II -Trường hợp thứ nhất, những gì xảy ra trên bài thơ danh tác: Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan (1).
Phần thứ nhất, bản kê các văn bản F1 và F2
Trong vai trò một cô giáo dạy chữ nghĩa thơ phú cho các công chúa, Bà Huyện Thanh Quan đã hiểu mình phải làm gì tốt nhất cho các cô học trò bé nhỏ của mình. Các cô nàng có thể sẽ trở thành các quan bà tương lai dấu mặt sau công đường. Vua Minh Mạng có 64 Công Chúa. Các nàng công chúa này phải được học thi ca một cách chính quy và chính thống. Phải thông thạo dòng thơ thất ngôn bát cú để trở nên người vợ hiền, giữ được niềm vui cùng hạnh phúc khi tự mình có thể xướng họa thi phú cùng chồng trong chốn riêng tư. Chồng của họ sẽ là các quan tân trạng trong các khoa thi định kỳ hàng năm. Đây có thể là mục tiêu mà vua Minh Mạng muốn nhắm đến.
Bài thơ Qua Đèo Ngang là bài thơ duy nhất của nữ sĩ được giáo sư Dương Quảng Hàm nhắc đến trong sách Giáo khoa của mình. Văn bản F1 như sau
Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà,
Cỏ cây chen đá lá chen hoa.
Lom khom dưới núi tiều vài chú,
Lác đác bên sông chợ mấy nhà.
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc,
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.
Dừng chân đứng lại trời non nước,
Một mảnh tình riêng ta với ta.
F1, Bà Huyện Thanh Quan
Nữ sĩ đã áp sát quy ước hành văn trong dòng thơ thất ngôn bát cú mà giới sĩ tử xưa của ta rất am tường. Vì lý do trên, ta sẽ không lạ khi Bà Huyện rất tài tình phân bổ bố cục quy ước gồm bốn phần Đề, Thực, Luận, Kết. Bà đã dùng nhiều ước lệ để nén ý, dùng động từ "biểu thị động thái khác thường" khiến ta phải tự hỏi, tại sao nó lại xuất hiện đúng lúc và đúng chỗ như thế. Ví dụ: câu kết số 7. "Dừng chân đứng lại....". được hiểu "Dừng chân" để làm gì? ,"đứng lại" ,tại sao lại phải đứng hẳn lại? Dừng không đủ sao?. Dừng, đứng đã đủ để ngắm cảnh sắc nơi đây lần cuối? . Không đủ " đô " về ngôn ngữ. Từ "lại " xuất hiện hổ trợ ngay sau động từ " đứng ". "đứng lại! " như một lời lệnh yêu cầu phải thực hiện ngay và nữ sĩ......? , lặng lẽ " lau giòng lệ đang chảy tràn làm nhạt nhòa mọi cảnh sắc xung quanh" , trước đó tại câu luận số 5 , "nhớ " được hiểu là nghĩ về . 'nhớ nước" là nghĩ về tổ quốc vào thời điểm 1847...vv ... .Thời điểm 1847 đã làm nữ sĩ trào dâng cảm xúc. Nữ sĩ quá đỗi tài hoa ngoài sức tưởng tượng của người đang viết !.
Bà dùng địa danh Đèo Ngang để nhắc về lịch sử dân tộc một cách kín kẻ. Dùng từ đa nghĩa, đa chức năng về văn phạm như "cái, con,quốc, quốc, gia, gia ". Từ những đông từ ẩn dụ sâu thẩm và chắt lọc đã dẫn đến nhiều cách hiểu chợt đến trong đầu của "ai đó" khi họ tiếp cận một câu thơ hay một cụm từ trong văn bản. Cách tân, làm mới hóa, sức thưởng ngoạn của mình, một văn bản F2 ra đời. F1 ngày càng lung linh trong tâm khảm người Việt. Cái nền này sẽ làm kiên cố ý tưởng chắc gì thơ Đường đã hay hơn thơ Việt. "Xưa rồi Diễm ơi !", câu mất dạy từ những người mất gốc "nôm na là cha mách qué".
Văn bản F1 & và vài văn bản F2 khác
F1,Bà Huyện Thanh Quan
Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà,
Cỏ cây chen đá lá chen hoa.
Lom khom dưới núi tiều vài chú,
Lác đác bên sông chợ mấy nhà.
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc,
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.
Dừng chân đứng lại trời non nước,
Một mảnh tình riêng ta với ta.
Bà Huyện Thanh Quan
oOo
F2, Dương Quảng Hàm
Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà,
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.
Lom khom dưới núi, tiều vài chú,
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc,
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.
Dừng chân đứng lại: trời, non, nước,
Một mảnh tình riêng, ta với ta.
Dương Quảng Hàm ,Văn học Việt Nam Hanoi 1939 . BQGGD,TrungTâm Học Liệu tái bản, trang 47 )
Sách trên đây, Bạn có thể load về từ cánh "Người Việt Hải Ngoại tử tế" . "Người Việt Hải Ngoại tử tế" là người đang học thứ mà người Việt xưa nay hiếm , "tinh thần thiện nguyện" ,thứ tinh thần tạo nên sắc thái Mỹ .
Ghi chú riêng của người viết về bản văn F2, Dương Quảng Hàm
Giáo sư Dương Quảng Hàm đã đọc rất chính xác 56 chữ nôm trên văn bản F1. Bản văn F2 của Dương Quảng Hàm tại câu luận (5,6 ) không có dấu phẩy.Thời ông, các vị khác như Ôn Như Nguyễn văn Ngọc hay giáo sư Nghiêm Toản không sao sánh kịp về độ nghiêm túc trong việc viết sách Giáo khoa. Cách đọc chữ nôm trong văn bản Qua Đèo Ngang sai trái trước đây ,nay đã được ông ĐINH VĂN TUẤN, hóa giải và ông đã giảng rất tường minh.
http://tapchisonghuong.com.vn/tin-tuc/p0/c7/n15156/
Ve-cai-gia-gia-trong-bai-tho-Qua-Deo-Ngang-cua-Ba-Huyen-Thanh-Quan.html, .
Chúng tôi tri ân Ông. Rằng công lao của ông TUẤN không người này thấy thì người kia cũng thấy. Rằng người Việt hiện nay " không đui" như các vị giáo sư tiến sĩ đã và đang dạy tại các trường ĐHKHvà NV tại Hanoi và TP .HCM. Việc cho đăng trên trang của Trường mình các bài viết của '"Học giả đường phố "AN CHI ,có liên quan đến bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan khiến cho SV của các ông giáo sư tiến sĩ phẩn nộ. Nay " các "Ngài Giáo Sư Tiến Sĩ " này phải tự " tái tạo " kiến văn của mình một cách " khẩn trương ". Tại sao gấp gấp không dùng?; dùng daoto búalớn đã quen? . Học lại cách đọc chữ Nôm, nhờ tiến sĩ " thiệt "Nguyễn Xuân Diên dạy cho , và đừng quên nhờ giáo sư " thiệt " Nguyễn Văn Dân dạy lại cho môn "Phân tích văn học" mà mình rất yếu đi, bởi hành vi cho post bài của '"Học giả "AN CHI trên trang website của nhà trường đã là một sự "tố cáo " rồi. Các Ngài làm ơn thận trọng dùm, tội nghiệp cho con trẻ,nay là học sinh phổ thông vô tội. Xin hãy tha cho "bọn nó", chương trình Ngữ Văn các ngài soạn " nặng quá " làm sao mà đám học sinh tuổi teen kia kham nỗi.
oOo
F2,Hanoi , bài được dùng từ năm 1963 đến nay .
Bộ Giáodục và Đàotạo ,
Ngữ Văn, lớp 7 ,tập I , NXB-GDVN-2015, , trang 102-104
Lần tái bản thứ 12 .
QUA ĐÈO NGANG
Bước tới Đèo Ngang (1), bóng xế tà,
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.
Lom khom dưới núi, tiều (2)vài chú,
Lác đác bên sông, chợ (3) mấy nhà.
Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc (4),
Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia(5).
Dừng chân đứng lại, trời, non, nước,
Một mảnh tình riêng, ta với ta.
(Bà Huyện Thanh Quan ,trong Hợp tuyển thơ văn Việt Nam, tập III,
NXB Văn hoá, Hà Nội, 1963)
Ghi chú riêng của người viết về bản văn F2Hanoi
Kèm theo bản văn F2 của sách Ngữ văn lớp 7 là lời chú thích các số 3 ,4, và 5 rất "lạ ", lồng vào tư tưởng của " người xứ lạ?". Họ là các giáo sư tiến sĩ .
(3) Có người nói "rợ mấy nhà" chứ không phải "chợ mấy nhà" vì ở Đèo Ngang heo hút, không phải là nơi đã đông dân cư. Nhưng cũng có ý kiến bác lại.
(4) Con quốc quốc (cũng viết là cuốc cuốc): chim đỗ quyên (chim cuốc). .
(5) Cái gia gia (cũng viết là da da) : chim đa đa, còn gọi là gà gô.
Các chú thích (3 ),(4),( 5) chỉ ra sự "?" , "?" biết dùng từ nào cho thích hợp với ban bệ của Ban Giáo sư tiến sĩ này. Nay laiquangnam tạm thời không liệt kê danh sách. Giáo trình Ngữ văn 7, niên khóa 2016-2017 đã bán cho học sinh. Tôi ước mong chư vị " ngó tới ngó lui dùm ". Không kê ra thì chỉ có Người Việt Hải Ngoại không biết mà thôi nhưng. làm sao dấu người trong nước được bởi họ chính là cha mẹ phụ huynh học sinh lớp 7
oOo
F2,Nghiêm Toản
Qua Đèo Ngang, tức cảnh
Bước tới Đèo Ngang bónq xế tà,
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.
Lom-khom dưới núi tiều vài chú,
Lác-đác bên sông chợ mấy nhà.
Nhớ nước đau lòng con cuốc-cuổc,
Thương nhà mỏi miệng cái gia-gia.
Dừnq chân đứng lại : trời, non, nước,
Một mảnh tình riêng ta với ta.
VIỆT-NAM VĂN-HỌC-SỬ
Trích-yếu, 1949, Hạo-nhiên NGHIÊM TOẢN , trang 91
*bài của, ĐINH VĂN TUẤN, trên Sông Hương . chúng ta xem như giáo sư NGHIÊM TOẢN đã nhầm khi đọc theo Ôn như NVN.
Ghi chú riêng của người viết về bài viết F2,Nghiêm Toản
Các từ con cuốc-cuốc, cái gia-gia. Có ngang nối. Cho dù giáo sư Nghiêm Toản có sửa lại con quốc-quốc ,thay vì con cuốc-cuốc , cái gia-gia. thì các cụm từ quốc-quốc, gia-gia viết có dấu - cũng trong văn bản F2 NT đã rất khác với quốc quốc và gia gia viết không có gạch nối, bởi một khi buộc chặt hai từ với nhau bằng một dấu gạch nối thì ngữ nghĩa của từ đã bị thu hẹp lai. .
oOo
F2, laiquangnam giới thiệu
Bước tới..."Đèo Ngang"!,_ bóng xế tà!
_Cỏ cây chen đá, _lá chen hoa!.
_Lom khom dưới núi, tiều vài chú,
_ Lác đác bên sông, chợ mấy nhà "? & !".
Nhớ nước đau lòng con!, _quốc !quốc!,
Thương nhà mỏi miệng cái! , _ gia !gia! .
_Dừng chân, _đứng lại, trời! _ non nước?,
Một mảnh tình riêng, _ ta với ta!.
Ghi chú riêng của người viết về văn bản F2 laiquangnam
Laiquangnam đã dùng dấu chấm câu can thiệp vào văn bản F1. laiquangnam đưa vào bản văn thêm yếu tố "kịch" bằng hình thúc câu thoại nội tâm với dấu _,dấu gạch đầu giòng.
Với âm sắc nặng của từng miền do người thao giảng, tức thầy cô giáo, học sinh sẽ nghe như là ...
F1, ==> Nhớ nước đau lòng con!, _quốc !quốc!, (1)
==> Nhớ nước đau lòng con!, _quấc !quấc !, (2)
==> Nhớ nước đau lòng con!, _quất !quất! ,(3)
Ý thơ trong câu (1)/F2 ? , Thời điểm câu thơ đúng lúc biến cố lịch sử xảy ra vào năm 1847 tại kinh thành Huế. Người Pháp bắn chìm tàu đồng của nhà Nguyễn tại cửa Thuận An, rồi kéo quân vào Nam Bộ . Chạnh lòng trong cảnh sắc Đèo Ngang. Ưu tư về thời nô lệ mới, mất nước ám vào tâm lòng nữ sĩ người HANOI năm xưa, khiến bà phải kêu lên lời thảng thốt .Nhớ nước đau lòng con!, _vút ! vút !, "quất !quất!" được nghe như là âm thanh xé gió của làn roi quất vào thân thể nữ sĩ.
Và câu
Thương nhà mỏi miệng cái! , _ gia !gia! .
Gia là nhà, gia là người chồng.
Câu hàm ý ,
_ chàng ơi chàng , con ơi con , các người có nghe lời thở than lẫn thương nhớ của tôi chăng?. Các người luôn hiện diện trên từng bước chân của tôi trên đường về .
F1, Thương nhà mỏi miệng cái gia gia ==> . Thương nhà mỏi miệng cái, _Gia! _gia!
bằng hình thúc câu thoại nội tâm với dấu _,dấu gạch đầu giòng.
Với âm sắc nặng của từng miền do người thao giảng truyền đạt, tức thầy cô giáo đang đứng lớp, học sinh sẽ nghe câu này như là ...
Thương nhà mỏi miệng cái! , _ da ! da !.
Ui da ! ui da !
Nữ sĩ cắn răng trân mình chịu đựng . "úi da! úi da1 ".
Đã hơn 150 năm qua từ khi bài thơ Qua Đèo Ngang này xuất hiện, các thế hệ hậu bối chúng tôi vẫn còn nghe âm sắc " ui da ! ui da ! " phát ra từ người nữ sĩ , người con yêu của HANOI năm xưa . Nữ sĩ ngày ấy khóc vì Tổ quốc này sắp đến hồi phân rã. Đau đớn thay và cao thượng thay một Tâm Hồn của người HANOI năm xưa sao nay đà quá hiếm! . Ngày này , tháng năm 2016 , cụm từ chứa hai âm " ui da ! ui da !" càng lúc càng lớn hơn thêm trong tâm thức người Việt khắp năm châu . Ngậm ngùi.
laiquangnam
Một ngày tháng Năm ngột ngạt tại Quê Nhà
-----------------
*( 1) thủ pháp Ngụy biện" lá bùa" Quy Hán là gì ? .
Đây là phép ngụy biện dựa vào những gì mà Hán tộc đã ghi thành sách vở . Mọi hiểu biết của sắc dân Hán nay đều là chân lý để NhàBiênkhảo VọngHán dựa vào đó làm cội nguồn giải thích những gì mình còn lúng túng, chưa hiểu thấu đáo. Thuật ngữ "Thủ pháp Ngụy biện" lá bùa" là từ của GV ĐH Lê quang Đức (Tuệ Lãng ) cho laiquangnam mượn xài .
(2) *bài của, ĐINH VĂN TUẤN, năm 2014
http://tapchisonghuong.com.vn/tin-tuc/p0/c7/n15156/
Xem như kết thúc sự phiên âm sai của giáo sư NGHIÊM TOẢN và toàn bộ những ai đọc khác giáo sư Dương Quảng Hàm
----------------------------------------------------------
Xin mời khách thơ đọc tiếp,
II -Trường hợp thứ nhất, những gì xảy ra trên bài thơ danh tác: Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan .
Phần thứ hai
===========================
Trong đó Giải mã bài thơ Qua Đèo Ngang .Bài viết cũng nằm trong loạt bài
Thử tìm một giải pháp khác khi giới thiệu dòng thơ cổ của tiền nhân
Laiquangnam
Mục đích là giải quyết dứt điểm sự nhầm lẫn từ bao đời nay khi "Ai đó" cho rằng chim quốc quốc của người Việt chính là chim cuốc cuốc,hay chim Đỗ Quyên bên Tàu. Và từ bài viết " Cái gia gia chẳng là cái gì cả ?" đã được các website thuộc các trường ĐH Khoa Văn trong nước đồng loạt đăng tải hổ trợ. Bài viết này đã lôi cuốn hai giáo sư Nguyễn Quảng Tuân,trong nước, và nữ giáo sư Tiến sĩ Chân Quỳnh tại Pháp tham gia phản biện. Tuy nhiên hai vị tuồng như đã " bó tay" trước sự hàm hồ của y. Ông này đã mắng mỏ Bà Huyện Thanh Quan bằng lời những lẽ "mất dạy". Với bài viết này, laiquangnam kết luận rằng, lý luận của y đã hoàn toàn sai trái. Y là một người Tàu Hán,ra đời tại Saigon. Khóa mỗm y là điều cần phải làm ngay vào thời điểm này,thời điểm trước khi y chết. |