Nov 21, 2024

Truyện ngắn

Kể Chuyện Đánh Giặc Ở Quê Hương Ông Nguyễn Tấn Dũng
Hoàng Long Hải (Tuệ Chương) * đăng lúc 01:53:46 AM, Sep 09, 2022 * Số lần xem: 4161
Xã Mỹ Lâm

Nói thiệt tình, về cá nhân, tôi không ghét mà cũng không thương gì ông Nguyễn Tấn Dũng (NTD) nhưng bởi vì ông ta mới lên làm thủ tướng, lại được một số nhà báo, chính trị gia ở Mỹ có tiếng khen ông ta nên nhân dịp nầy tôi lại muốn viết đôi điều về xứ sở của ông, nơi ông ta sinh ra, lớn lên rồi làm… Việt Cộng. Chuyện tôi viết, nói cho cùng, cũng là chuyện tầm phào Miền Tây Nam Bộ, chuyện “Hương Rừng Cà Mau” thời chiến tranh. Nhiều người biết “Hương Rừng Cà Mau” hay “Tìm Hiểu Đất Hậu Giang” của Sơn Nam, là chuyện miền Tây Nam Bộ hồi xưa, khi người Việt mới tới vùng nầy lập xóm lập làng, cho tới “Tình Nghĩa Giáo Khoa Thư” là chuyện thời Tây thuộc. Chuyện tôi viết hôm nay là chuyện thời chiến tranh, chuyện xảy ra từ thời Nam Bộ Kháng Chiến, chuyện đánh Tây giành độc lập hồi 9 năm (1945-54), hay là chuyện “Chống Mỹ Cứu Nước” mà thực ra chỉ là chuyện “Cộng Sản Bắc Việt Xâm Lược”, nồi da xáo thịt giữa người Việt hai miền Nam-Bắc mà thôi.

Trong bài trước, nói tới nhân vật chính - Chị Sứ trong “truyện phong thần Hòn Đất” của “nhà văn cộng sản Anh Đức”, tôi có nói qua về lý lịch thuở nhỏ của ông Nguyễn Tấn Dũng. Nay xin nói lại đôi điều, sau khi “tham khảo” với vài người bạn thân từng sinh trưởng hay phục vụ cho chính quyền Quốc Gia ở Rạch Giá, Kiên Giang trước 1975.

Ngày 30 tháng Tư năm 1975, sau khi “tổng thống Lê Lai cứu chúa” Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng Việt Cộng, ở Hà Tiên, lực lượng Cộng Sản cũng chưa dám xuất đầu lộ diện ra tiếp thu chính quyền Quốc Gia. Từ trong rừng tràm mật khu Trà Tiên, họ chỉ tiến ra mấy chỗ vắng vẻ, trên Liên Tỉnh Lộ 8A Rạch Giá - Hà Tiên. (Liên Tỉnh Lộ 8A (LTL 8A) bắt đầu từ “Ngã Ba Lộ Tẻ” trên LTL 9 và LTL 27, đường Cần Thơ - Châu Đốc, tới mãi tận Hà Tiên). Họ đóng quân chờ trên trục lộ, không chặn xe đò bắt lính đem bắn tại chỗ như trước kia, không nổ một tiếng súng. Mãi tới sáng hôm sau, ngày 1 tháng năm, trung tá Thảo quận trưởng Hà Tiên thì rút vào rừng, thế chỗ Việt Cộng ẩn núp trước kia, còn thiếu tá Sầm Long, Quận trưởng Kiên Lương, nhờ “thân hào nhân sĩ” vào núi Hòn Chông “mời” Việt Cộng ra bàn giao chính quyền theo lệnh tổng thống Dương Văn Minh, họ mới ra tới quân lỵ Kiên Lương. Chỗ nầy, Việt Cộng gọi là “Thị Trấn Kiên Lương” là một thị trấn quan trọng vì là nơi tọa lạc của “Nhà Máy Xi Măng Kiên Lương”, có hai lò đốt đá vôi thành clinker trước khi xà lan chở về Nhà Máy Xi Măng Hà Tiên Thủ Đức, trên xa lộ Saigon Biên Hòa, xay thành bột và vô bao.

Bấy giờ ông Nguyễn Tấn Dũng mới ở trong rừng mò ra với các đồng chí, đồng đội của ông ta. Chức vụ NTD lúc đó là “Truởng Ban Quân Y” Huyện Đội Hà Tiên, cấp bậc “Thiếu tướng một sao một gạch đít”. Đó là nói đùa theo cách của mấy ông bộ đội chớ “Một sao một gạch đít” thì chỉ mới thiếu úy mà thôi. Khi ở trong rừng mới ra, ông ta chỉ mặc một bộ đồ xanh bộ đội, mũ tai bèo (Mũ tai bèo là “Bộ đội địa phương” hoặc du kích, “Cộng Sản Bắc Việt Xâm Lược” mới đội nón cối). Nói như thế là theo nhận xét của dân chúng địa phương. Hễ khi nào vô rừng đốn tràm mà thấy Việt Cộng đội mũ tai bèo thì biết đó là “Xã Đội”, “Huyện Đội”, cao hơn là “Tỉnh Đội”; còn thấy “Đội nón cối” thì về báo cáo với chính quyền Quốc Gia rằng Việt Cộng ngoài Bắc mới vô, từ Cămpuchia mới qua - Việc nầy sẽ kể sau, để quí độc giả biết thêm.

Ngoài bộ đồ xanh và mũ tai bèo, NTD không mang “loon lá” gì cả. Ít lâu sau, “thống nhứt” lực lượng võ trang, Việt Cộng trong Nam mới đội nón cối và mang “loon lá” giống như bộ đội miền Bắc xâm nhập. Bấy giờ NTD mang “quân hàm” là “Một sao một gạch đít”, tức thiếu úy như nói ở trên.

Mấy người bạn tôi nhận xét rằng ở “Ban Quân Y Huyện Đội Hà Tiên”, ông NTD lúc đó cũng chưa hẵn là “nhân vật quan trọng”. Huyện Đội Hà Tiên từ trong rừng ra tiếp thu hai địa điểm: Thị xã Hà Tiên và thị trấn Kiên Lương. Huyện Ủy Hà Tiên từ trong rừng ra đóng ở Hà Tiên. Ở thị trấn Kiên Lương chỉ có Nguyễn Văn Thôn tự Tiếu, dân chúng thường gọi là Hai Tiếu, gốc gác ở ấp Ngã Ba, xã An Bình, quận Kiên Lương, vì trốn đi lính Quốc Gia nên thoát ly theo Việt Cộng hồi trước tết Mậu Thân, nay là bí thư xã An Bình, ra tiếp thu xã. Nguyễn Văn Ngộ, tự Hai Ngộ, xã đội trưởng Ba Hòn thì ra tiếp thu xã Dương Hòa (Ba Hòn). Hai Ngộ trước kia là trung đội trưởng nghĩa quân, thoát ly theo Việt Cộng vì chống lại ông quận trưởng Kiên Lương hồi đó, thiếu tá N. bắt trung đội trưởng “đóng hụi chết”. Hai Ngộ bị thương ở chân trái. Nhìn dấu chân y in trên ruộng có thể biết tối hôm qua y có về hoạt động nơi đó. Vì bên phía Chính Quyền Quốc Gia có thành lập quận Kiên Lương (Hà Tiên và Kiên Lương là hai quận riêng biệt, trong khi Việt Cộng chỉ có chung một huyện Hà Tiên mà thôi) nên lực lượng chính thì ra tiếp thu thị xã Hà Tiên còn lực lượng phụ thì ra tiếp thu thị trấn Kiên Lương vì ở đây cũng có quận đường, Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát, các chi, trong đó có Chi Y Tế và bệnh xá Dân Quân Y Kiên Lương. NTD ở trong lực lượng phụ, có nghĩa là anh trưởng ban Quân Y ra tiếp thu Hà Tiên to chức to quyền hơn anh ra tiếp thu thị trấn Kiên Lương. Có lẽ vậy.

Như vậy, gốc gác ông NTD là bên ngành Y, học Y ở Cục Rờ (R) hay có ra Hà Nội? Ai mà biết. Chưa được một năm, NTD thuyên chuyển về tỉnh ủy Cà Mau, chuyển qua ngành Công An và đời NTD lên hương từ đó.

Nguyễn Tấn Dũng quê ở xã Mỹ Lâm. Xã Mỹ Lâm nằm kế cận phía tây thị xã Rạch Giá, trên LTL 8A Rạch Giá - Hà Tiên, thuộc quận Kiên Thành. Quận lỵ Kiên Thành đóng ở Rạch Sỏi, cũng trên LTL 8A nhưng ở phía bắc thị xã. Từ Rạch Sỏi muốn đi Mỹ Lâm, theo trục lộ thì phải đi qua thị xã. Có thể tuởng tượng như Rạch Sỏi ở góc vuông mà cạnh kia là thị xã Rạch Giá vậy. Cũng xin nói thêm một chút về ông Tư La và ca sĩ nổi danh La Thạch Tuyền ở Saigon một chút. Mấy năm nay ở Saigon thiên hạ bỗng bàn tán xôn xao về ca sĩ La Thạch Tuyền, không phải vì hát hay mà vì cái tên La Thạch Tuyền khá hay. Anh ca sĩ nầy chẳng có bà con gì với La Thoại Tân cả. Anh ta quê ở Rạch Sỏi. Nói theo danh từ Hán-Việt thì Rạch là con suối, là Tuyền (Như nữ danh ca Thanh Tuyền vậy); Sỏi là một loại Đá, tức là Thạch. Còn La là bởi anh ta con ông Tư La. Ông nầy có cái tật xấu, “rượu vào lời ra” nên khi uống ruộng xong, ông ta hay la lối om sòm. Vì cái tật say rượu hay la nên chòm xóm gọi là ông Tư La (Ông thứ Tư). Nói chung lại, ca sĩ La Thạch Tuyền là con ông Tư La ở Rạch Sỏi. Nếu giới thiệu anh ta là con ông Tư La ở Rạch Sỏi, chắc người ta cười bể bụng. Nhưng nếu giới thiệu đây là ca sĩ La Thạch Tuyền, thính giả sẽ vổ tay hoan hô. Ai nói tiếng Việt không hay?! Từ con ông Tư La ở Rạch Sỏi mà biến thành La Thạch Tuyền là hay lắm! Cũng ý đó nên ông tổng thống Ngô Đình Diệm bảo rằng một nước có bốn ngàn năm văn hiến như nước ta không thể có những cái tên nôm na như Rạch Giá mà phải đổi lại là Kiên Giang; không thể Giồng Riềng mà phải là Kiên Bình; không thể là Bù-Đốp mà phải là Bố Đức!!!

Trở lại chuyên quê hương ông Nguyễn Tấn Dũng thì cái tên Mỹ Lâm cũng là văn vẻ lắm, giàu có và xã nầy cũng nổi tiếng vì có nhiều… Việt Cộng.

Ông Nguyễn Tấn Dũng sinh đẻ ở xã, năm 1952, cắp sách đi học ở trường Sơ Cấp xã thời ông Ngô Đình Diệm làm tổng thống. Mặc dù dưới thời ông Ngô Đình Diệm, nền giáo dục đã phát triển, nhưng ở cấp xã cũng chỉ mở tới trường Sơ Cấp mà thôi. Trường Sơ Cấp chỉ có ba năm đầu của bậc tiểu học, tức chỉ có lớp Một, lớp Hai, lớp Ba. (Trước kia thì gọi là lớp Năm, lớp Tư, lớp Ba). Kể ngược kể xuôi bằng cách nào thì cũng chỉ tới lớp Ba là hết. Vậy thì ông Nguyễn Tấn Dũng chỉ mới học có lớp Ba?

Không!

Một trong mấy người bạn của tôi ở Kiên Lương, từng làm việc với ông NTD khi ông ra tiếp thu bệnh xá Dân Quân Y Kiên Lương nói với tôi rằng ông NTD đã học hết bậc tiểu học Việt Nam Cộng Hòa. Người bạn tôi nhấn mạnh chữ Việt Nam Cộng Hòa vì việc học của Việt Nam Cộng Hòa và của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (Bắc Việt) khác nhau xa lắm. Khác như thế nào thì không thể nói ở đây, không có thì giờ! Xin để có dịp tôi sẽ nói lại.

Xã Mỹ Lâm ở sát cạnh thị xã Rạch Giá, nhà nào khá giả, muốn cho con cái học tiếp thì cứ ghi tên học lên lớp Nhì, lớp Nhứt ở trường tiểu học thị xã. Thị xã Rạch Giá có rất nhiều trường, nhất là ở bậc tiểu học, trường công, trường tư và có cả trường Tàu. Ông Nguyễn Tấn Dũng được gia đình cho ra học hết bậc tiểu học ở Rạch Giá. Nếu vậy thì nhà ông Nguyễn Tấn Dũng không có nghèo đâu, không phải bần nông, cố nông là “thành phần cơ bản” của chế độ quí độc giả ạ!

Sau khi có bằng tiểu học, cũng hơn 10 tuổi vì ở nhà quê trẻ con thường đi học chậm, NTD thoát ly vào mật khu theo Việt Cộng.

Tại sao ông ta theo Việt Cộng. Điều nầy rắc rối lắm, xin phân giải từ từ.

2. Từ Xã Mỹ Lâm đến Dinh Điền Cái Sắn



Sau khi có bằng tiểu học, cũng hơn 10 tuổi vì ở nhà quê trẻ con thường đi học chậm, NTD thoát ly vào mật khu theo Việt Cộng.

Tại sao ông ta theo Việt Cộng. Điều nầy rắc rối lắm, xin phân giải từ từ.

Trong chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất (1945-54), lần thứ hai (1960-75) và lần thứ ba (1979-89), bao giờ xứ chùa Tháp cũng đóng một vai trò quan trọng. Chiến trường thì xảy ra bên phía Việt Nam, còn hậu cần thì nằm ở Kampuchia. Không tấn công vào hậu cần, chiến tranh khó chấm dứt. Đó cũng là một trong những lý do khiến Việt Nam Đệ Nhất Cộng Hòa âm mưu đảo chánh Sihanouk hay quân Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa tấn công qua Miên hồi tháng 3 năm 1970.

Trong chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất, người và vũ khí từ Kampuchia chuyển qua tiếp tế cho quân Cộng Sản ở miền Tây Nam Bộ. Con đường tiếp vận của Việt Minh (danh xưng hồi đó) từ Miên xuyên qua mật khu Trà Tiên, vượt qua đoạn đường phía bắc thị xã Rạch Giá và thẳng về U-Minh.

Vì vùng nầy đất thấp, tới mùa nước, nước tràn lên khắp mọi chỗ, ngoại trừ vùng Thất Sơn (Việt Cộng gọi là Bảy Núi). Ai đọc “Mùa Len Trâu” của Sơn Nam trong quyển “Tìm Hiểu Đất Hậu Giang” thì biết hiện tượng nầy. Người ta chỉ có thể dùng thuyền, ghe di chuyển. Tới khi nước rút, di chuyển theo kinh rạch là tiện lợi nhứt. Vì vậy, hồi đó, Việt Minh cho đào một con kinh nhỏ dọc theo ranh giới hai tỉnh Long Xuyên-Rạch Giá. Kinh nầy được đặt tên là kinh Kháng Chiến vì nó được đào trong thời gian kháng chiến chống Pháp. Sau nầy, trong chiến tranh Đông Dương lần thứ hai, con đường di chuyển nầy của Việt Cộng được gọi là đường giây 1C. Đường giây 1C từ Miên, qua mật khu Trà Tiên, vượt qua LTL 8A ở cây số 15 bắc thị xã Rạch Giá, thuộc xã Mông Thọ, (Cách thị xã Rạch Giá 15Km) và đi thẳng về Chương Thiện-U Minh.

Tại sao vượt qua ở Cây Số 15 mà không qua chỗ Dinh Điền Cái Sắn như trong cuộc chiến tranh trước. Dễ hiểu thôi. Dân Dinh Điền Cái Sắn là dân Bắc di cư 1954. Việt Cộng đút đầu vào đó là coi như đút đầu vào rọ.

Hồi chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất, vì vùng Dinh Điền Cái Sắn chưa có nên việc vượt qua LTL 8A rất dễ dàng. Đại tướng Trần Thiện Khiêm khi đó còn mang “loon” trung úy, chỉ huy một đơn vị Quân Đội Quốc Gia đóng ở Mông Thọ, có thể đêm đêm nghe tiếng bộ đội Việt Minh vượt qua LTL 8A ở đoạn Cái Sắn mà không dám động tỉnh (1). Đoạn nầy, có cụ già Nam Bộ kể cho tôi nghe: “Tụi nó di chuyển qua lại như đi chợ.”

Vùng Cái Sắn ngày xưa là vùng ruộng của mấy ông chủ điền, ruộng cò bay thẳng cánh hay còn gọi là “Đồng Chó Ngáp”, cũng là chỗ nầy. Kể từ kinh Núi Sập tới kinh Cái Sắn (Còn gọi là Thạnh Đông) dài 12Km. Từ kinh Thạnh Đông tới kinh Thạnh Tây cũng dài 12Km. Có con chó nào chạy một mạch từ kinh Núi Sập tới kinh Thạnh Tây dài 24Km mà không ngáp mới thật là chó hay?!

Vùng nầy đất thấp, chỉ làm lúa sạ. Mỗi năm, mùa hè, sau khi gặt xong, đồng bỏ hoang. Khi chuẩn bị làm ruộng mùa tới thì người ta đốt đồng. Dân địa phương cũng gọi là “Mùa Đốt Đồng”. Cứ sau trưa một chút, chờ có gió mạnh, người ta giăng một cái lưới phía dưới gió, rồi đi ngược lên phía trên gió, cầm một cây đuốc mà đốt những gốc rạ, bụi cây khô. Buổi chiều, gió thổi mạnh, lửa cháy rần rần. Vậy là thỏ, rùa, rắn, chồn, cáo, cần đước, ba ba, tranh nhau chạy trốn. Chúng chạy về hướng cuối gió, chui vào lưới mà nằm, chờ người ta tới nắm cổ lôi đi bán hay làm thịt nhậu chơi. Vùng nầy dân ưa nhậu thịt rắn. Nếu độc giả tới thăm họ, gặp người quí khách, họ sẽ mời quí độc giả nhậu thịt rắn. Con rắn - thường là loại rắn độc mới bổ -, được làm thịt, móc ruột, luộc chín, chặt khúc, sắp từng khúc quanh cái dĩa bàn to, tưởng như con rắn đang nằm ngủ. Ai có gan thì cầm đũa gắp ra ăn. Tôi thì chịu vì tôi là chúa sợ rắn. Ngoài thịt rắn, còn có một nồi cháo rắn, “ăn dằn bụng” trước khi tan hàng. Phải được người dân quí lắm, họ mới mời mình nhậu thịt rắn. Khoảng thập niên cuối 60 đầu 70, một con gà giá chỉ vài trăm bạc, còn một con rắn giá 2 ngàn. Mời nhậu thịt gà, có phải rẻ hơn không!

Đốt đồng xong, người ta bắt đầu cày. Lần đầu thì gọi là cày lật, nghĩa là cày sao cho đất lật úp, cỏ xuống dưới, đất lên trên. Cỏ sẽ bị thúi mà chết, thành ra phân hữu cơ. Lần sau thì cày cho đất nhỏ ra, chờ nước lên - khoảng tháng 8 tháng 9 âm lịch – đem lúa ra sạ. Lúa lên, nước lên. Gần tết, nước rút xuống, lúa cũng bắt đầu chín. Khi nước rút hết thì người ta lo gặt. Lúa gặt xong đem sắp vòng tròn cho xe máy cày chạy quanh cán lên cho hột rời ra. Lúa chất thành đống cao như ngọn đồi, dân địa phương gọi là “cà tang” lúa. Có lẽ “cà tang” là tiếng Miên. Hôm qua đi ngang, thấy đồng trống không, nay thấy có ngọn đồi hiện ra xa xa. Đó là “cà-tang” lúa. Bên phía Dinh Điền Cái Sắn thì Việt Cộng không dám, còn bên phía Cờ Đỏ, thuộc Long Xuyên, bọn kinh tài đêm khuya thường mò ra thu thuế nông nghiệp. Bọn nó thâu thuế “ác lắm”, nghĩa là thuế cao lắm nên dân chúng ghét. Nhờ đó mà phe Quốc Gia biết chúng xuất hiện ở đâu để “phục kích lấy tiền nhậu chơi”. Hễ tới mùa lúa thì bọn nó thu thuế nông nghiệp, mùa cày thì chúng nó thu thuế máy cày, cũng “ác” như thu thuế nông nghiệp. Tới mùa chúng nó đi thu thuế, “phe ta” đi săn giặc nên tôi gọi giặc ở đây là “Giặc Mùa.” Chuyện nầy cũng sẽ nói thêm về sau. Hồi xưa, người ta cày bằng trâu, chủ điền nuôi hàng trăm con trâu mới đủ cày. Như ông chủ Ry, bố vợ ông Trần Thiện Khiêm nuôi những hai trăm con trâu. Đó cũng là đề tài truyện “Mùa Len Trâu” của Sơn Nam nay đã được quay thành phim. Thời Ngô Đình Diệm phải nhập trâu Murat bên Ấn Độ về cho dân cày. Sau nầy thì cày bằng máy. Máy cày John Deer, Somecar, v.v… rất được dân chúng ưa chuộng.

Tôi không rành cách tính diện tích ruộng ở đây. Người ta tính theo công: Công tầm cắt và công tầm điền khác nhau. Năm nào trúng, mỗi công được khoảng trên dưới 35 giạ là cao. Có năm trên 40 chục giạ là trúng lắm.

Việt Minh nổi lên bắt giết, bỏ tù (Rồi cũng chết trong tù luôn) các ông chủ điền. Hầu hết chủ điền chạy trốn lên Rạch Giá, Cần Thơ hay Saigon. Việt Minh gọi là “theo Tây”. Không theo Tây cũng không được, bị Việt Minh giết sao?! Ruộng của họ sau nầy, thời Đệ Nhứt Cộng Hòa bị truất hữu để lập Dinh Điền Cái Sắn. Sau nầy, tôi cũng có gặp vài người là con cháu của mấy ông chủ điền ngày trước. Nói chung, họ đã sa cơ và nghèo túng, tuy vẫn còn mang cái tên Tây như Bôn, gốc là Paul; Răng, gốc là Jean. Bố vợ ông Trần Thiện Khiêm, dân chúng gọi là ông chủ Ri, vì tên Tây là Henry, con trai lớn ông nầy, tên là Hai Re vì tên Tây là Robert và chị Tư Nết, chính hiệu con nai vàng là Annette, đích thị là bà Trần Thiệm Khiêm. Chuyện gia đình nầy sẽ kể thêm ở phần sau, cũng là chuyện vui mà thôi! Cũng có người tên họ cũng hay, nửa Nôm nửa Hán như anh bạn Trần Thông Đến của tôi, con một ông chủ điền lớn ở Cái Sắn trước 1945. Anh nầy thường hay trốn làm việc để “đi mây về gió” nên ai hỏi tới thì tôi nói đùa là Trần Không Đến.

Khi chiến tranh Đông Dương lần thứ hai nổ ra thì Dinh Điền Cái Sắn đã thành lập xong, kéo dài từ ngã Ba Lộ Tẻ Long Xuyên tới Kinh Tư gần xã Mông Thọ. Việt Cộng không thể vượt qua LTL 8A dễ dàng. Cây số 15 là điểm duy nhất, Việt Cộng cố sống cố chết để vượt qua LTL ở đây.

Cách Cây Số 15 cỡ 10 Km, về phía tây là ấp Tà Keo. Gọi là ấp nhưng thật ra đó là một vùng rừng tràm nước mênh mông. Ấp Tà Keo là cứ điểm quan trọng để Việt Cộng xuất phát vượt qua LTL 8A ở cây số 15. Khi quân Cộng Sản từ Miên vượt qua mật khu Trà Tiên, di chuyển dọc theo kinh Kháng Chiến, đi về phía đông để về U-Minh, tới ấp Tà Keo thì chúng phải dừng quân, chờ trời tối, tình hình thuận tiện mới vượt qua LTL 8A ở cây số 15. Hạ tầng cơ sở Việt Cộng ở Tà Keo giữ nhiệm vụ giao liên, an ninh để bộ đội vượt lộ. Bên cạnh LTL là kinh Cái Sắn. Họ phải vượt qua kinh rồi mới vượt qua lộ, cố tránh khỏi bị quốc gia phục kích. Thường phe Quốc Gia phục kích bên bờ kinh hay bên lộ, chờ Việt Cộng vượt qua là nổ súng. Tình hình chỗ nầy rất căng. Phía Quốc Gia hoạt động rất ráo riết để cố ngăn chận không cho Việt Cộng đi qua. Phía Việt Cộng thì cố sống cố chết vượt qua cho được.

Cuối năm 1974, đầu 1975, khi tướng Nguyễn Khoa Nam làm Tư lệnh Quân Đoàn 4, Quân Khu 4, ông rất chú trọng nơi nầy, ra lệnh cho các lực lượng địa phương như Quận, Tỉnh và cả Khu phải hết sức ngăn chận Việt Cộng qua lộ. Trước khi có lệnh tướng Nam, tôi từng dẫn vài chục lính phục kích Việt Cộng ở đây nhưng lại đụng nhằm cỡ một trung đoàn quân Việt Cộng qua lộ, đành phải ôm súng nằm im mà run. Bọn chúng đông như thế, nổ súng, bọn chúng tới đạp lên đầu mình cũng đủ chết, nói chi tới chuyện đánh nhau. Chuyện nầy hồi sau xin kể tiếp.

Trở lại chuyện ấp Tà Keo. Ấp Tà Keo thuộc xã Mỹ Lâm. Việt Cộng cố sống cố chết giữ Tà Keo. Muốn giữ Tà Keo phải mở rộng hoạt động toàn xã Mỹ Lâm. Đó là lý do tại sao xã Mỹ Lâm có nhiều Việt Cộng và NTD thoát ly theo Việt Cộng sau khi học xong bậc tiểu học.

hoànglonghải (tuệchương)

(1) Xã Mông Thọ thuộc tiểu khu Rạch Giá (Secteur de Rachgia là nói theo Tây). Trung úy Trần Thiện Khiêm vào ra tiểu khu nầy và quen chị Tư Nết, con ông chủ Ry, trước 1945 là điền chủ nay là chủ câu lạc bộ. Dân Rạch Giá nói rằng đó là giây nhợ để sau nầy ông trung úy Quân Đội Quốc Gia cưới chị Tư Nết. Phần sau sẽ xin nói thêm về ông chủ Ry.

2. Từ Xã Mỹ Lâm đến Dinh Điền Cái Sắn



Sau khi có bằng tiểu học, cũng hơn 10 tuổi vì ở nhà quê trẻ con thường đi học chậm, NTD thoát ly vào mật khu theo Việt Cộng.

Tại sao ông ta theo Việt Cộng. Điều nầy rắc rối lắm, xin phân giải từ từ.

Trong chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất (1945-54), lần thứ hai (1960-75) và lần thứ ba (1979-89), bao giờ xứ chùa Tháp cũng đóng một vai trò quan trọng. Chiến trường thì xảy ra bên phía Việt Nam, còn hậu cần thì nằm ở Kampuchia. Không tấn công vào hậu cần, chiến tranh khó chấm dứt. Đó cũng là một trong những lý do khiến Việt Nam Đệ Nhất Cộng Hòa âm mưu đảo chánh Sihanouk hay quân Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa tấn công qua Miên hồi tháng 3 năm 1970.

Trong chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất, người và vũ khí từ Kampuchia chuyển qua tiếp tế cho quân Cộng Sản ở miền Tây Nam Bộ. Con đường tiếp vận của Việt Minh (danh xưng hồi đó) từ Miên xuyên qua mật khu Trà Tiên, vượt qua đoạn đường phía bắc thị xã Rạch Giá và thẳng về U-Minh.

Vì vùng nầy đất thấp, tới mùa nước, nước tràn lên khắp mọi chỗ, ngoại trừ vùng Thất Sơn (Việt Cộng gọi là Bảy Núi). Ai đọc “Mùa Len Trâu” của Sơn Nam trong quyển “Tìm Hiểu Đất Hậu Giang” thì biết hiện tượng nầy. Người ta chỉ có thể dùng thuyền, ghe di chuyển. Tới khi nước rút, di chuyển theo kinh rạch là tiện lợi nhứt. Vì vậy, hồi đó, Việt Minh cho đào một con kinh nhỏ dọc theo ranh giới hai tỉnh Long Xuyên-Rạch Giá. Kinh nầy được đặt tên là kinh Kháng Chiến vì nó được đào trong thời gian kháng chiến chống Pháp. Sau nầy, trong chiến tranh Đông Dương lần thứ hai, con đường di chuyển nầy của Việt Cộng được gọi là đường giây 1C. Đường giây 1C từ Miên, qua mật khu Trà Tiên, vượt qua LTL 8A ở cây số 15 bắc thị xã Rạch Giá, thuộc xã Mông Thọ, (Cách thị xã Rạch Giá 15Km) và đi thẳng về Chương Thiện-U Minh.

Tại sao vượt qua ở Cây Số 15 mà không qua chỗ Dinh Điền Cái Sắn như trong cuộc chiến tranh trước. Dễ hiểu thôi. Dân Dinh Điền Cái Sắn là dân Bắc di cư 1954. Việt Cộng đút đầu vào đó là coi như đút đầu vào rọ.

Hồi chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất, vì vùng Dinh Điền Cái Sắn chưa có nên việc vượt qua LTL 8A rất dễ dàng. Đại tướng Trần Thiện Khiêm khi đó còn mang “loon” trung úy, chỉ huy một đơn vị Quân Đội Quốc Gia đóng ở Mông Thọ, có thể đêm đêm nghe tiếng bộ đội Việt Minh vượt qua LTL 8A ở đoạn Cái Sắn mà không dám động tỉnh (1). Đoạn nầy, có cụ già Nam Bộ kể cho tôi nghe: “Tụi nó di chuyển qua lại như đi chợ.”

Vùng Cái Sắn ngày xưa là vùng ruộng của mấy ông chủ điền, ruộng cò bay thẳng cánh hay còn gọi là “Đồng Chó Ngáp”, cũng là chỗ nầy. Kể từ kinh Núi Sập tới kinh Cái Sắn (Còn gọi là Thạnh Đông) dài 12Km. Từ kinh Thạnh Đông tới kinh Thạnh Tây cũng dài 12Km. Có con chó nào chạy một mạch từ kinh Núi Sập tới kinh Thạnh Tây dài 24Km mà không ngáp mới thật là chó hay?!

Vùng nầy đất thấp, chỉ làm lúa sạ. Mỗi năm, mùa hè, sau khi gặt xong, đồng bỏ hoang. Khi chuẩn bị làm ruộng mùa tới thì người ta đốt đồng. Dân địa phương cũng gọi là “Mùa Đốt Đồng”. Cứ sau trưa một chút, chờ có gió mạnh, người ta giăng một cái lưới phía dưới gió, rồi đi ngược lên phía trên gió, cầm một cây đuốc mà đốt những gốc rạ, bụi cây khô. Buổi chiều, gió thổi mạnh, lửa cháy rần rần. Vậy là thỏ, rùa, rắn, chồn, cáo, cần đước, ba ba, tranh nhau chạy trốn. Chúng chạy về hướng cuối gió, chui vào lưới mà nằm, chờ người ta tới nắm cổ lôi đi bán hay làm thịt nhậu chơi. Vùng nầy dân ưa nhậu thịt rắn. Nếu độc giả tới thăm họ, gặp người quí khách, họ sẽ mời quí độc giả nhậu thịt rắn. Con rắn - thường là loại rắn độc mới bổ -, được làm thịt, móc ruột, luộc chín, chặt khúc, sắp từng khúc quanh cái dĩa bàn to, tưởng như con rắn đang nằm ngủ. Ai có gan thì cầm đũa gắp ra ăn. Tôi thì chịu vì tôi là chúa sợ rắn. Ngoài thịt rắn, còn có một nồi cháo rắn, “ăn dằn bụng” trước khi tan hàng. Phải được người dân quí lắm, họ mới mời mình nhậu thịt rắn. Khoảng thập niên cuối 60 đầu 70, một con gà giá chỉ vài trăm bạc, còn một con rắn giá 2 ngàn. Mời nhậu thịt gà, có phải rẻ hơn không!

Đốt đồng xong, người ta bắt đầu cày. Lần đầu thì gọi là cày lật, nghĩa là cày sao cho đất lật úp, cỏ xuống dưới, đất lên trên. Cỏ sẽ bị thúi mà chết, thành ra phân hữu cơ. Lần sau thì cày cho đất nhỏ ra, chờ nước lên - khoảng tháng 8 tháng 9 âm lịch – đem lúa ra sạ. Lúa lên, nước lên. Gần tết, nước rút xuống, lúa cũng bắt đầu chín. Khi nước rút hết thì người ta lo gặt. Lúa gặt xong đem sắp vòng tròn cho xe máy cày chạy quanh cán lên cho hột rời ra. Lúa chất thành đống cao như ngọn đồi, dân địa phương gọi là “cà tang” lúa. Có lẽ “cà tang” là tiếng Miên. Hôm qua đi ngang, thấy đồng trống không, nay thấy có ngọn đồi hiện ra xa xa. Đó là “cà-tang” lúa. Bên phía Dinh Điền Cái Sắn thì Việt Cộng không dám, còn bên phía Cờ Đỏ, thuộc Long Xuyên, bọn kinh tài đêm khuya thường mò ra thu thuế nông nghiệp. Bọn nó thâu thuế “ác lắm”, nghĩa là thuế cao lắm nên dân chúng ghét. Nhờ đó mà phe Quốc Gia biết chúng xuất hiện ở đâu để “phục kích lấy tiền nhậu chơi”. Hễ tới mùa lúa thì bọn nó thu thuế nông nghiệp, mùa cày thì chúng nó thu thuế máy cày, cũng “ác” như thu thuế nông nghiệp. Tới mùa chúng nó đi thu thuế, “phe ta” đi săn giặc nên tôi gọi giặc ở đây là “Giặc Mùa.” Chuyện nầy cũng sẽ nói thêm về sau. Hồi xưa, người ta cày bằng trâu, chủ điền nuôi hàng trăm con trâu mới đủ cày. Như ông chủ Ry, bố vợ ông Trần Thiện Khiêm nuôi những hai trăm con trâu. Đó cũng là đề tài truyện “Mùa Len Trâu” của Sơn Nam nay đã được quay thành phim. Thời Ngô Đình Diệm phải nhập trâu Murat bên Ấn Độ về cho dân cày. Sau nầy thì cày bằng máy. Máy cày John Deer, Somecar, v.v… rất được dân chúng ưa chuộng.

Tôi không rành cách tính diện tích ruộng ở đây. Người ta tính theo công: Công tầm cắt và công tầm điền khác nhau. Năm nào trúng, mỗi công được khoảng trên dưới 35 giạ là cao. Có năm trên 40 chục giạ là trúng lắm.

Việt Minh nổi lên bắt giết, bỏ tù (Rồi cũng chết trong tù luôn) các ông chủ điền. Hầu hết chủ điền chạy trốn lên Rạch Giá, Cần Thơ hay Saigon. Việt Minh gọi là “theo Tây”. Không theo Tây cũng không được, bị Việt Minh giết sao?! Ruộng của họ sau nầy, thời Đệ Nhứt Cộng Hòa bị truất hữu để lập Dinh Điền Cái Sắn. Sau nầy, tôi cũng có gặp vài người là con cháu của mấy ông chủ điền ngày trước. Nói chung, họ đã sa cơ và nghèo túng, tuy vẫn còn mang cái tên Tây như Bôn, gốc là Paul; Răng, gốc là Jean. Bố vợ ông Trần Thiện Khiêm, dân chúng gọi là ông chủ Ri, vì tên Tây là Henry, con trai lớn ông nầy, tên là Hai Re vì tên Tây là Robert và chị Tư Nết, chính hiệu con nai vàng là Annette, đích thị là bà Trần Thiệm Khiêm. Chuyện gia đình nầy sẽ kể thêm ở phần sau, cũng là chuyện vui mà thôi! Cũng có người tên họ cũng hay, nửa Nôm nửa Hán như anh bạn Trần Thông Đến của tôi, con một ông chủ điền lớn ở Cái Sắn trước 1945. Anh nầy thường hay trốn làm việc để “đi mây về gió” nên ai hỏi tới thì tôi nói đùa là Trần Không Đến.

Khi chiến tranh Đông Dương lần thứ hai nổ ra thì Dinh Điền Cái Sắn đã thành lập xong, kéo dài từ ngã Ba Lộ Tẻ Long Xuyên tới Kinh Tư gần xã Mông Thọ. Việt Cộng không thể vượt qua LTL 8A dễ dàng. Cây số 15 là điểm duy nhất, Việt Cộng cố sống cố chết để vượt qua LTL ở đây.

Cách Cây Số 15 cỡ 10 Km, về phía tây là ấp Tà Keo. Gọi là ấp nhưng thật ra đó là một vùng rừng tràm nước mênh mông. Ấp Tà Keo là cứ điểm quan trọng để Việt Cộng xuất phát vượt qua LTL 8A ở cây số 15. Khi quân Cộng Sản từ Miên vượt qua mật khu Trà Tiên, di chuyển dọc theo kinh Kháng Chiến, đi về phía đông để về U-Minh, tới ấp Tà Keo thì chúng phải dừng quân, chờ trời tối, tình hình thuận tiện mới vượt qua LTL 8A ở cây số 15. Hạ tầng cơ sở Việt Cộng ở Tà Keo giữ nhiệm vụ giao liên, an ninh để bộ đội vượt lộ. Bên cạnh LTL là kinh Cái Sắn. Họ phải vượt qua kinh rồi mới vượt qua lộ, cố tránh khỏi bị quốc gia phục kích. Thường phe Quốc Gia phục kích bên bờ kinh hay bên lộ, chờ Việt Cộng vượt qua là nổ súng. Tình hình chỗ nầy rất căng. Phía Quốc Gia hoạt động rất ráo riết để cố ngăn chận không cho Việt Cộng đi qua. Phía Việt Cộng thì cố sống cố chết vượt qua cho được.

Cuối năm 1974, đầu 1975, khi tướng Nguyễn Khoa Nam làm Tư lệnh Quân Đoàn 4, Quân Khu 4, ông rất chú trọng nơi nầy, ra lệnh cho các lực lượng địa phương như Quận, Tỉnh và cả Khu phải hết sức ngăn chận Việt Cộng qua lộ. Trước khi có lệnh tướng Nam, tôi từng dẫn vài chục lính phục kích Việt Cộng ở đây nhưng lại đụng nhằm cỡ một trung đoàn quân Việt Cộng qua lộ, đành phải ôm súng nằm im mà run. Bọn chúng đông như thế, nổ súng, bọn chúng tới đạp lên đầu mình cũng đủ chết, nói chi tới chuyện đánh nhau. Chuyện nầy hồi sau xin kể tiếp.

Trở lại chuyện ấp Tà Keo. Ấp Tà Keo thuộc xã Mỹ Lâm. Việt Cộng cố sống cố chết giữ Tà Keo. Muốn giữ Tà Keo phải mở rộng hoạt động toàn xã Mỹ Lâm. Đó là lý do tại sao xã Mỹ Lâm có nhiều Việt Cộng và NTD thoát ly theo Việt Cộng sau khi học xong bậc tiểu học.

hoànglonghải (tuệchương)

(1) Xã Mông Thọ thuộc tiểu khu Rạch Giá (Secteur de Rachgia là nói theo Tây). Trung úy Trần Thiện Khiêm vào ra tiểu khu nầy và quen chị Tư Nết, con ông chủ Ry, trước 1945 là điền chủ nay là chủ câu lạc bộ. Dân Rạch Giá nói rằng đó là giây nhợ để sau nầy ông trung úy Quân Đội Quốc Gia cưới chị Tư Nết. Phần sau sẽ xin nói thêm về ông chủ Ry.

2. Từ Xã Mỹ Lâm đến Dinh Điền Cái Sắn



Sau khi có bằng tiểu học, cũng hơn 10 tuổi vì ở nhà quê trẻ con thường đi học chậm, NTD thoát ly vào mật khu theo Việt Cộng.

Tại sao ông ta theo Việt Cộng. Điều nầy rắc rối lắm, xin phân giải từ từ.

Trong chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất (1945-54), lần thứ hai (1960-75) và lần thứ ba (1979-89), bao giờ xứ chùa Tháp cũng đóng một vai trò quan trọng. Chiến trường thì xảy ra bên phía Việt Nam, còn hậu cần thì nằm ở Kampuchia. Không tấn công vào hậu cần, chiến tranh khó chấm dứt. Đó cũng là một trong những lý do khiến Việt Nam Đệ Nhất Cộng Hòa âm mưu đảo chánh Sihanouk hay quân Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa tấn công qua Miên hồi tháng 3 năm 1970.

Trong chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất, người và vũ khí từ Kampuchia chuyển qua tiếp tế cho quân Cộng Sản ở miền Tây Nam Bộ. Con đường tiếp vận của Việt Minh (danh xưng hồi đó) từ Miên xuyên qua mật khu Trà Tiên, vượt qua đoạn đường phía bắc thị xã Rạch Giá và thẳng về U-Minh.

Vì vùng nầy đất thấp, tới mùa nước, nước tràn lên khắp mọi chỗ, ngoại trừ vùng Thất Sơn (Việt Cộng gọi là Bảy Núi). Ai đọc “Mùa Len Trâu” của Sơn Nam trong quyển “Tìm Hiểu Đất Hậu Giang” thì biết hiện tượng nầy. Người ta chỉ có thể dùng thuyền, ghe di chuyển. Tới khi nước rút, di chuyển theo kinh rạch là tiện lợi nhứt. Vì vậy, hồi đó, Việt Minh cho đào một con kinh nhỏ dọc theo ranh giới hai tỉnh Long Xuyên-Rạch Giá. Kinh nầy được đặt tên là kinh Kháng Chiến vì nó được đào trong thời gian kháng chiến chống Pháp. Sau nầy, trong chiến tranh Đông Dương lần thứ hai, con đường di chuyển nầy của Việt Cộng được gọi là đường giây 1C. Đường giây 1C từ Miên, qua mật khu Trà Tiên, vượt qua LTL 8A ở cây số 15 bắc thị xã Rạch Giá, thuộc xã Mông Thọ, (Cách thị xã Rạch Giá 15Km) và đi thẳng về Chương Thiện-U Minh.

Tại sao vượt qua ở Cây Số 15 mà không qua chỗ Dinh Điền Cái Sắn như trong cuộc chiến tranh trước. Dễ hiểu thôi. Dân Dinh Điền Cái Sắn là dân Bắc di cư 1954. Việt Cộng đút đầu vào đó là coi như đút đầu vào rọ.

Hồi chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất, vì vùng Dinh Điền Cái Sắn chưa có nên việc vượt qua LTL 8A rất dễ dàng. Đại tướng Trần Thiện Khiêm khi đó còn mang “loon” trung úy, chỉ huy một đơn vị Quân Đội Quốc Gia đóng ở Mông Thọ, có thể đêm đêm nghe tiếng bộ đội Việt Minh vượt qua LTL 8A ở đoạn Cái Sắn mà không dám động tỉnh (1). Đoạn nầy, có cụ già Nam Bộ kể cho tôi nghe: “Tụi nó di chuyển qua lại như đi chợ.”

Vùng Cái Sắn ngày xưa là vùng ruộng của mấy ông chủ điền, ruộng cò bay thẳng cánh hay còn gọi là “Đồng Chó Ngáp”, cũng là chỗ nầy. Kể từ kinh Núi Sập tới kinh Cái Sắn (Còn gọi là Thạnh Đông) dài 12Km. Từ kinh Thạnh Đông tới kinh Thạnh Tây cũng dài 12Km. Có con chó nào chạy một mạch từ kinh Núi Sập tới kinh Thạnh Tây dài 24Km mà không ngáp mới thật là chó hay?!

Vùng nầy đất thấp, chỉ làm lúa sạ. Mỗi năm, mùa hè, sau khi gặt xong, đồng bỏ hoang. Khi chuẩn bị làm ruộng mùa tới thì người ta đốt đồng. Dân địa phương cũng gọi là “Mùa Đốt Đồng”. Cứ sau trưa một chút, chờ có gió mạnh, người ta giăng một cái lưới phía dưới gió, rồi đi ngược lên phía trên gió, cầm một cây đuốc mà đốt những gốc rạ, bụi cây khô. Buổi chiều, gió thổi mạnh, lửa cháy rần rần. Vậy là thỏ, rùa, rắn, chồn, cáo, cần đước, ba ba, tranh nhau chạy trốn. Chúng chạy về hướng cuối gió, chui vào lưới mà nằm, chờ người ta tới nắm cổ lôi đi bán hay làm thịt nhậu chơi. Vùng nầy dân ưa nhậu thịt rắn. Nếu độc giả tới thăm họ, gặp người quí khách, họ sẽ mời quí độc giả nhậu thịt rắn. Con rắn - thường là loại rắn độc mới bổ -, được làm thịt, móc ruột, luộc chín, chặt khúc, sắp từng khúc quanh cái dĩa bàn to, tưởng như con rắn đang nằm ngủ. Ai có gan thì cầm đũa gắp ra ăn. Tôi thì chịu vì tôi là chúa sợ rắn. Ngoài thịt rắn, còn có một nồi cháo rắn, “ăn dằn bụng” trước khi tan hàng. Phải được người dân quí lắm, họ mới mời mình nhậu thịt rắn. Khoảng thập niên cuối 60 đầu 70, một con gà giá chỉ vài trăm bạc, còn một con rắn giá 2 ngàn. Mời nhậu thịt gà, có phải rẻ hơn không!

Đốt đồng xong, người ta bắt đầu cày. Lần đầu thì gọi là cày lật, nghĩa là cày sao cho đất lật úp, cỏ xuống dưới, đất lên trên. Cỏ sẽ bị thúi mà chết, thành ra phân hữu cơ. Lần sau thì cày cho đất nhỏ ra, chờ nước lên - khoảng tháng 8 tháng 9 âm lịch – đem lúa ra sạ. Lúa lên, nước lên. Gần tết, nước rút xuống, lúa cũng bắt đầu chín. Khi nước rút hết thì người ta lo gặt. Lúa gặt xong đem sắp vòng tròn cho xe máy cày chạy quanh cán lên cho hột rời ra. Lúa chất thành đống cao như ngọn đồi, dân địa phương gọi là “cà tang” lúa. Có lẽ “cà tang” là tiếng Miên. Hôm qua đi ngang, thấy đồng trống không, nay thấy có ngọn đồi hiện ra xa xa. Đó là “cà-tang” lúa. Bên phía Dinh Điền Cái Sắn thì Việt Cộng không dám, còn bên phía Cờ Đỏ, thuộc Long Xuyên, bọn kinh tài đêm khuya thường mò ra thu thuế nông nghiệp. Bọn nó thâu thuế “ác lắm”, nghĩa là thuế cao lắm nên dân chúng ghét. Nhờ đó mà phe Quốc Gia biết chúng xuất hiện ở đâu để “phục kích lấy tiền nhậu chơi”. Hễ tới mùa lúa thì bọn nó thu thuế nông nghiệp, mùa cày thì chúng nó thu thuế máy cày, cũng “ác” như thu thuế nông nghiệp. Tới mùa chúng nó đi thu thuế, “phe ta” đi săn giặc nên tôi gọi giặc ở đây là “Giặc Mùa.” Chuyện nầy cũng sẽ nói thêm về sau. Hồi xưa, người ta cày bằng trâu, chủ điền nuôi hàng trăm con trâu mới đủ cày. Như ông chủ Ry, bố vợ ông Trần Thiện Khiêm nuôi những hai trăm con trâu. Đó cũng là đề tài truyện “Mùa Len Trâu” của Sơn Nam nay đã được quay thành phim. Thời Ngô Đình Diệm phải nhập trâu Murat bên Ấn Độ về cho dân cày. Sau nầy thì cày bằng máy. Máy cày John Deer, Somecar, v.v… rất được dân chúng ưa chuộng.

Tôi không rành cách tính diện tích ruộng ở đây. Người ta tính theo công: Công tầm cắt và công tầm điền khác nhau. Năm nào trúng, mỗi công được khoảng trên dưới 35 giạ là cao. Có năm trên 40 chục giạ là trúng lắm.

Việt Minh nổi lên bắt giết, bỏ tù (Rồi cũng chết trong tù luôn) các ông chủ điền. Hầu hết chủ điền chạy trốn lên Rạch Giá, Cần Thơ hay Saigon. Việt Minh gọi là “theo Tây”. Không theo Tây cũng không được, bị Việt Minh giết sao?! Ruộng của họ sau nầy, thời Đệ Nhứt Cộng Hòa bị truất hữu để lập Dinh Điền Cái Sắn. Sau nầy, tôi cũng có gặp vài người là con cháu của mấy ông chủ điền ngày trước. Nói chung, họ đã sa cơ và nghèo túng, tuy vẫn còn mang cái tên Tây như Bôn, gốc là Paul; Răng, gốc là Jean. Bố vợ ông Trần Thiện Khiêm, dân chúng gọi là ông chủ Ri, vì tên Tây là Henry, con trai lớn ông nầy, tên là Hai Re vì tên Tây là Robert và chị Tư Nết, chính hiệu con nai vàng là Annette, đích thị là bà Trần Thiệm Khiêm. Chuyện gia đình nầy sẽ kể thêm ở phần sau, cũng là chuyện vui mà thôi! Cũng có người tên họ cũng hay, nửa Nôm nửa Hán như anh bạn Trần Thông Đến của tôi, con một ông chủ điền lớn ở Cái Sắn trước 1945. Anh nầy thường hay trốn làm việc để “đi mây về gió” nên ai hỏi tới thì tôi nói đùa là Trần Không Đến.

Khi chiến tranh Đông Dương lần thứ hai nổ ra thì Dinh Điền Cái Sắn đã thành lập xong, kéo dài từ ngã Ba Lộ Tẻ Long Xuyên tới Kinh Tư gần xã Mông Thọ. Việt Cộng không thể vượt qua LTL 8A dễ dàng. Cây số 15 là điểm duy nhất, Việt Cộng cố sống cố chết để vượt qua LTL ở đây.

Cách Cây Số 15 cỡ 10 Km, về phía tây là ấp Tà Keo. Gọi là ấp nhưng thật ra đó là một vùng rừng tràm nước mênh mông. Ấp Tà Keo là cứ điểm quan trọng để Việt Cộng xuất phát vượt qua LTL 8A ở cây số 15. Khi quân Cộng Sản từ Miên vượt qua mật khu Trà Tiên, di chuyển dọc theo kinh Kháng Chiến, đi về phía đông để về U-Minh, tới ấp Tà Keo thì chúng phải dừng quân, chờ trời tối, tình hình thuận tiện mới vượt qua LTL 8A ở cây số 15. Hạ tầng cơ sở Việt Cộng ở Tà Keo giữ nhiệm vụ giao liên, an ninh để bộ đội vượt lộ. Bên cạnh LTL là kinh Cái Sắn. Họ phải vượt qua kinh rồi mới vượt qua lộ, cố tránh khỏi bị quốc gia phục kích. Thường phe Quốc Gia phục kích bên bờ kinh hay bên lộ, chờ Việt Cộng vượt qua là nổ súng. Tình hình chỗ nầy rất căng. Phía Quốc Gia hoạt động rất ráo riết để cố ngăn chận không cho Việt Cộng đi qua. Phía Việt Cộng thì cố sống cố chết vượt qua cho được.

Cuối năm 1974, đầu 1975, khi tướng Nguyễn Khoa Nam làm Tư lệnh Quân Đoàn 4, Quân Khu 4, ông rất chú trọng nơi nầy, ra lệnh cho các lực lượng địa phương như Quận, Tỉnh và cả Khu phải hết sức ngăn chận Việt Cộng qua lộ. Trước khi có lệnh tướng Nam, tôi từng dẫn vài chục lính phục kích Việt Cộng ở đây nhưng lại đụng nhằm cỡ một trung đoàn quân Việt Cộng qua lộ, đành phải ôm súng nằm im mà run. Bọn chúng đông như thế, nổ súng, bọn chúng tới đạp lên đầu mình cũng đủ chết, nói chi tới chuyện đánh nhau. Chuyện nầy hồi sau xin kể tiếp.

Trở lại chuyện ấp Tà Keo. Ấp Tà Keo thuộc xã Mỹ Lâm. Việt Cộng cố sống cố chết giữ Tà Keo. Muốn giữ Tà Keo phải mở rộng hoạt động toàn xã Mỹ Lâm. Đó là lý do tại sao xã Mỹ Lâm có nhiều Việt Cộng và NTD thoát ly theo Việt Cộng sau khi học xong bậc tiểu học.

hoànglonghải (tuệchương)

(1) Xã Mông Thọ thuộc tiểu khu Rạch Giá (Secteur de Rachgia là nói theo Tây). Trung úy Trần Thiện Khiêm vào ra tiểu khu nầy và quen chị Tư Nết, con ông chủ Ry, trước 1945 là điền chủ nay là chủ câu lạc bộ. Dân Rạch Giá nói rằng đó là giây nhợ để sau nầy ông trung úy Quân Đội Quốc Gia cưới chị Tư Nết. Phần sau sẽ xin nói thêm về ông chủ Ry.




hoànglonghải
(Kỳ tới: Xã Mỹ Lâm va Dinh Điền Cái Sắn)

Ý kiến bạn đọc

Vui lòng login để gởi ý kiến. Nếu chưa có account, xin ghi danh.