Năm âm lịch bắt đầu từ giao thừa tết nguyên đán và kết thúc trước giao thừa tết nguyên đán năm sau. Âm lịch và dương lịch không trùng nhau, ngày mồng 1 tết nguyên đán thường vào khoảng cuối tháng 1 hoặc đầu tháng 2 năm dương lịch. Tuy có khoảng trên dưới 1 tháng, dương lịch đã sang năm mới nhưng âm lịch vẫn là năm cũ người ta thống nhất gọi năm dương lịch mới với tên của năm âm lịch mới. Chẳng hạn ngày 28/1/2017 (mồng 1 tết nguyên đán) mới bước sang năm Đinh Dậu nhưng người ta vẫn gọi năm 2017 là năm Đinh Dậu. Trên mạng đã giới thiệu một số cách để gọi năm dương lịch theo tên âm lịch. Xin giới thiệu với độc giả một cách đơn giản, dễ nhớ nữa để sử dụng.
Tên năm âm lịch:
Tên năm âm lịch được ghép bởi hai chữ. Chữ đầu thuộc tập hợp gồm 10 chữ: tân, nhâm. quý, giáp, ất, bính, đinh, mậu, kỷ, canh (còn gọi là hàng can). Chữ sau thuộc tập hợp gồm12 chữ: dậu, tuất, hợi, tý, sửu, dần, mão, thin, tỵ, ngọ, mùi, thân (còn gọi là hàng chi). Nhưng mỗi chữ thuộc hàng can chỉ ghép với 6 chữ của hàng chi nên chỉ có 60 tên khác nhau của năm âm lịch thay vì 120 tên. Ví dụ hàng can là “canh” chỉ ghép với 6 chữ ở hàng chi là “tuất, tý, dần, thìn, ngọ, thân”, tiếp đến hàng can là “tân” chỉ ghép với 6 chữ còn lại của hàng chi, hàng can là “nhâm” ghép giống với hàng can là "canh", hàng can là “quý” ghép giống với hàng can là “tân”,…
Cách gọi năm dương lịch theo tên âm lịch
Giả sử năm dương lịch là số S để gọi tên âm lịch(gồm hai chữ thuộc hai hàng can, chi) ta xác định can, chi của S dựa vào hai bảng sau
BẢNG 1
Hàng đơn vị của S
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
6
|
7
|
8
|
9
|
0
|
Chữ đầu tên năm âm lịch (thuộc hàng can)
|
tân
|
nhâm
|
quý
|
giáp
|
ất
|
bính
|
đinh
|
mậu
|
kỷ
|
canh
|
BẢNG 2
Số dư khi chia S cho 12(chia hết coi là dư 12)
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
6
|
7
|
8
|
9
|
10
|
11
|
12
|
Chữ thứ hai (thuộc hàng chi)
|
dậu
|
tuất
|
hợi
|
tý
|
sửu
|
dần
|
mão
|
thìn
|
tỵ
|
ngọ
|
mùi
|
thân
|
Ví dụ :
S = 2017, hàng đơn vị của S là 7 đối chiếu bảng 1 được chữ đầu tên năm âm lịch là “đinh” Lấy 2017 chia 12 được số dư là 1 đối chiếu bảng 2 được chữ sau của tên năm âm lịch là “dậu”. Ghép hai chữ vừa tìm được ta có năm 2017 là năm Đinh Dậu.
S = 1884, hàng đơn vị của S là 4 đối chiếu bảng 1 được chữ đầu tên năm âm lịch là “giáp” , 1884 chia hết 12 coi số dư là 12 đối chiếu bảng 2 được chữ sau của tên năm âm lịch là “thân”. Ghép hai chữ vừa tìm được ta có năm 1884 là năm Giáp Thân.
Chú ý: Để dễ nhớ hai bảng độc giả chỉ cần thuộc lòng 10 chữ theo đúng thứ tự(từ 1 đến 0) tân, nhâm. quý, giáp, ất, bính, đinh, mậu, kỷ, canh và 12 chữ đúng thứ tự(từ 1 đến 12) dậu, tuất, hợi, tý, sửu, dần, mão, thin, tỵ, ngọ, mùi, thân.
Mai Phương