Có 1 sự trùng hợp đáng ngạc nhiên, là trong rất nhiều truyền thuyết của các dân tộc cổ đại, đều có nhắc đến 1 trận Đại hồng thủy khủng khiếp quét sạch sự sống trên Trái Đất. Trong đó được biết đến nhiều nhất là câu chuyện về Noah và Manu
Tranh vẽ “Đại hồng thuỷ” của Francis Danby, 1840. (Wikimedia Commons)
Vào năm 1872, George Smith, người nghiên cứu về ngôn ngữ và văn minh Assyria đã có một khám phá gây sốc toàn thế giới. Trong khi đang nghiên cứu một bài vị đặc biệt của thành phố cổ đại Nineveh (kinh đô của đế quốc Assyria thời cổ), ông đã tình cờ tìm thấy một câu chuyện song hành với câu chuyện về chiếc thuyền Ark của Noah (chiếc thuyền chở ông Noah, gia đình ông và các loài vật đi tránh nạn Đại hồng thủy) từ Sách Sáng Thế trong Kinh Cựu Ước.
Ngày nay, chúng ta nhận thức được rằng những huyền thoại về lũ lụt được tìm thấy không chỉ trong các nền văn hóa thuộc bán đảo Balkan, mà còn ở nhiều nền văn minh cổ đại khác trên khắp thế giới. Những bản miêu tả về một trận lụt lớn được ghi lại trong các bài vị của người Sumer cổ đại, nhân vật Deucalion trong thần thoại Hy Lạp, truyền thuyết về người Maya ở Trung Mỹ, thần thoại Đại Vũ trị thủy của Trung Quốc, những câu chuyện về bộ lạc Lac Courte Oreilles Ojibwa của Bắc Mỹ, và những câu chuyện của người Muisca,… nhưng chừng đó mới chỉ nêu được một ít.
Một trong những miêu tả lâu đời nhất và thú vị nhất khởi nguồn từ thần thoại Hindu, và mặc dù có một số điểm khác biệt nhưng bản miêu tả này lại có những đặc điểm tương đồng đáng ngạc nhiên với câu chuyện về Noah và con tàu của ông.
“Thuyền của Noah của Ark trên núi Ararat,” Simon de Myle, 1570. (Wikimedia Commons)
Chuyện thần thoại về Đại hồng thủy Hindu được tìm thấy ở nhiều nguồn khác nhau. Bản miêu tả đầu tiên được cho là đã được viết trong “Vedic Satapatha Brahmana” (bài kệ về mối quan hệ giữa kinh Vệ Đà và các nghi thức cúng lễ quỷ Sa tăng), và những bản miêu tả sau này có thể được tìm thấy trong “Puranas” (các chuyện cổ tích Ấn độ), trong đó có “Bhagavata Purana” (cổ tích sử thi Ấn độ), và “Matsya Purana”, và “Mahabharata”.
Tuy nhiên tất cả các miêu tả này đều có một điểm chung: “Nhân vật chính trong câu chuyện về lũ lụt là một người đàn ông mang tên Manu Vaivasvata. Cũng giống như Noah, Manu được mô tả như là một cá nhân có đạo đức”.
Ví dụ, Satapatha Brahmana có nói điều này về Manu: “Trong thời cổ đại đã từng có một người đàn ông thánh thiện. Ông được gọi là Manu, người mà đối với những người biết hối cải và cầu nguyện. Đã giành được sự ưu ái của Chúa Trời”.
Manu được cho là có 3 người con trai trước trận lũ, tên họ là Charma, Sharma, và Yapeti, trong khi Noah cũng có ba con trai – Ham, Sem và Japheth.
Trong sách Sáng Thế, nguyên nhân sự hủy diệt của nhân loại là: ”Và Thiên Chúa đã nhìn thấy sự xấu xa gian ác của loài người trên Trái Đất đã quá lớn, mọi suy tưởng trong lòng họ chỉ là hiểm độc không ngừng. Con người đã ăn năn hối lỗi với Chúa rằng ông đã tạo ra họ trên Trái Đất này, và họ đã làm ông đau lòng. Chúa đã nói, ta sẽ tiêu diệt người mà ta đã tạo ra từ bề mặt của Trái Đất; cả người và quỷ, và sinh vật ghê tởm này, và các loài chim trời; cho chúng biết hối cải với ta rằng ta đã tạo ra chúng”.
Tranh “Noah và Ark của mình” vẽ bởi Charles Wilson Peale, 1819. Cả Noah và Manu đều được mô tả là những người đạo đức. (Wikimedia Commons)
Tuy nhiên, trong câu chuyện của Manu, sự hủy diệt của thế giới được coi là một phần trong trật tự tự nhiên của sự vật, chứ không phải là một sự trừng phạt của thần linh. Nó được viết trong “Matsya Purana” rằng “Manu sau đó đã đi đến chân núi Malaya và bắt đầu thực hiện tapasya (thiền định).
Hàng ngàn, hàng ngàn năm đã trôi qua. Tới mức độ sức mạnh kiền tịnh của Manu đã khiến Brahma – Thần sáng tạo (linh hồn của vũ trụ) xuất hiện trước mặt anh. “Ta hài lòng với những lời cầu nguyện của con“, Brahma nói. ‘Ta ban cho con một đặc ân’. “Con chỉ xin một ân huệ “, Manu trả lời. Ông cầu xin “Sớm muộn gì cũng sẽ có một sự hủy diệt (pralaya) và thế giới sẽ không còn tồn tại nữa. Xin hãy ban cho con đặc ân để chính con được cứu vớt thế giới này và khởi tạo lại vào thời điểm có sự hủy diệt“, và Brahma đã sẵn lòng ban cho Manu đặc ân này.
Trong chuyện thần thoại về trận hồng thủy từ kinh Cựu Ước, Thiên Chúa đã cứu Noah bằng cách hướng dẫn ông đóng một cái thuyền (Ark). Trong phiên bản của đạo Hindu (Ấn Độ giáo), cũng chính là nhờ sự can thiệp của Thiên Chúa mà con người được cứu vớt khỏi sự hủy diệt hoàn toàn. Trong câu chuyện này, vị thần xuất hiện trước Manu trong hình dạng một con cá nhỏ. Manu giữ con cá lại, nó lớn nhanh đến nỗi thân thể của nó đã choán hết toàn bộ đại dương chỉ trong một vài ngày. Đó cũng là lúc thần tiết lộ thân phận của mình cho Manu, chỉ bảo cho Manu về sự hủy diệt sắp xảy ra, và cách để cứu nhân loại. Ngoài ra trong câu chuyện này cũng có liên quan đến một chiếc thuyền lớn. Vishnu đã chỉ thị Manu phải xây dựng một chiếc thuyền và chất đầy thuyền bằng các động vật và hạt giống để tái tạo Trái Đất:
“Hỡi chàng trai tốt bụng, con có trái tim nhân hậu biết quan tâm chăm sóc người khác, bây giờ hãy lắng nghe đây. Chẳng bao lâu nữa, khi đó thế giới sẽ bị nhấn chìm bởi trận đại hồng thuỷ và mọi thứ sẽ đi đến diệt vong. Con phải đóng một con tàu thật chắc, và mang theo dây thừng lên tàu. Con cũng phải mang theo bên mình 7 nhà Hiền triết, những người đã tồn tại kể từ khi bắt đầu có thời gian, và hạt giống của tất cả mọi loài cây và cặp đôi của mỗi con vật, khi con đã sẵn sàng, ta sẽ đến với hình hài là con cá và trên đầu ta sẽ có các sừng. Đừng quên những lời của ta, không có ta thì con không thể thoát khỏi cơn lụt này”.
Khi thời điểm đó đến, Manu cột chặt thuyền với những chiếc sừng của con cá và để mặc cho nó kéo đi.
Sau trận lũ lụt, chiếc thuyền của Noah được cho là đã dừng trên núi Ararat. Tương tự như vậy, thuyền của Manu đã được mô tả là được neo đậu trên đỉnh của một dãy núi (dãy núi Malaya) khi nước đã rút xuống. Cả Noah và Manu sau đó đều được kể lại là đã phục hồi lại trái đất.
Tác giả: Dhwty, Ancient-Origins.net