Phong Tục Lễ Cúng Tổ Tiên Cổ Đại Ngàn Xưa
越南道教 - 道教神仙 - 越南道士 Đạo Giáo Thần Tiên Việt Nam
Trong truyền thống văn hóa Dân gian cổ, dân gian tôn thờ rất nhiều, mỗi nhà mỗi vẻ…nhưng thờ cúng tổ tiên là nét văn hóa chung nhất cho toàn thể dân tộc Người Việt Nam .
Việc thờ phụng cúng bái tổ tiên đã thực hành nhiều thế hệ nên đã trở thành chuẩn mực “đạo đức luân lý” của mọi người.
TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG TỔ TIÊN
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, phong tục thờ cúng tổ tiên hay còn gọi được gọi khái quát là Đạo Ông Bà là tục lệ thờ cúng những người đã chết, đặc biệt là tổ tiên, của nhiều dân tộc Đông Nam Á và đặc biệt phát triển trong văn hóa Việt và văn hóa Trung Hoa. Đối với người Việt, nó gần như trở thành một thứ tôn giáo; không gia đình nào không có bàn thờ tổ tiên trong nhà.
Trong gia đình người Việt thường có một bàn thờ tổ tiên, 1 bát hương thờ thổ công táo quân. 1 bát hương thờ gia tiên. Ngoài sân thắp hương mời thổ địa vào các ngày tuần, ngày lễ. Mời thổ công táo quân, gia tiên tiền tổ, thổ địa khi có việc như: Ngày tết ngày giỗ, ngày cưới, ngày tang, ngày sinh con, ngày động thổ làm nhà, ngày thi cử, ngày xuất hành, cầu tai qua nạn khỏi, cầu an, cầu mua bán và rất nhiều việc đều thắp hương trình báo Tổ tiên, Táo vương, Thổ địa. Đó là phong tục ngàn đời truyền lại của người Việt Nam.
Đồ cúng cơ bản không thể thiếu hương, hoa, chén nước lã. Ngoài ra có thể có thêm thức ăn, trà rượu, và có khi có cả đồ vàng mã (quần áo đồ dùng làm bằng giấy), tiền âm phủ... Sau khi tàn một nửa tuần hương, đồ vàng mã và tiền âm phủ được đem đốt, được gọi là hoá vàng, còn chén rượu cúng thì đem rót xuống đống tàn vàng. Tục truyền rằng phải làm như vậy Trời đất cảm động phù cho dòng dõi con cháu, tòng tư tử tôn sinh sôi nảy nở, phát đạt và hưng vượng.
Đa số người đều có niềm tin rằng, tổ tiên, ông bà mình có năng lực ban phúc hay trừng phạt con cháu. Cho nên, việc thờ cúng tổ tiên ngoài ý nghĩa chính là con cháu “nối dõi tông đường”, còn hàm ý “phù trợ” của ông bà cho con cháu phát đạt. Lý luận này thực ra cũng dễ hiểu và hợp lý thôi, bởi vì ngày xưa nếu không có ông bà làm sao có mình ngày nay ? Nếu ông bà không gắng sức tạo lập tài sản ruộng đất nhà cửa, làm sao mình có mà hưởng thụ hiện giờ ?
*. Việc cúng bái tổ tiên bao gồm nhiều công việc, như là: kỷ niệm ngày sinh, cúng giỗ ngày mất, vào những dịp lễ tiết lớn trong năm, cùng những việc trọng đại của con cháu: cưới gả, sinh con, xây dựng nhà cửa về nhà mới… mỗi mỗi đều phải cúng bái ông bà tổ tiên cả.
*. Việc tôn trí “bài vị tổ tiên” để thờ phụng thì nơi nào
cũng có, nhưng hình thức an vị khác nhau rất nhiều, tùy thuộc vào phong tục tập quán, truyền thống gia đình…
Tuy nhiên, nguyên tắc chung là “trang nghiêm, tôn kính” và nên để bài vị tổ tiên riêng khác chỗ với Thần, Thổ công táo vương, Tiên, Thổ công táo vương hoặc nếu nhà cửa chật chội thì phải có thứ lớp cao thấp khác nhau tuyệt đối tránh sự hỗn tạp, loạn thứ tự, thiếu tôn ti…thì chẳng những không được sự gia hộ của ai mà lại còn bị quở trách là khác!
*. Những gia đình thờ phụng tổ tiên, đa số đều chọn đại sảnh gian chính để đặt bài vị “Thần Chủ” tổ tiên, một số khác xây một căn riêng bên cạnh để thờ.
Ở, vì nhà cửa chật hẹp, người ta phải thiết kế phòng thờ thành ba tầng:tầng trên thờ Thổ công táo vương,, tầng giữa thờ tổ tiên cha mẹ, tầng dưới thờ “Thổ Địa”. Việc hương khói lễ bái sớm chiều rất nghiêm chỉnh.
Mỗi năm có hai ngày giỗ cha và giỗ mẹ. Việc cúng tế tùy theo khả năng, nhưng chủ yếu là chí thành, tinh khiết, nghiêm trang. Lễ vật được bày biện trật tự thứ lớp. Người chủ lễ niệm hương khấn vái, lạy trước rồi đến người nhà khấn lạy sau. Con cháu ở xa và con gái đã lấy
chồng cũng phải tề tựu đầy đủ.
*. Ngoài hai lễ giỗ, các dịp lễ tiết khác như: Nguyên Tiêu, Thanh Minh, Đoan Ngọ, Trung Nguyên, Trung Thu, Trùng Dương Cửu, Đông Chí, đêm giao thừa trừ tịch đều có thiết bày lễ phẩm cúng bái tổ tiên.
*. Những vong mới từ trần, lập bàn thờ cúng tế ở nhà, sau ba năm thì đem bài vị vào “Nhà Thờ Họ” để thờ, gọi đó là “Hợp Lô”.
*. Ngoài việc mỗi gia đình thờ phụng cha mẹ, những họ lớn, lâu đời có xây dựng “Nhà Thờ Họ” ở nơi riêng, gọi đó là “Tổ Thố” hay “Từ Đường”. Vai trò của nhà thờ họ này rất quan trọng cho sự gắn bó đoàn kết thâ tộc, hàng năm đều có “giỗ họ” rất trọng thể, con cháu khắp nơi tụ về tối đa. Một số nơi còn tổ chứa tế lễ hai kỳ gọi là “Xuân Thu nhị tế”.
*. Thực tế, trong xã hội từ xưa đến nay, việc cúng tế tổ tiên vẫn được xem là “Nghĩa vụ quan trọng” sau việc cúng tế “Thổ Địa Công” . Các sự cúng bái tế lễ khác mang tinh cách tôn giáo như Thần, Thổ công táo vương, Tiên, Thổ công táo vương vẫn người có người không, chứ việc cúng bái tổ tiên thì tất cả phải có.
Như vậy, trong quan niệm dân gian từ xưa đến nay, luôn luôn coi trọng việc cúng tế tổ tiên, ông bà, cha mẹ, không phân biệt giai cấp, địa vị, sang hèn, giàu nghèo …Đó là nét văn hóa chung của dân tộc.
*. THỨ TỰ SẮP XẾP BÀN THỜ:
Từ trong ra ngoài như sau:
-. Đèn
-. Bài vị tổ tiên
-. Cặp chân đèn hai bên
-. Ba chén nước khi cúng tế mới có rượu
-. Phẩm vật cúng tam sinh
-. Lư hương
*. Bài vị tổ tiên không được đặt cao hơn tượng Thổ công táo vương,
*. Trên bàn thờ, không được đặt dao, kéo, bình chai, lọ… đựng thuốc uống… hay những vật dụng linh tinh khác tạp vật, kể cả “Văn Công Xích” Thước Lỗ Ban. Mỗi lần đốt bảy cây nhang.
越南道教 - 道教神仙 - 越南道士 Đạo Giáo Thần Tiên Việt Nam
VĂN SỚ AN VỊ BÀI VỊ THỜ TỔ TIÊN
“ Phục Dĩ: Nông lịch …..niên …nguyệt ………nhật, cát nhật lương thần, an thần vị đại cát xương, Thổ công táo vương Quang phổ chiếu, trấn trạch quang minh, bảo hựu hợp gia bình an, vạn sự như ý.
Thân thể kiện khang, quí nhân đắc trợ, tài nguyên cổn cổn, toàn gia sự nghiệp thành công, hồng đồ đại triển. Bảo hựu gia đình hạnh phúc, tử nữ ưu tú, cát nhật lương thần
*. Đọc xong, chú ý nhìn vào bài vị một phút tỏ lòng thành kính.
*. Nhang cháy đến hai phần ba thì đốt giấy tiền vàng bạc.
*. Ngày an bài vị thờ cúng tổ tiên ấy, vào buổi chiều nên làm lễ bái “Thổ Địa”
*. Phẩm vật cúng “Lễ bái Thổ Địa” gồm có: cơm canh, ba chén rượu, đèn cầy, chén đũa, muỗng canh, giấy tiền vàng bạc, quần áo đồ mã. Cúng ở nhà bếp, hướng mặt về phòng thờ, bàn đặt phẩm vật không nên quá cao.
*. An vị bài vị tổ tiên xong, trong vòng ba ngày phải thắp đèn nhang liên tục mới tốt.
*. Mỗi năm vào ngày 24 tháng chạp, làm lễ “tống thần”.
*. Có một số nơi, khi an bài vị tổ tiên có đặt “vàng lá” ở dưới. Chọn ngày “xuất hỏa nhật” để an vị. Thời gian diễn ra từ nửa đêm tới tối đa là 5 giờ sáng là ngưng.
*. Những điều cần lưu ý khi an vị bài vị tổ tiên:
1-. Bài vị phải hướng về phía sáng sủa, không hướng về phòng ngủ hoặc nhà xí.
2-. Bài vị phải đối diện với cửa cái hoặc cửa sổ, không đối diện với vách tường.
3-. Bài vị không bị con đường trước nhà đâm ngay vào hay bị góc nhọn nhà đối diện đâm vào.
4-. Bài vị không nên đặt ở trung tâm căn nhà, vì như vậy minh đường không hiển lộ.
5-. Bài vị không nên hướng về cầu thang lên lầu, hoặc giường ngủ hay nhà xí.
6-. Bài vị không chọn chỗ thờ ở gian nhà phụ, đối diện bài vị không được để gương kính phản chiếu.
7-. Bài vị phải đặt trước “vách tường thật” vững chắc, phía sau bài vị không phải là tường di động hay màn vải.
8-. Bài vị phải đặt ở phòng có vách cửa, không đặt nơi trống trải hay ở góc nhọn của nhà.
9-. Phía sau bài vị không được làm công việc gây ra sự dao động, ồn ào.
10-. Bàn trang thờ phải thiết trí vật cúng trang nghiêm, sạch sẽ, gọn gàng không bày biện quá nhiều thứ, tuyệt đối không để tạp vật linh tinh.
*. Ngày sinh và ngày giỗ tổ tiên: Vào ngày ấy, người chủ lễ phải dậy sớm, lau dọn bàn thờ sạch sẽ, làm sạch lư hương, đốt nhang đèn, châm trà rượu đầy đủ. Buổi trưa bày phẩm vật cúng tế thịnh soạn, khấn vái cúng tế ông bà, lạy tổ tiên. Con cháu theo thứ lớp cũng vào cúng bái đầy đủ. con cháu ở xa hay con gái có chồng cũng phải về dự lễ.
*. Phẩm vật cúng tế tổ tiên:
-. Cơm sáu, tám hoặc mười hai bát.
-. Bông, trái cây.
-. Ba tô canh
-. Các loại bánh
-. Ba chén trà
-. Rượu:bảy, chín hoặc mười một chén. hễ cúng bao nhiêu chén rượu thì dọn bấy nhiêu đôi đũa.
*. Phẩm vật đặc biệt cần có trong lễ cúng tùy theo tiết:
-. Tết Nguyên Tiêu: cao bính, thang viên.
-. Tết Thanh Minh: nhuận bính.
-. Tết Đoan Ngọ: tống tử,thuỷ quả trái cây
-. Tết Trung Nguyên: sinh lễ.
-. Trung Thu: dứu nguyệt bính .bánh Trung Thu
-. Trùng Dương: ma tư .
-. Đông Chí: noạ mễ viên, thái bao.
-. Trừ Tịch :sinh lễ, niên cao, quả phẩm các loại bánh đặc biệt của người Người Việt Nam,
*. Trình tự cúng:
-. thắp đèn
-. châm trà, rượu
-. đốt ba cây ngang, cắm nhang
-. vái nguyện tổ tiên phù hộ…
-. đốt giấy tiền vàng bạc nhiều loại của
-. đổ rượu cúng vào đống giấy tiền đang cháy cho ngọn lửa bùng lên
-. dọn dẹp đồ cúng
-. lễ xong.
AN THẦN VỊ
“An vị bài vị thờ Thần, Thổ công táo vương, Tổ Tiên …” nhằm vào ba mục đích:
-. Trấn trạch bình an nhà cửa
-. Rước phúc đức vào nhà.
-. Rước tài lộc vào nhà
-. Chủ yếu là thể hiện sự “uống nước nhớ nguồn” đối với ông bà tổ tiên.
Lập bàn thờ Thần Tài, mang ý nghĩa vừa tâm linh vừa tôn giáo. Hy vọng được thần linh phù trợ cho tài vận hanh thông, đối tác thuận hòa lợi lạc…tức là sở cậy vào lực lượng vô hình hỗ trợ. Cho nên, việc cúng Thổ công táo vương hay an thần vị tổ chức rất chu đáo.
*. Trình tự AN THẦN VỊ:
-. Quét dọn, lau chùi sạch sẽ trong nhà phòng để thờ.
-. Làm phép “Tẩy Uế” chỗ thờ bằng cách:
*. Dùng bảy tờ “lá vàng” giấy vàng bạc đốt lên, rà qua rà lại bốn xung quanh tường chỗ thờ để trừ bỏ “tà khí”.
*. Vừa làm vừa niệm chú “tẩy uế”
-. Đặt đèn vào cặp chân đèn
-. Bày phẩm vật cúng lên: tam sinh, mâm ngũ quả, cơm canh, ba chén trà, ba chén rượu.
*. Đặt Lư Hương: ở phía ngoài cùng.
-. Chủ tế đốt 15 cây nhang, vái 3 vái cắm vào lư hương.
-. Chủ tế hai tay bưng “Bài Vị hoặc Tượng Thờ ” hơ trên khói hương ba vòng, vừa hơ vừa đọc:
“Tiến, tiến, tiến. Cát nhật an thần. Thần quang phổ chiếu. Trấn trạch quang lâm”
*. An tọa “Tượng Thờ” Bài Vị vào đúng vị trí.
-. Chủ tế thắp ba cây nhang bước ra khỏi nhà chỗ có khoảng không đọc chú thỉnh Thần, Thổ công táo vương vào nhà, nhập vào “Tượng Thờ”.
-. Chủ tế lại đốt ba cây nhang vái 3 vái làm lễ bái thần, tiếp thần, xong, cắm vào lư hương.
-. Tất cả người tham dự quì xuống thành tâm nghe chủ tế đọc sớ văn. Xong, bồi tế người phụ giúp cúng tế đốt văn sớ. Tất cả lạy, lui ra.
-. Châm trà rượu đủ ba lần.
-. Nhang cháy đến hai phần ba, chủ tế hai tay bưng lư hương vái 3 vái cúng thần.
Cần phải có đủ bốn loại giấy vàng bạc là: đại thọ kim, thọ kim, quải kim, phúc kim
*. Đốt giấy tiền vàng bạc, an vị “Tượng Thờ / Bài Vị”, tống tiễn các vị ngoại thần tất cả lạy ba lạy.
*. Trong vòng ba ngày sau đó, phải cử người đốt nhang liên tục đừng để tắt có thể dùng nhang khoanh, mỗi ngày thay trà rượu.
*. VĂN SỚ AN THẦN VỊ:
“ Tâm hương nhất chú , ngưỡng khấu hồng ân
Phục dĩ ……tỉnh……….huyện thị ……….hương trấn ……….thôn……hiệu số nhà cư trụ .
Thiện tín ……tên chủ tế thành tâm linh đái .... toàn gia, nhân viên công ty đẳng nhân quyên ư ……niên ……nguyệt ……nhật……thời
Kính bị hương hoa trà quả cung thỉnh:
……….. Tên vị thần hoặc Tổ Tiên giáng lai bản gia thụ thiện tín …… tên người chủ tế đẳng kiền thành phụng kính, khấu cầu thần quang phổ chiếu, trấn trạch quang minh, hựu kì hợp gia bình an, sự nghiệp hưng long tài nguyên quảng tiến, thân thể kiện khang, chư sự như ý, quí nhân tương trợ.
Thần linh hiển hách gia an thái ,
Vô tai vô hoạ phúc thường lai .
Cung Thử
Thướng văn
Thiên vận niên nguyệt nhật thời.
Bách khấu thượng sớ.
*. Sau khi An Thần Vị phải làm lễ “Bái Thổ Địa” Thổ Địa
-. Phẩm vật cúng: nhang đèn, cơm canh, ba chén rượu, hai chén hai đôi đũa.
-. Giấy vàng bạc gồm:giấy bạc, mũ áo, tứ phương kim.
*. Cúng vào buổi chiều.
NHỮNG ĐIỀU CẤM KỴ ĐỐI VỚI ĐỊA ĐIỂM
AN THẦN VỊ
1-. Kỵ đối diện với nhà xí hay nhìn thẳng ra cổng chính. Uế khí của nhà xí sẽ phản tác dụng cho thần vị, sinh thị phi khẩu thiệt. Bài vị thẳng cổng chính, sinh ra tranh chấp với hàng xóm.
2-. Phòng thờ phải hạn chế tối đa sự đi lại, sự hiện diện của những “tạp khách”, “tạp nhân” tạo thành khí lưu hỗn tạp, mang lỗi bất kính Thần Thổ công táo vương, bất an cho Tổ Tiên.
3-. Kỵ đặt bàn thờ ngay dưới “cây đòn dông” gian nhà, tức là Thần Thổ công táo vương luôn bị “sức đè ép”, ảnh hưởng đến người trong nhà không có sự thoải mái, mất hòa khí. Nếu nhà chật hẹp quá, phải tạm có tấm ván hay trần nhà che đở.
4-. Không dồn ép bài vị thờ vào một góc, một xó phòng, gây ra người bị tai nạn thương tích.
5-. Trước mặt bài vị không bị góc nhọn đâm vào, cây lớn hay trụ điện, đường dây điện án ngữ.
6-. Bài vị thờ cũng nên tránh bị ánh nắng mặt trời chiếu thẳng vào.
7-. Nếu nhà nhiều tầng, phải tránh tầng trên chỗ thờ là nhà bếp hoặc nhà xí.
PHÉP AN VỊ LƯ HƯƠNG
1-. Phải an vị lư hương trước khi an thần vị, để thỉnh Thần Chỉ giáng lâm.
2-. Thờ thần linh ở Thiên Giới, nên chọn lư hương bằng đồng, hình tròn.viên trụ
3-. Thờ Tổ Tiên, Thổ Địa…tức Thần ở Địa Giới, nên chọn lư hương hình vuông có hai quai lỗ tai hai bên.
4-. Có nhiều loại lư hương khác như:thiêm đinh lô thêm người, ích lợi lô tăng lợi lạc, nạp phúc lô thêm phúc, thiêm đinh đại cát lô thêm người thêm điều tốt.
5-. Dùng giấy vàng của vàng bạc đốt hơ xung quanh và giữa lòng lư hương để tẩy uế khí.
6-. Dưới đáy lư hương đặt ba đồng xu thành hình tam giác hoặc 12 đồng xu theo vòng tròn
7-. Dùng tro sạch hoặc cát sạch đổ đầy 2/3 lư hương.
8-. Đốt 15 cây nhang, xác định vị trí như sau: phía trong lư hương đối diện thần vị kể là cung Tí, cắm tiếp theo chiều kim đồng hồ từ trong nhìn ra thành 12 cây là Sửu, Dần, Mão, Thìn……..Hợi. Còn thừa lại ba cây, cắm cây thứ nhất ngay giữa trung tâm, cây thứ hai bên phải trong nhìn ra, cây thứ ba bên trái.
9-. Xong, chấp hai bàn tay lại, xá ba xá, vừa xá vừa thành tâm mặc niệm: “an lô đại cát, thần quang phổ chiếu, hạp gia bình an " .
CHÚ Ý KHI THẮP HƯƠNG
1-. Việc thắp hương đốt nhang khởi đầu do Đạo Gia Lão chủ trương, ngày nay phổ biến rộng rãi cả mọi người mọi nơi.
2-. Số lư hương tùy theo bài vị tượng thờ, mỗi lư hương thắp một hoặc ba cây nhang.
Thắp ba cây tượng trưng cho “tôn thờ Tam Thanh” hay “tam dương khai thái”.
Tam Thanh là chỉ cho:Thượng Thanh Linh Bảo Thiên Tôn, Ngọc Thanh Nguyên Thủy Thiên Tôn, Thái Thanh Đạo Đức Thiên Tôn Thái Thượng Lão Quân.
3-. Việc thắp hương ngoài việc biểu đạt ý cung kính, còn là phương tiện và phương thức để “thông lưu” với thần minh.
4-. Trước khi thắp hương, phải rửa hai bàn tay sạch sẽ, các phẩm vật cúng đã bày xong đủ.
5-. Không được dùng miệng thổi tắt lửa đang cháy ở đầu cây nhang lúc mới đốt mà phải dùng bàn tay trái quạt cho tắt lửa tay phải thường làm nhiều công việc không tinh khiết .
6-. Chắp hai bàn tay kẹp nhang ở giữa, đưa lên trán khấn nguyện: tên họ, tuổi, chỗ ở, việc cần cầu xin …
-. Xá ba xá.
-. Dùng tay trái cắm hương vào lư hương.
7-. Thứ tự cắm hương: ở giữa trước, kế là bên phải trong nhìn ra, rồi bên trái. Như thế là hoàn thành việc thắp hương.
8-. Khi vào các Miếu Vũ của Đạo Giáo, thắp hương theo thứ tự lư hương như sau:
-. Kế là vị chủ của Miếu Thờ, nếu có thờ hai vị hai bên, thì thắp vị bên phải trong nhìn ra trước, rồi mới tới vị bên trái.
9-. Cũng áp dụng thắp dãy bàn bên phải Miếu trước, rồi đến dãy bàn bên trái.
10-. Vào đền, phải thắp hương cúng Thổ công táo vương trước rồi sau mới thắp hương ngoài sân.
11-. Ở nhà, nếu có Cây hương Lô thì cũng thắp nơi đây trước rồi mới thắp bàn thờ trong nhà.
越南道教 - 道教神仙 - 越南道士 Đạo Giáo Thần Tiên Việt Nam
THỨ TỰ BÁI LẠY KHI VÀO ĐỀN MIẾU
1-. Bái Thổ công táo vương
2-. bái Thần
3-. Tổ tiên bàn vong
4-. Ngũ quỷ quỷ mị, hung thần ác sát .
PHẨM VẬT DÂNG CÚNG
1-. Cúng Thổ công táo vương, Thổ công táo vương:
-. Hoa tươi
-. Trái cây
-. Bánh chay
-. Cơm, mì chay
-. Thức ăn chay
2-. Cúng Thần:
-. Các loại thịt: bò, lợn, dê, gà, vịt, ngỗng, cá, trái cây, mì, cơm, bánh khô, rượu, hoa tươi.
3-. Cúng Tổ Tiên:
-. Các loại thịt: bò, lợn, dê, gà, vịt, ngỗng, cá, trái cây, mì, cơm, bánh khô, rượu, hoa tươi, nhang đèn.
4-. Cúng Ngũ quỷ:
-. Các loại thịt: bò, lợn, dê, gà, vịt, ngỗng, cá, trái cây, mì, cơm, bánh khô, rượu, hoa tươi, nhang đèn.
CÁC LOẠI PHẨM VẬT CÚNG VÀ SỐ LƯỢNG
1-. Tiểu tam sinh sênh: dùng cúng cho Quỷ mị, Ông Hổ, Thiên binh Thần tướng.
Gồm có: trứng gà vịt, cá, khổ thịt lợn .
Cúng Ông Hổ thì để sống.
Cúng Thiên binh Thần tướng thì luộc chín.
2-. Tam Sinh Sênh : dùng cúng Thổ Địa Công, Táo Quân,
Tổ Tiên, Các Thần minh trong nhà.
Gồm có: con gà, cá lớn, khổ lớn thịt lợn.
-. Nửa chín nửa sống luộc sơ dùng cúng Thần Minh
-. Luộc chín hoàn toàn: cúng Tổ Tiên
*. Đặt khổ thịt ở giữa, gà bên phải, cá bên trái trong nhìn ra
3-. Tứ Sinh: cúng Thần, Tổ Tiên, Ngày Vía Thần
Gồm có:một khổ lớn thịt lợn luộc chín, gà luộc, vịt luộc, cá luộc.
Dùng trong các lễ cúng thông thường, nhưng vì bốn là số chẵn, không dùng cho tang sự dùng số lẻ. Cách bày biện không có nghi thức nào cố định.
4-. Ngũ sinh: cúng Ngọc Hoàng Thượng Đế, Tam Quan Đại Đế, Thành Hoàng Gia. Thuộc về lễ “Đại Tế”.
-. cũng dùng để cúng Thần, Tổ Tiên, quan, hôn, tang, tế.
*. Gồm có:khổ lớn thịt lợn, gà, vịt, ngỗng, mỗi thứ một con, một con cá lớn. Tất cả đều luộc chín.
*. Đặt khổ thịt lợn ở chính giữa, gọi là “Trung sinh”.
-. gà và vịt đặt ở hai bên, gọi là “Lưỡng Biên sinh”.
-. ngỗng phía trước là “Tiền sinh”, cá phía sau gọi là “Hậu sinh”.
5-. Nguyên con trâu bò:dùng để cúng tế ngày đản sinh của Khổng Tử.
Cúng nguyên con trâu sống, chỉ bỏ lông và huyết.
6-. Nguyên con lợn hoặc dê:dùng để cúng lễ “đại hình” hình thức lớn, cúng trả lễ hoàn nguyện, quan, hôn, tang, tế.
-. cúng sống không luộc nấu
7-. Ngũ Tề: dùng để cúng Cây hương trời, lễ cúng đại hình.
*. Gồm có:đông phấn thuộc thủy, mộc nhĩ mộc, nấm hương cô hỏa, duẫn càn thổ, kim châm kim, tất cả đều là đồ chay.
-. Đủ cả ngũ hành:kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Ý nói ngũ phương đều đến dự cúng tế.
8-. Lục Tề:cúng Cây hương.
*. Gồm có:đông phấn, mộc nhĩ, hương cô, duẫn càn, kim châm, quế viên, gừng, đường, rau, đậu uyển, rau tâm, đậu tàm, đậu miêu, rong biển, mì chay. Chọn ra sáu thứ trong số những thứ đó.
9-. Sơn Trân:dùng để cúng bái Thần, Cây hương, Thổ công táo vương.
*. Gồm có:hương cô, kim châm, mộc nhĩ, quế viên, gừng, đường, thức ăn chay. Có thể hòa hợp với “Hải Vị” để cúng.
10-. Hải Vị:dùng để cúng bái Thần, Cây hương, Thổ công táo vương.
*. Gồm có:muối ăn, rau biển, rong biển, thức ăn chay cùng sơn trân hợp cúng
11-. Ngũ Vị Uyển:dùng để cúng Thổ địa Chủ đất đai, cô hồn, quỷ hoang dã.
Dùng năm món ăn nấu chín khác loại với nhau để cúng, đựng trong năm chén.
12-. Thất Vị Uyển: chỉ dùng để cúng Thất Nương Mụ Má.
-. Dùng bảy món ăn khác nhau đựng trong bảy chén để cúng. Thí dụ như: cơm chiên, rượu thịt lợn, gà chiên dầu mè, canh, bánh bột gạo, canh đậu phọng, quế viên, lòng đỏ trứng gà, hạt sen, lạc nấu…Không hạn chế thức loại.
13-. Tam quả: dùng để cúng Thần, lễ tế.
Dùng ba loại trái cây khác nhau như: phượng lê, thủy quả, quít.
14-. Tứ quả:cũng dùng để cúng Thần, lễ tế.
-. Nguyên nghĩa là dùng bốn loại trái cây của bốn mùa, nhưng việc này khó thực hiện, nay chỉ có thể dùng bốn loại trái cây khác nhau là được.
15-. Cây mía: cam giá hàm ý chỉ “từng nấc leo lên cao, ngọt ngào tốt đẹp”.
-. Khi kết hôn, người con gái đem theo cây mía về nhà chồng, ngụ ý mang theo điều tốt đẹp ngọt ngào, cũng nói lên ý sinh sôi nảy nở nhiều.
-. Cúng Cây hương thì đặt hai cây mía hai bên, ý cầu cho tiền tài từng bậc thăng tiến thêm lên.
-. Đêm “Trừ Tịch”, róc vỏ mía rồi cắt thành từng khoanh nhỏ để cúng thần minh và tổ tiên, biểu đạt mong cầu vạn sự như ý, những ngày năm mới sẽ ăn được nhiều ngọt ngào hơn là cay đắng.
16-. Ngũ quả:dùng cúng Cây hương, bái Thần, lễ tế.
-. Dùng năm thứ trái cây khác nhau như: phượng lê, tần quả, quít, thủy quả, mía.
-. Hoặc: chuối tiêu, trái lý, trái lê, mễ cao, sinh nhân.
Ý nói “chiêu nễ lai cao thăng” đưa anh lên cao thêm
17-. Ngũ tử:dùng để cúng Chức Nữ.
*. Gồm có: xôi nước, táo hồng, tần tử, đậu phọng, dưa; gọi là ngũ tử.
18-. Bánh in:dùng để cúng Thần, lễ tế, năm mới.
-. Biểu hiện ý cầu cho “niên niên bộ bộ cao thăng” mỗi năm mỗi bước được cao thăng.
19-. Bánh gạo:dùng cúng Thần, lễ tế.
-. Ý cầu cho thời vận hanh thông cải đổi tốt lành, bổ sung chỗ thiếu, cúng xong có thể ăn. Thông thường, người ta đặt thêm vào ở giữa nhân bánh một hột long nhãn, biểu hiện ý cầu mong vận thế hóa rồng.
20-. Xôi nước: để cúng Thần, lễ tế, qua năm mới, Đông Chí.
-. Biểu hiện ý “tròn đầy”, ngọt ngào, vui mừng, dời chỗ mới, vị trí mới.
21-. Bánh cải La bặc cao:dùng để cúng Thần, tế lễ, đưa tiễn năm cũ.
-. mang ý nghĩa tốt lành. Người Thương Gia buôn bán gọi rau cải là “Thái đầu”, mang ý nghĩa là việc tốt lành đứng đầu.
22-. Phát khỏa: dùng để cúng Thần, tế lễ, đưa năm cũ, lễ an vị mới .
-. mang ý nghĩa phát tài, cho nên hầu hết các lễ cúng tế đều không thể thiếu món này.
23-. Hồng qui khỏa Bánh qui: cúng ngày Thái Ất Chân
Nhân đản sinh, cúng Thần, tế lễ,giỗ, mừng thọ,đấy tháng, thôi nôi, tiệc mừng, lễ tang.
-. Mang các ý nghĩa:tốt lành, tròn đầy, phát tài,trường thọ, con cháu đông đúc.
-. Có thể làm theo hình dạng con rùa, hình tròn, hình trái đào, hình vành khăn…
24-. Điềm khỏa Bánh ngọt: dùng cúng Thần, tế lễ, các ngày Tết.
-. Mang ý nghĩa: mỗi năm mỗi thăng tiến, không bị trở ngại, không bị bao vây thắt ngặt.
25-. Viên hình khỏa bánh ngọt tròn: dùng để cúng Thần, tế Cây hương, Tam Quan Đại Đế, tế lễ.
-. có hình dạng như xâu chuỗi đồng tiền, hàm ý con cháu đông đúc, sum họp, đoàn kết gắn bó.
26-. Bánh ngọt hình quả đào Đào hình khỏa: dùng để cúng mừng đứa trẻ tròn bốn tháng, hoặc trong lễ “phản bái” cô dâu trở về thăm cha mẹ ruột sau ngày cưới.
27-. Thử xác khỏa:dùng để cúng tế phần mộ, cúng tổ tiên.
28-. Mì sợi:dùng để mừng thọ, cúng ngày vía Thổ công táo vương, Thần .
-. Mang ý nghĩa trường thọ, thường có đặt thêm trên tô mì sợi chỉ dây đỏ.
29-. Cơm, rau: dùng cúng tổ tiên, cúng cô hồn.
-. Sắp xếp theo sáu kiểu, mười kiểu hoặc 12 kiểu.
30-. Thái Uyển:dùng để cúng Thổ công táo vương Quan
Thế Âm .
-. Cũng sắp xếp theo sáu kiểu, mười kiểu hoặc 12 kiểu.
31-. Các loại rau: dùng để cúng Văn Xương Đế Quân.
-. Người đi học cần cúng những loại rau như:
Rau cần siêng năng, cải la bặc bồ: tốt đứng đầu, tỏi toán: thu đạt kết quả, hành thông: thông minh.
Khi cúng thường có đặt thêm sợi chỉ dây đỏ, tượng trưng cho sự may mắn.
-. Rau cần thì dùng cả rễ cả thân, biểu hiện sự chu toàn siêng năng, hành thì cũng dùng cả củ, ý nói có thủy có chung.
32-. Lợn, dê bằng bột mì: tượng trưng cho toàn thể con lợn hoặc con dê.
-. Trong việc cúng quải của dân gian, có lúc phải cúng chay, người ta dùng những thứ làm bằng bột này để cúng thế, khỏi phạm trai giới mình đang thọ giữ.
33-. Cơm chiên:dùng cúng Thần chúa mụ của trẻ nhỏ, hoặc Chú Sinh Nương Nương, …
-. Dùng cúng trong những lễ liên quan đến việc nuôi nấng con trẻ.
34-. Nước trà:cúng Thổ công táo vương, Thần, Tổ Tiên…
-. Mỗi khay có ba chén nhỏ, hoặc có thể cúng trà khô nhưng cuối năm phải thay hộp mới.
-. Trà biểu hiện cho sự thanh khiết, chân thành, cúng thần bày tỏ sự thành tâm.
35-. Rượu:dùng cúng thần, tế lễ, tổ tiên, quan hôn tang tế,
năm mới.
-. Cúng thần thì dùng ba chén nhỏ, cúng tổ tiên thì dùng năm, bảy, chín, mười một chén nhỏ số lẻ. Tục ngữ nói “Cúng thần không có rượu, Xin keo chẳng được đâu”. Ý nói, khi cúng mà không dâng rượu thì thần không chứng minh cho.
36-. Trái cây ngọt:ý nói ngọt ngào, khắn khít.
-. Như các loại:dưa hấu, quít, băng đường, sinh nhân quả…
37-. Xôi nước đỏ:cúng đầy tháng trẻ con, đám mừng việc gì thành tựu.
38-. Các loại đậu:mang ý nghĩa sự truyền thừa tiếp nối lâu dài.
-. Dùng cúng trong các lễ ăn mừng, tế lễ.
-. Thường dùng: đậu đỏ, đậu xanh, lạc hoa sinh, uyển đậu.
-. Lễ tang thì dùng đậu đen, đậu trắng.
39. Hoa tươi:ý nghĩa “phồn hoa tráng lệ” phát đạt, càng cúng nhiều càng phát đạt.
-. Hay dùng:hoa thủy tiê, lan, mẫu đơn, mai, quế, sen, kiếm lan, lài, dạ lan…
-. Không dùng hoa có tên xấu.
40-. Nước phấn hoa đồ trang sức: dùng cúng nữ thần như: Thất Tinh Má, Nguyệt Nương, Chức Nữ …
NHỮNG ĐIỂM CẦN CHÚ Ý
-. Không dùng các loại trái cây sau:phiền gia, ba lạc, chuối già, trái lý.
-. Thứ tự cúng:Thổ công táo vương, Thổ công táo vương,
Thần, rồi mới cúng tổ tiên sau, cô hồn sau chót.
-. Cúng gà phải luộc chín rồi tréo cánh lại cho đầu ra phía trước.
-. Những lễ mừng vui thì chọn cúng có số chén, dĩa tổng cộng mang số chẵn: 4, 6, 8, 10 …
Lễ tang dùng số lẻ:3,5,7,9…
NHỮNG PHẨM VẬT KHÔNG DÙNG ĐỂ CÚNG
-. Thịt trâu, thịt chó, cá đuối.
-. Phiền gia, ba lạc, khổ qua, chuối già, trái lý.
-. dùng bột để nặn thành hình con vật để cúng thay gọi là vật chay như: gà chay, vịt chay, bồ câu chay…
Trong lễ cúng phổ độ ngày rằm tháng bảy cũng dùng thức chay như: nhang đèn, mì chay, gạo, bánh khô, trái cây, thức ăn chay khác, thức uống …
越南道教 - 道教神仙 - 越南道士 Đạo Giáo Thần Tiên Việt Nam
CÁC LOẠI GIẤY VÀNG BẠC
Vàng, bạc tượng trưng cho sự giàu có lợi lộc, giá trị của nó rất lớn, nên cúng Thần không thể thiếu nó được.
Có các loại như sau:
1-. Đỉnh Cực Kim Vàng khối: dùng cúng ngày Thổ công táo vương đản của Cây hương Ngọc Hoàng Đại Đế mùng chín tháng giêng. Gồm hai loại: tiểu cực và đại cực, là loại giấy vàng bạc cao cấp nhất.
2-. Thiên kim: dùng để cúng Tam Giới Công, các Thần trên trời, các thiên tướng của Ngọc Hoàng Đại Đế.
Còn gọi là Thiên Xích Kim hoặc Xích Kim, vì loại Thiên kim này được đóng dấu bằng Mộc Xích thước mộc nên thành ra tên quen gọi.
Cũng có loại thiên kim không đóng ấn mộc xích mà đóng hai chữ “Thiên kim” nằm trong một vòng tròn, lên trên đó.
3-. Thái Cực Kim: dùng để cúng Ngọc Hoàng Thượng Đế và Tam Quan Đại Đế.
-. Còn gọi là “Tài Tử Thọ Kim”, giá trị đứng sau loại Đỉnh Cực Kim, trên có đóng ấn cầu bình an.
4-. Thọ Kim:dùng cúng ngày Thổ công táo vương đản của Thổ công táo vương, Thần, khi vái nguyện điều gì, hoặc khi cúng trả lễ.
-. Trên có đóng ấn đủ bộ ba tượng:Tài, Tử, Thọ.
-. Chia ra làm hai loại:đại hoa thọ kim và nhị hoa thọ kim.
5-. Ngãi Kim Vàng lá: dùng để cúng tế thần minh, tổ tiên, Thổ Địa.
-. Còn gọi là “Tứ Phương Kim”, chia thành hai loại: đại bạc ngãi kim và trung bạc ngãi kim lá mỏng, lá dày
6-. Trung Kim: dùng để cúng tế thần minh sông núi hay cúng tế ngoài trời.
7-. Phúc Kim: dùng để cúng Thần Tài, Thổ Địa.
-. còn gọi là “Thổ Địa Công Kim”, chia thành hai loại: đại bạc và tiểu bạc phúc kim.
8-. Ngũ Lộ Tài Thần Kim: dùng cho lễ cúng khai trương công ty, xí nghiệp.
Trên có đóng dấu ấn hình tượng của “Ngũ Lộ Tài Thần”, để cầu cho tài nguyên quảng tiến nguồn tiền mở rộng
9-. Bồn Kim: dùng để cúng tạ thần.
-. có hình dạng khối vàng tròn, bên trong có sợi chỉ luồn qua một khối vàng tròn nhỏ hơn nằm bên trong.
-. vòng tròn ngoài biểu trưng cho một lòng thành kính, cầu được bình an.
-. Trên có đóng ấn ba chữ: Phúc, Lộc, Thọ.
10-. Cửu Kim: dùng cúng tạ thần, khao quân.
Trên có đóng hai ấn hình tượng Tài,Tử, Thọ và Phúc,
Lộc, Thọ màu đỏ.
11-. Ngân Chỉ giấy bạc: dùng cúng Tổ Tiên hay cô hồn ngạ quỷ.
-. Mang ý nghĩa trừ tà ma, tiêu trừ tai nạn, thành tựu công việc.
Có các loại:
a/-. Đại ngân: dùng để cúng tổ tiên hay đưa đám táng đi chôn, cúng tế quỷ âm.
-. dài bốn tấc 12 cm, rộng ba tấc 9 cm, trên có phết lớp bạc mỏng dài hai tấc 6 cm.
-. chia thành:đại bạc ngân, nhị bạc ngân và trung bạc ngân. bạc 箔:dát mỏng
b/-. Tiểu ngân: dùng cúng tế vong hồn, cúng trong các lễ cầu siêu tổ tiên hay cô hổn ngạ quỷ.
-. chia thành ba loại: đại thấu ngân thấu 透:trong suốt, nhị thấu ngân, tập trung thấu ngân.
*. Thứ tự đốt giấy vàng:trước khi cúng thì đốt để “thỉnh thần chứng”, sau khi cúng xong thì đốt để “tiễn thần”.
Giấy đốt lần đầu đó gọi là đại trương, giấy đốt sau gọi là tiểu trương.
-. Khi cúng có hai loại: vàng và bạc, khi đốt phải phân riêng ra từng loại.
GIẤY TIỀN
Mang ý nghĩa khác với giấy vàng bạc, trên đó không có ấn cũng không phết lớp bạc mỏng, mà làm thành như một xâu tiền xu, có lỗ xỏ dây xuyên qua.
Có các loại là: kim bạch tiền, khố tiền, cao tiền, bản mệnh tiền, tượng trưng cho đồng tiền hiện đang sử dụng ở dưới âm cung.
-. Còn có loại tiền dành cho thần, quỷ sử dụng gọi là “Chuẩn Chỉ Tiền”, trên có họa vẽ hình những vật dụng hay y phục .
-. Lại còn có loại giá trị hơn tiền giấy, đó là loại “giấy áo” cắt theo hình y phục bằng giấy ngũ sắc.
*. Phân loại và công dụng:
1-. Huỳnh cao tiền:dùng cúng tạ trời đất, cúng Ngọc Hoàng Thượng Đế và Tam Quan Đại Đế.
-. Trước khi cúng thì mang vác tiền đến, cũng cúng thỉnh thần và tiễn thần. trước và sau khi cúng
2-. Kim bạch tiền:dùng để cúng thần binh và tùy tướng của Thần Minh, cúng cho Thần chúa mụ của đền, miếu.
-. Cũng dùng cúng tế tại phần mộ, lấy đá hay cục đất dằn ép sát vào mộ gọi là Áp Mộ Tiền.
-. Có hai loại sắc vàng và sắc xám tro.
3-. Bạch cao tiền:dùng cúng tế quỷ thần, làm công đức trong trai đàn pháp sự
4-. Khố tiền:đặt vào trong quan tài người chết khi tẩn liệm, ý là để cho vong linh sử dụng đi đường xuống âm phủ.
5-. Ngoại khố tiền:rải trước quan tài khi đi chôn, cho các tiểu quỷ sử dụng.
6-. Thái Tuế tiền:chỉ dùng cho lễ an vị Thái Tuế hàng năm, loại này ngày nay hiếm thấy, đa số dùng kim bạch tiền thay thế.
7-. Diêm Vương Tiền:đốt để dâng cúng cho Diêm Vương.
8-. Hoa Công Hoa Bà tiền: đốt để cúng Thần chúa mụ trẻ con là Hoa Công Hoa Bà.
9-. Hỏa Thần tiền:dùng trong dịp cúng thỉnh thần Chung Quỳ trấn gia trạch, đề phòng tai nạn lửa củi cho gia đình.
10. Sơn Thần Thổ Địa tiền:dùng cúng Sơn Thần trong dịp chôn cất người chết ở những nơi gần núi rừng.
11-. Tam Quan Đại Đế tiền:dùng cúng cầu phúc, trừ tà. Gồm ba thứ là Thiên Quan tiền, Địa Quan tiền, Thủy Quan tiền, trên có đóng dấu ấn hình tượng Tam Quan Đại Đế.
12-. Âm Dương tiền: dùng trong lễ cầu phúc cho bản mệnh.
Thường dùng hình tượng nhật, nguyệt để biểu thị.
13-. Bản Mệnh tiền:dùng cúng khi thời vận không tốt, gặp xui xẻo. Đốt cúng giải trừ vận xấu, nghênh đón vận tốt, sửa đổi vận mệnh.
14-. Chuyển luân tiền:dùng cúng cho vong linh khi đi đầu thai trong lục đạo, được sinh vào thiên đạo hay nhân đạo, không rơi vào ba đường ác:địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh.
15-. Vãng sinh tiền: dùng trong lễ tang, cầu cho vong linh được vãng sinh Tiên Cảnh.
Khi sử dụng, bó lại thành một bó để đốt một lần. Hoặc tạo thành hình hoa sen rồi đốt, ý mong cầu người chết đi rên hoa sen sớm về Cùng Tiên Tổ.
16-. Tiền thế Phụ Mẫu tiền: đốt cung cấp cho cha mẹ nhiều đời trước, để cha mẹ trả nợ nần cũ, mới được đi đầu thai.
CÁC LOẠI CHUẨN CHỈ TIỀN
1-. Kinh Y giấy áo: cũng gọi là chuẩn chỉ tiền, dùng cúng trong dịp cầu siêu rằm tháng bảy, dành cho cô hồn dã quỷ.
Bề dài một thước 40 cm, ngang ba tấc rưỡi 10 cm, trên có đóng ấn y phục.
2-. Sàng Mẫu Y: còn gọi là Điểu Mẫu Y, trên có vẽ mây tía, hoa cỏ hoặc hình tượng của Sàng Công, Sàng Mẫu ông giường bà giường, hoặc Chú Sinh Nương Nương, là Thần chúa mụ của trẻ con. Loại này tuy không phải là tiền, nhưng là y phục cúng cho thần minh.
3-. Ngựa giấy:còn gọi Giáp Mã Tiền. Dùng trong những lễ cúng khao thưởng thiên binh thiên tướng, hay nghênh thần, tống thần. Phải cúng kèm với bộ khôi giáp thì thần mã mới dùng được.
4-. Giấy ngũ sắc:còn gọi là Áp Mộ Chỉ, dùng khi làm lễ tảo mộ. Loại này không đốt mà dùng đá hay đất dằn sát vào phần mộ áp mộ.
-. Ngũ sắc là: đỏ, vàng, xanh lam, xanh đậm, trắng.
-. Người ở Tuyền Châu dùng loại Bạch Mộ, người Đồng An dùng loại Huỳnh Mộ, các nơi khác đa số dùng Hồng Mộ.
CÁC LOẠI CHUẨN CHỈ TIỀN KHÁC
1-. Ngũ Quỷ tiền:đốt cấp cho ngũ quỷ dùng, trê có vẽ hình ngũ quỷ và ghi chữ.
2-. Thiên Cẩu tiền:dùng để cầu phúc, thay đổi vận mệnh, dùng khi tuổi mình phạm vào Thiên Cẩu. Đốt ở đền, miếu vào đầu năm khi đến viếng những nơi này, biết tuổi mình năm đó bị phạm Thiên Cẩu. Trên tiền này có in hình Thiên Cẩu.
3-. Cải liên chân kinh: tiêu trừ tai nạn, sửa đổi vận thế cho mình.
-. Cũng gọi là “Cải niên kinh”, hai bên có in những bài chú tiêu tai kiết tường. Dùng khi thời vận không tốt, đến cầu nguyện nơi nào thì đốt nơi đó. Cũng gọi là “Bổ Vận Tiền” bồi bổ vận mệnh cho mình, thường đốt chung với loại Bản Mệnh tiền.
4-. Người giấy cải vận:dùng để cầu phúc, bồi bổ vận thế cho mình.
Khi thấy thời vận không thông đạt, thỉnh cầu thần minh phù trợ, đốt loại hình nhân này để cải đổi cho tốt.
-. Có hai loại: đàn ông đốt hình nam và đàn bà đốt hình nữ.
-. Đốt chung với loại “Cải niên kinh”.
5-. Hiện sao:là loại tiền giấy kiểu mới do Thương Gia buôn bán sản xuất, dùng cúng cho tổ tiên sử dụng.
VIỆC CÚNG BÁI
Từ ngàn xưa, loài người đã sớm thực hành cúng bái, có hay không tôn giáo cũng vậy.
Cúng bái là loại thần dược giúp cho con người bình tỉnh, an tâm. Niềm hy vọng sinh ra hết sức mạnh mẽ, to lớn. Nên có người nói:“Hữu bái hữu bảo hựu” có cúng bái mới có phù hộ .
Đó là lý do chính, nhưng ít ai phân tích ra thành các kiểu cúng bái. Đây xin tạm chia ra các kiểu cúng bái như sau:
1-. Biểu kính bái: -. Biểu hiện sự cung kính Thần Minh.
Đến trước Thần, Thổ công táo vương dâng cúng trà, trái cây, bánh khô, thắp hương, lạy, đốt giấy tiền vàng bạc.
Nếu không có phẩm vật để cúng, thì chỉ hết sức thành tâm vái lạy là đủ.
2-. Tạ ân bái: -. để đáp tạ ơn thần minh đã phù trợ.
Thực hiện đầy đủ phẩm vật cúng như trước đây đã vái nguyện, không được thay đổi hay thiếu sót.
Có thể nhờ Thầy đạo sĩ hướng dẫn cúng.
3-. Tiêu tai mô bái: cầu xin tiêu trừ tai nạn, được may mắn phúc thọ.
Cúng trong những dịp:động thổ xây nhà, khai trương, sơn lắp nền, xây mồ mã, vay tiền của Thần Thổ công táo vương. Thổ công táo vương để làm ăn tốt, dời chỗ ở, về nhà mới…
Việc cúng này có tên là “Bái Thần” .
NGHI THỨC DỜI CHỖ Ở, VỀ NHÀ MỚI
Mọi người khi dời nhà,dời chỗ ở về nhà mới… đều có hy vọng mong mỏi là sẽ được an cư lạc nghiệp, công việc làm ăn thuận lợi. Cho nên, phải lưu ý đến những điều cấm kỵ mà tránh, chọn việc tốt mà làm.
Thực hành những điều sau đây:
1-. Chọn ngày giờ tốt theo Lịch Thông Thắng coi ngày.
2-. Lúc mới về nhà mới, đàn bà có thai không nên cùng theo về nên để sau vài giờ.
3-. Chủ nhà không được kêu la quát tháo người nhà khi chuyển đồ đạc vào trong .
4-. Ngày về nhà mới, mọi người không được giận dỗi, rầy
rà nhau, nên vui vẻ hòa thuận, nói năng nhỏ nhẹ với nhau.
5-. Những đồ vật ở nhà cũ, tốt nhất mượn người bên ngoài mang giùm đến.
6-. Khi bước vào nhà mới, mọi người từ chủ hộ đến thành viên, mỗi người đều có cầm một vật dụng gì trên
tay, tuyệt đối không đi tay không vào nhà.
7-. Nếu phải nhờ người ngoài, cố gắng mượn cho được hai người có tuổi Thìn và tuổi Dậu mang đồ đạc vào giùm, biểu trưng cho hai ý “Khởi gia” bắt đầu gầy dựng gia đình và “Long phụng trình tường” rồng phụng tốt lành.
8-. Có thể đặt ở giữa nhà một bồn “Vạn niên thanh”, dùng chỉ đỏ vắt ngang trên bồn này.
9-. Giờ vào nhà mới nên chọn buổi sáng trước 12 giờ, tránh chọn buổi chiều, tối kỵ là về ban đêm.
10-. Trước ngày về nhà mới, nên chọn một ngày tốt để đặt sẵn một hỏa lò và đủ dụng cụ củi lửa, để khi về nhà mới là bắt đầu nổi lửa, nấu “Xôi nước đỏ” hay “Trà ngọt” mà cúng.
CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI DỜI CHỖ Ở
-. Trước khi dời đến chỗ ở mới, phải quét dọn phòng ốc sạch sẽ, mở các cửa ra hai ba ngày cho thoáng khí, làm cho khí tốt lưu thông khắp nhà.
-. Trước khi dời đến chỗ ở mới, phải làm lễ cúng Thần minh Thổ Địa nơi nhà mới, gọi là hành lễ “Bái Tứ Giác”. lạy bốn góc
-. Nhà mà trước đây đã có người ở, hoặc nhà ở nông thôn, bốn góc nhà thường tụ tập mùi xú uế do ẩm thấp tạo ra. Nhờ làm động tác “Bái tứ giác” mà có thể tẩy bớt mùi vị hôi hám, xua đuổi ruồi bọ côn trùng…ra khỏi nhà, cùng là hóa giải những tà khí xâm nhập vào nhà, vào đồ dùng trong nhà v.v…
PHẨM VẬT CÚNG LỄ “BÁI TỨ GIÁC”
-. Trái cây tươi, một tô lạc nấu, năm miếng đường, một miếng thịt lợn còn dính da lông. năm phần như thế
-. Bày phẩm vật ở bốn góc và giữa trung tâm căn nhà
thành ra năm chỗ, đặc biệt ở giữa phải có thêm ba chén rượu hâm nóng.
-. Mua một bộ giấy áo tứ giác, hoặc nếu nơi đó quá ẩm thấp lâu ngày, nên mua thêm các loại giấy tiền vàng bạc, giấy áo Thiên thần y, Thổ Địa y … để đốt, mới trừ khử hết mùi hôi khí độc tích tụ lâu ngày.
NHỮNG ĐỒ VẬT CẦN CHUẨN BỊ MANG
VÀO NHÀ MỚI
Ngày về nhà mới cần phải chuẩn bị trước một số đồ vật, đặt sẵn trước cửa nhà. Đúng giờ tốt mới đem vào.
Trước tiên mang số vật dụng dùng để nấu ăn, đem vào đặt ở nhà bếp, kế tiếp mới mang những thứ khác:
*. Đặt một cái thùng lu, khạp … trong đựng đầy gạo ít nhất tám phần mười. Đặt một gói “lì-. xì” đỏ bên trên thùng gạo, tượng trưng cho sau khi về nhà mới được ấm no sung túc.
*. Chén đũa đã dùng ở nhà cũ, mỗi người một bộ, trên có đặt sợi chỉ đỏ, tượng trưng cho mọi người khi về ở chỗ mới, việc ăn uống đầy đủ, sức khỏe tốt, không bệnh hoạn đau ốm.
*. Một cái bếp lò mới, cầu cho gia đình hưng vượng.
*. Trước khi về nhà mới một ngày, đặt một thùng nước đầy tại giữa nhà, mở quạt trần cho gió thổi vào thùng, tượng trưng cho “phong sinh thủy khởi” gió sinh ra, nước dấy lên, ý nói có việc làm tốt, tiền bạc vào nhiều
*. Nên đem theo một bếp lò cũ để vào nhà bếp, phòng khi thủy thổ chỗ ở mới không hợp. Đặt lò cũ kế lò mới, bên trên hai lò phủ một tấm vải đỏ. Làm xong lễ “Bái tứ giác” ngày trước, hôm sau mới bắt đầu sử dụng.
PHƯƠNG THỨC DỌN ĐỒ ĐẠC VÀO NHÀ MỚI THEO TRUYỀN THỐNG
Nếu nhà có bài vị thờ tổ tiên, thì nên mang bài vị này vào trước.
Chuẩn bị sẵn một số tiền xu xưa cũ càng tốt, lúc bắt đầu bước vào nhà, gia chủ cầm túi tiền vừa đi vừa niệm “Song cước đạp nhập lai, Phú quí đái tiến lai” Hai chân bước vào nhà, Giàu sang cũng theo vào. Kế đem rãi những đồng tiền ấy khắp nhà, vừa rãi vưa niệm:“Mãn địa huỳnh kim, tài nguyên quảng tiến, tiền tài phong doanh” Vàng ròng đầy đất, nguồn tiền bạc rộng chảy đến, tiền bạc luôn sung túc .
*. Đặt giường thì cũng phải chọn ngày thường dùng trực Nguy, nếu chưa chọn được ngày thì đặt tạm đâu đó, chờ đúng ngày tốt mới đặt vào chỗ chính thức.
*. Trong buổi tối ngày về nhà mới, chủ nhà phải nằm trên giường độ khoảng năm đến mười phút, ngồi dậy đứng lên vận động tay chân mình mẫy một lúc, rồi mới trở lại nằm ngủ chính thức, tượng trưng cho việc đến ở nhà mới ít bị bệnh hoạn.
*. Sau khi đã an bài xong mọi thứ, tất cả người nhà tập họp lại trước bàn thờ tổ tiên vái lạy, cầu nguyện ông bà phù hộ về chỗ mới này được bình an thịnh vượng.
*. Những động tác kể trên, cố gắng thực hành được càng đủ càng tốt.
*. Ngày về nhà mới, trước cổng treo một cặp “đại thái đầu” bắp cải lớn, cửa nhà treo một cặp trái “Phượng lê”, ý cầu mong cho được “lành tốt nhất” hảo thái đầu và “thịnh vượng đến” vượng lai.
*. Buổi chiều ngày về nhà mới, nhớ phải cúng lễ “Bái Thổ Địa” nói ở bài trước, còn gọi là “Thần giữ nhà”. Như vậy thì mới tỏ ra hòa bình thân thiện với “chủ cũ”, mang lại bình an hạnh phúc.
*. Đêm đầu tiên ở nhà mới, nên mở tất cả các đèn cháy sáng đến hôm sau, làm cho vượng khí không bị gián đoạn.
PHONG TỤC VỀ GẢ CƯỚI
A-. PHONG TỤC theo XƯA:
Truyền thống xưa về hôn lễ gồm có sáu nghi lễ là: “Nạp Thái, Vấn Danh, Nạp Cát, Nạp Trưng, Thỉnh Kỳ, Thân Nghênh ”. Thường gọi là “Hôn sự lục lễ”.
1-. Lễ Vấn Danh:
Ngày xưa khi bắt đầu một cuộc hôn nhân, trước hết phải tiến hành nghi lễ “Vấn Danh”, còn gọi là “Nghị Hôn”. Nội dung chính của lễ này là trao đổi “Niên canh bát tự” tám chữ của năm, tháng, ngày, giờ sinh của đôi nam nữ.
Khi một đôi trai gái quen biết nhau và phát sinh tình cảm ít nhất là bên trai đồng ý, đàng trai mới yêu cầu “Ông Mai Bà Mai” đến nhà gái để xin “Bát tự” của cô gái. Trở về, bên trai đem tờ giấy bát tự đó đặt trên bàn thờ tổ tiên, dùng phép bói xem tốt xấu. Nội trong ba ngày, bên nhà trai không có chuyện gì không hay xãy ra, đàng trai mới cho Ông Bà Mai mang bát tự của chú trai đem sang nhà gái. Bên nhà gái sau khi xem xét nếu thấy hai tuổi hợp nhau, liền cho chép lại nội dung của cả hai tuổi giao cho Ông Bà Mai đem về nhà trai. Nếu không đồng ý thì chỉ giao trả lại tờ giấy ghi tuổi trai mà thôi.
*. Xong lễ vấn danh này, hai bên hợp chọn một ngày tốt kế tiếp để làm lễ Nạp Thái. Động tác chọn ngày nạp thái này gọi là Văn định, Quá định, Định sính hay Huề định.
Hai bên thống nhất ngày giờ, trước ngày đàng trai đến nhà gái để làm lễ Nạp Thái, phải làm lễ cúng Tổ Tiên bên nhà trai trước. Lễ cúng này chủ yếu là “hộp bánh” hoặc “một bánh lớn” đặt trên bàn thờ tổ tiên, khấn nguyện ông bà phù hộ cho cuộc hôn nhân tiến hành thuận thảo suông sẻ, tương lai cặp vợ chồng này được sáng sủa tốt đẹp.
2-. Lễ Nạp Thái:
a/-. Xuất phát:
-. đàng trai mang sính lễ loại sáu lễ hay mười hai lễ đem đến nhà gái.
-. đến trước cửa nhà gái, đàng trai đốt một phong pháo để báo hiệu. Đàng gái cũng đốt trả một phong pháo để tỏ ý nghênh đón.
b/-. Đón khách:
-. Ông Bà Mai xuống xe trước, những người khác xuống sau.
-. chú rễ thì do một “chú bé” bên đàng gái cử ra tiếp đón.
-. đàng trai mang sính lễ vào, nhà gái tiếp nhận, đem bày trên bàn phòng khách.
c/-. Giới thiệu:
-. nhà gái mời khách ngồi, chú rễ được ngồi “ghế danh dự”.
-. cô dâu được một “người đàn bà tốt phúc” hướng dẫn ra chào khách, mời khách dùng trà, rồi quay vào trong.
-. Ông Bà Mai chính thức giới thiệu người bên nhà trai cho nhà gái biết, nhà gái giới thiệu đáp lễ.
d/-. Cúng Tổ Tiên:
-. nhà gái nhận sính lễ nhà trai mang đến, cử một vị có tuổi, đạo đức tốt, phúc lộc nhiều, đại diện đến trước bàn thờ tổ tiên để thắp đèn, thắp hương, dâng lễ vật, rượu trà bánh của nhà trai mang đến.
e/-. Dọn dẹp bình trà:
Lát sau, cô dâu tương lai trở ra, dọn dẹp bình trà. Những người bên nhà trai tặng “bao tiền mừng” cho cô gái.
-. cô dâu mang bình trà vào rồi trở ra.
f/-. Đeo nhẫn:
Dưới sự chứng kiến của hai họ, cô dâu ngồi trên một chiếc ghế cao tại giữa nhà, mặt hướng ra cửa chính nếu là bắt rễ, gởi rễ thì mặt hướng vào trong nhà, hai chân gác lên một cái ghế tròn thấp, bà mẹ chồng đeo nhẫn cho cô dâu và chú rễ ở ngón giữa nam thì bàn tay trái, nữ bàn tay phải.
-. nhạc trổi lên chúc mừng.
-. nếu cha mẹ bên gái không muôn nhận tiền của đàng trai mang đến thì chỉ nhận phong bì đỏ, còn tiền thì giao trả lại cho bên nhà trai.
g/-. Hồi lễ:
-. Những lễ vật họ nhà trai mang đến, bên nhà gái nhận xong, đem vào trong chia ra, hoặc phân nửa, hoặc một phần ba giao lại cho Ông bà mai, để “hồi lễ” cho bên nhà trai.
-. Lễ vật là “sáu món” hay “mười hai món” tùy giao ước hai bên.
h/-. Ăn tiệc:
-. Đến đây thì xong phần nghi thức “Đính hôn”, nhà gái dọn dẹp ly tách uống trà để dọn tiệc chiêu đãi họ nhà trai bên trai ngồi phía tay phải, bên gái ngồi phía tay trái từ trong nhìn ra
-. Khi tiệc kết thúc, đàng trai ra “lễ kiếu” từ tạ để xin phép ra về. Đàng gái ra “lễ đưa” tiễn khách .
-. Nhà gái cho một số chú bé xinh xắn mang những thau nước ra cho họ nhà trai rửa mặt, rửa tay trước khi ra về.
k/-. Tiễn khách:
-. Họ nhà gái đưa tiễn khách, chỉ đưa tới cổng mà thôi, chủ khách đều không nói câu “Tái kiến” hẹn gặp lại.
-. Nhạc phụ tặng chú rễ món quà nhỏ gọi là “thưởng diện lễ” lễ lại mặt, ra mắt.
-. Bà mẹ chồng cũng tặng cô dâu món “thưởng diện lễ” đáp tạ.
3-. Lễ Sáu Món:
Sính lễ trong ngày đính hôn mà bên nhà trai đưa đến cho nhà gái, hàm ý cảm tạ công lao cực khổ, tốn kém… của cha mẹ cô dâu tương lai đã bỏ ra để nuôi con cho đến ngày trưởng thành như hôm nay.
-. Ngày này cũng có ý nghĩa là cho bên nhà gái biết mặt “chú rễ tương lai”.
-. có hai hình thức: Lễ sáu món hoặc Lễ mười hai món.
1/-. Bánh lớn tức bánh con trai
2/-. Bánh trong hộp tức bánh lễ, đa số là dùng bánh tây,
ít ngọt.
3/-. Bánh mễ hương gạo thơm. Tục ngữ nói:“Ăn gạo thơm như cưới được dâu tốt”.
4/-. Nhang lễ, pháo lễ, đèn lễ: một cặp hương thơm lớn, hai bánh pháo, hai cây đèn cầy có hình rồng phượng.
5/-. Gạo, nước đường, phúc viên long nhãn khô, hàm ý nhiều con nhiều cháu.
6/-. Vàng sính lễ, đồ trang sức cho cô dâu, tơ vải lụa, tiền tiệc bên nhà gái
Về tiền, có hai loại: tiểu sính và đại sính. Nhà gái chỉ thường thu nạp tiểu sính mà thôi.
Trang sức và tơ vải, thường là do “bà nội ngoại tương lai” tặng cô dâu khi cô ra mắt ông bà, những thứ này sẽ được cô dâu mặc trong ngày cưới.
Các loại y phục phụ, giày dép, hòm rương của cô dâu
thường là do đôi bên thỏa thuận.
4-. Lễ mười hai món: Dùng sáu món trên, gia thêm các món sau:
1/-. Các loại đường như: tứ sắc, đông qua, xảo khắc kim tảo, băng đường và bánh quít.
2/-. một cặp rượu ngon ý nói một năm 24 tiết khí đều được bình an thuận lợi
3/-. mì sợi tượng trưng cho nhân duyên tốt đẹp lâu dài. Mười hai sợi là để chúc cho vợ chồng trẻ phúc thọ lâu dài.
4/-. lợn nguyên con, nửa con hoặc một đùi tượng trưng
5/-. Gà ướp muối, vịt ướp muối, tượng trưng cho tình cảm mặn mà, ấm no hạnh phúc lâu dài.
6/-. hoa đẹp, bình hoa đẹp, các món đồ cổ quí giá.
*. Những món mà nhà trai mang đến nhà gái, sẽ được nhà gái “hồi lễ” cho nhà trai là:long nhãn khô, gà ướp muối, nhang lễ, pháo lễ, đèn lễ. Lợn chỉ thu phân nửa để tặng thân tộc nhà gái. Bánh lễ thì thường bên gái cũng hồi lại bên trai một số.
*. Hồi lễ của bên nhà gái để tặng cho chú rễ tương lai:
Bên nhà gái cũng có bản phận phải chuẩn bị một số phẩm vật để tặng lại cho chú rễ, thường là những vật dụng cần thiết trong sinh hoạt như: quần áo tây, dây nịt, cà-. vạt, giày… Theo truyền thống, nhà gái cần tặng những thứ sau:
1/-. than đá tượng trưng cho mối tình nóng bỏng như than
cháy đỏ
2/-. gạo hoặc lúa mì tượng trưng cho sau ngày cưới, cuộc sống vợ chồng đước no ấm
3/-. đường cát đen: tặng cho thân tộc nhà trai dùng uống trà, vị ngọt ngào, nhiều người thích.
4/-. khăn quấn đầu: dùng tơ mềm xếp thành nhiều lớp làm khăn quấn đầu. Bên trong có “thủ bạch” lụa trắng và “hồng bao” bao lì xì đỏ, tượng trưng cho sự cầu chúc người nam “tay trắng làm nên” bạch thủ thành gia và “sự nghiệp phát triển” hồng đồ đại triển
5/-. Hoa liên tiêu và vu diệp: là hai loại thực vật sinh sôi nẩy nở nhiều, nhanh, ý chúc nhiều con nhiều cháu, nhiều phúc lộc.
6/-. Quả thạch lựu: nhiều hạt, cũng chúc cho nhiều con nhiều cháu.
7/-. Hoa quế:chúc phú quí.
5-. Những nghi thức trong lễ đính hôn:
Bên trai cần phải chuẩn bị tiền đầy đủ để dùng vào các lễ sau:
1/-. “Lễ tương kiến”: chú rễ tặng cho chú bé bên nhà gái đến mở cửa xe cho mình.
2/-. “Uống trà ngọt”: thân tộc nhà trai tặng cho cô dâu khi cô dâu đến mời trà.
3/-. “Lễ Cữu Tử”: chú rễ tặng cho các em trai, em gái của cô dâu.
4/-. “Lễ mang bồn rửa tay”: tặng cho các chú bé mang bồn
nước đến cho thân tộc nhà trai rửa tay sau khi dự tiệc.
5/-. “Lễ đoan trà”: tặng cho người hướng dẫn cô dâu ra mời trà, thường chọn là người đàn bà được “phúc lộc song toàn”.
6/-. “Lễ đốt đèn”: tặng cho người phụ giúp đốt đèn để cúng tổ tiên.
7/-. “Lễ trang điểm”: tặng cho vị giúp cô dâu trang điểm.
8/-. “Tiền chợ”: tục gọi là “áp trác”, phụ tiền cho nhà gái
tổ chức buổi tiệc.
9/-. “Lễ bà mối”: tặng cho Ông bà mai.
6-. Trình tự nghi thức lễ thỉnh họ, rước dâu:
Sau lễ đính hôn, là việc chọn ngày “đám cưới”. Trước tiên phải do Ông Bà Mai đem niên canh bát tự của đôi trai gái đến nhờ một vị thầy xem số mệnh, chọn một ngày lành tốt, phù hợp với tuổi tác nam nữ và cha mẹ đôi bên. Kế đó, bên nhà trai làm một cái thư gọi là: “Thỉnh kỳ nghênh thân thư” Báo ngày giờ cưới và rước dâu và “Thỉnh kỳ lễ thư” Xin cho biết lễ vật ngày cưới do bên gái yêu cầu kèm ít lễ vật đưa sang nhà gái. Phía nhà gái xem xong, gởi thư trả lời kèm theo áo gấm và giày châu để hồi đáp.
Ngày xưa, lễ cưới được chia làm hai loại:đơn đỉnh thú lễ đơn và song đỉnh thú lễ kép.
-. Lễ đơn thì chú rễ vẫn ở nhà, không đến bên nhà gái để rước dâu, chỉ do Bà mối đến nhà gái đón cô dâu mà thôi.
-. Lễ kép thì nhà trai phải chuẩn bị hai chiếc kiệu, một cho chú rễ, một cho cô dâu. Họ nhà trai và chú rễ phải đến nhà gái rước cô dâu về nhà trai.
7-. Rước dâu:
Tổng số xe đi rước dâu phải là “số chẵn” chứ không được số lẻ. Trước khi xuất phát thì đốt pháo ăn mừng. Theo tập quán, trên mỗi xe ngoại trừ người điều khiển xe, phải có ít nhất một người ngồi trên đó chứ không được để xe trống. Bà mối thì ngồi chiếc xe thứ nhất dẫn đầu.
Xe đến nhà gái, có một chú bé tay bưng chiếc mâm tròn nhỏ, trên có để hai trái quít, mời chú rễ xuống xe. Chú rễ xuống xe, tặng bao lì xì đỏ cho chú bé. Họ nhà trai và chú rễ được nhà gái mời vào trong nhà uống trà.
8-. Khăn Lụa đỏ che đầu, mặt:
Chú rễ cầm bó hoa vào nhà. Bên gái lo chuẩn bị nhang đèn để cúng tổ tiên.
Cô dâu ở trong phòng được bà mẹ phủ lên đầu mặt một tấm khăn lụa lớn màu đỏ, bà mối hướng dẫn cô dâu bước ra đại sảnh phòng khách. Cô dâu và chú rễ đứng ngay ngắn trước bàn thờ nam tả nữ hữu, trong nhìn ra. Người cậu hoặc vị trưởng tộc họ nhà gái đốt hương, đốt đèn, người phụ lễ cắm hương lên bàn thờ. Trước hết là lạy tạ thần minh, sau mới lạy tạ tổ tiên. Tiếp theo, cô dâu lạy cha mẹ ruột ba lạy từ biệt.
Lễ xong, dâu rễ chầm chậm bước ra khỏi nhà gái khi ra
khỏi nhà, không quay lại nói “tái kiến” với những người bên nhà gái.
9-. Ra khỏi cửa:
Địa vị của cô dâu trong ngày cưới này là rất lớn, nhưng không thể “tranh lớn nhỏ” với ông trời, nên phải có một người đạo đức cao cầm chiếc dù ô đen để che đầu cô dâu và hướng dẫn cô đi, cho đến khi đến chỗ để xe, cô dâu mới được chú rễ đở lên.
Khi cô dâu đi ra, không được quay lại nói “tái kiến” với thân tộc nhà gái
10-. Xe rước dâu:
Xe rước dâu thường được treo một cây tre có đủ từ rễ đến lá, hàm ý “có đầu có đuôi”. Trên thân cây tre, treo một khổ thịt lợn để tà thần bách hổ không phạm đến dâu rễ. Sau xe có vẽ một hình bát quái bằng mực đen và son đỏ, tượng trưng cho sự phồn vinh.
11-. Quạt tôn kính: Kính phiến
Cô dâu trước khi ra để lên xe, có một chú bé trai, đem một chiếc quạt giấy đến đặt trên bàn trà, cô dâu lấy mang theo, tặng bao lì xì đỏ cho chú bé. Chiếc quạt này gọi là “kính phiến”.
12-. Tạt nước:
Khi cô dâu đã lên xe rồi, trưởng tộc nhà gái cầm một chén nước trong, tạt vào phía sau xe, tượng trưng cho sự “ra đi khỏi nhà” của đứa con gái, cũng hàm ý cầu chúc cho đứa con gái gặt hái thành công, đủ ăn đủ mặc về sau.
13-. Ném quạt:
Khi xe cô dâu bắt đầu khởi hành, từ trên xe ném xuống đất một cái quạt xếp, trong có bao lì xì đỏ, gọi là “trừ bỏ tính xấu của người con trai”.
14-. Đốt pháo:
Ngoài đầu đường để sẵn phong pháo, khi xe cô dâu ra khỏi cửa, người nhà đốt phong pháo đó, gọi là “chúc
mừng cô dâu lên đường”.
15-. Vò trái quít:
Khi xe cô dâu đến nhà, có đứa bé mang hai trái quít đến tặng cô dâu, gọi là “bổng cam” dâng điều ngọt ngào. Cô dâu vò hai trái quít, tặng bao lì xì đỏ cho chú bé. Động tác này hàm ý tình cảm vợ chồng sau này luôn luôn ngọt ngào ấm cúng hạnh phúc.
16-. Dắt cô dâu:
Khi xe đến nhà, bên nhà trai cử một vị có nhiều phúc đức, đi ra cầm cái dù đen hoặc nón tre, che đầu cô dâu rồi dắt đường đi, gọi là “Tị tà” tránh tà, đưa cô dâu vào đại sảnh.
17-. Kỵ dừng lại ở ngạch cửa:
Cô dâu tuyệt đối không dừng lại hay dẫm lên ngay chỗ ngạch cửa, mà nên bước cao qua cho khỏi ngạch cửa ấy. Ngạch cửa tượng trưng cho bộ mặt danh giá của cái nhà.
18-. Bước qua bồn lửa, dẫm chân lên viên ngói:
Cô dâu phải bước qua một cái bồn đựng than cháy đỏ, gọi là “Khử tà”. Kế đó là phải dẫm lên một tấm ngói, ý là trừ hết tà khí cho cô dâu, công việc làm ăn về sau có thế lực mạnh như là “trúc chẻ ngói tan” vậy.
19-. Lạy trời đất:
Dâu rễ đến lạy ba lạy gồm:một lạy trời đất, một lạy tổ tiên cha mẹ, một lạy vợ chồng lạy nhau phu thê giao bái. Xong, chú rễ hướng dẫn cô dâu vào phòng
20-. Vào phòng:
Hai người tiến vào phòng, cùng ngồi trên một tấm đệm
bằng tre, bên dưới có lót sẵn một cái quần dài của đàn ông, gọi là hai người cùng đồng một lòng, lại ý cầu chúc được sớm sinh con trai, Trong túi quần ấy có chứa những đồng tiền xu, tổng số là số chẵn. Ý mong mỏi vợ chồng ngồi trên kho tiền, nguồn tiền bạc dồi dào. Chú rễ giở tấm lụa che mặt của cô dâu ra. Cả hai cùng uống “rượu giao bôi”, cùng ăn “trầu cau mới”. Kế là uống trà ngọt, hàm ý “sớm sinh quí tử”.
21-. Tiệc đãi quan khách và làm nghi thức “Quán lễ”:
Tiếp theo là mời quan khách dự tiệc chiêu đãi vào buổi chiều hôm đó, đồng thời để cho dâu rễ tiến hành nghi thức gọi là “Quán lễ”. Buổi chiều hôm ấy, mở tiệc đãi đằng bà con thân hữu rất trọng thể. Vị đại diện đàng trai đứng lên giới thiệu tóm tắt kết quả cuộc hôn lễ, chúc mừng và cảm tạ quí quan khách.
Cô dâu và chú rễ được ngồi mâm “thượng tịch” chiếu
trên, hai bên là các vị trưởng bối của hai họ, cùng một số quan khách đặc biệt. Tiệc được nửa chừng, Ông bà Mai và trưởng tộc hai họ nam nữ hướng dẫn cô dâu chú rễ đứng trên cao hướng về quí quan khách mời uống “rượu lễ” để cảm tạ mọi người.
22-. Tiễn khách:
Tiệc xong, mời khách uống trà, có thuốc hút và “hỉ đường”đường mừng vui.
Dâu rễ ra đứng ở cổng để tiễn khách. Họ nhà gái vẫn còn ở lại.
23-. Uống trà:
Khách khứa về hết, thân tộc bên nhà trai ngồi vào bàn để uống trà ngọt điềm trà do cô dâu bưng mời. Mọi người chúc lành cho vợ chồng mới, tặng bao lì xì đỏ.
24-. Thăm phòng tân hôn:
Trước khi họ nhà gái về, Ông bà mối hướng dẫn họ vào thăm phòng tân hôn, gọi là “thám phòng”. Lúc ấy, dâu rễ đứng ở cửa phòng tặng mỗi vị một bao lì xì đỏ lớn.
Nghi thức hôn lễ đến đây là kết thúc.
LỄ MỪNG THỌ
Theo tập tục, trước năm mươi tuổi thì tổ chức “Mừng sinh nhật”, gọi là “Nội chúc”, ý nói là chỉ tổ chức mừng trong nhà mà thôi.
Từ năm mươi tuổi, đến ngày sinh thì không làm sinh nhật nữa, mà gọi là “Mừng Thọ” Tố Thọ. Ngày ấy, có mời thân bằng quyến thuộc đến dự tức có người ngoài. Sau đó, cứ mười năm tổ chức mừng thọ một lần, gọi là “Đại sinh nhật” sinh nhật lớn.
Danh xưng mừng thọ theo các tuổi thường gọi như sau:
-. 50 tuổi, gọi là “Noãn thọ” thọ ấm áp hay “Bán bách thiêm thọ” thọ nửa trăm
-. 60 tuổi, gọi là “Tiểu thọ”.
-. 70 tuổi, gọi là “Trung thọ”.
-. 80 tuổi, gọi là “Thượng thọ” hay “Đại thọ”.
-. 90 tuổi, gọi là “Giáng Ráng Lão thiêm thọ” thọ đỏ. Gọi tắt là "Lão thọ".
-. 100 tuổi, xưng là “Kỳ Di” thuật ngữ riêng chỉ cho trăm tuổi
Song long chúc thọ
越南道教 - 道教神仙 - 越南道士 Đạo Giáo Thần Tiên Việt Nam
*. KẾ TIẾP LÀ CÚNG TẾ TỔ TIÊN:
-. cơm sáu, mười hoặc mười hai bát
-. trái cây
-. ba chén nhỏ trà
-. bảy chín, mười một chén nhỏ rượu.
-. ba chén xôi nước
-. mì sợi khoanh tròn, trên đặt sợi chỉ đỏ
-. bánh hình trái đào thọ, bánh hình con rùa
-. đốt đèn, nhang vái 3 vái cúng tổ, vái nguyện
-. nhang cháy được một phần ba, hai tay bưng lư hương vái 3 vái cúng tổ tiên
-. đốt giấy tiền vàng bạc các loại đại thọ kim, thọ kim, ngãi kim, phúc kim, xem giải thích ở Bài Cúng Tổ Tiên
-. lấy rượu cúng tạt vào giấy vàng bạc đang cháy cho ngọn lửa bùng lên
-. thu dọn đồ cúng
-. lễ xong
CÚNG ĐẦY THÁNG
Theo phong tục của vùng Mân Nam và Thương Gia buôn bán, khi sinh một đứa trẻ, người ta tiến hành tổ chức lễ mừng vào các thời điểm sau:ba ngày, đầy tháng, bốn tháng, giáp năm thôi nôi.
Khi sinh con được một tháng, thì làm lễ “Cúng đầy tháng”. Cụ thể là, con trai thì lấy ngày thứ ba mươi, con gái thì lấy ngày thứ hai mươi chín kể từ ngày sinh để tính. Một số nơi lại lấy ngày thứ hai mươi bốn để cúng, dựa theo ý “nhị thập tứ hiếu”, mong cầu đứa trẻ về sau cũng hiếu thảo với cha mẹ giống như những nhân vật trong sách này.
越南道教 - 道教神仙 - 越南道士 Đạo Giáo Thần Tiên Việt Nam
NGHI THỨC TANG LỄ
NGHI THỨC AN TÁNG
TRÌNH TỰ CHÔN CẤT
Quan niệm xưa nay đều cho rằng, an táng là dịp để con cháu báo hiếu với cha mẹ, nhưng phải làm sao để tránh những tư tưởng mê tín, tuy muốn nói lên sự giàu có của gia tộc, nhưng không nên vắt cạn tiền bạc sức lực ra để làm đám.
Ở nông thôn trước đây, trong xã hội phong kiến, xem lễ tang là một trong những lễ nghi quan trọng, tổ chức rất trọng thể. Hiện nay theo điều kiện phát triển của xã hội, khuynh hướng giản dị hóa nghi thức an táng ngày càng được mọi người áp dụng.
Dưới đây là nghi thức chôn cất người thân theo tập quán Dân gian cổ, trình tự như sau:
Người thân mất →Thông báo cho con cháu biết→con cháu tập hợp, trải chiếu mới→đặt người chết lên chiếu→che đậy các trang thờ→khiêng đến gian chính→trình tổ tiên, con cháu khóc→con cháu thay đồ không mặc quần áo lòe loẹt→thay gối mới→bỏ vàng bạc vào miệng→đắp mền→cúng cơm phía chân người chết, đốt đèn, đốt giấy→cử người giữ xác, tiếp khách thăm hỏi, báo tang→mua quan tài, xem ngày giờ, chọn địa điểm chôn cất→lập chương trình lễ tang, đăng ký khai tử,thỉnh thầy làm đám→lau thân thể người chết→trang điểm, thay quần áo mới cho người chết theo địa vị tương thích, ăn đường đen mì sợi→kiểm tra quan tài, đốt giấy tiền trả nợ kho, nhét tiền vào hai bàn tay người chết→tiểu liệm quấn vải quanh thân người chết →sắp xếp đáy quan tài→thầy tụng kinh→đại liệm khiêng xác vào quan tài, bỏ đồ vật, quần áo xung quanh xác →đóng nắp quan tài→trét khằn quanh quan tài→trang trí chỗ đặt quan tài màn, trướng, đèn, bàn vong…→phát tang, thành phục con cháu mặc tang phục,niêm yết cáo phó→sắp xếp người, phẩm vật tiếp đãi khách→cử người luân phiên đại điện tiếp khách viếng→thời gian tang lễ qua→các nghi thức chuẩn bị động quan công điện lễ →gia điện lễ →động quan khải linh, phát dẫn→di quan→đến nơi an táng→trình Hậu Thổ tiến khoáng, điểm chủ, tế mộ →hạ huyệt→lắp huyệt→thỉnh vong về nhà khi vào cửa phải bước qua đống lửa→lập bàn thờ vong an sàng tắm rửa, ăn chè ngọt→cúng cơm hàng ngày→lễ khai mộ→tiến hành xây mộ→báo hiếu cúng cơm hàng ngày →tụng kinh cầu siêu làm tuần thất, trăm ngày, giáp năm, ba năm →đưa bài vị vào nhà thờ lớn hợp lô →tạ mã→tảo mộ hàng năm Thanh Minh →giỗ→cải táng nếu cần.
VIỆC CHÔN CẤT
Việc chôn cất đối với người Dân gian cổ là một phong tục có tính ổn định lâu đời. Phong tục ấy tổng hợp các phương diện địa lý, lịch sử, tập quán, luân lý …Phổ biến có các hình thức chôn cất người chết là: chôn dưới đất thổ táng, thiêu xác hỏa táng, táng treo sườn núi huyền quan táng, để trên mặt nước thủy diện táng
Thổ táng
Những phong tục ấy do điều kiện sinh hoạt của địa phương, nghề nghiệp sinh sống … tạo thành.
Tập tục đó là, khi có người chết, người nhà dùng quan tài bằng gỗ tẩn liệm thi thể, xong đi tìm một hốc núi nào đó, khoét một cái hang hầm rồi chôn quan tài xuống đó. Chôn xong, trước đầu người chết chỉ để một tấm đá tượng trưng chứ không làm mộ bia gì cả. Người ta gọi đó là “Phần”, “Sơn phần” hay “Phần đầu”. Đây là lần chôn cất thứ nhất.
Táng treo
Khoảng chừng mười năm sau, thân nhân tiến hành việc “bốc cốt”, cho vào một cái hủ tháp vàng kim tháp, tạm thời để bên cạnh chân núi. Nhà giàu có thì thuê mướn những nhà phong thủy giỏi, lên núi tìm long kiếm huyệt, mang hài cốt đến an táng tại đó, xây mộ lớn theo chỉ dẫn của thầy địa lý, làm bia mộ đầy đủ. Người ta gọi đó là “Mộ” hay “Địa” đầy đủ gọi là Phong thủy địa.
Kiêng kỵ[sửa]
Tang ma là việc đại sự, vì vậy cần phải tránh những điều sau để những điều xui xẻo khác sẽ không tiếp diễn:
*. Với những người bị chết đuối, khi cứu chữa kiêng để cha mẹ hay người thân thích đến gần vì nếu có mặt người thân thì chắc chắn vô phương cứu chữa.
*. Khi gặp người chết ngoài đường, kiêng đưa xác về nhà vì có âm khí sẽ không có lợi cho việc làm ăn, sinh sống của những người trong nhà.
Thân nhân người chết phải tổ chức tang lễ tại nơi chết hoặc dựng lán ngoài đồng để làm lễ. Người chết do tai nạn tàu xe, sông nước... thì phải cúng lễ trực tiếp nơi bị nạn.
*. Với những người treo cổ tự tử thì phải chém đứt dây mà không tháo dây vì mối oan nghiệt mới dứt, tránh bị họa chết.
*. Khi con cái mất trước cha mẹ thì cha mẹ kiêng đưa tang con vì con cái mất trước là nghịch cảnh, bất hiếu, gây nhiều đau thương. Cha mẹ có thể đau buồn mà ngất trên đường đi đưa ma, ảnh hưởng tính mạng nên phải làm vậy để vơi nỗi buồn, tránh trùng tang.
*. Khi chôn cất thì kiêng dùng quần áo hay đồ dùng của người còn sống cho người mất vì như vậy là người mất đã mang đi một phần của người sống, khiến người sống có thể bị ngớ ngẩn, hay quên. Đồng thời người sống cũng kiêng nằm giường thừa, mặc quần áo thừa, dùng đồ thừa của người chết để lại.
*. Khi khâm liệm, tránh để nước mắt rơi xuống vì con cháu sẽ làm ăn khó khăn và cũng tránh quỷ nhập tràng, vì vậy người khâm niệm không được khóc. Người chứng kiến dù thương xót người quá cố đến đâu cũng phải đứng xa một quãng để tránh nước mắt bị nhỏ vào thi hài.
*. Người dự đám tang chỉ mặc đồ đen trắng, tránh ăn mặc lố lăng, lòe loẹt, hở hang, không cười nói quá lớn, nô đùa gây ầm ĩ.
*. Con cháu phải canh giữ thi hài ngày đêm, tránh để chó, mèo hay vật nuôi di chuyển qua để tránh hiện tượng quỷ nhập tràng.
*. Ở những gia đình mà có người già mất, chập tối phải đóng cửa, kiêng trả lời nếu chưa nhận tiếng gọi người đứng ngoài cổng. Sở dĩ là do theo tín ngưỡng dân gian, người già mới mất còn quyến luyến con cháu, tối về gọi con cháu và sẽ bắt theo những ai thưa.
*. Người cao tuổi, phụ nữ có thai, trẻ em hoặc những ai bị chó dại cắn kiêng dự lễ khâm liệm, an táng và cải táng vì có thể bị nhiễm hơi lạnh từ thi thể người mất mà ốm bệnh. Những nhà có người già, trẻ nhỏ, phụ nữ có thai sống gần nhà gia đình có tang thì phải đặt lò than đốt vỏ bưởi và bồ kết để trừ uế khí.
Ngày tang lễ
Nghi lễ đối với người bình thường
Lúc hấp hối
Ai cũng mong muốn mình được ra đi thanh thản, nhẹ nhàng. Những người lâm trọng bệnh, biết rằng mình khó qua khỏi thì rất mong muốn được đón nhận cái chết. Cái chết đối với họ chính là sự giải thoát, chấm dứt mọi nỗi đau khổ mà họ phải chịu đựng. Người thân đều mong muốn người ốm nhanh chóng được giải thoát. Có gia đình lễ tổ tiên cho người ốm được ra đi nhẹ nhàng hoặc mời thầy cúng đến cúng bái, yểm bùa. Khi sắp mất, sự có mặt của người thân xung quanh chính là niềm an ủi lớn lao, khiến người ốm có thể nhắm mắt bình an, thanh thản. Những người theo các tôn giáo thì làm phép cầu nguyện của tôn giáo đó.
Con cháu người quá cố phải làm những nghi lễ sau:
*. Đưa người sắp mất sang phòng chính tẩm, hướng phía Đông.
*. Hỏi han xem người mất có dặn dò, trăng trối gì không, nguyện vọng chính của người sắp mất là gì?
*. Đặt tên thụy hiệu, hỏi xem người sắp mất đồng ý hay không?
*. Thay nhau túc trực bên cạnh.
*. Chuẩn bị mọi thứ để làm lễ mộc dục (tắm rửa) và khâm liệm, nhập quan.
*. Ghi nhớ thời gian người chết tắt thở, sau đó nắn chân tay thật thẳng và vuốt mắt cho người chết.
Người chủ tang và ban lễ tang
*. Người chủ tang và chủ phụ: Người chủ tang sẽ là con trai trưởng và con dâu trưởng. Người con trai trưởng chống gậy tre nếu là tang cha, gậy vông nếu là tang mẹ. Nếu là tang cha mà mẹ còn sống thì mẹ là chủ phụ. Nếu con trai trưởng mất trước thì cháu đích tôn thừa trọng (thay thế cha đã mất) là chủ tang. Những người chú đứng 2 bên chỉ là bồi tế vợ của người cháu là chủ phụ thay thế bà chồng hay mẹ chồng đã mất, các bà thím chỉ là những người phụ. Cháu đích tôn còn quá nhỏ, chưa chống gậy tạ được thì người con trai thứ hoặc người chú thứ hai vào thay thế, nhưng vẫn phải nhân danh cháu đích tôn mà lạy tạ.
*. Người hộ tang: Người hộ tang là người thay thế tang chủ và gia đình điều hành những công việc quan trọng trong lễ tang. Phải chọn người có tuổi, kinh nghiệm tốt, tháo vát, uy tín trong dòng họ, hướng dẫn những nghi lễ chính: mộc dục, phạm hàm, khâm liệm, nhập quan...
*. Người chấp sự: Là người thay thế cho người hộ tang cúng lễ, nếu người hộ tang biết cúng thì kiêm luôn. Người chấp sự cũng chăm lo những nghi lễ chính như trên. Phải chọn người có văn hóa (biết chữ Hán, chữ Nôm, chữ Quốc ngữ...) có thể kiêm luôn việc viết văn tế, văn cúng, bài vị, cáo phó...
*. Người thu lễ: Là người thu lễ của khách khứa đến phúng viếng đến hết 3 ngày sau khi an táng. Người thu lễ tức trực bên ngoài, thu lễ của người đến viếng đặt lên bàn thờ, báo tang gia đến để bái tạ. Người thu lễ có trách nhiệm ghi đầy đủ danh sách người đem lễ đến để tang gia cảm ơn sau này, kiểm tra lễ vật khách đem đến. Phải chọn người thân tín.
*. Người chấp hiệu: Là người chỉ huy việc đưa quan tài ra xe hay lên kiệu, điều khiển việc đi đứng, nâng lên hạ xuống, sang trái sang phải... bằng hiệu lệnh hay bằng cây gậy gỗ chỉ huy đến khi hạ huyệt xong. Người chấp hiệu ngồi trên đại dư hoặc đi lùi trước quan tài để điều khiển.
Mộc dục
Lễ Mộc dục (tức là tắm gội) là lễ tắm rửa để người chết sạch bụi trần. Khi làm lễ này, đặt một con dao nhỏ, một vuông vải (khăn), một ít đất ở ông đồ rau, một nồi nước ngũ vị hương, một nồi nước nóng khác. Khi làm lễ mộc dục, quây màn xung quanh thật kín, tang chủ quỳ xuống khóc rồi cáo từ: "Nay xin tắm gội để sạch bụi trần". Cha mất thì con trai vào tắm, mẹ mất thì con gái vào tắm. Lấy tấm vuông vải đắp trên ngũ vị, lau mặt, lau mình cho thật sạch sẽ rồi lấy lược chải tóc và lấy vải buộc tóc (nếu là tang mẹ), lấy khăn khác lau hai tay hai chân, cắt móng tay móng chân. Móng tay gói lại để phía trên quan tài, móng chân gói lại để phía dưới quan tài, mặc quần áo cho chỉnh, phủ một tờ giấy bản trên mặt. Dao, lược, thìa đem đi chôn xuống đất, rước thi thể đặt lên giường.
Sau một thời gian chưa nhập quan, đặt chiếc ghế con trên đầu người chết, đặt trên đó một bát cơm úp, một quả trứng luộc, dựng đôi đũa trên bát cơm và thắp hương. Có thể để thêm một con dao trên bụng nhằm mục đích đuổi tà ma ác quỷ đến quấy rối vong hồn.
Phạm hàm
Lấy ba nhúm gạo nếp sát cho sạch, ba đồng tiền mài thật sáng (nhà giàu thì ba miếng vàng sống, chín hạt châu trai). Tang chủ và người chấp sự quỳ, cáo từ rằng: "Nay xin phạn hàn, phục duy hâm nạp". Người chấp sự lần lượt xướng: Sơ phạm hàm (lần thứ nhất), Tái phạm hàm (lần thứ hai), Tam phạm hàm (lần thứ ba cũng là lần cuối cùng). Tang chủ làm liên tục 3 lần, mỗi lần một nhúm gạo nếp và một đồng tiền tra vào miệng bên phải, bên trái và giữa. Làm xong thì bóp mồm lại, phủ giấy bản lên mặt như cũ.
Hiện nay, nhiều nơi đã bỏ tục trên, thay thế bằng một chiếc túi đựng tiền và ít gạo cùng với những đồ lặt vặt mà người chết hay dùng lúc còn sống.
Khâm liệm và nhập quan
Trước khi khâm liệm, đặt thi thể của người chết dưới đất một lúc để nguồn điện âm thoát hết ra ngoài, tránh hiện tượng quỷ nhập tràng(người chết đuổi theo và đứng song song với người sống, ngã xuống tức thì), đồng thời không cho chó mèo nhảy qua, tránh để giọt nước mắt hoặc chén rượu hắt vào xác chết. Sau đó, để kích thích người chết sống lại, thì người con cầm chiếc áo của người đã tắt thở, trèo lên nóc nhà chỗ cao nhất, hú ba lần "ba hồn bảy vía" nếu là tang cha hoặc "ba hồn chín vía" nếu là tang mẹ. Hú ba lần mà người chết không sống lại thì đành chịu lòng khâm liệm mà chưa đóng chốt áo quan vội.
Con cháu đứng sang hai bên quan tài, con trai bên trái, con gái bên phải. Người chấp sự lần lượt xướng: Tự lập (đứng gần vào), cử ai(khóc cả lên), quỳ. Người chấp sự cũng quỳ theo, cáo từ: "Nay được giờ lành, xin được khâm liệm nhập quan". Sau đó lại lần lượt xướng tiếp: Phủ phục (lễ xuống), hưng (dậy), bình thân (đứng thẳng).
Con cháu đứng tránh sang hai bên, người giúp việc quay và đều cầm tạ quan nâng lên để đưa người vào cho êm ái, đặt cho chính giữa quan tài, nếu có hở chỗ nào cần lấy áo cũ của người vừa mất bổ khuyết cho kín, rồi gấp dưới lên đầu trước, bên trái rồi đến bên phải, trên đầu gấp sau cùng, sơn nẹp đóng kín lại. Nếu những quần áo người đang sống có mặc chung thì không nên bỏ vào áo quan. Để khâm liệm, dùng những thứ sau: Nhà giàu dùng vóc nhiễu, tơ, lụa; nhà bình thường dùng vải trắng may làm đại liệm (một mảnh dọc, năm mảnh ngang) hoặc tiểu liệm (một mảnh dọc, ba mảnh ngang). Ngày trước, quy định đại liệm hay tiểu liệm vì khổ vải nhỏ. Ngày nay, dùng vải khổ rộng, miễn kín chân, tay, đầu, gót là được. Xong xuôi thì gắn quan tài lại cho thật kỹ càng, đặt ở gian giữa. Nếu nhà có người bậc cao hơn người chết còn sống thì đặt sang gian bên trái hoặc bên phải của nhà.
Đặt linh sàng hoặc linh tọa
Sau khi nhập quan thì làm lễ thiết linh (tức đặt bàn thờ tang). Nhà hẹp thì đặt linh sàng, nhà rộng thì đặt linh tọa (tức bàn thờ người qua đời lúc chưa chôn cất; linh sàng là chỗ để linh hồn người chết ngự trên nơi đó chứng lễ của con cháu, kích cỡ nhỏ hơn; linh tọa là chỗ ngồi của linh hồn, đồng nghĩa như trên, kích cỡ lớn hơn). Vật phẩm con cháu dùng để cúng phải thật tinh khiết, hoa quả phải tươi và mới. Bên cạnh linh sàng, linh tọa đặt chậu nước để tang chủ rửa tay sách trước khi thắp hương, đặt đồ cúng lên.
Thành phục
Trong thời gian chưa chôn cất có Lễ triêu tịch điện: Buổi sáng dậy bưng khăn lược vào linh sàng, các con quỳ khóc ba tiếng rồi quấn màn lên cáo từ rằng: "Ngày đã sáng rồi xin rước linh bạch ra linh toạ (hoặc linh sàng)". Sau đó rước hồn bạch ra đặt vào ỷ, vắt màn, dọn chăn gối, chiều tối lại rước linh bạch vào, đắp chăn thả chiếu, màn xuống. Thờ như lúc cha mẹ còn sống, chỉ lạy hai lạy (chỉ sau khi an táng, làm lễ thành phục xong mới lạy bốn lạy theo nghi lễ người chết).
Sau khi thiết linh, con cháu đều phải mặc đồ tang phục để cúng tế và đáp lễ khi khách khứa đến phúng viếng. Trước khi thành phục, nếu có khách đến thì người chủ tang chưa ra tiếp mà người hộ tang thay mặt tiếp khách và thông cảm với khách. Sau lễ thành phục mới là lễ chính thức phát tang, nổi kèn trống cho họ hàng, làng xóm đến phúng viếng. Khi thân bằng cố hữu đến phúng viếng, người chủ tang và người chủ phụ đứng cạnh linh sàng hoặc linh toạ và ngoảnh mặt về phía khách, hễ khách lạy hai lạy thì chủ lễ tạ lại một lạy. Khách vái cha mẹ mình ba vái thì vái tạ một vái. Người hộ tang có trách nhiệm tiếp trầu, nước, cỗ bàn cho người phúng viếng. Trước khi làm lễ chuyển cữu để chuẩn bị phát dẫn thì áo quan vẫn trở đầu vào trong, coi như lễ người sống, đọc văn cũng chưa dùng chữ Hiển thảo (cha) hay Hiển tỷ (mẹ) mà con vẫn dùng chữ Cố phụ (cha), Cố mẫu (mẹ). Nếu có con trai nào vắng mặt, chưa về kịp thì phải đặt áo, gậy, mũ lên bên cạnh hương án.
Năm hạng tang phục (ngũ phục)
Theo sách Thọ mai gia lễ:
Có năm hạng tang phục tuỳ theo quan hệ huyết thống và nghĩa tình phân biệt thân sơ.
Những đồ tang phục đó như sau:
*. Đại tang (trảm thôi và tề thôi; để tang ba năm):
*. Quần áo có sổ gấu gọi là trảm thôi: Con để tang cha hoặc con để tang mẹ khi cha đã mất.
*. Quần áo không sổ gấu gọi là tề thôi: Con để tang mẹ, vợ để tang chồng khi cha chưa mất (mẹ mất trước cha).
*. Thời hạn: 3 năm, đời sau giảm bớt còn 2 năm 3 tháng (sau lễ giỗ 2 năm, thêm 3 tháng dư ai).
*. Áo xô, khăn xô có hai giải sau lưng (gọi là khăn ngang): Nếu còn cha hoặc còn mẹ thì hai giải dài ngắn lệch nhau, nếu cả cha và mẹ đều đã mất thì hai giải bằng nhau.
*. Con trai chống gậy: Tang cha chống gậy tre vót tròn, tang mẹ chống gậy vông đẽo vuông.
*. Con trai trưởng mất trước thì cháu đích tôn thừa trọng (thay thế cho cha đã mất) đại tang ông bà nội thay thế cha.
*. Cơ niên (để tang một năm):
*. Cháu nội để tang ông bà nội.
*. Con riêng của vợ để tang bố dượng nếu bố dượng có công nuôi và ở cùng đến khi trưởng thành, nếu không ở cùng thì không tang.
*. Con để tang mẹ đẻ ra mình nhưng bị bố ruồng rẫy (xuất mẫu) hoặc cha chết, mẹ lấy chồng khác (giá mẫu).
*. Chồng để tang vợ cả có gậy, nếu cha mẹ còn sống thì không gậy.
*. Cháu để tang bác trai, bác gái, chú ruột, thím, mợ và cô ruột.
*. Anh chị em ruột để tang cho nhau (cùng cha khác mẹ cũng tang 1 năm, cùng mẹ khác cha thì tang 5 tháng).
*. Cha mẹ để tang con trai, con gái và con dâu cả, kể cả con đi làm con nuôi nhà người.
*. Chú, bác, thím, mợ, cô ruột để tang cho cháu (con anh em ruột).
*. Ông bà nội để tang cho cháu trưởng (đích tôn).
*. Đích mẫu, kế mẫu, từ mẫu tang các con chồng, thứ mẫu tang con mình và con chồng như nhau đều một năm. Tang con dâu cả cũng một năm.
*. Con dâu để tang dì ghẻ của chồng (tức vợ lẽ cha chồng).
*. Con rể để tang cha mẹ vợ (vợ chết đã láy vợ khác cũng vậy).
*. Nàng hầu để tang cha mẹ chồng, vợ cả của chồng, các con riêng chồng cũng như con riêng của mình (các họ hàng bàng thân bên nhà chồng đều không tang).
*. Đại công (để tang chín tháng):
*. Anh chị em con chú ruột, con bác ruột để tang cho nhau.
*. Cha mẹ để tang con dâu thứ hoặc con gái đã lấy chồng.
*. Chú, bác, thím, mợ, cô ruột để tang cháu (con gái đã xuất giá, con dâu của anh em ruột).
*. Cháu dâu để tang ông bà của chồng, chú, bác, thím ruột, hoặc cô ruột của chồng.
*. Mẹ để tang con dâu thứ và con gái riêng của chồng.
*. Con gái đã xuất giá để tang bác trai, bác gái, chú thím, cô ruột.
*. Tiểu công (để tang năm tháng):
*. Chắt để tang cụ nội, ngoại.
*. Cháu để tang anh chị em ruột của ông nội (ông bà bác, ông chú, bà thím, bà cô).
*. Con để tang vợ lẽ, nàng hầu của cha (nếu cha giao cho nuôi mình thì để tang 3 năm như mẹ đẻ).
*. Cháu để tang đường bá thúc phụ mẫu và đường cô (anh chị em con chú bác ruột của cha).
*. Anh chị em con chú, bác ruột để tang cho vợ của nhau.
*. Anh chị em chung mẹ khác cha để tang cho nhau (vợ con của anh chị em ấy thì không tang).
*. Chú bác ruột để tang cho cháu dâu (con dâu của anh em ruột).
*. Ông bà bác, ông chú, bà thím, bà cô để tang cho cháu (tức là cháu nội của anh em ruột).
*. Ông bà nội để tang cho vợ cháu đích tôn hoặc cháu gái xuất giá.
*. Cháu ngoại để tang ông bà ngoại và cậu ruột, dì ruột (anh chị em ruột của mẹ, kể cả đối với anh chị em ruột của đích mẫu, thứ mẫu, kế mẫu).
*. Cháu dâu để tang cô ruột của chồng.
*. Chị dâu, em dâu để tang anh chị em ruột của chồng và con của những người đó (tức là cháu gọi bằng bác, bằng thím, bằng mợ).
*. Ty ma (để tang ba tháng):
*. Chít để tang can (kỵ) nội.
*. Chắt để tang cụ nhà bác, nhà chú (tằng tổ bá thúc phụ mẫu và tằng tổ cô, tức là anh em ruột với cụ nội).
*. Cháu để tang bà cô đã lấy chồng (chị em ruột với ông nội).
*. Cháu để tang cô bá (chị em con chú bác ruột với bố).
*. Con riêng của vợ để tang bố dượng (nếu trước có ở cùng, sau mới về bên nội).
*. Con để tang nàng hầu của cha.
*. Con để tang bà vú (cho bú mớm).
*. Cháu để tang tộc bá thúc phụ mẫu (anh em cháu chú, cháu bác với cha).
*. Chồng để tang vợ lẽ, nàng hầu.
*. Anh chị em họ nội 5 đời để tang cho nhau.
*. Bố mẹ vợ để tang con rể.
*. Ông bà ngoại để tang cháu ngoại và cháu dâu ngoại.
*. Ông của chồng để tang cháu dâu.
*. Cụ để tang cho chắt nội.
*. Cháu để tang vợ cậu, chồng cô, chồng dì có cùng ở một nhà.
*. Anh chị em con cô ruột và bạn con dì ruột để tang cho nhau.
*. Cậu ruột để tang vợ của cháu trai
*. Cháu dâu để tang ông bà ngoại của chồng, cậu ruột, dì ruột chồng
*. Cháu dâu để tang các ông bà anh chị em ruột với ông nội chồng.
*. Chắt dâu để tang cụ nội của chồng.
*. Cụ để tang chắt nội trai gái.
*. Ông bà để tang các cháu gái của con nhà chú, nhà bác.
Chuyển cữu và yết cáo tổ tiên
Trước ngày phát dẫn thì có lễ yết cáo tổ tiên rằng sẽ có thân phụ hoặc thân mẫu về chầu tổ. Nếu không đưa được linh cữu thì chỉ cần rước hồn bạch đến nhà thờ họ. Hồn bạch không để trên bàn thờ mà phải để phía dưới. Xong lại rước hồn bạch về nhà, đặt lại lên linh sàng hoặc linh tọa.
Điếu văn
Điếu văn là văn bản được viết bởi người chấp sự hoặc một người có khả năng viết để đọc tại nhà tang lễ. Nội dung bài điếu văn gồm thân thế, sự nghiệp người mất. Điếu văn sẽ là người cao tuổi có vị thứ trong họ tộc với người qua đời đọc điếu văn, nếu tang lễ tại cơ quan thì người có chức vụ đọc. Khi đọc điếu văn, con cháu người quá cố đứng 2 bên quan tài, người đến dự đứng nghiêm hướng về người đọc điếu văn.
Phát dẫn và an táng
Lễ phát dẫn
Ngày phát dẫn là ngày đưa tang. Con trai trưởng phải chống gậy đi đầu tiên, con trai thứ thì chống gậy đi sau con trai trưởng. Tang cha thì chống gậy tre vót tròn, tang mẹ thì chống gậy vông đẽo vuông. Đầu tiên, có hai thần phương tướng làm bằng giấy đặt hai bên, dáng vẻ giữ tợn cầm đồ qua mâu để đuổi ma quỷ. Có hai người khiêng thể kỳ, đặt một bức mành vải trướng làm bằng vóc nhiễu, đề dòng chữ Hồ sơn vân ám (胡山云闇) nếu là tang cha hoặc Dĩ lĩnh vạn mê (已岭万迷) nếu là tang mẹ. Hai bên treo đèn lồng đề chức tước, húy hiệu người đã mất. Sau nữa đến minh tinh, được làm bằng vóc nhiễu, trên đề họ tên thụy hiệu người mất bằng phấn trắng treo lên cành tre. Tiếp đến là hương án lớn đặt giá hương, độc bình, đồ tam sự và mâm ngũ quả. Tiếp theo là thực án bày chiếc tam sinh và linh xa để rước hồn bạch, rồi theo sau là phường bát âm và những đồ minh khí, gồm có: Đèn làm bằng giấy, tấm biển đan triệu đề hai chữ trung tín (中囟) nếu là đàn ông hoặc trung tiết (中暬) nếu là đàn bà, đặt những bức trướng, câu đối viếng của con cháu và người phúng viếng sang hai bên.
Sau đó đến cờ công bố, đèn chứ á. Nhà phú quý thì có thêm nghị trượng sứ thần, đồ bộ lộ, áo mũ đại trào, chiêng, trống cà rùng... Nhà bình dân thì chỉ cần phường kèn trống thổi nhạc đưa ma. Cuối cùng là đại dư rước linh cữu, trên linh cữu đặt nhà táng bằng giấy. Thân nhân, theo thứ tự nhân sơ quy định, tang phục theo gia lễ, đều xếp hàng đi theo sau linh cữu hoặc ngồi hai bên linh cữu. Thời xưa có cái bạt bằng vải trắng che trên đầu gọi là bạch mạc. Người con trưởng đi trước hoặc kèm sau xe quan tài theo tục Cha đưa mẹ đón. Trên đường đi, rắc vàng giấy sang hai bên đoàn đưa tang làm lộ phí cho ma quỷ.
Nhà trạm
Đối với những nhà phú quý, đám tang giữa đường có dựng nhà trạm để dừng linh cữu mà điện tế. Nhà trạm lợp bằng lá hoặc cót, bên trong kết hoa, treo đèn, bài trí lịch sự. Lúc tế thì người phủng chủ ra đặt trên án, người đề chủ chấm nét bút trên đầu chữ chủi, sổ một nét. Nhà có lễ hậu tạ người đề chủ.
Lễ an táng (gọi là hạ huyệt)
Giờ hạ huyệt (下穴) thường chọn giờ hoàng đạo. Trước lúc hạ huyệt phải cúng thổ thần nơi hạ huyệt, đồ lễ gồm trầu rượu, đĩa xôi, vàng hương, thủ lợn hoặc chân giò... Tất cả mọi người cầm một nén hương, đi một vòng xung quanh huyệt thả một hòn đất xuống dưới, sau đó đắp mộ thành vòng rồi trồng cỏ. Đắp mộ xong, mọi người đứng vòng quanh mộ, người hộ tang, người chấp sự tiến hành lễ thành phần, tiếp đãi trà, thuốc lá cho người qua đường. Nếu đĩa dầu lạc và chén rượu đặt trên quan tài mà không bị đổ, người khiêng quan tài sẽ được tang gia thưởng tiền rất hậu. Kể từ ngày này, chủ nhà thắp hương cơm canh vào hai bữa chính hằng ngày cho đến hết 100 ngày thì dừng lại.
Lễ 3 ngày (tế ngu)
Sau 3 ngày chôn cất, con cháu sẽ đến mộ để sửa sang lại mộ phần, đắp lại mộ tròn, sửa soạn cỗ bàn để tiếp đãi họ hàng thân thuộc, khách khứa đến dự, gọi là lễ tế ngu (蔽虞). Con cháu chỉ lấy đất đắp vào những chỗ bị hở và khơi rãnh thoát nước, kiêng động cuốc hay chèo lên mộ vì làm thế mộ dễ bị sập trong thời gian áo quan và thi hài đang bị tan rữa. Việc viếng mộ ngày này không cần thiết phải đi đầy đủ con cháu tang gia mà chỉ cần vài ba người cũng được, nhưng bắt buộc phải có trưởng nam hay cháu đích tôn thừa trọng. Nếu trưởng nam hay cháu đích tôn thừa trọng có việc bận hay bị đau ốm thì phải nhờ người khác vào thay thế. Buổi lễ này tính theo âm lịch.
Lễ 49 ngày (chung thất)
Lễ cúng 49 ngày còn gọi là lễ chung thất (终七) hay tứ cửu (四九): Âm hồn sau khi chết phải trải qua tất cả là 7 lần phán xét, mỗi lần mất 7 ngày (tương đương 1 tuần), đi qua một điện lớn dưới âm ty, sau 7 tuần vong hồn người chết mới được siêu thoát. Tuần chung thất là tuần quan trọng, đưa linh hồn người chết được về mộ phần của mình.
Lễ 100 ngày (tốt khốc)
Khi người chết đã được 100 ngày là đến tuần tốt khốc (卒哭). Từ tuần này trở đi, con cháu người mất sẽ thôi không khóc nữa. Tuần tốt khốc thì con cháu cũng làm lễ để cúng và làm cỗ bàn mời họ hàng thân thuộc. Sau lễ trăm ngày, hằng năm con cháu lấy ngày chết là ngày làm giỗ.
Cải táng
Sau từ 3 đến 4 năm, người ta sẽ làm lễ Cát táng tức đem táng ở nơi khác. Vì người ta quan niệm rằng, trong thời gian hung táng thì người mất hay bị ma quỷ quấy nhiễu, sau khi cát táng thì mới không bị ma quỷ quấy nhiễu nữa. Hoạt động này nhiều nơi còn được gọi là bốc mộ, cát cải. Cải táng phải chọn một ngày thích hợp, không nên xung khắc với người mất. Trước khi cát táng, người ta sẽ cúng Thổ thần Thiên địa nơi đào mả lên, rồi lại cúng Thổ thần Thiên địa nơi sẽ đem chôn cất. Người ta sẽ dùng cuốc đào đất, lấy hài cốt người chết cho vào Tiểu nhỏ làm bằng sành), đem chôn ở vị trí khác. Sau đó sẽ xây mộ kiên cố.
VIỆC CẢI TÁNG
Sau khi chôn cất lần đầu từ năm đến mười năm, thi thể đã mục rữa hết phần da thịt, chỉ còn lại bộ xương, người ta chọn ngày tốt thường là vào mùa thu, tổ chức làm lễ “cải táng”. Đào huyệt lên, bốc hài cốt đặt theo thứ tự đầu, mình, tay chân. Dùng rượu trắng để lau chùi sạch sẽ xương cốt. Theo đúng thứ tự xương chân ở dưới dần lên đến đầu, mặt xếp vào trong một cái hủ gọi là “kim tháp” hay “kim anh”. Quá trình này gọi là “chấp cốt” nắm giữ xương. Kim tháp có chiều cao khoảng 80 cm, phần giữa rộng, đường kính 50 cm, miệng và đáy hẹp. Bỏ xương vào tháp xong, trên miệng dùng tấm ngói đậy kín lại. Lưu ý là việc cải táng này tránh những năm “đại sinh nhật” 61, 71 tuổi của người con trai trưởng. Tháp này được đặt tạm ở chân núi, bên phía mặt trời mọc, chờ rước thầy tìm được huyệt địa tốt rồi mới chôn và xây mộ chính thức. Lần này, khi chôn nhớ phải chừa phần trên của tháp ló lên khỏi mặt đất thường. Nhờ huyệt tốt mà con cháu mới được hưởng phúc lành.
Kim tháp 2
Sau khi chọn được huyệt địa tốt rồi, thầy phong thủy còn phải tiến hành một số động tác chuyên môn như: dùng la bàn chọn phương hướng, xác định sơn thủy …gọi là khai kim tỉnh, rồi mới chôn kim tháp xuống đó.
Thông thường thì mỗi huyệt chỉ chôn một kim tháp, đôi khi cũng có trường hợp chôn chung hai tháp của vợ chồng nam tả nữ hữu, hoặc cá biệt có nhà chôn hết cả thân tộc vào một huyệt. Đây gọi là “lần chôn cất thứ hai”.
Bốc cốt
Lúc đã chôn xong tục gọi là Phong mộ đỉnh hay Viên phần, người ta dùng những loại đá kết dính theo xưa, nay dùng xi-. măng để xây tiếp thành hình “móng ngựa”, trước thấp sau cao, mặt trước có tấm mộ bia. Loại đá làm mộ bia này có nhiều loại, một là dùng đá hoa cương tại địa phương để tạc khắc, hai là đá nham mặc từ Quảng Đông chở tới, hoặc các loại vân thạch từ tỉnh khác chuyển đến, cũng có chỗ lấy đá nhuyễn trộn xi măng mà đổ khuôn v.v…
*. Nội dung của bia thường là:
-. phần đầu ghi địa danh nơi chôn cất, có khi kèm theo hình ảnh.
-. phần giữa ghi họ tên người mất hiển khảo của ông và hiển tỷ của bà, năm sinh và ngày tháng năm mất.
Số chữ ghi trên mộ bia phải lưu ý thứ tự “sinh, lão, bệnh, tử” chỉ chọn sinh mà làm chứ không được tùy ý ghi bừa theo sở thích.
-. phần cuối ghi họ tên người đứng ra lập mộ, nếu là con cháu đông thì chỉ ghi người trưởng nam làm đại diện thôi. Ngày tháng năm lập mộ.
Những chi tiết này rất quan trọng cho việc truy tìm gia phả, lai lịch họ tộc hay lịch sử địa phương về sau, cho nên phải cố gắng ghi đầy đủ mới được.
Loại mộ địa này được gọi là “Phong Thủy Địa”. Bên cạnh mộ nam tả nữ hữu cách khoảng hai ba thước mét, người ta có đắp một gò đất nhỏ, cắm bia ghi là “Hậu Thổ” hoặc bia bằng đá, tức là Thần Thổ Địa sở tại, có nhiệm vụ bảo vệ mồ mã ở đó.
Dân gian tin rằng, linh hồn con người là “một cái gì” bất diệt. Con người có “ba hồn bảy vía” hợp lại mà thành người sống. Lúc chết, chỉ có bảy vía theo thi thể mà tan rã vào đất, còn ba hồn thì rời khỏi xác thân, bay về “một không gian nào đó”. Linh hồn này có khả năng phù hộ cho con cháu được bình yên phát đạt, nên người ta luôn luôn kính sợ.
Con người chưa có cách gì tiếp xúc và giải thích về “thế giới của người chết” một cách sáng tỏ, vã lại tâm lý ai ai cũng sợ chết, nên phát sinh ra những suy nghĩ, hành vi có tính chất “theo tốt tránh xấu” xu cát tỵ hung. Do đó, mới có những điều “nên và không nên” làm khi ma chay, gọi đó là lễ tục an táng người chết.
*. Sách “Luận Ngữ” nói: “Sống có cái lễ của sống, chết có cái lễ của chết. Người gọi là con hiếu thảo, phụng sự cha mẹ có ba điều quan trọng: cha mẹ còn sống thì phải nuôi dưỡng, cha mẹ lúc chết thì phải chôn cất và cúng giỗ.Nuôi nấng cha mẹ thì cốt ở chỗ làm cha mẹ vui lòng, chôn cất thì cốt ở chỗ buồn thương, cúng giỗ thì cốt ở chỗ kính trọng”.
Đạo lý này đã thấm sâu vào đầu óc của con cái nhiều đời, trở thành “tiêu chuẩn đạo đức con người”.
Tang lễ là dịp để con cái thể hiện tinh thần đền đáp công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ, bày tỏ tình cảm thương mến người thân. Những nghi thức đặt ra cốt là để con cháu thể hiện sự bi ai thống khổ trong tâm thức ra ngoài trong giờ phút biệt ly kẻ còn người mất, đồng thời cũng mang tính giáo dục cho người sống về đạo hiếu thảo của con người.
NHỮNG PHƯƠNG THỨC AN TÁNG
1-. Hoả Táng
Chia làm hai loại:
a/-. Sau khi tẫn liệm vào quan tài, đưa đến lò thiêu để thiêu. Thiêu xong, thu thập tro cốt bỏ vảo hủ sành để chôn dưới đất hoặc an trí vào trong tháp
b/-. Đem xác đi thiêu xong rồi mới đem tro cốt về tẩn liệm. Lúc đem thi thể đi thiêu thì không cần nghi thức gì, sau khi tẩn liệm tro cốt thì mới cử hành nghi thức cáo biệt.
2-. Chiêu Hồn Táng
Người chết vì lý do nào đó mà không thể tìm được xác, thì cử hành nghi thức “Chiêu hồn táng”.
Trước hết, mời vị đạo sĩ đến địa điểm có liên quan đến cái chết, dùng rơm cỏ bện thành một hình nhân, làm mặt mày có đủ ngũ quan, thân thể mặc áo quần, chân mang giày vớ đàng hoàng. Cột hình nhân vào đầu một cây trúc, dùng vải trắng bọc bên ngoài một con gà trắng để tiếp dẫn linh hồn. Đạo sĩ làm phép chiêu hồn, khi gà trắng kêu lên tức hồn đã nhập vào hình nhân. Khi ấy cây trúc tự rung động, không thể kềm giữ đứng yên được.
Sau đó, đưa hình nhân vào trong một “linh thố” chòi nhỏ bên cạnh đường. Trong thố này có để hai cái ghế, một lớn một nhỏ, tục truyền rằng ghế lớn để ngồi, ghế nhỏ gác chân, vì hồn không thể để chân chạm đất được. Vị đạo sĩ tụng kinh cầu siêu độ cho vong linh xong, đốt cả linh thố lẫn hình nhân. Thu thập tro của hình nhân bỏ vào trong một cái hộp gỗ. Cử hành nghi thức an táng như bình thường. Đôi khi người ta cũng xây thành mộ để con cháu cúng bái.
Theo tục này thì con gà trắng sau khi làm lễ xong, tặng lại cho vị đạo sĩ. Chiêu hồn táng áp dụng cho những người bị chết trôi không tìm được xác, hoặc bị mất tích trong trận mạc …
Phong tục xưa có khi chỉ dùng một thẻ bài bằng bạc, trên có khắc tên họ tuổi tác, ngày mất của người chết, cắn lấy máu ngón tay của người thân lăn vào miếng bạc ấy, bỏ vào một cái hộp mà đem chôn cất.
Chiêu hồn táng
3-. Liệp Thất Táng
Một gia đình mà cùng lúc có hai cái tang hoặc trong một năm mà bị trùng tang, gọi là phạm “hung sát nặng”, phải dùng “hình nhân bằng cỏ” để làm đám tang mà hóa giải. Lời tục nói: “Có một thì có hai, có hai thì có ba, không có ba thì chẳng thành lễ”. Cho nên, nếu chẳng may đã bị trùng tang, sợ sẽ bị tiếp Tam Tang, dùng cỏ bện thành hình nhân, mời Đạo sĩ đến vẽ đủ ngũ quan, làm phép “khai quang” xong, cho mặc y phục của "người đã chết lần thứ hai", đặt hình nhân này vào trong cái giỏ tre hoặc cho vào trong quan tài bằng giấy, cúng tế bằng một chén cơm và một quả trứng vịt. Thuê người mang tất cả ra ngoài xóm, bỏ ở cạnh đường đi. Phép này để trừ tam tang rất hiệu nghiệm. Cũng có người mang quan tài giấy này đến chôn ở nghĩa địa.
Ngoại trừ phép dùng hình nhân cỏ, người ta cũng dùng con gà trắng và con vịt để chôn mà làm phép hóa giải. Tục nói, gà trắng làm “phù” để giải, vịt để trấn yểm hung sát.
Giấy vàng bạc
Bàn vong
Thổ Táng
Sau khi gia đình đã chọn được nơi chôn cất, tang chủ nhờ một người bà con hoặc bạn bè tiến hành đi lấy huyệt.
Phẩm vật gồm có:
-. bộ tam sinh
-. trà ngọt
-. trái cây
để cúng tế Hậu Thổ rồi mới lấy huyệt.
*. Khấn vái:
“Hôm nay là ngày…tháng…năm, tôi tên là …xin kính trình với Thần Hậu Thổ.
Nguyên có một vị mới qua đời, tên là …. tuổi….Nay xin phép được ký gởi hài cốt nơi đây, xin quí Thần cho phép lấy huyệt và xin Thần gìn giữ mộ phần về sau. Tấm lòng thành thiết bày phẩm vật kính dâng, xin Thần nhậm lễ và cho phép. Thượng hưởng”.
Động tác này gọi là “Khai triệu”, mục đích xin phép Thổ Địa Công để lấy huyệt.
Còn việc trình xin phép Thổ Địa để đào đất đắp nền nhà thì gọi là “Khai khoáng”
*. Phẩm vật cúng tế trong trường hợp chọn đất xây mộ đúng theo phong thủy:
-. một con gà trống màu trắng
-. một ký thịt lợn sống
-. mười hai quả trứng vịt sống
-. mười hai con cá sống
-. hai lít gạo trắng
-. một bình rượu
-. một bình nước lạnh
-. một bịt tương hột
-. mười hai bịt bột gạo đỏ
-. một cây bút lông mới
-. một cái khăn mặt mới
-. một cặp đèn
-. một bịt nhang thơm
-. hai chén lớn ba chén nhỏ đựng rượu
-. giấy tiền vàng bạc các loại, mỗi thứ ba xấp thọ kim, phúc kim, tứ phương kim
Cúng vái Hậu Thổ như trên, đốt giấy tiền vàng bạc xong mới bắt đầu đào huyệt. Điều quan trọng là, đã chọn đào chỗ nào rồi thì phải lấy chỗ đó, tuyệt đối không nên thay đổi địa điểm khác sợ bị trùng tang.
*. Hậu Thổ còn gọi là “Xả”, tên khác của Thổ Địa khi có chức năng gìn giữ mộ phần, nên trước khi lấy huyệt chôn cất, phải trình xin phép Ngài phù hộ.
*. Khi di chuyển quan tài đến phần mộ, đặt quan tài nằm cao ở trên huyệt, phần chân phía trước, phần đầu phía sau Chú:chỗ này khác với phong tục của người Việt Nam là đầu trước chân sau. Người Hoa lạy ở đầu, người Việt lạy ở chân—NT
*. Bày phẩm vật cúng tế Thổ Địa Hậu Thổ:
-. một bộ tam sinh hoặc ngũ sinh
-. một bình rượu
-. giấy tiền vàng bạc
-. tấm triệu viết tên tuổi người chết
-. lư hương, nhang, đèn
Đặt phía bên trái của huyệt mộ, khấn vái xin phép và trình với Thổ Địa.
*. Bày phẩm vật cúng vong:
-. sáu dĩa rau tươi
-. một chén cơm trắng
-. một chén phát khỏa
-. rượu, trà
-. lư hương, nhang, đèn
-. giấy tiền vàng bạc
-. linh vị đặt ở giữa, lụa thắt hồn bạch và lá phan ở bên cạnh.
-. con trai quỳ bên mặt, con gái và cháu quỳ bên trái
Con cháu thắp hương cúng tế vong linh, lạy từ biệt .
-. quan khách đọc điếu văn nếu có
-. hiếu nam dâng ba chén rượu, người chấp sự bưng đến tưới lên quan tài.
-. con cháu nói lời cảm tạ quan khách, đọc văn tế nếu có.
-. trong thời gian ấy, cử người phụ trách đến khoan hai lổ nhỏ ở phía trước và phía sau quan tài. Động tác này gọi là “phóng phong” thông gió, cũng gọi là phóng thủy hay phóng thuyên = nhổ đinh chốt khóa mục đích là để cho không khí lọt vào bên trong quan tài, làm cho thi thể người chết mau bị phân hũy.
-. hạ huyệt, chỉnh sửa ngay ngắn, rút dây hạ và các món phụ tùng của nhà giàn.
-. con cháu và thân hữu ném hoa hay đất xuống huyệt để từ biệt
-. lắp huyệt nhớ đặt một ống thông hơi từ đáy huyệt lên trên mặt đất cho không khí vào
Sau khi hạ quan tài, đốt tấm triệu. Con cháu thỉnh vong, bưng linh vị, hình ảnh, lư hương về nhà để làm nghi thức “An sàng” lập bàn thờ vong.
HƯỚNG DẪN TANG LỄ
TẬP TỤC TẨN LIỆM VÀ LÀM ĐÁM TANG Ở
THƯƠNG GIA BUÔN BÁN
I-. TẨN LIỆM
1-. Báo tang:
Con, cháu gái đã có chồng ở nơi khác, khi nhận được tin báo cha, ông mất, phải lập tức thay đổi y phục hoại sắc không lòe loẹt, trở về nhà cha ông để thọ tang. Đến cổng nhà, phải quì xuống, khóc ba tiếng gọi là hành lễ “Khốc lộ đầu”.
Nhà có tang thì ngoài con cháu ruột trong nhà, còn phải tìm cách thông báo cho thân tộc. Nếu là tang mẹ thì phải báo cho bên ngoại biết. Ngày xưa, phải đích thân đến từng nhà báo tang, nay xã hội tiến bộ có thể dùng những phương tiện truyền thông để báo cũng được. Khi có tang mẹ, bên ngoại đến để xem xét tình hình cái chết của người mẹ để khỏi thắc mắc về sau. Con trai con gái phải ra cửa quì đón tiếp bên ngoại vào nhà. nếu là tang cha thì khỏi quì đón bên ngoại. Khi thân nhân đến viếng, không nên khóc lâu vì sợ con cháu xúc động gấp hai ba lần, đôi khi bất tỉnh không nên vào lúc này, trở ngại cho việc sắp đặt tang lễ.
2. Quan Tài:
Do sáu miếng ván ghép lại mà thành. Tấm trên gọi là “thiên”, tấm đáy gọi là “địa”, hai bên trái phải gọi là “nhật nguyệt tường” bức tường trời trăng, bên trái là nhật, phải là nguyệt. Miếng trước đầu gọi là “đầu rùa”, miếng dưới chân gọi là “đuôi rùa”. Trước khi liệm thì gọi là “quan”, đã liệm xong thì trở thành “cũu”. Hiện ở Thương Gia buôn bán có hai hình thức quan tài, loại bản địa bằng gỗ, loại theo Âu Tây bằng pha lê trong suốt. Đất Thương Gia buôn bán rấy hạn chế, nên qui định chỉ cho phép chôn trong tám năm thì phải cải táng, đưa di cốt vào “công mộ”, để trống đất cho người sau chôn.
3. Tiếp Bản Đón quan tài
Có bốn loại quan tài là: “giác, xuy, nhạc, âm”, chọn một loại theo ý thích, cho xe nhỏ chở đến nhà có tang. Động tác này tục gọi là “phóng bản”. Đến nhà, có con trai hay gái quì ngoài cổng đón tiếp, gọi là “tiếp bản”.
Lúc khiêng quan tài vào nhà, nhớ lưu ý phần đầu vào trước để khi liệm xong, đầu quay vào trong, chân quay ra ngoài cửa Khác với Việt Nam, đầu quay ra ngoài. Trước khi chở quan tài đến, thì dán hai mếng giấy đỏ ở cửa nhà hai bên, sau tang lễ thì gở ra bỏ.
Trước đây, tẩn liệm phải nhờ thầy chọn ngày giờ, tuổi kỵ …nay thì phải làm theo qui định luật pháp, không thể chờ lâu được.
4. Chuẩn Bị Vật Phẩm Để Đón Quan Tài:–một đoạn ống tre tròn tượng trưng cho sự đoàn kết
-. một cây chổi nhỏ phất trần dùng để trừ tà.
-. thau chậu bằng kim loại để đựng tro đốt giấy vàng bạc.
-. một túi gạo.
-. giấy vàng bạc: thọ kim để cúng Thổ Địa, tiểu ngân để cúng vong
Tất cả do con cái quì ngoài cổng đốt cúng đón quan tài.
Cơm chong đầu
Đồ cúng
5. Tẩn Liệm
Liệm tức là đưa thi thể người chết vào trong quan tài. Thông thường thì người ta chọn giờ tốt trong thời hạn 24 tiếng đồng hồ sau khi chết, để tẩn liệm.
Khi liệm, con cháu phải có mặt đầy đủ, con hay cháu đích tôn trực tiếp theo dõi có người hiểu biết giám sát. Thi thể đặt trên nệm, đắp mền. Đầu kê gối trong gối độn giấy bạc hay lông gà, lông chó tạo thành bốn cạnh, góc, kèm theo “khố tiền” giấy tiền vàng bạc, những vật dụng thiết thân lúc còn sống mắt kính, sách, bầu rượu, đồ cổ ưa thích…
Thủ vĩ tiền
Đáy quan tài tốt nhất nên lót cỏ khô hoặc trà lá, có nơi lót thêm tờ giấy vẽ bảy sao Thất Tinh. Chân trái đạp giấy bạc, chân phải đạp giấy vàng. Tay trái cầm quạt, khăn tay hay bát bản, tay phải cầm cành đào. Tục xưa, dưới lưng có để “bối cân tuyến” và “quán ngân chỉ”, đạo sĩ còn làm phép “thế thân”. Trên mặt phủ tấm đệm che mặt người Mân Nam không có tục này. Bên trên mền đắp thi thể, chỗ ngực có đặt gương soi mặt. Kèm thêm số quần áo của người chết, theo tục ngữ nói “Vong giả đắc y, tử tôn đắc khố” người chết được y phục, con cháu được kho tiền, chữ KHỒ = kho, hài âm của chữ Phú. Trên hết là tấm “già thân phan” khổ vải trắng che thân. Tập tục còn đặt thêm số tiền xu cổ gọi là “thủ vĩ tiền”, phía đầu do nàng dâu đặt, phía chân do con gái đặt. Tục này nay đã bỏ.
6. Đậy Nắp Quan Tài :-.
Làm xong những phần trên, tiếp đến đậy nắp quan tài lại. Ngày xưa do người tẩn liệm dùng dây có đòn bẫy để ép sát nắp hòm với quan tài, rồi dùng đinh đóng khóa chặt lại. Nay mọi việc đã có trại hòm lo liệu, dùng máy nén khí để ép chặt, trong có keo dán sắt dán kín lại. Có loại hòm hai nắp, nắp trong có phần kính ở phần mặt để thân nhân nhìn mặt trễ, nắp ngoài bằng gỗ đậy kín.
Theo tập tục truyền thống thì: “Người đàn ông chết, thì trưởng tộc bên nội đóng nắp quan tài, người đàn bà chết thì trưởng tộc bên ngoại đóng nắp quan tài”.
7. NGHI THỨC TÔN GIÁO : -.
Trong khi làm động tác tẩn liệm, thường theo nghi thức của tôn giáo.
Đạo giáo thì tụng “Độ nhân kinh” v.v…
Phải có ban nhạc kèn trống … hòa tấu trong lúc tán tụng. Sau khi tẩn liệm xong, người thân chỉ còn thấy di ảnh mà thôi.
8. Hồn Bạch:
Ngày xưa dùng lụa và tơ thêu làm linh vị bài vị người chết, ngày nay cải đổi lại làm bằng giấy do Hòa Thượng hay Đạo Sĩ làm sẵn mẫu, chỉ điền chi tiết tên tuổi vào thôi.
Hồn bạch linh vị tượng trưng cho người chết, nên không thể xem thường, phải điền tuổi tính theo âm lịch mới phù hợp.
Phần giữa ghi họ tên, tổng số chữ là bảy hoặc mười hai, án theo “sinh, lão, bệnh, tử, khổ” mà viết. Bảy và mười hai chữ thuộc về “lão” .
Khi di quan phải mang hồn bạch theo, hạ huyệt xong thì mang trở về nhà để lập bàn thờ mà cúng tế. Có nơi thì chôn xong là đốt, nơi thì để một trăm ngày, nơi thì giáp năm mới đốt. Phong tục của người Tuyền Châu thì khi mãn thất 49 ngày thì dẹp bàn thờ, đưa linh vị và di ảnh đặt bên trái của bài vị Thần Chủ mà thờ. Đủ ba năm nói theo năm, thực tế thì chỉ có 24 tháng làm lễ “hợp lô”, ghi tên tuổi vào nhà thờ, mới đốt bỏ linh vị.
9. Hiếu Đường Bàn thờ
Dùng vải trắng phủ lên bàn, phía trước bên dưới có tấm “quần bàn”, hai bên có liễn tang. Quần áo giày dép …di vật của người chết đặt trên ghế bên cạnh.Trên bàn đặt linh vị, di ảnh, lư hương, đôi đèn, bên phải ngoài nhìn vào có bình bông, bên trái là dĩa trái cây. Phải đốt nhang đèn liên tục ngày đêm, không để bị tắt, vì thường xuyên có thân hữu đến viếng thăm.
Di ảnh nhớ làm thành nhiều tấm theo số con trai, sau khi mãn tang chia cho mỗi người một tấm mà thờ.
II. – THỜI GIAN CỬ HÀNH TANG LỄ
Dấu hiệu nhà có tang
Đèn báo tang
1-. Treo Đèn Báo Có Tang:
-. Bình thường, trước nhà mọi người thường treo cặp đèn gọi là “Hỉ đăng” đèn vui, trên có ghi hiệu của nhà, thí dụ: Họ Lý -. Lũng Tây, Họ Trần -. Dĩnh Xuyên,Họ Kỷ -. Cao Dương v.v… Khi gia đình có tang thì treo thêm cặp đèn “Tang đăng” báo có tang để người khác biết.
-. Tang đăng còn gọi là “Đại đăng” được treo để nói hai ý:
*. đã tẩn liệm rồi
*. đang còn quàn linh cữu tại nhà.
*. Cách chế tác tang đăng:
-. hai lồng đèn trên có ghi họ: Lý, Trần …
Áo cho người chết mặc = Thọ y
viết liễn tang 1
2-. Chuẩn Bị Cây Gậy Tang:
“Gậy tang” hiếu trượng còn gọi là “Khốc tang bổng” gậy khóc tang dùng để trợ giúp cho người con trai lúc quì trước quan tài hay phần mộ, linh sàng …trong thời gian tang lễ, tinh thần bi thương, ăn ngủ thất thường sức khỏe kém …nhờ cây gậy mà tựa nương cho đở bị gục té.
Phát tang
Cách làm gậy cho tang cha và tang mẹ khác nhau. Sách Lễ Ký có nói: “Tang cha thì dùng trực trượng gậy thẳng làm bằng cây trúc, nói lên khí tiết bất biến của người đàn ông; tang mẹ thì dùng tước trượng gậy vót được vót đẽo bằng cây ngô đồng, nói lên sự vất vả khốn khó của người mẹ, đã trải qua chín tháng cưu mang, ba năm bú mớm, ân tình nặng như non."
Cúng cơm 1
*. Gậy tang của con trai thì quấn vải đỏ, phần đầu gậy bịt vải đen, còn nếu là cháu nội trai thì quấn vải đỏ nhưng đầu gậy bịt vải trắng. Ngày xưa, gậy tang dài bốn thước 1,6 m đường kính một tấc 4cm. Ngày nay làm gậy tang chỉ khoảng 1 đến 2 thước 0,4—0,8 m. Khi đưa đến phần mộ, có thể đốt gậy này, hoặc đem về nhà đợi khi làm chung thất 49 ngày thì đốt cũng được.
3-. Chiêu Hồn Phan: phướng gọi hồn
Tục gọi là “cây phan” hay “tràng phan” được làm bằng một cây trúc, phần đầu còn một số lá tươi tượng trưng cho ý nói con cháu đông. Trên đầu cột tấm vải trắng hẹp dài, ghi tên tuổi, năm sinh, năm mất của người chết. Phan này là do phái Đạo gia chế ra, dùng để làm pháp “chiêu hồn” người chết.
Gọi hồn người chết
5-. Đả Đồng trét kín quan tài
Ngày xưa, khi liệm xong, người ta dùng vải tẩm với nhựa cây ngô đồng mà trét kín xung quanh quan tài, đồng thời dùng vải trắng che đậy các nơi thờ phụng trong nhà lại, động tác ấy gọi là “đả đồng”.
Thời gian tùy theo việc quàn linh cữu tại nhà lâu hay mau ba, năm ngày … vài tháng v.v…. Đứng về quan điểm vệ sinh thì việc quàn linh cữu tại nhà không nên để lâu.
6-. Thủ Linh Canh giữ quan tài
Trong lúc còn quàn linh cữu tại nhà, thì con cháu phải thay phiên nhau túc trực bên cạnh quan tài cả ngày lẫn đêm, gọi là “thủ linh”, tục gọi là “khốn quan cước” bó chân vô quan tài .Việc này ý nói, khi còn sống thì sáng chiều gần gũi, nay người vừa mất thì cũng phải có thân nhân kề bên để an ủi. Dân gian tin rằng, người chết đến ngày thứ bảy thì quay trở về nhà để quan sát tình hình nhà cửa, xem sinh hoạt của con cháu ra sao, có thể hiện được sự nhớ ơn sinh thành dưỡng dục… hay không.
Ý nghĩa chính của việc con cháu “thủ linh” là để, vạn nhất có trường hợp ngộ nhận về cái chết của người thân thực sự chưa chết, con cháu sẽ nghe được tiếng động đậy cựa quậy trong quan tài mà tri hô lên cho mọi người biết xưa từng có xãy ra trường hợp này. Ý thứ hai là, có con cháu đáp tạ khi quan khách đến phúng viếng, lễ bái vong linh, con cháu lạy đáp trả lại.
7-. Tang Phục
Y phục cho việc để tang chủ yếu là dùng loại vải trắng, nhưng có phân biệt thành năm thứ màu là: trắng xám ma bố = vải sô gai, trắng ngà trữ bố = cây bạch trữ, trắng thường bạch bố, xanh lam thanh bố, đỏ hồng bố, vàng hoàng bố tùy theo người thọ tang.
Tang phục thì theo tập tục, nhờ hàng xóm láng giềng người ngoài may bằng tay giùm tránh người trong nhà và không may bằng máy may. Cũng làm thêm khăn tang phù hợp với tang phục. Khi tẩn liệm xong, làm lễ “phát tang” thì mới mặc đồ và đội tang vào. Con trai, con gái chưa lấy chồng và cháu nội trai phải đội “dây rơm mũ bạc” và chống gậy tang. Dâu và con gái, cháu gái thì đội mũ tang “thảo cô”, dâu có dây đuôi, con gái thì không có. Việt Nam thì con dâu quấn khăn lên đầu, con gái trùm khăn che mặt-. NT
Gậy tang hiện nay dài một thước hai 0, 48 m, nếu năm nhuần thì thêm 4 cm 1 tấc ta nữa. Gậy tang cha bằng trúc, gậy tang mẹ bằng cây ngô đồng hay cây thích xương Vùng Nghi Lan thì dùng cây thích xương. Bên ngoài gậy tang cũng bọc bằng vải tang theo tang phục.
Màu sắc vải tang được phân biệt như sau:
Ma bố
1/-. Vải sô gai màu trắng xám ma bố: dùng cho con trai, con gái chưa lấy chồng, cháu nội trai. Đây là tang phục quan trọng nhất.
Trữ bố
2/-. Vải trắng ngà trữ bố: dùng cho cháu, chắt nội trai; con gái đã lấy chồng. Đây là loại tang phục quan trọng thứ nhì.
Thanh bố
3/-. Vải xanh lam thanh bố: dùng cho cháu cố các loại cháu bốn đời: trai, gái, dâu, rễ …
4/-. Vải đỏ hồng bố: dùng cho các loại cháu sơ cháu năm đời, gọi người chết bằng ông, bà sơ
5/-. Vải vàng huỳnh bố:dùng cho cháu sáu đời hiếm có, lục đại đồng đường.
Bạch bố
6/-. Vải trắng thường bạch bố : dành cho thân tộc hoặc cháu ngoại, hay người ngoài họ mà vì mang ơn nghĩa muốn để tang người chết.
Ngoài vấn đề màu sắc như trên, còn một số hình thức khác để phân biệt tính cách, quan hệ …với người chết. Như là: đã có gia đình thì mặc áo có tay, chưa có gia đình thì không tay; cháu nội trai trưởng và cháu nội dâu trưởng thì mặc tang phục loại ma bố, mũ rơm; con gái có chồng mặc tang phục giảm bớt như khăn tang dùng ma bố, quần áo dùng trữ bố v.v…. Rất nhiều chi tiết, phải tham khảo sách chuyên đề mới biết rõ được.
8-. 【Cúng Hậu Thổ, Điểm Chủ 】:
a/-. Cúng Hậu Thổ:
Sau khi an táng xong, phải lập một tấm bia kế bên ngôi mộ, trên có ghi hai chữ “Hậu Thổ”, bày phẩm vật ra để cúng tế Thần Đất cai quản nơi này, xin thần hỗ trợ giúp đỡ cho vong linh đồng thời cũng bảo quản, gìn giữ phần mộ từ đây về sau. Động tác này gọi là “Cúng Hậu Thổ”.
Tục ngày xưa, phải mời thỉnh những người có học, đỗ đạt bằng cấp từ Tú Tài, Cử Nhân … trở lên, hoặc người có chức vị lớn trong xã hội, đến tận nơi phần mộ cử hành nghi thức Cúng Hậu Thổ này. Ngày nay thì đa số đều thỉnh đạo sĩ hoặc thầy địa lý đến làm việc này. Khi vị ấy viết xong hai chữ Hậu Thổ bằng châu sa đỏ, quay mặt về hướng Đông ném cây bút, vừa ném vừa niệm những câu thần chú cầu cát tường, cuối cùng gom bút mực lại, chôn gần với bia Hậu Thổ.
b/-. Nghi thức Điểm Chủ: Có thể kết hợp với lễ cúng Hậu Thổ để làm luôn nghi điểm chủ, hoặc tổ chức vào dịp khác cũng được.
Ý nghĩa của nghi thức điểm chủ là, khi con cháu không phát triển được công danh sự nghiệp, trước đây phải mời một vị nào đó, hiển đạt về công danh, làm “Điểm Chủ Quan” ông quan điểm chủ để chủ trì công việc này. Nay thì thường là mời quí vị đạo sĩ hay thầy địa lý đến làm.
*. Cách làm:Người ta viết sẵn chữ “CHỦ” 主 nhưng để thiếu một chấm trên đầu đang là chữ VƯƠNG王 .Sau khi tiến hành việc cúng tế, vị quan điểm chủ sẽ dùng châu sa chấm thêm trên đầu chữ Vương王 một chấm 丶, tức thành chữ Chủ 主, vì thế nên gọi là “điểm chủ”.
Sau khi chấm xong, quan điểm chủ cũng ném bút về hướng Đông và đọc những câu chú cát tường.
*. Khi hoàn thành việc Cúng Hậu Thổ và Điểm Chủ, nếu có, đạo sĩ hoặc thầy địa lý sẽ làm phép rải một số ngũ cốc ngũ chủng cốc tử lên phần mộ, số còn lại thì giao cho gia đình con cháu giữ. Con cháu lại lấy thêm một cục đất ở phần mộ, đem về nhà thờ chung với số ngũ cốc trên. Động tác này biểu đạt ý nghĩa:“Tử tôn phồn diễn, Ngũ cốc phong đăng” 子孫繁衍, 五穀豐登 [con cháu đông đúc, ngũ cốc dồi dào ]
*. Ghi chú:"Ngũ cốc" 五穀 năm thứ cốc, là "đạo, thử, tắc, mạch, thục" 稻, 黍, 稷, 麥, 菽 lúa gié, lúa nếp, lúa tắc, lúa tẻ, đậu.
*. Phẩm vật cúng Hậu Thổ:
-. Bông, trái cây, đèn cầy, rượu, bộ tam sinh.
-. Giấy tiền vàng bạc:dùng ba loại : thọ kim, ngãi kim và phúc kim.
9-. 【LỄ AN SÀNG 】
Sau khi hạ huyệt xong, tang chủ mang bài vị thần chủ, lư hương…kèm theo một cục đất ở phần mộ và số ngũ cốc của Thầy đưa cho khi làm phép “điểm chủ” … đem về nhà làm lễ “An Sàng” lập bàn thờ vong linh. Động tác này gọi là “Phản Chủ” mang chủ trở lại .
Người ta thiết một “bàn thờ vong” linh trác, đặt những phẩm vật cúng kiến lên đó với bài vị, di ảnh, lư hương …Thầy hoặc đạo sĩ tụng kinh làm phép “An Linh” còn gọi “Thụ Linh” trong lúc đó thì con cháu quì bái cúng tế và than khóc để tỏ lòng hiếu thảo.
*. Phẩm Vật Cúng :
-. đèn cầy, hoa tươi, rượu, năm món ăn ngũ vị uyển, trái cây.
-. loại giấy tiền vàng bạc: dùng giấy tiền
*. Điều cấm kỵ:Đa số người ta hay dùng đèn dầu để thắp trên bàn vong, nhưng “Du 油= dầu” đồng âm với “Du 莿= cây gai nhọn nên dân gian kỵ thắp đèn dầu, sợ bị chứng đau nhức gân xương.
10-. NHỮNG ĐIỀU CẦN CHÚ Ý TRONG TANG LỄ
Phong tục tang lễ của Thương Gia buôn bán khá phức tạp, mỗi nơi một kiểu theo tập quán cổ của địa phương gốc, nên có điểm không thể khảo cứu tường tận được. Trong số những tập quán ấy, có cái không còn phù hợp với xã hội hiện nay.
Tổng quát mà nói, xin nêu lên những điểm chung như sau:
1-. Giờ cúng vong hàng ngày, sáng là khoảng bảy giờ, chiều khoảng bốn giờ.
2-. Trước khi cúng, phải thay nước cúng. Cúng Thổ công táo vương ba chén ly, cúng vong một chén ly.
3-. Trái cây cúng vong khoảng chừng hai ngày thay một lần. Nên chọn loại quả có hình tròn tượng trưng cho sự viên mãn = tròn đầy như: bom, nho, đào, …
4-. Lư hương phải đốt nhang liên tục, đừng để gián đoạn, cả bàn Thổ công táo vương lẫn bàn vong.
5-. Trước ngày động quan, người thọ tang không nên đi đến các đền, miếu. Không tham dự những tiệc vui mừng cưới hỏi, mừng thọ …. Trong cùng năm đó, nếu trong thân tộc có tang, thì không để tang mặc áo tang, đội tang và đi đưa tang, chỉ đến thắp hương cúng viếng ở nhà người đó thôi. nếu tập quán cũ cho phép thì cứ theo.
6-. Con trai trong nhà đang thọ tang thì không được hớt tóc, không cạo râu. Con gái thì không đi uốn tóc. Con cái không nên mặc những y phục sặc sỡ, lòe loẹt mà chỉ mặc những loại màu tối, thắt cà-. vạt đen, mang giày vải hoặc dép trắng.
7-. Người thọ tang như nếu đang có thai, phải báo cho người phụ trách tang lễ biết, để làm thêm một băng vải đỏ mà quấn ngang bụng.
8-. Nếu lở có làm dư khăn tang, cố gắng tìm người trong thân tộc mà chuyển giao cho họ đội. Trường hợp không có ai, thì đích thân tang chủ phải mang theo lúc di quan và đốt tại phần mộ, chứ không đưa cho người bên ngoài thân tộc.
Nếu phong tục gốc có khác, thì tùy phong tục ấy.
14-. Tác Tuần :-.
Một “Tuần” là mười ngày. Có số địa phương sau khi làm xong bảy thất 49 ngày thì làm tiếp theo “Bốn tuần” để cúng bái “bốn vị Phán quan”. Bốn tuần thì hết bốn mươi ngày, cộng bốn mươi chín ngày làm thất thành ra chín mươi chín ngày. Kế ngày hôm sau ngày thứ 100 đó thì làm lễ “Cúng trăm ngày” cho vong linh.
Đa số ít người phân biệt như trên, làm thất và làm tuần dùng lẫn lộn. Có nơi thì chỉ làm thất chứ không làm tuần. Phẩm vật cúng làm tuần cũng tương tự như khi làm thất.
Trong thời gian chưa di quan đi an táng, nếu đến ngày giỗ tổ tiên trong khoảng ấy thì miễn cúng giỗ. Chỉ cúng giỗ khi đã an táng xong. Nhưng nếu là vào những dịp phải tế tổ như các tiết: Thanh Minh, Đoan Ngọ, Trung Nguyên, Đông Chí, Giao thừa trừ tịch … thì ngày hôm trước khi đổi tiết, phải cúng vong linh rồi hôm sau mới cúng tế Tổ Tiên.
*. Cúng bái bốn vị Phán Quan:
-. tuần thứ nhất Sinh Tử Phán bái Phán Quan họ Thôi
-. tuần thứ hai Tra Sát Phán bái Phán Quan họ Lý
-. tuần thứ ba Trừng Ác Phán bái Phán Quan họ Hàn
-. tuần thứ tư Thưởng Thiện Phán bái Phán Quan họ Dương.
15-. 【CÚNG TRĂM NGÀY】
*. Lý do:Tính ngày chết của người đó là ngày thứ nhất, đếm đến ngày thứ một trăm thì tổ chức lễ cúng vong linh, gọi là “Cúng trăm ngày” Tác bách nhật.
Ngày này, nên thỉnh quí vị Đạo sĩ hay Hòa Thượng đến làm lễ cầu siêu, tụng kinh siêu độ cho người chết mau siêu thăng hoặc tái sinh vào chỗ tốt. Ít nhất thì gia đình cũng phải cúng tế, tự cầu nguyện cho thân nhân mình chư không nên bỏ qua.
*. Phẩm vật cúng: bộ tam sinh, năm món ăn, trái cây, rượu.
*. Giấy vàng bạc:đốt giấy tiền.
*. Cúng trăm ngày còn gọi là “Tốt khốc” Hết khóc, hết tang. Ngày này là cúng bái Bình Chính Minh Vương để xin tội cho vong linh.
16-. 【CÚNG TIỂU TƯỜNG】Cúng giáp năm
*. Lý do:Khi người mất tròn đủ một năm, con cháu phải tập họp lại để “Cúng Giáp Năm” cho vong linh.
Lễ này phải thỉnh Đạo sĩ hay Hòa Thượng đến tụng kinh, làm pháp sự trọng thể. Xong lễ này, con cháu có thể cởi tang phục .
*. Phẩm vật cúng: bộ tam sinh, năm món ăn, trái cây, rượu.
*. Giấy vàng bạc:đốt giấy tiền.
*. Lễ cúng giáp năm còn gọi là “Tiểu Tường” cúng bái Đô Thị Minh Vương để xin tội cho vong linh.
17-. CÚNG ĐẠI TƯỜNG Cúng ba năm
Khi người chết đủ ba năm nói theo năm, thực chất là hai mươi bốn tháng thì tiến hành “Cúng ba năm” còn gọi Đại Tường với phẩm vật cúng trọng thể hơn các lần trước.
Lễ này cũng mời Đạo sĩ hay Hòa Thượng đến làm đầy đủ nghi thức pháp sự. Dân gian thường gọi lễ này là “Thoát hiếu” hết thời gian cư tang báo hiếu và không còn kiêng kỵ những việc như: đi đền miếu, quần áo đẹp, tiệc tùng …
Nếu chưa xả tang vào dịp giáp năm, thì đến ngày này mới xả được.
*. Lễ cúng Đại Tường tế bái Chuyển Luân Minh Vương xá tội vong linh.
18-. 【XẢ TANG】
Tang gia đã thực hiện đầy đủ các lễ cầu siêu cho người chết như: làm thất, làm tuần, cúng trăm ngày, cúng giáp năm rồi, thì có thể dọn dẹp “Bài vị người chết” và Lư hương đốt nhang cho vong linh thiết đặt trong lễ an sàng trước đây.
Chọn phương hướng tốt để chôn hoặc đốt bỏ hai thứ này.
Lễ xả tang cũng phải mời Đạo sĩ hay Hòa Thượng đến làm pháp sự theo nghi thức tôn giáo, đầy đủ phẩm vật cúng tế, đốt giấy tiền vàng bạc cho vong linh, rồi mới cởi bỏ tang phục, tập trung lại đốt bỏ.
*. Có nơi, phải đợi đến “Cúng ba năm” thực chất là hai mươi bốn tháng mới làm lễ xả tang.
Ngày hôm sau, đến cúng bái ở các đền, miếu để giải trừ hết những “điều bất tường” trong thời gian thọ tang. Trở về nhà hớt tóc, cạo râu, tắm gội sạch sẽ tỉnh thân. Động tác này gọi là “Hành Viên” làm tròn.
*. Phẩm vật cúng: bộ tam sinh, năm món ăn, trái cây, rượu.
*. Giấy vàng bạc:đốt giấy tiền.
19-. 【Hợp Lô 】Chung lư hương
Sau khi làm lễ xả tang, tiến hành nghi thức “Hợp Lô” chung lư hương, tức là đốt bỏ bài vị người chết, lấy một ít tro nhang trong lư hương cúng vong, đem bỏ vào trong lư hương của tổ tiên, ghi tên người chết vào bài vị tổ tiên.
Lễ này có thể tổ chức sau khi xả tang giáp năm hoặc ba năm. Theo phong tục của người Tuyền Châu thì tổ chức hợp lô vào tháng sáu hoặc tháng mười, ngoại trừ ngày xả tang rơi vào tháng mười hay mười một, mới làm lễ hợp lô vào tháng chạp.
Còn phong tục của Chương Châu thì phải đợi đến cúng ba năm, xả tang rồi thì làm nghi thức hợp lô luôn.
Sau khi làm lễ hợp lô, những người trong gia đình có người chết mới trở lại sinh hoạt bình thường hết kiêng cử.
Nếu gặp năm chính xung, tuy đã xong ba năm, nhưng cũng không nên hợp lô, mà đem bài vị người chết đặt bên cạnh bài vị tổ tiên, chờ năm sau mợi hợp. Động tác này gọi là “Ký Lô” gởi lư hương.
*. Lễ hợp lô tổ chức như sau:
˙thời gian: trước giờ Ngọ
˙ địa điểm: trước bàn thờ có bài vị Tổ Tiên .
*. Phẩm vật cúng: bộ tam sinh, năm món ăn, trái cây, rượu.
*. Giấy vàng bạc:đốt ngãi kim và giấy tiền.
NỘI DUNG NHỮNG VĂN THƯ DÙNG TRONG ĐÁM TANG
Trong thời gian cử hành tang lễ, tang gia nhất định phải sử dụng một số văn kiện, hoặc là những câu trong trướng, đối phúng viếng của thân hữu … đều thuộc về loại văn thư dùng trong đám tang, có nhiều chủng loại khá phức tạp.
Ở Thương Gia buôn bán, trước khi có các dịch vụ mai táng xuất hiện, tang lễ là do bà con hàng xóm láng giềng và thân hữu, thân nhân …hợp lại cùng nhau giải quyết. Những văn thư được dùng trong tang lễ, hầu hết là do sự truyền miệng từ đời này sang đời khác, hoặc do các nhân sĩ tôn giáo dạy bảo. Nhưng nghi thức tang lễ ngày càng phát triển thêm lên, khiến cho mọi người cảm thấy rắc rối, hỗn tạp đủ thứ.
Ngày nay, việc tang lễ đa số đều nhờ vào các dịch vụ mai táng đảm trách, họ có những vị chuyên phụ trách đứng ra làm theo điều kiện kinh tế gia đình và tôn giáo của mỗi nhà.
Theo tập quán Thương Gia buôn bán, xin nêu một số văn thư thường dùng khi có tang lễ :
1-. Báo Tang:
Khi hữu sự có tang, nhà đó dán một tờ giấy trắng hoặc tấm vải màu đen trắng, trên có ghi thân phận người chết, để báo cho mọi người biết.
Thuật ngữ dùng như sau:
a/-. “Nghiêm Chế” : dùng khi có cha, hoặc người con trai trưởng trong nhà chết.
b/-. “Từ Chế”: dùng khi có mẹ, hoặc người con gái trưởng trong nhà chết.
c/-. “Tang Trung”: dùng khi cha mẹ còn sống mà người con thứ chết.
d/-. “Phụng Tổ Phụ Mẫu dụ xưng Nghiêm Từ Chế”: dùng khi Ông hay Bà còn sống mà Cha hay Mẹ chết.
2-. Hồn Bạch: còn gọi là Thần Chủ hay Mộc Bài, tức bài vị thờ người chết
-. Hồn Bạch được sử dụng tượng trưng cho người mới vừa chết, thay thế cho bài vị Thần Chủ Mộc Bài sau này.
Ngày xưa, người ta dùng lụa tơ để làm hồn bạch, nay thì thông dụng làm bằng giấy dày. Trên đó có ghi họ tên, năm sinh, ngày tháng năm mất của người chết, đặt trang trọng trước quan tài ở giữa nhà để mọi người lễ bái, gọi là “Thụ hồn bạch”.
Một số nơi là do Đạo sĩ hay Pháp sư làm ra. Hồn bạch đại diện cho người chết, nên không thể xem thường, ghi chép tùy tiện được. Những chi tiết về tên họ, tuổi, ngày giờ mất… được ghi sao cho đủ “Bảy” hoặc “Mười Hai” chữ, tính theo “Sinh, Lão, Bệnh, Tử, Khổ”. Như vậy, bảy chữ hoặc mười hai chữ thuộc về “Lão” là tốt.
Hồn bạch được mang theo quan tài khi đi an táng, xong, lại mang về làm lễ an sàng tại nhà để thờ cúng mỗi ngày. Tùy theo tập quán của từng nơi, hồn bạch có thể đốt sau khi hạ quan, sau cúng trăm ngày hoặc chờ đến lúc “Hợp lô” xong .
3-. Minh Tinh Tấm Triệu
Cũng là một vật biểu trưng cho người chết, ghi quê quán, trú quán … của người chết trên một tấm vải dài hẹp, gắn ở đầu cây trúc, dựng đứng bên cạnh quan tài .
a/-. Theo truyền thống:
chỉ là tấm vải đỏ dài hẹp, viết chữ bằng bột keo vàng. Trên ghi: “Hiển khảo tiền ….hương, trường … công, … … phủ quân chi linh cữu”
Linh cữu của Cha trước ở …, chức vụ …. tại ……
b/-. Tập quán khác:
Phong tục của miền Bắc, trong nhà có con gái cháu gái đã lấy chồng, người rễ phải tặng tấm Minh tinh cho Cha Ông của vợ. Tấm này bằng vải đỏ, trên có dán ba đoạn giấy ghi chữ cha giấy xanh, mẹ giấy vàng. Minh tinh treo lên đầu cây trúc, đặt ở cạnh quan tài, khi di quan thì mang đi theo. Đến phần mộ, chôn xong thì bóc bỏ đoạn giấy đem đốt, mang tấm vải về nhà thờ.
4-. Mộ Bia hay Hủ đựng tro cốt
a-. Mộ bia: Nội dung có ba phần chủ yếu:
-. Phần ở giữa ghi tính danh người chết quan trọng
-. Phần ngày tháng sinh, tử chú ý số chữ phải rơi vào “lão” mới tốt
-. Con cháu hợp lập mộ chú ý số chữ phải rơi vào: sinh” mới tốt
Dân gian gọi đó là “lưỡng sinh’ hay “lưỡng lão” ý nói tốt
b-. Hủ cốt:Tùy theo kích cở ngôi tháp sắp đem nhập hủ cốt lớn nhỏ, hủ cốt cao thấp ra sao mà chọn phần ghi tên họ ngày tháng… hoặc gắn ảnh .
Thí dụ:“Dân quốc năm thứ bảy mươi ba”, “Tro cốt của … … Lão Sư”.
5-. BẢNG CÁO PHÓ
Cáo phó là bảng nêu lên nội dung báo tang, còn gọi là báo bạch thưa trình, cho mọi người biết về việc tang sự của gia đình mình.
Mười nội dung chủ yếu trong bảng cáo phó:
1/-. Tên họ người chết.
2/-. Ngày giờ năm tháng cùng địa điểm chết.
3/-. Năm tháng ngày giờ sinh của người chết.
4/-. Hưởng thọ dương bao nhiêu tuổi.
5/-. Một ít lời lẽ có tính khách sáo.
6/-. Quan tài đặt ở đâu .
7/-. Năm, tháng, ngày, giờ cử hành “gia lễ” con cháu cúng tế và “công điện lễ” cơ quan, đơn vị, thân hữu … cúng tế
8/-. Di quan an táng hay hỏa táng ở đâu.
9/-. Lời cảm tạ khách sáo.
10/-. Tên họ người đại diện đăng cáo phó nên ghi những người có quan hệ thân thiết nhất, quan trọng nhất mà thôi, không ghi nhiều quá trở thành lố bịch.
*. Ghi chú:Bảng cáo phó có thể nêu vắn tắt hành trạng, công danh, địa vị, học vấn, chuyên môn, nghề nghiệp, con cái … của người chết.Kèm thêm nguyên nhân cái chết nếu cần. Nhưng phải hết sức khéo léo không phô trương ca tụng quá mức. Nói chung, phải có kinh nghiệm nhiều trong lĩnh vực này mới dám viết dài, tốt nhất chỉ nên ghi những chi tiết chủ yếu về tên, ngày giờ, tuổi tác, giảm tối đa những sáo ngữ lời lẽ khách sáo.
TRƯỚNG PHÚNG ĐIẾU ĐÁM TANG
Trướng phúng điếu đám tang cũng là một “lễ phẩm” để đi điếu, còn gọi là “Lễ trướng” .
Đề tài thì không lệ thuộc hình thức nào, số chữ cũng không giới hạn. Có khi chỉ là một chữ, ví dụ chữ “ĐIỆN”, nhưng thông thường là bốn chữ.
TD: Điếu người trung niên thì dùng “Triết nhân kỳ ủy” người hiền triết bị bệnh chết. Điếu lão ông thì dùng “Nam Cực tinh vẫn” Rơi sao Nam cực. Thường dùng giấy làm trục để dễ cuộn lại, nên có tên là “lễ trục” cuồn lễ.
Những vãn trướng, vãn trục này được viết trực tiếp lên giấy, đặt bên cạnh quan tài, khi di quan mới trương ra đi trước. Chữ được viết trên tấm vải trắng thường là bảy thước = 2,8 m. Có thể là những câu có sẵn hoặc câu mới đặt ra, miễn sao cho phù hợp với tình trạng, gia cảnh, tuổi tác của người chết và có ý tiếc thương là được.
1-. Những câu thông dụng:
Thiên cổ lưu phương danh thơm ngàn năm
Thiên nhân đồng bi trời người cùng thương
Phong phạm vĩnh tồn gương tốt truyền đời
Công danh bất hủ công danh chẳng mất
Công tại hương lí công khắp xóm làng
Vĩnh thuỳ thiên cổ ngàn năm gướng sáng
Danh lưu hậu thế danh để đời sau
Lao khổ công cao công lao vất vả
Điển hình uyển tại vẫn thấy hình dung
Trung hậu đãi nhân đãi người rất hậu
Tùng bá trường thanh tùng bá xanh lâu
Xả kỷ vi nhân quên mình giúp người
Kiệm phác gia phong nết nhà cần kiệm
Âm dung uyển tại hình tiếng vẫn còn
Phẩm đức cao thượng đức tốt nêu cao
Cao phong lượng tiết nết cao tiết rộng
Lưu phương bách thế danh thơm còn mãi
Thanh liêm chính trực thẳng ngay liêm chính
Vọng vân tư thân nhìn mây nhớ người
Di ái thiên thu để thương ngàn kiếp
Hạo khí trường tồn hạo khí còn dài
Cần lao nhất sinh một đời siêng năng
Đức cập tử lí đức sáng nêu gương
Đức phạm thường tại gương đức vẫn còn
Đức cao vọng trọng đức cao người trọng
Cúc cung tận tuỵ hết sức kính người
Ý đức thường tồn đức sáng còn dài
越南道教 - 道教神仙 - 越南道士 Đạo Giáo Thần Tiên Việt Nam
-------0o0-------
Nguon internet http://thantienvietnam.com/