Nov 26, 2024

Viết về tác giả & tác phẩm

Giai thoại về bài thơ
Nguyễn Ngọc Kiên * đăng lúc 07:42:08 PM, Jan 25, 2017 * Số lần xem: 1449
Hình ảnh
#1

                                       Nguyễn Ngọc Kiên tóm lược

 

“Phong Kiều dạ bạc” (楓橋夜泊) là bài thơ rất nổi tiếng của Trương Kế (张继), tác giả sống vào khoảng trước sau năm 756-  đời vua Đường Túc Tông. Trương Kế tự là Ý Tôn, từng thi đậu tiến sĩ và làm quan trong triều với chức vụ Tự bộ viên ngoại lang, về sau bị đổi ra Hồng Châu coi việc tài phú và mất tại đây. Sinh thời, ông là người học rộng, thích đàm đạo và bàn bạc văn chương, thế sự..., đặc biệt rất thích làm thơ. Thơ của ông trong “Toàn Đường thi” có chép thành một quyển, nhưng chỉ một bài “Phong Kiều dạ bạc” là tác phẩm nổi tiếng nhất của ông, chỉ với nó ông đã được liệt vào hàng “đại gia” và đã giúp ông lưu danh thiên cổ. Nguyên tác:

滿 天,
眠。
寺,

Phiên âm:

(Nguyệt lạc, ô đề, sương mãn thiên
Giang phong ngư hỏa đối sầu miên
Cô Tô thành ngoại Hà San tự
Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền.)

Dịch nghĩa:
Trăng lặn, quạ kêu, sương phủ đầy trời
Hàng cây phong và bếp lửa thuyền chài cùng trong một giấc ngủ buồn
Chùa Hà San bên ngoài thành Cô Tô
Nửa đêm bỗng nghe tiếng chuông chùa vọng đến thuyền ai.

Bản dịch của Nguyễn Hàm Ninh thường được cho là của Tản Đà:
Trăng tà, tiếng quạ kêu sương,
Lửa chài, cây bến, sầu vương giấc hồ.
Thuyền ai đậu bến Cô Tô,
Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San.


Bản dịch của Trần Trọng San:
Trăng tà, tiếng quạ vẳng sương rơi,
Sầu đượm hàng phong, giấc lửa chài.
Ngoài lũy Cô Tô, chùa vắng vẻ,
Nửa đêm chuông vẳng đến thuyền ai.


Bài thơ Phong Kiều dạ bạc sau này đã được Khang Hữu Vi đời nhà Thanh khắc trên tấm bia lớn dựng trong chùa Hàn San để cho người đời sau qua đây chiêm ngưỡng.

Theo giáo sư Kiều Thu Hoạch, “trong lịch sử văn học thật hiếm có trường hợp như bài thơ Phong Kiều dạ bạc của Trương Kế, chẳng những chỉ gây xôn xao dư luận ở nước Nam ta, mà cũng từng gây xôn xao dư luận cả ngàn đời nay tại chính nơi nó sinh ra.”

Người đời cho rằng, nửa đêm không làm gì có tiếng chuông chùa nên mới có giai thoại về sự ra đời của “Phong Kiều dạ bạc” như sau:

Hàn San Tự là một ngôi chùa nhỏ nằm ở bên ngoài thành Cô Tô, thuộc Ngô huyện (Tô Châu), tỉnh Giang Tô Trung Quốc, cách Phong Kiều 10 dặm về phía Tây. Trương Kế sáng tác bài này khi đi thi trượt trở về ghé qua Tô Châu, tức cảnh mà sinh tình. Đêm ấy đậu thuyền ở bến Phong Kiều, thấy cảnh trăng tà, ông tức cảnh ngâm:

Nguyệt lạc, ô đề, sương mãn thiên
Giang phong ngư hỏa đối sầu miên

Ngâm xong, ông “tắc tị” không tìm được tứ nữa nên trằn trọc không thể nào ngủ được. Khi đó ngoài thành Cô Tô, sư cụ chùa Hàn San cũng tức cảnh trăng non, liền bật ra tứ thơ:



(Sơ tam, sơ tứ nguyệt mông lung
Bán tự ngân câu bán tự cung)
Dịch nghĩa:
Mồng ba, mồng bốn, mặt trăng mờ mờ,
Nửa như móc bạc, nửa tựa cái cung
Nhưng sư cụ cũng hết tứ không sao nghĩ tiếp được nữa nên cứ trằn trọc, cũng không sao ngủ được. Chú tiểu hầu bên cạnh mới hỏi duyên cớ. Sư cụ mới kể lại nỗi khổ tâm của mình, chú tiểu bèn xin phép sư cụ xin được tiếp nối để hoàn chỉnh bài thơ:

分两

(Nhất phiến ngọc hồ phân lưỡng đoạn,
Bán trầm thủy để, bán phù không.)

Dịch nghĩa:
Một chiếc bình ngọc chia làm hai mảnh,
Nửa chìm đáy nước nửa nổi trên trời.

Toàn bài ghép lại là:

分两

(Sơ tam, sơ tứ nguyệt mông lung
Bán tự ngân câu bán tự cung
Nhất phiến ngọc hồ phân lưỡng đoạn,
Bán trầm thủy để, bán phù không.)

Bản dịch của Trần Trọng San:
Mồng ba mồng bốn trăng mờ,
Nửa dường móc bạc, nửa như cung trời.
Một bình ngọc trắng chia hai,
Nửa chìm đáy nước, nửa cài từng không.

Bản dịch khuyết danh:

Đêm nay đầu tháng trăng mờ

Nửa như móc bạc, nửa ngờ vành cung

Hồ xanh ai xẻ đôi vừng

Nửa chìm đáy nước nửa lồng chân mây

Sư cụ nghe xong khen hay và bảo chú tiểu lên lầu gióng một hồi đại hồng chung để cám tạ ơn Trời Phật đã ban hai thầy trò làm được một bài thơ hay. Thành Cô Tô đêm ấy bỗng nhiên nghe thấy tiếng chuông lúc nửa đêm.

Đúng lúc đó trong chiếc thuyền ở bến Phong Kiều tiếng chuông vọng đến, Trương Kế kết thúc bài thơ của mình như sau:


寺,
 


(Cô Tô thành ngoại Hà San tự
Dạ bán chung thanh đáo khác thuyền.)

Dù sao giai thoại cũng chỉ là giai thoại. Có giả thuyết cho rằng, sự thực thì “nguyệt lạc” (trăng lặn) đã là lúc về sáng rồi. Tác giả đi nằm lúc nửa đêm cứ  mơ màng cho đến khi chợt tỉnh và bị ảo tưởng về thời gian nên cho là mới có nửa đêm.

Nhà thơ Âu Dương Tu đời Tống cho rằng, “Trương Kế vì mê câu văn hay đã làm cho ý văn không được thông; đó là ngữ bệnh (tì vết trong câu văn) vậy.

Nhưng chúng ta cũng không nên bới lông tìm vết làm gì”.

 



CHÙA HÀN SAN VỚI BÀI THƠ NỔI TIẾNG CỦA
TRƯƠNG KẾ KHẮC VÀO ĐÁ

 

Ý kiến bạn đọc

Vui lòng login để gởi ý kiến. Nếu chưa có account, xin ghi danh.