Nov 23, 2024

Tùy bút - Bút ký

Những người tín hữu Phật Giáo Hòa Hảo.
Thanh Khâm * đăng lúc 10:49:13 AM, Mar 17, 2013 * Số lần xem: 5259
Hình ảnh
#1

Chương 10

Những người tín hữu Phật Giáo Hòa Hảo.

Nếu ai đã từng đi qua các vùng đất miền Tây ở Nam Việt Nam. Có công tìm hiểu về địa phương chí, về đất nước và con người. Nhất là các vùng đất của những tỉnh như:-Châu Ðốc, Long Xuyên ; Rạch Giá; Sa Ðéc ; Vĩnh Long, Mỹ Tho, Cần Thơ ; Sóc Trăng và Bặt Liêu ... Có thể có dịp biết qua về những người nông dân trong các vùng đất này. Ðặc biệt là những người nông dân đã ngộ đạo và qui y theo đạo Phật Giáo Hòa Hảo.

Vào khoảng tháng 5 năm 1939, đạo PGHH ra đời.Ðã tạo nên một phong trào của người nông dân yêu nước tại các tỉnh miền Tây, Nam Việt Nam. Phong trào này đã phát sinh một cách mãnh liệt do một vị siêu phàm đã từng khai đạo và hướng dẫn đồng bào. Vị đó là Giáo chủ Huỳnh Phú Sổ. là người đã khai sáng đạo Phật Giáo Hòa Hảo .

Tuy vào thời kỳ đó, tại đất miền Tây, cũng có các đạo giáo khác ra đời trước, như Phật Giáo, Công Giáo, Tin Lành, Cao Ðài v.. v. . Dù.ra đời sau, Giáo chủ Huỳnh Phú Sổ khai đạo nhắm vào tầng lớp nông dân thất học. Cũng vì thế mà Giáo Chủ đã dùng đạo, dùng sấm giảng, để lôi cuốn quần chúng ở nông thôn. Dùng đạo để giác ngộ quần chúng thức tỉnh, vùng lên đấu tranh cho Tổ Quốc và Quê Hương Việt Nam .Giáo Chủ thường hay thuyết pháp giữa nơi công cọng, giữa lòng nhân dân. Giáo Chủ giảng đạo rất đơn sơ và dễ hiểu, từ ngôn từ đến phong cách. Ông đã dùng sấm giảng do ông viết bằng lối thơ văn, lời lẽ rất mộc mạc, dễ hiểu, thích hợp cho mọi tầng lớp trong xã hội, nhất là nhắm vào số đông nông dân, dù dốt nát đến đâu cũng có thể hiểu được lời thuyết giảng của Giáo Chủ.

I

Trong phạm vi nhỏ hẹp của bài viết này, mục đích chủ yếu là kể lại những gì mà tôi có dịp biết qua về giáo hội Phật Giáo Hòa Hảo trong thời gian tôi còn đi học cũng như lúc còn phục vụ trong QLVNCH. Ðồng thời,tôi đã có nghe qua, do 2 người bạn quen mà tôi có dịp gặp gỡ trong thời gian tôi còn tại ngũ trong QLVNCH, và nhiều nhất trong thời gian tôi bị CSVN giam giữ chung với 2 người này ở trai cải tạo Hà Tây, Hà Sơn Bình và trại Nam Hà, Hà Nam Ninh, Bắc Việt Nam.

Tôi không phải là một tín đồ PGHH. Nhưng tôi có thiện cảm với những người tín hữu PGHH, đã trung thành với đạo pháp, vì Thày vì Ðao, đã có quyết tâm chống Cộng sản một cách mãnh liệt. Tiêu biểu qua 2 người bạn của tôi, mà tôi từng có dịp giao tiếp chuyện trò. Ðồng thời cũng do sự cảm nhận, quí mến về lập trường kiên cường chống Cộng sản của những người tín hữu PGHH ở miền Tây, Nam Việt Nam.. Kể cả trong quá khứ và tiếp diễn cho đến hôm nay tại Việt Nam.

Tôi muốn nhắc đến 2 người bạn, để ghi lại nỗi niềm thương tiếc trên những dòng hồi ký này. Tôi đang liên tưởng đến 2 anh., nhơn lúc CSVN. đang truy bức các tín hữu PGHH.và các tôn giáo khác tại Việt Nam. Tôi nghĩ đến vong linh các anh ,nơi chín suối cũng đang oằn oại vì các đồng đạo của hai anh. Hiện nay, nơi cõi trần gian này,những người tín hữu PGHH cùng các đạo giáo tại Việt Nam đang ngộ nạn, vì bị CSVN đàn áp và bách hại bất kể nhân tính. Ðó là một tấn thảm kịch, nồi da xáo thịt, đã kéo dài từ ngày Giáo Chủ thọ nạn , do Cộng sản sát hại thủ tiêu ông và các tín hữu PGHH từ những năm 1947- 1948, cho đến tận hôm nay.

Tôi vẫn còn nhớ đến 2 anh. Người thứ nhất, là Anh Lê Quang Văn, ( Bào đệ của Tướng Lê Quang Vinh tức Ba Cụt ) Tôi đã gặp anh tại trại tù Hà Tây, được biết anh có cấp bậc.Ðại úy, thuộc Ðịa Phương Quân/ VNCH. Anh đã qua đời vào trung tuần tháng 2/1982 , tại trại cải tạo Hà Tây, Hà sơn Bình, Bắc Việt Nam. Anh tắt thở sau một cơn bạo bệnh lao phổi và ho ra máu vào một buổi sáng mùa đông lạnh buốt tại trại tù Hà Tây. Do hậu quả của những trận hành hạ và tra tấn trong nhà tù của công an CSVN, sau ngày 30/4/75.
. Còn người thứ hai là Thày Nguyễn Duy Xuân, Giáo sư, nguyên là Viện trưởng Viện Ðại Học Cần Thơ, cũng qua đời sau cơn bạo bệnh,vì bệnh gan ,vào năm 1986 ,tại trại cải tạo Nam Hà, Hà Nam Ninh, Bắc Việt Nam. Tôi đã cầu nguyện và tưởng nhớ vong linh và phúng điếu 2 anh, cùng các chiến hữu VNCH đã bỏ mình trong trại tù của CSVN. Tôi có viết một bài có nhan đề Thương Tiếc . để tưởng nhớ 2 anh và đồng đội của chúng ta :

Ngày anh chết nơi trại tù đất Bắc
Tôi nghẹn ngào ruột thắt tim đau
Nhìn xác anh mà máu lệ tuôn trào
Qua cửa ngục nhìn nhau buồn tủi hận

Nơi anh chết cách quê anh ngàn dậm
Dù là đất tổ, đất của quê cha
Nhưng đây !- Trại tù Thanh Hóa, Nam Hà
Hồn anh nuối về miền Nam, sông Hậu.

Ôi đau thương đời chim lồng cá chậu
Tàn mộng hải hồ, tan nát đời trai
Lỡ sa cơ, thất thế bị tù đày
Sao lại chọn nơi này ? - Anh vĩnh biệt !

Mẹ già cùng vợ con anh nào biết
Chỉ có bạn bè còn lại tiễn anh đi
Phút tàn hơi chẳng trối được câu gì
Ngày tử biệt giữa sương mù ảm đạm

Tiễn anh đi nhìn qua khung cửa khám
Nhìn được anh lần ấy phút sau cùng
Trong lao tù uất nghẹn buổi lâm chung
Anh nào nghĩ đoạn đường này đoạn cuối

Anh chết đi lòng tôi nhiều hận tủi
Tiếc cuộc đời ngắn ngủi của các anh
Biến đau thương thành sức mạnh đấu tranh
Dù còn mất vì Tự Do , Dân Chủ.

Nhớ lại những ngày miền Nam thất thủ
Vì ngoại bang bức tử chết đau thương
Bè bạn anh không gục ngã chiến trường
Nhưng gục ngã giữa trại tù Cộng sản

Bè bạn chúng ta giờ này ly tán
Kẻ ngục tù, kẻ tị nạn ly hương
Anh chết đi không xóa nỗi đau buồn
Anh đành phải ngậm hờn theo vận nước

Ôi ! Nỗi đau này biết sao nói được ?
Cảnh tù đày , cảnh tử biệt sinh ly
Thương tiếc anh chưa trọn quãng đường đi
Lòng đau xót cảnh kẻ còn người mất

Tôi còn đây nguyện khấn xin Trời Ðất
Một tuần nhang xin thắp điếu vong linh
Những vần thơ tang tóc khóc biệt anh
Xin anh nhận tấm lòng tôi thương tiếc .
Làm tại trại tù Nam Hà, năm 1983

I

Giờ này tôi nhớ lại ...
Năm 1966, có nhiều lần tôi đã gặp Thày Nguyễn duy Xuân tại Cần Thơ.Trong câu chuyện, Thày Xuân thường hay kể cho tôi nghe về Giáo Chủ Huỳnh Phú Sổ, Thày đã kể cho tôi nghe rất nhiều về đạo PGHH . Thày Xuân, là giới trí thức khoa bảng của miền Nam.Còn anh Lê Quang Văn chỉ là một nông dân ở xã Thới Long, Thốt Nốt , Long Xuyên. Khi anh vào quân ngũ, anh thuộc lực lượng giáo phái đồng hóa, mang cấp bậc Ðại úy thuộc Ðịa Phương Quân/ VNCH. Nếu đem so sánh với 2 người có khác biệt nhau về trình độ học vấn. Nhưng giống nhau về tinh thần chống Cộng sản. Cùng giác ngộ qui y theo đạo PGHH. Ðã là tín hữu trung thành với đạo, cho đến ngày hai anh nhắm mắt lìa đời.

Anh Lê Quang Văn còn có tên thường gọi là Bảy Văn hoặc Bảy Ớt. Là em ruột của tướng Lê Quang Vinh tức Ba Cụt, lãnh tụ lực lượng võ trang PGHH, thuộc nhóm Nghĩa quân Cách mạng. Ðã từng chống Pháp và chống Cộng sản một cách quyết liệt.Về sau năm 1958, Ba Cụt vì không hợp tác với Chính phủ Ngô Ðình Diệm , nên bị bắt xử trảm tại Cần Thơ.Anh Lê Quang Văn nguyên là Ðại úy , đồng hóa, thuộc Ðịa Phương Quân/ VNCH, khi các lực lượng giáo phái như Cao Ðài, của Tướng Trịnh Minh Thế, Công Giáo Bến Tre của Leroy, PGHH ở Cần Thơ, Long Xuyên Châu Ðốc và Sa Ðéc... . Và lực lượng Bảo chính đoàn, lực lượng Công giáo ở Bùi Chu Phát Diệm, lực lượng của Vòng A Sáng, ở Bắc di cư vào Nam, sáp nhập và đồng hóa vào QLVNCH... v.v..

Tôi còn nhớ,Thày Nguyễn Duy Xuân đã kể cho tôi, như sau :

- Giáo Chủ Huỳnh Phú Sổ khai đạo và truyền đạo nhằm vào việc cải cách và cách mạng hóa lối tu niệm của người theo đạo Phật.

Giáo Chủ đã dựa vào 3 điểm căn bản để cải cách :

Ðiểm thứ nhất, bài trừ mê tín dị đoan, đồng cốt, mã xá,đốt giấy tiền vàng bạc

Ðiểm thứ hai, giảm thiểu tối đa nghi lễ rườm rà, mất nhiều tiền bạc , thời gian và công sức

Ðiểm thứ ba, đơn giản hóa việc thờ cúng. Không cúng kiếng bằng thức ăn hoặc chè xôi, bánh trái. Không vẽ hình đúc tượng để thờ. Chỉ thờ cúng bằng một tấm trần điều, bằng bông hoa , nhang đèn và 3 chung nước lạnh.

Tất cả 3 điểm được qui vào 8 điều răn cấm của Giáo Chủ.

Việc tu hành chủ yếu nhắm vào việc trau dồi trí tuệ và thể chất tốt. Không cần quá khổ hạnh hoặc cạo đầu.Lấy căn bản tứ ân làm gốc:-Ân Tổ Tiên, Ông Bà Cha Mẹ. Ân Ðất nước. Ân Tam bảo. Ân Ðồng bào và Nhân loại. Lấy Phật pháp làm tinh thể, lấy dân tộc làm tâm chất để tu hành.

Qua những lần đi rao giảng, Giáo Chủ đã thể hiện như là một vị thánh linh. Ðã thuyết giảng rất đơn giản , từ ngôn từ đến phong cách và đức độ, để lôi cuốn tín đồ. Giáo Chủ không chú trọng đền chùa, cũng không cần hình tượng hoặc tụng kinh gõ mõ. Ðiều quan trọng làm sao cho tín hữu thấm nhuần Phật pháp, với tấm lòng thành với Ðức Phật.. Cũng nhờ thế mà Giáo Chủ đã thu nạp trên 3 triệu tín đồ chỉ trong một thời gian ngắn. Khi thuyết giảng, Giáo Chủ còn dùng sấm giảng do ông viết bằng loại văn vần , tức loại thơ lục bát,hoặc thượng lục hạ bát. Cách viết rất giản dị và dễ hiểu, thích hợp với mọi tầng lớp người trong xã hội thời đó.Dù dốt nát cũng hiểu được lời thuyết giảng của Giáo Chủ. Mục đích để khơi dậy tình dân tộc, nghĩa đồng bào, giác ngộ đấu tranh cho Bản thân và Tổ quốc.

Tôi cũng có nghe anh Lê Quang Văn kể một câu chuyện về Giáo Chủ đã trả lời cho những người chỉ trích khi Giáo Chủ đi thuyết giảng. Có người hỏi Giáo Chủ:

- Tại sao đạo của Ngài chỉ gom góp toàn những thành phần nông dân, chân lấm tay bùn, ít học. Không thấy những người trí thức qui y theo đạo của Ngài ?

Giáo Chủ đã trả lời :

- Lý do cũng dễ hiểu thôi, vì các đạo giáo khác ra đời đã lâu đã thu nạp những người hay chữ. Còn PGHH ra đời sau, hơn nữa tôi cũng chú trọng và quan tâm đến thành phần dân quê ở nông thôn hơn, do đa số là những người nghèo khổ không có đủ điều kiện đi học hành. Tôi muốn giúp đỡ họ bằng cách dùng đạo pháp để giác ngộ họ. Tạo cơ hội cho họ vùng dậy để đấu tranh cho quyền lợi của chính họ, của Dân tộc và Tổ quốc.Tôi có thể đơn cử một thí dụ như sau : - Các đạo giáo như là các tay thợ mộc, còn quần chúng như là một đống gỗ tốt, xấu đủ loại, đủ kích cỡ. Khi cần dùng các đạo giáo đã ra đời trước, như những người thợ mộc đến trước, đã chọn hết gỗ quí, bỏ lại gỗ xấu lại. Ðao PGHH ra đời sau, tôi như người thợ đi sau ,chỉ còn có gỗ không ai quan tâm đến. Cũng vì vậy mà tôi phải tận dụng đủ cách , để dùng sao cho hữu hiệu vì công ích. Vì trong cộng đồng dân tộc, bất luận giai cấp nào, thành phần nào, cũng đều hữu dụng cho quê hương xứ sở khi cần đến. Nếu bỏ quên họ thì làm sao có đủ người đấu tranh để giải phóng dân tộc, thoát cảnh dốt nát , nghèo đói và lạc hậu. Cũng vì vậy mà tôi đã khơi dậy phong trào nông dân yêu nước, yêu đồng bào cùng nhân loại, giúp họ giác ngộ đấu tranh vì đại nghĩa dân tộc.

Ngoài ra Thày Nguyễn Duy Xuân còn biếu tặng tôi 6 tác phẩm do Giáo Chủ viết ra. Trong số 6 tác phẩm này còn được in ra và phân phát hàng triệu ấn bản. Hầu hết, các tác phẩm được viết theo thể loại thơ lục bát, song thất lục bát, ngũ ngôn và thất ngôn , cũng có bản bằng văn xuôi.

Có bản viết từ năm 1939 như, .Sấm Giảng Khuyên Người Ðời Tu Niệm gồm có 912 câu, viết theo thể lục bát. . Kệ Của Người Khùng . viết theo thể thất ngôn và trường thiên, gồm có 846 câu. Sấm Giảng . viết theo thể lục bát, gồm có 612 câu. Giác Tuệ Tâm Kệ .viết theo thể lục bát, có 846 câu. . Khuyến Thiện viết theo thể lục bát và thất ngôn, gồm có 756 câu, tác phẩm này được viết từ năm 1942. Cách Tu Hành Của Người Bổn Ðạo . loại văn xuôi, được viết từ năm 1945. Tất cả 6 tác phẩm được viết qua văn thơ lời lẽ rất là bình dị và dễ hiểu như những câu sau đây :

Tu đầu tóc không cần phải cạo
Miễn sao tròn cái đạo làm người. .
Hoặc :
Phật tại tâm chớ có đâu xa
ỏ Mà tìm kiếm trên non trên núi

Thày Nguyễn Duy Xuân còn kể cho tôi biết thêm , khi Giáo Chủ đi giảng đạo cũng có người làm thơ trêu chọc Giáo Chủ qua đề tài . Yêu . Giáo Chủ đã đáp họa lại , được biết Giáo chủ có trình độ học vấn không cao, nhưng do phản ứng tự nhiên của tâm linh, đã viết và đối đáp rất xuất thần kỳ diệu, bài thơ của Giáo Chủ đáp như sau :

Tôi có tình yêu rất đượm nồng
Yêu đời yêu lẫn cả non sông
Tình yêu chan chứa trong hoàn vũ
Không thể yêu riêng khách má hồng
Nếu khách má hồng muốn được yêu
Thì trong tâm trí hãy xoay trìu
Hướng về phụng sự cho nhân loại
Sẽ gặp tình ta trong khối yêu.

Thày Nguyễn Duy Xuân còn kể tiếp cho tôi nghe qua sơ lược về tiểu sử của Giáo chủ :

-Giáo chủ Huỳnh Phú Sổ, sinh năm 1919 tại làng Hòa Hảo, tỉnh Long Xuyên, Nam Việt Nam. Thân phụ là ông Huỳnh Công Bộ , thân mẫu là bà Lê Thị Nhâm. Năm lên 17 tuổi, Giáo Chủ đi tầm đạo ở núi Sam. Năm 19 tuổi đã tinh thông Phật pháp, như một bậc lỗi lạc siêu phàm.Giáo Chủ vân du khắp vùng Thất Sơn ( Bảy Núi ) ở vùng Châu Ðốc, như núi Dài, núi Két, núi Ðất, núi Tượng, núi Cấm, núi Cô Tô, núi Sập , núi Sam. Tại nơi núi Sam, có nhiều kỳ tích, tuy núi không cao chỉ khoảng 273 mét. Dưới chân núi ở phía Bắc hướng từ thị xã Châu Ðốc dẫn vào, có chùa Bà Chúa Xứ, đối diện có Lăng Ðức Thoại Ngọc Hầu và phu nhân, là vị công thần đời nhà Nguyễn, có công khai phá vùng đất cực Nam của Tổ quốc, kể cả công lao đào kinh Vĩnh Tế . Bên cạnh , gần đó có ngôi mộ của Ðức Phật Thày Tây An. Cả 3 nơi này thu hút rất nhiều du khách đến hành hương dâng lễ, lúc nào cũng nghi ngút khói hương.Khiến cho vùng Bảy Núi càng thêm linh hiển.
Giáo Chủ đã đăng sơn 4 lần tầm đạo. Sau khi khai đạo chẳng bao lâu, Giáo chủ cũng thêm tài chửa bệnh như thần, bổn đạo cho là phép mầu nhiệm , nên có rất nhiều người ái mộ qui y theo đạo.

Cũng nhờ Thày Xuân kể lại chuyện Giáo Chủ có tài chửa bệnh như thần, khiến tôi nhớ lại và tiếp lời Thày Xuân:

-Tôi có chứng kiến tận mắt, lúc đó tôi còn là học trò ở trường Tiểu học tại chợ Quận Cái Răng , trong một hôm khi tôi đi học về, tôi thấy đông người, tôi có tò mò đến xem, về chuyện chữa lành bệnh cho một số người tại thị trấn Cái Răng, nơi nhà của Cô Ba Ngà, Cô Tư Ngọc, chủ tiệm vàng Nguyễn phước Lộc. Lần đó Giáo chủ đã chửa lành bệnh cho 2 người bị mù mắt . Cách chữa trị rất đơn sơ, chỉ dùng 3 chung nước lạnh do Giáo chủ đem ra bàn thờ Trời ( hay bàn Ông Thiên ) khấn vái xong đem cho bệnh nhân uống vào , chỉ vài giờ sau là sáng mắt, kể cả bệnh co rút gân cốt, lao phổi cũng được mau chóng chửa lành, rất là kỳ diệu . Mọi người đến xem đều thán phục cho là phép lạ, tiếng đồn xa, có nhiều người biết được, đều đến xin chửa bệnh và qui y theo đạo .

Giáo Chủ chỉ ở Cái Răng 2 tuần, rồi vào Cái Tắc cách thị trấn Cái Răng 12 cây số, theo Quốc Lộ 4 về hướng Nam đi Sóc Trăng. Ðến tạm trú nhà của ông Hội đồng Lý Bá Tín, là thân phụ của Ðại tá Lý Bá Phẩm./ VNCH. Kế tiếp đến nhà ông Bộ Thạnh, ông Chủ bao Phong tại xã Nhơn Nghĩa, Nhân Ái,Rạch Sung, Vàm Xáng thuộc quận Phong Ðiền. Tại những nơi này đã thu hút rất đông đảo thiện nam tín nữ xin qui y theo đạo của Giáo chủ.

Sau thời gian lưu giảng ở đây, Giáo chủ bị mật thám của Pháp theo dõi gắt gao và đưa Giáo chủ xuống Bặt Liêu quản chế.Mặc dù bị mật thám Pháp quản chế gắt gao , nhưng Giáo Chủ vẫn tiếp tục rao giảng và thu nạp rất nhiều tín hữu, càng lúc càng đông đảo . Càng làm cho bọn mật thám lo ngại thêm

Vào năm 1943 - 1944, hết Pháp đến Nhật, cũng lo quản chế Giáo Chủ. Người Nhật đã chuyển Giáo Chủ về Sài Gòn, và cách ly với quần chúng Việt Nam ở đây.Mục đích ngăn chận không cho Giáo Chủ truyền đạo, hoặc tiếp tục lôi cuốn đồng bào giác ngộ đấu tranh

Có lúc Giáo Chủ bị biệt giam ở Nhà thương Chợ Quán, Sài Gòn, theo sự ngụy tạo của Hội đồng y khoa, cho Giáo chủ đang mắc bệnh khùng điên. Cũng tại nơi này Giáo Chủ đã thu nạp thêm một số tín hữu. Trong số này có Bác sĩ Trần văn Tâm, bác sĩ điều trị bệnh tâm thần cho Giáo Chủ. Kế tiếp cũng có một số nhân vật có tên tuổi thời đó, đã ngộ đạo qui y theo Giáo Chủ. Như Kỹ sư Lương Trọng Tường,Kỹ sư Nguyễn Ngọc Tố, Kỹ sư Phan Bá Cầm v.. v. Những người này về sau là tín hữu thân cận của Giáo Chủ, như Lương Trọng Tường và Phan Bá Cầm. Riêng Lương Trọng Tường và Hai Tập là người đi sát cánh bên cạnh Giáo Chủ, lúc Giáo Chủ thọ nạn và bị thủ tiêu biệt tích, do nhóm Trần văn Giàu, thuộc phe Cộng sản phục kích bắt cóc thủ tiêu, tại Ba Răn Ðốc Vàng, thuộc địa phận Ðồng Tháp Mười..
I

Anh Lê Quang Văn cũng kể cho tôi nghe qua chuyện Giáo Chủ thọ nạn và biệt tích, do Cộng sản âm mưu sát hại Giáo chủ :

-Giáo Chủ Huỳnh Phú Sổ, nguyên là một thành viên trong Mặt Trận Quốc gia Thống nhất Toàn quốc. Mặt trận này được thành lập vào tháng 2/ 1947, qui tụ những thành phần quốc gia yêu nước kháng Pháp ở miền Nam.Thời gian đó, Trần văn Giàu là đảng viên Cộng sản, làm Chủ tịch Ủy ban Hành chánh Kháng chiến Nam bộ, đại diện cho mặt trân , mời Giáo Chủ đi họp khẩn cấp. Khi Giáo Chủ ra đi có Lương Trong Tường là bí thư cho Giáo Chủ, cùng 1 cận vệ là Hai Tập. Khi đi đến địa điểm họp, tại Ba Răng, Ðốc Vàng thuộc địa phận Ðồng Tháp Mười, bị bọn Trần văn Giàu mai phục, tên Bửu Vinh đã sát hại và thủ tiêu Giáo chủ. Chỉ còn Lương Trọng Tường và Hai Tập thoát nạn chạy về.

Trước giờ ra đi họp , chắc Giáo Chủ đã biết trước sẽ có biến cố , vì vậy Giáo Chủ đã viết 4 chữ . Án binh bất động . bỏ vào phong bì dán kín trao cho Lương Trọng Tường căn dặn: Sau khi họp mới được mở ra xem. Theo ý định của Giáo Chủ dặn dò các tín hữu ,đừng vì phẫn nộ mà gây cảnh binh đao nồi da xáo thịt

.Nhưng không sao tránh khỏi sự phẫn uất của bổn đạo PGHH . Họ đã căm giận Cộng sản đã sát hại Giáo Chủ. Tất cả tín hữu vùng lên tự tìm cách vũ trang, đánh trả ý đồ của Cộng sản muốn tiêu diệt đạo PGHH. Hậu quả mang lại rất là thê thảm giữa tín đồ PGHH và người Cộng sản.

Vào năm 1947- 1948 , bao cảnh thảm sát lẫn nhau giữa Cộng sản và tín hữu PGHH. Tại 2 xã Trường Long và Trường Thành gần quận Phong Ðiền , Cần Thơ , do bộ đội thuộc Tiểu đoàn 307 Cộng sản, do tên Ngô hùng Giỏi chỉ huy tàn sát, còn gọi là làm cỏ, một cách dã man tín hữu PGHH, bắt cóc , thủ tiêu, giết chết thả trôi sông hoặc cho đi mò tôm.. Thật quá dã man và ghê tởm !

Tương tự như các vùng Long Xuyên và Châu Ðốc, đã xảy ra hằng ngày cảnh giết tróc, sát hại lẫn nhau. Dưới sông xác người trôi đầy.. Cũng vì thế mà tín hữu PGHH thề quyết tử với Cộng sản , dù có phải hi sinh cũng Tử vì Thày vì Ðạo pháp. Hậu quả kéo dài cho đến tận ngày nay.

Do đó ở miền Tây thời đó, có 4 nhóm PGHH vũ trang mạnh mẽ như :
Nhóm thứ nhất, có lực lượng PGHH vũ trang , do Trần văn Soái tự Năm Lửa chỉ huy,có căn cứ tại Cái Vồn và bến bac Cần Thơ.

Nhóm thứ 2, do Lê quang Vinh tức Ba Cụt chỉ huy , có căn cứ tại Thốt Nốt, Long Xuyên, nhóm này có lực lượng vũ trang mạnh , có nhiều khả năng tác chiến tốt hơn 3 nhóm kia. Ðã từng chống Pháp và Cộng sản một cách mãnh liệt.

Nhóm thứ 3 , do Lâm thành Nguyên tự Hai Ngoán, có căn cứ tại Cái Dầu, Châu Ðốc.

Nhóm thứ 4, do Thiếu tướng Nguyễn giác Ngộ ( được đồng hóa vào QLVNCH , cũng tương tự như Tướng Trịnh minh Thế thuộc giáo phái Cao Ðài ), chỉ huy, có căn cứ tại Chợ Mới , Long Xuyên.

Bốn nhóm PGHH vũ trang đã một thời ngăn chận rất hữu hiệu,không cho lực lượng Cộng sản hoạt động trong những vùng đất Long Xuyên , Châu Ðốc, Cần Thơ và Cái Bè, Mỹ Tho. Họ đã liên minh với Pháp để có vũ khí tự vệ và sau này hợp tác với QLVNCH đánh trả các lực lượng Cộng sản, nhầm tự vệ trước sự khủng bố dã man của Cộng sản.

Về ông Lương Trọng Tường là một tín hữu trung thành với Giáo chủ,người theo sát Giáo chủ , còn sống sót khi Giáo chủ bị Cộng sản mưu sát. Ông cũng được đồng đạo tín nhiệm giữ chức bí thư của Ban Trị sự Trung ương Giáo hội PGHH. Kế thừa phát huy đạo pháp do Giáo Chủ để lại cho đến ngày 30/4/75
.
Các lực lượng vũ trang PGHH còn đảm nhận vai trò bảo vệ Ðảng Việt Nam Dân chủ Xã hội,một nhiệm vụ quân sự kiêm chánh trị, nhằm củng cố và bảo vệ đạo pháp do Giáo Chủ lãnh đạo chống Thực dân và Cộng sản.

Việt Nam Dân chủ Xã hội Ðảng, gọi tắc là Dân Xã Ðảng , khởi đầu do Ung Bảo Toàn, là một tín hữu Công giáo đảm trách. Về sau do Phan Bá Cầm đảm trách, cho đến ngày miền Nam lọt vào tay Cộng sản.

Sau ngày 30/4/1975, các lực lượng vũ trang PGHH tan rã. Ông Lương Trọng Tường và Ông Phan bá Cầm đã bị Cộng sản giam cầm tại ở khám Chí Hòa, Sài Gòn. Mặc dù Cộng sản đã thuyết phục 2 ông làm theo kiểu Tôn giáo quốc doanh ., làm công cụ cho cái gọi là . Mặt trận Tổ quốc . của Cộng sản dàn dựng và đạo diễn.Theo lời kể của một anh bạn, bị giam sát cạnh xà lim của 2 ông, anh Nguyễn vạn Thắng, trước thuộc Phủ Ðặc ủy Trung ương Tình báo VNCH cho biết : . Hai ông đã từ chối và xin được giữ trọn Một đời , Một đạo .. Sau đó 2 ông đã qua đời tại trại giam Chí hòa. Và Hai Tập cũng biệt tích luôn. Cũng từ sau ngày 30/4/75.

Về sau ngày miền Nam lọt vào tay Cộng sản, ông Lê Quang Liêm làm đại diện cho giáo hội PGHH, hiện đang bị CSVN quản thúc khủng bố, cùng đại đa số tín hữu PGHH chơn chính đã vì Thày vì Ðạo. Họ đang bị bách hại chung số phận với các tôn giáo khác tại Việt Nam hiện giờ.. Kéo dài cho đến tận hôm nay, những người tín hữu PGHH trong vùng Long Xuyên Châu Ðốc vẫn còn đang bị bách hại khủng bố, đưa đến những vụ tự thiêu, tự sát để phản đối sự đàn áp của nhà cầm quyền Cộng sản tàn bạo tại Việt Nam.

I

Xuyên suốt một quá trình rất lâu dài, đạo PGHH đã trải qua gần 6 thập niên ( 1939- 2005 ) cho đến hôm nay. Tôi muốn ghi lại những dòng hồi ký này để nhớ hai người bạn đã qua đời trong trại tù CSVN,. Hai anh là tiêu biểu cho những người tín hữu PGHH qua tư cách cá nhân về phẩm chất đạo hạnh và tư tưởng kiên cường chống Cộng sản bất khuất.. Giáo hội PGHH từ khi ra đời, do Giáo Chủ Huỳnh Phú Sổ khai đạo, phải gánh chịu biết bao thảm cảnh do CSVN gây ra, với mục đích hủy diệt đạo PGHH. Và sau này, hai anh cũng là nạn nhân của Cộng sản và cũng bị chết trong nhà tù Cộng sản trên đất Bắc Việt Nam..

Tất cả đều nằm trong đường lối và chính sách cố hữu của CSVN chủ trương độc tài độc đảng, độc quyền yêu nước, độc ác thủ tiêu và hủy diệt hết các thành phần quốc gia yêu nước. Như đã thủ tiêu các đảng phái quốc gia, như Việt Nam Quốc Dân Ðảng, Ðại việt, Dân xã .. v.. v Bách hại và kềm kẹp các tôn giáo khác . Triệt tiêu giáo hội PGHH như đã làm trong quá khứ. và tiếp diễn cho đến ngày nay.

Một tấn thảm kịch nồi da xáo thịt ,kéo dài nhằm tiêu diệt đảng phái quốc gia và các tôn giáo tại Việt Nam. Có biết bao người chống lại chế độ bạo ngược, chống lại kiểu dân chủ giả hiệu, chống lại chế độ tham nhũng bóc lột và hà hiếp đồng bào. Một chế độ không có Tự do tôn giáo , chỉ có Tự do một trìu theo kiểu Cộng sản .. Tức phải nói theo đảng , dù đảng tham nhũng và bán nước buôn dân, phải ca ngợi đảng tha hồ nói?. Còn góp ý và chỉ trích hành vi tham ô bán nước như vụ bán Trường Sa và Hoàng Sa của Ðảng là vào tù ngồi chơi ? Ðiển hình qua các vụ đàn áp tôn giáo và những người đấu tranh đòi Dân chủ, Nhân quyền cho Việt Nam hiện nay .

Qua các vụ dàn áp PGHH , đã quản thúc cụ Lê Quang Liêm. Những người tín hữu đã tự sát như Bà Nguyễn thị Thu, Vừa rồi có Trần văn Út tư thiêu và sẽ có 10 người khác cùng tình nguyện tư thiêu, để phản đới Cộng sản bách hại. CSVN chủ trương bách hại và hủy diệt tôn giáo theo học thuyết Mác Lê . Những ai có tư tưởng đối lập với tư tưởng Cộng sản là phản động.Như bỏ tù cha Nguyễn văn Lý và thân nhân của cha Lý,. Bỏ tù Bác sĩ Pham hồng Sơn vì bày tỏ quan điểm của mình một cách ôn hòa. Như luật sư Lê Thị Công Nhân , luật sư Nguyễn văn Ðài , nhà văn Trần Khải Thanh Thuy, Bác sĩ Nguyễn đan Quế, và một số những người khác, đang đấu tranh đòi Dân chủ và Nhân quyền cho Việt Nam.

Những chuyện ngang ngược như bắt cóc thày tu Phật Giáo và Tin Lành từ Cam Bốt đem về quốc nội xử án. Theo như thư của Hòa thượng Thích Quảng Ðộ viết ngày 12/8/03 , đã mạnh mẽ tố cáo CSVN đã kềm kẹp tôn giáo tại Việt Nam, Ngài cho biết Thương tọa Thích trí Lực thường trực bị nhà cầm quyền CSVN dồn ép , khủng bố tinh thần , bắt giam, gây bất an và khốn đốn.cho các người tu hành Như trường hợp Mục sư Nguyễn Hồng Quang là cụ thể.

Không riêng gì những người tín hữu PGHH bị bách hại triền miên xuyên suốt trong một quá trình lịch sử tại miền Nam Việt Nam. Ôi ! Còn biết bao thảm cảnh hủy diệt tôn giáo xảy ra dưới chế độ tàn bạo vô nhân tính do CSVN thống trị hiện nay, kể sao cho hết.

Y

Viết lại phần hồi ký này , mục đích để nhớ lại một quãng đời của 2 người bạn , là tín hữu của đạo PGHH, đã qua đời một cách đau thương và uất hận trong trại cải tạo Hà Tây và Nam Hà, Bắc Việt Nam. Cũng như thân phận chính mình , may mắn còn sống sót , nhưng phải lưu vong xứ người. Ðến nay cuộc chiến đã tàn gần hơn 30 năm, mà nỗi đau thương của Dân tộc Việt vẫn còn triền miên, vì CSVN độc tài ngang ngược, lừa đảo , o ép, khủng bố, bách hại các tôn giáo và đồng bào, như những dân oan khiếu kiện, như đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng Con Tum, Pleiku, Ban Me Thuot của Tây nguyên,Việt Nam..

Tôi viết những dòng này để tưởng nhớ đến 2 anh, để ca ngợi tinh thần thượng võ, bất khuất chống Cộng sản tới hơi thở cuối cùng.Giờ này chắc 2 anh cũng đang oằn oại nơi chín suối, vì đồng đạo của 2 anh đang bị Cộng sản truy bức và có chủ trương hủy diệt đạo PGHH.

Chắc chắn phải có một ngày tốt đẹp cho Việt Nam , không còn CSVN. Các tôn giáo sẽ có tự do tín ngưỡng ,mà không phải lo sợ bị khủng bố như hôm nay tại Việt Nam . Hi vọng ngày đó 2 anh ở dưới suối vàng mới được an giấc nghìn thu , không còn trăn trở vì chuyện nơi cõi trần ai này.. Ngày đó những người tín hữu PGHH và những tín hữu của các đạo giáo khác, sẽ không còn sợ ai khủng bố và bách hại nữa ./

Thanh Khâm

Ý kiến bạn đọc

Vui lòng login để gởi ý kiến. Nếu chưa có account, xin ghi danh.