Nov 21, 2024

Biên khảo

Những quy định việc để tang người thân thuộc
Đào văn Khởi * đăng lúc 09:01:37 AM, Nov 20, 2023 * Số lần xem: 5514
 

Những quy định việc để tang người thân thuộc

 

Lời dẫn

 

Việc để tang cho người thân đã khuất là một ứng xử có tính nghi lễ. Nghi lễ này dựa trên mối giao cảm tự nhiên; là mặc định của thiên luân đối với người đời trong tương quan huyết thống, thân sơ; là mặc định do phép tắc, luân lý mỗi thời quy định…Thế cho nên nghi lễ để tang có thể thay đổi tùy thời. Mỗi thể chế chính trị đều có một bộ luật gồm cả hình sự và dân sự, những quy định về tang khó nằm trong luật hình sự. Tại sao? Vì khi xét tội danh của một tội nhân cụ thể, tính chất nặng nhẹ của tội danh đều liên quan đến người thân của tội nhân. Những ngươi thân phải chịu một phần trách nhiệm hình sự. mà trách nhiệm hình sự của người liên quan chủ yếu xét qua quan hệ thân sơ, huyết thống. thẩm định quan hệ huyết thống thân sơ không gì bằng qua việc để tang cho người thân.

Chúng ta vượt qua thời quân chủ, đang sống trong thời dân chủ “ Xã hội chủ nghĩa” mà vẫn không được hưởng một điều luật nào về VIỆC TANG!  Do vậy từ thường dân cho đến quan chức vẫn tìm đọc. nào Ngọc Hạp Thông Thư ( sách xem ngày tốt xấu), nào  Thọ Mai Gia Lễ ( sách về nghi lễ tế tự … nghi lễ tang khó) (*) Tức dân ta- người Việt-  hầu như vẫn áp dụng di sản do chế độ quân chủ để lại. Chắc di sản đó có cái lý đẻ tồn tại. Trong lúc nhà nước ta chưa kịp đổi mới các nghi lễ tang khó, chúng tôi xin trình bày những nét chính yếu vấn đề nhạy cảm khó có ai tránh né này, để độc giả tham khảo. Nội dung văn bản được trích dẫn từ hai bộ cổ luật của Việt Nam thời quân chủ:  Lê Triều Hình luật (Luật Hồng Đức)và Hoàng Việt Luật Lệ ( Luật Gia Long).

I.     Một số thuật ngữ

   1.Trảm thôi:  Để tang 3 năm, áo may bằng vải sô rất xấu, không khâu gấu.


Phàm áo tang, trên gọi là Thôi, dưới gọi là Thường. Chữ thôi  mà đọc là tôi có nghĩa là nghiêng xuống, hạ thấp xuống. Chữ Trảm nghĩa là không may đường viền gấu. Trên cổ áo có may một miếng vải lộn trái ra ngoài, gọi là PHỤ BẢNG, để biểu thị rằng mình đang gánh nỗi đau xót nặng nề trong nhớ thương. Lấy miếng vải vuông 7 tấc may cặp vào chõ phía sau cổ, buông thõng xuống.

 
Phía trước, nơi chỗ trái tim, có một miếng gọi là thôi để chứng tỏ người con có hiếu, có lòng ai thôi ( oằn dưới nỗi xót thương); miếng vải này dài 6 phân, rộng 4 phân may chắp vào cổ trái phía trước cái áo. Bên trái, bên phải cái áo có cổ bên trong, dưới hai nách, có hai dải thả toong teng như hình đuôi chim én, để che vạt áo gọi là thường.

 
2.Tư thôi: Để tang 1 năm có chống gậy, 1 năm không chống gậy; 5 tháng, 3 tháng .áo may bằng vải sô có khâu gấu.

          3.  Đại công :  Để tang 9 tháng, áo may bằng vải sợi to có gấu.

 4.  Tiểu công : Để tang 5 tháng, áo may bằng vải sợi to.

       5.       Ti ma : Để tang 3 tháng.   

 6.  Dòng chính, dòng nhánh, dòng nhánh đồng Một ông có nhiều bà vợ: vợ cả, vợ kế, thiếp…Các con của vợ cả thuộc dòng chính, con bà vợ kế thuộc dòng nhánh.Một bà thiếp có nhiều con, bà là thứ mẫu. Các con của bà thứ mẫu  thuộc dòng nhánh đồng.

 7. Ba cha bảy mẹ :

     
Ba cha: Cha đẻ (Thân phụ); Cha nuôi (dưỡng phụ)- Lúc còn nhỏ vì một lý do nào đó ta không được cha mẹ đẻ ra ta nuôi dưỡng ( cha mẹ đẻ chết sớm, con ngoài giá thú rồi vứt bỏ…) một người đàn ông khác nuôi ta đến trưởng thành, người đó là dưỡng phụ của ta. Ân nghĩa đối với dưỡng phụ ngang ân tình của thân phụ.; Kế phụ (dượng, cha ghẻ), cha đẻ chết mẹ tái giá, đứa con này theo mẹ đến ở với chồng mới của mẹ, Ông ta là kế phụ của đứa bé).

 
Bảy mẹ: Mẹ dòng chính, Mẹ kế (Kế mẫu). Từ mẫu ( mẹ đẻ ra ta chết, cha giao ta cho người thiếp khác nuôi , người thiếp đó là Từ mẫu của ta); dưỡng mẫu ( tương tự như dưỡng phụ); mẹ tái giá, thứ mẫu ( sau mẹ dòng chính, sau mẹ kế là mẹ thứ); nhũ mẫu (có nhiều lý do dẫn đến lúc trẻ còn bé phải bú mớm người khác như: mẹ đẻ mất sữa, mẹ đẻ chết… đứa trẻ phải bú mớm người khac cho đến khi thôi bú, người cho bú mớm là nhũ mẫu)
 

 

II.  Bản đồ để tang chín hàng họ trong họ nội (1) 

 

-Ông cao Tổ, Bà Cao Tổ ( Cao Tổ phụ mẫu) ; Để tang tư thôi 3 tháng

-Ông cố, Bà cố ( Tằng Tổ phụ mẫu) : Để tang tư thôi 5 tháng  

 

-Ông cố, Bà cố họ( Tộc Tằng Tổ phụ mẫu): Để tang tiểu công 5 tháng

Bà cố họ ( Tộc tằng Tổ cô); Ở nhà thì để tang 3 tháng, lấy chồng thì không để tang.

-Ông, Bà ( Tổ phụ mẫu) : Để tang tư thôi không chống gậy 1 năm

-Anh em ruột của ông ( Bá thúc Tổ phụ mẫu) ; Để tang 5 tháng

-Anh em họ của ông ( Tộc bá thúc Tổ phụ mẫu)_: Để tang 3 tháng.

-Chị, em gái ruột của Ông ( Tụng Tổ Tổ cô): Ở nhà để tang 5 tháng, lấy chồng để tang

3 tháng.

 -Chị, em gái họ của ông( Tộc Tổ cô) : Ở nhà thì để tang 3 tháng, lấy chồng không đẻ tang.

 -=Cha, Mẹ ( Phụ Mẫu) : Để tang trảm thôi 3 năm.

 -Vợ chồng  Anh, em ruột của cha ( Bá thúc phụ mẫu) : Để tang 1 năm.

 - Vợ chồng anh em con chú, con bác của cha( Đường bá thúc phụ mẫu): Để tang 5

tháng.

-Vợ chồng anh em họ của cha( Tộc bá thúc phụ mẫu) : Để tang 3 tháng.

 -Chị, em gái của cha ( cô) : Ở nhà để tang 1 năm, lấy chồng để tang 9 tháng.

-Cô con ông chú ông bác ( Đường Tổ cô) : Ở nhà để tang 5 tháng, lấy chồng để tang 3 tháng.

-Cô họ ( Tộc cô) : Ở nhà để tang 3 tháng, lấy chồng không để tang

 -Anh, em ruột ( Huynh đệ) : Để tang 1 năm

-Các bà vộ của anh, em ruột- chi em dâu ( huynh đệ thê): Để tang 9 tháng.

-Anh em con chú con bác ( Đường huynhđệ) : Để tang 9 tháng

-Chi em dâu con chú bác ( Đường hynh đệ thê) : Để tang 3 tháng.

-Anh em cháu chú cháu bác( Tái tụng huynh đệ ) : Để tang 5 tháng

-Chi em dâu cháu chú cháu bác ( Tái tụng đường huynh để thê) : Để tang 3 tháng.  -Anh em chắt chú chăt bác (Tộc huynh đệ) : Để tang 3 tháng

-Chị em dâu chắt chú chắt bác ( Tộc huynh đệ phụ)  không để tang.

-Chị, em ruột ( Tỉ muội) :   nhà để tang 1 năm, lấy chồng để tang 9 tháng.

-Chi em con chú con bác ( Đường tỉ muội) : Ở nhà để tang 9 háng, lấy chồng để tang 5 tháng.

-Chị em cháu chú cháu bác ( Tái tụng tỉ muội ): Ở nhà để tang 5 tháng, lấy chồng để

tang 3 tháng.

-Chị em chắt chú chắt bác (Tộc tỉ muội): Ở nhà ddeeer tang 3 tháng, lấy chồng không để tang>

-Con trai trưởng ( Trưởng tử) :

 -Con dâu trưởng ( Trưởng tử phụ): Để tang 1 năm

-Con trai thứ ( Chúng tử) : để tang 1 năm.

- Con dâu thứ ( chúng tử phụ): để tang 9 tháng.

 -Cháu gọi bằng chú bác ( Điệt) : Để tang 1 năm

-Cháu dâu gọi bằng chú bác ( Điệt phụ) : để tang 9 tháng.

-Cháu gọi bằng chú bác họ ( Đường điệt): để tang 5 tháng( con anh em

cháu chú cháu bác).

-Cháu dâu gọi bằng chú bác họ ( đường điệt phụ): Không để tang.

-Cháu gái gọi bằng chú bác ( Điệt nữ) : Ở nhà để tang 1 năm, lấy chồng

để tang 5 tháng.

-Cháu gái con anh con em ( Tái tụng điệt nữ): Ở nhà để tang 3 tháng, lấy chồng không để tang.

-Cháu trai trưởng goi bằng ông (Trưởng tôn):

 -Cháu dâu trưởng gọi bằng ông ( Trưởng tôn phụ);

-Cháu trai thứ gọi bằng ông( Chúng tôn): Để tang 9 tháng 

-Cháu dâu gọi bằng ông ( chúng tôn phụ) : Để tang 3 tháng.

-Cháu gọi bằng ông chú bác ( Điệt tôn): Để tang 5 tháng.

-Cháu dâu gọi bằng ông chú bác( điệt tôn phụ): Để tang 3 tháng.

-Cháu gọi bằng ông chú bác họ ( Đường điệt tôn): Để tang 3 tháng.

-Cháu dâu  gọi bằng ông chú bác họ ( Đương điệt tôn phụ): Không để tang

-Điệt tôn nữ ( Cháu gái gọi bằng ông chú, ông bác) : Ở nhà để tang 5

tháng lấy chồng đẻ tang 3 tháng.

-Cháu dâu gọi bằng ông chú,  ông bác ( đường điệt tôn nữ): Ở nhà tang 3 tháng, lấy chồng không để tang.

-Chắt trai ( Tằng tôn):để tang 3 tháng.

-Chắt dâu( Tằng tôn phụ):Không để tang.

-Chắt gọi băng cồ chù bác ( Tằng điệt tôn): Đẻ tang 3 tháng.

-Chắt dâu gọi bằng cô chú .bác( Tằng điệt tôn phụ): Không để tang 

 -Chắt gái gọi bằng cố chú, bác ( Tằng điệt tôn nữ) : Ở nhà 3 tháng để tang, lấy chồng vô phục



******
                            


 

III. Quy tắc về tang phục (2)

Dẫn nhập:

a. Có 5 bậc tang phục, đầu tiên phân biệt 5 bậc ấy về thân sơ của 5 thế hệ khác nhau mà chế định số tang năm hay tháng. Mặc dù dựa trên ân dày mỏng mà trở nên khinh trọng, nhưng đều đặt trên nền tảng thiên đạo cả. Sách Tiểu ký ( một chương trong Lễ ký) nói:”Khi tang chế kéo dài hai lần đến ngày sinh nhật thi gọi là ( coi như) 3 năm, khi tang kéo dài cho đến ngày sinh nhật thì gọi 2 năm, khi tang 9 tháng kéo  dài 3 mùa, tang 5 tháng kéo dài 2 mùa, tang 3 tháng 1 mùa”.

 
Lễ tiết đó xuất phát từ lòng người một cách tự nhiên, không thể tự mình chấm dứt được. Tang có 4 bực gọi là chính phục, nghĩa phục, gia phục, giáng phục.

  Chính phục: là người ta mặc tang phục vì tình cảm tự nhiên, như con vì cha mẹ mà mặc áo tang loại trảm.

  Nghĩa phục: là dù khác nơi sinh đẻ nhưng vì bổn phận giống nhau nên vì nghĩa mà mặc áo tang, như con dâu để tang cha mẹ chồng.

 
Gia phục:
Vốn không phải mặc, nhưng vì lễ bắt buộc người ta mặc loại áo tang nhẹ, như cháu để tang ông nội.

  Giáng phục:  dù tình cảm không phải ít, phận mình trong gia đình tuy kém nhưng đối với tang là quan trọng, người ta mặc áo tang bực thấp, chắng hạn như con gái đẫ xuất giá măc áo tang nhẹ  đối với cha mẹ qua đời.

1. Trảm thôi, 3 năm.

 
- Con trai, con gái còn ở nhà và đã hứa gả, đã gả nhưng bị đuổi về nhà  đối với cha me; vợ của con trai để tang cha mẹ chồng.

 -  Con trai đối với kế mẫu, từ mẫu, dưỡng mẫu; vơ con trai để tang các vị này  giống như chồng ( Kế mẫu là vợ sau của cha, Từ mẫu: do mẹ mình  chết, cha giao cho một bà thiếp khác nuôi mình, bà thiếp đó là Từ mẫu. Ta bị bỏ rơi từ nhỏ ( chưa biết nhận thức), một bà mang ta về nuôi , bà đó là Dưỡng mẫu của ta).

  
-  Con dòng nhánh đối với mẹ đẻ, đối với mẹ dòng chính. Vợ của con dòng nhánh để tang 2 bà mẹ này giống như chồng mình.

  
-   Cháu dòng chính ( khi cháu này thừa trọng- cha chết con thay cha-) và vợ của mình, đối với ông bà nội cũng như đối với ông bà Tằng, Cao Tổ.)

  
-   Vợ đối với chồng, thiếp đối với gia trưởng, đồng. 

  
-  Người hầu và vợ anh ta đối với cha me.của người mình hầu, anh ta trở thành dòng dõi của chủ.


2. Tề (Tư) thôi, có gậy, 1 năm.

  
-  Con dòng chính, và con dòng nhánh đói với thứ mẫu, vợ của con dòng chính, dòng nhánh đồng ( thứ mẫu là thiếp của cha, bà có nhiều con trai, con gái, thiếp của cha không có con thì bất đắc dĩ gọi là mẹ vậy)

  
-   Con đối với mẹ cải giá ( cha chết mẹ đẻ cải giá).

  
-   Con đối với mẹ đẻ đã ly dị với cha ( trước đây mẹ bị cha đuổi)

  
-    Chòng đối với vợ ( cha mẹ còn sống thì không chống gậy).

 
3. Tề thôi không có gậy, 1 năm.


-
  Ông đối với cháu dòng chính.


-  Cha mẹ đối với con lớn dòng chính, cũng như đối với vợ của con trưởng dòng chính, đối với con gái còn chưa lấy chồng, đối với con trai theo hầu đời sau của một người.


- Kế mẫu đối với trưởng tử và các con đẻ.

 - Con trai chồng trước theo kế mẫu cải giá, đối với kế mẫu cải giá?

     - Cháu đối với chú bác ruột, với các cô- chị em ruột của cha còn chưa lấy chồng.

- Chính mình đối với anh em ruột, con của anh em ruột, con gái  chưa lấy chồng.

 -  Cháu trai đối với ông bà nội, cháu gái tại nhà hay đồng xuất giá.

 -  Con gái xuất giá đối với cha mẹ.

 -  Con gái còn ở trong  nhà, cũng như con gái đã hứa hôn, không chồng không con đối với anh em, chi em, cũng như đối với cháu trai, cháu gái còn ở trong nhà .

 -  Con gái đã hứa hôn đối với anh em những người này đã theo hấu cha của người đời sau.

 - Đàn bà đối với các con của anh em chồng và đối với con gái những người ấy còn ở trong nhà.

 - Thiếp đối với vợ chính của  gia trưởng.

 -  Thiếp đối với cha mẹ của gia trưởng.

 -  Thiếp đối với con trưởng và các con của gia trưởng, cungxnh] với con mình đẻ.

 -   Cùng đến ở chung nhà kế phụ mà cả ông ta và mình đều không còn cha mẹ, thì mặc đồ tang Đại công hay y phục nghiêm hơn khi minh để tang  kế phụ.

 
4. Tề thôi ,5 tháng

  -  Cháu trai và gái hàng  tằng tôn đối với ông bà tằng tổ.

 
5.
Tề thôi 3 tháng.

  -   Cùng đến ở chung nhà kế phụ mà cả mình và ông ta đều còn cha mẹ, thì mắc tang phục Đại công khi để tang ông ta.

  -  Lúc trước mình có đến ở chung trong nhà kế phụ, nhưng về sau không[r nữa thì vẫn để tang khi kế phụ qua đời; nếu không bao giờ ử chung với kế phụ thì không để tang

 
6. Đại công 9 tháng.

  -  Ông đối với cháu trai, gái còn ở trong nhà.

  -  Bà đối với các cháu dòng chính và đối với các cháu!

  -  Cha mẹ đối với con dâu và đối với con gái xuất giá.

  -  Bác, chú, thím đối với vợ của cháu, cũng như đối với các cháu gái đã xuất giá ( vợ của cháu là vợ của những anh em trai, cháu gái là con gái của anh em).

  
  - Vợ đối với ông bà nội của chồng.

   -  Vợ đối với chú bác chồng. 

   -  Người theo hầu đời sau của một người, đối với anh em, cũng như đới với cô chị em còn trong nhà hầu người đời sau thì đối với tang cha mẹ đẻ đều giảm một bực

 

   -  Chính mình đối với đường huynh đệ, chi em còn trong nhà ( tức con trai, con gái của chú bác).

-  Chính mình đối với các cô ( chị, em gái của cha); cũng như chi em gái đã xuất giá.

 -  Con gái xuất giá đối với chú bác bổn tông.

 -  Cn gái xuát giá đối với anh em bổn tông cũng như đối với con gái của những anh em còn trong gia đình.


7. Tiểu công 5 tháng.
 

 
-  Chính mình đối với ông bà của chú bác ( anh em ruột).

  -  Chính mình đối với đường chú bác (đường huynh đệ của cha).

  -  Chính mình đối với bà cô còn ở trong nhà ( Chị, em ruột của ông nội).

  -  Chính mình đối với vợ của anh em ruột.

  -  Ông đối với vợ các cháu dọng chính.

  -  Chính mình đối với cháu của anh em và cháu gái của họ còn ở trong nhà.

  -  Chính mình đối với ông bà ngoại ( Cha mẹ của mẹ).

  -  Chính mình đối với anh chị em của mẹ ( anh kêu bằng cậu, chị kêu bằng dì)

   - Thiếp sinh con trai , con gái đối với ông bà nội gia trưởng.

  -  Vợ đối với cô của chồng, cũng như đối với chị em của chồng ( còn ở trng nhà hoặc xuất giá như nhau)

   -  Vợ đối với anh em chồng cũng như đối với vợ của anh em chồng.

 8. Tì ma, 3 tháng.


 
- Ông đối với vợ của các cháu.

  -  Bà đối với vợ các cháu dòng chính và tất cả các cháu.

  - Chính mình đối với nhũ mẫu.

 - Chính mình đối với ông bà thúc bá trong tộc ( tức tổ tông đường huynh đệ và vợ của đồng đường huynh đệ.

 _  Chính mình đối với cha mẹ vợ.

-          Chính mình đối với rể.

-          Vợ đối với em trai, em còn ở trong nhà.

-          Vợ đối với bà con bên ngoại hàng tiểu công của chồng.

-          Con gái xuất giá đối với tổ phụ mẫu bổn tông và tổ cô ở nhà.

IV. Cảm nhận

 Như trong lời dẫn: những quy định để tang người thân là cơ sở để phán xét liên đới chiụ trách nhiệm hình sư.đối với tội nhân. Tôi thấy trong bộ luật Hồng Đức chỉ nói rõ việc để tang cho người thân trong họ nội; mà không nói đến việc đẻ tang bên ngoại ( họ của các bà mẹ, các bà vợ). Bộ luật Gia Long quy định để tang người bên ngoại cũng sơ hơn bên ngoại nhiều.

Thế mà trong lịch sử có những vụ án rất khốc liệt như án “thí quân” tội nhân phải nhận án TRU DI TAM TỘC- giết cả ba họ- người trong họ của tội nhân, người trong họ của mẹ tội nhân, người trong họ của vợ tội nhân.  Án này vượt  ra ngoài quy định thân sơ thông thường theo thiên luân!.

       
Tôi không thấy trong bất cứ bộ luật nào của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam quy định về trách nhiệm hình sự của thân nhân tội nhân! Phải chăng đây là bước tiến trong tiến trình dân chủ hóa của một xã hôi văn minh hiện đại?

 

                                                                                                     Ngày 27/7/2011
                                                                                                                               Đào Văn Khởi

Tài liệu tham khảo

1.. Nguyễn Q. Thắng  Lê Triều Hình Luật ( LUẬT HỒNG ĐỨC)

                                           NXB Văn Hóa- Thông tin -1998

2. Nguyễn Q. Thắng  Lược khảo HOÀNG VIỆT LUẬT LỆ ( Tìm hiểu luật Gia Long)

                                           NXB Văn Hóa Thông Tin -2002.

 

 

Ý kiến bạn đọc

Vui lòng login để gởi ý kiến. Nếu chưa có account, xin ghi danh.