê lũ lượt trở ra về sau một ngày xem hội. Ðọc qua ta tưởng chừng như cảnh điêu tàn hoang vắng của một bãi chiến trường sau một trận chiến.
Khi chuông tối bên chùa văng vẳng đánh
Trên con đường đi các làng hẻo lánh
Những người quê lũ lượt trở ra về
Ánh dương vàng trên cỏ kéo lê thê
Lá da rụng tơi bời quanh quán chợ
Thơ của Ðoàn văn Cừ là như thế đó. Ðọc bài thơ, ta tưởng chừng như mình đang vui vẻ tham gia vào hội chợ tết ở quê hương, rồi ta lại rã rời khi đọc xong phần kết thúc. Tôi yêu thơ của Ðoàn văn Cừ từ lúc tuổi còn thơ với những bài "Ðám hội" và "Ðám cưới." Rồi khi bắt đầu biết yêu, thơ đã theo tôi với bài "Lá thắm." Bây giờ mùa xuân lại về, tôi nhớ lại bài "Chợ tết" của ông.
Triều Miên (UCI)
Chợ Tết
Dải mây trắng đỏ dần trên đỉnh núi
Sương hồng lam e ấp nóc nhà tranh
Trên con đường viền trắng mép đồi xanh
Người các ấp tưng bừng ra chợ tết
Họ vui vẻ kéo hàng trên cỏ biết
Hai người thôn gánh lọn chạy đi đầu
Con bò vàng ngộ nghĩnh đuổi theo sau
Sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa
Tia nắng tía nháy hoài trong ruộng lúa
Núi uốn mình trong chiếc áo the xanh
Ðồi thoa son nằm dưới ánh bình minh
Người mua bán ra vào đầy cổng chợ
Con trâ đường vờ dim hai mắt ngủ
Tai lắng nghe người khách nói bô bô
Anh hàng tranh kẽo kịt quảy đôi bồ
Tìm đến chỗ đông người ngồi dở bán
Một thầy khóa gò lưng trên cánh phản
Tay mài nghiên hí hoáy viết thơ xuân
Cụ đồ nho dừng lại vuốt rau cằm
Miệng nhẩm đọc vài hàng câu đồi đó
Bà cụ lão bán hàng bên miếu cổ
Nước thời gian gội tóc trắng phau phau
Chú Hoa-Nam đầu chít chiếc khăn nâu
Ngồi xếp lại đống vàng trên mảnh chiếu
Áo cụ Lý bị người chen sấn kéo
Khăn trên đầu đang chít cũng tung ra
Lũ trẻ con mãi ngắm bức tranh gà
Quên cả chị bên đường đang đứng gọi
Các cô gái đua nhau cười rũ rượi
Cạnh anh chàng bán pháo dưới cây đa
Những mẹt cam đỏ chót tựa son pha
Thúng gạo nếp đong đầy như núi tuyết
Con gà sống mao thâm như cục tiết
Một người mua cầm cảng dốc xem
Chợ tưng bừng như thế đến gần đêm
Khi chuông tối bên chùa văng vẳng đánh
Trên con đường đi các làng hẻo lánh
Những người quê lũ lượt trở ra về
Ánh dương vàng trên cỏ kéo lê thê
Lá đa rụng tơi bời quanh quán chợ.
Ðoàn Văn Cừ
|