Tiểu luận - Tạp bút
Tôi đọc Cuộc Xâm Lăng Không Tiếng Súng của Vĩnh Như.
Thanh Khâm *
đăng lúc 03:55:17 AM, Sep 09, 2022 *
Số lần xem: 2585
#1 |
Tôi đọc Cuộc Xâm Lăng Không Tiếng Súng của Vĩnh Như.
Tôi được nhà báo Việt Lê, trong nhóm chủ trương bán nguyệt san Thế Giới và tạp chí Sống ở Houston, Texas, hướng dẫn đến tư gia của Giáo sư Lư Tấn Hồng để thăm sức khỏe của giáo sư, vào lúc 2 giờ chiều ngày 9 tháng 9 năm 2007. Giáo sư Lư Tấn Hồng đã tiếp tôi rất niềm nở và vui vẻ, cùng trò chuyện với chúng tôi trong vòng 20 phút, xoay quanh những kỷ niệm của một thời đã qua. Rồi chia tay, vì chúng tôi không có nhiều thì giờ . Ngoài những tình cảm đã có từ trước trong tình chiến hữu, và thêm vào là tình thân thiết với người em ruột của giao sư, là cựu Trung tá Lư Tấn Cẩm, đã từng chung phục vụ với tôi trong ngành Công Binh của QLVNCH, trước ngày 30/4/75. Sau 30/4/75, Trung tá Lư Tấn Cẩm và gia đình vượt biển bị mất tích từ ngày đó đến nay không có tin tức gì cả. Ðây cũng là một niềm đau xót chung cho những ai có thân nhân từng đi vượt biển Ðông lánh nạn Cộng sản.bị biệt tăm biệt tích.
Khi chúng tôi từ giã giáo sư Lư Tấn Hồng ra về, giáo sư có gửi biếu tôi 3 quyển sách trong tủ sách Việt Thường. Quyển thứ nhất là quyển . Cuộc Xâm Lăng Không Tiếng Súng xuất bản năm 2005 ; quyển thứ hai Ba Mối Tình xuất bản năm 2006; và quyển thứ ba . Nước: đặc tính gốc của nền Minh Triết Việt, xuất bản năm 2002. Tất cả 3 quyển đều được xuất bản tại Houston, Texas, Hoa Kỳ, với bút hiệu của tác giả là Vĩnh Như.
Tôi rất cảm ơn Nhà báo Việt Lê và Giáo sư Lư Tấn Hồng , với những cảm tình thân mến đã dành cho tôi trong hai ngày tôi ghé thăm Houston.
Tôi đọc Cuộc Xâm Lăng Không Tiếng Súng của Vĩnh Như
Trong 3 quyển sách của tủ sách Việt Thường, mà giáo sư Lư Tấn Hồng gửi tặng , tôi đã đọc quyển Cuộc Xâm Lăng Không Tiếng Súng , tác giả là Vĩnh Như, có sự góp bài của Phó bảng Lê Ðình Châu, Cao Hoài Ðức và Thường Nhược Thủy. Sách được ấn hành có 385 trang, xuất bản vào tháng 11 năm 2005, tại Houston , Texas, Hoa Kỳ. Bìa sách được in 3 màu, ở trang bìa đầu được in hình bản đồ chỉ dẫn về sự bắt đầu của các nền văn minh ( The Beginnings of Civilization ), như các vùng đất Trung Quốc có những con sông dài, như Hoàng Hà và Dương Tử chảy ra Ðông Hải. Vùng đất phía Nam Trung Quốc là vùng Cữu Chân và Nhật Nam, nằm trong lưu vực sông Hồng và một phần của sông Mê Kông. Trên phần đất của Trung Quốc có hình tròn màu hồng là biểu tượng cho nền văn minh cổ xưa, với thời đại của giống người Neanderthal (Neanderthal People ), có từ 32,000 năm đến 125,000 năm. Bên cạnh hình tròn màu hồng này, có hình tròn nhỏ màu xanh lá cây lợt, ở Ðộng Ðình Hồ là biểu tượng của nền văn minh theo lưu vực dòng sông có gần 2,000 năm trước Thiên Chúa Giáng Sinh (River valley civilization circa 2,000 years B.C. ) Trong vùng phía Nam của Trung Quốc ở lưu vực sông Hồng, có hình tròn màu xanh lá cây đậm, biểu tượng cho nền văn minh có từ 300,000 năm. Trang bìa sau, được in màu xanh đỏ, có những dòng chứng minh lịch sử Trung Quốc và Việt Nam . Ở những dòng cuối có đặt ra câu hỏi: : Tương lai Việt Nam đi về đâu ? Câu trả lời bắt đầu ngay từ hiện tại, từng người Việt Nam ý thức tầm quan trọng của cuộc chuyển hóa tâm thức ( Cách mạng tâm linh ), để thể hiện con đường sống của dân tộc dưới sức ép của thế lực quốc tế trong xu thế toàn cầu hóa.
Ở trang đầu của sách . Cuộc Xâm Lăng Không Tiếng Súng ,Mặt trận văn hóa giữa Việt Nam và Tàu, tác giả cũng mượn lời của Nguyễn An Ninh như sau:
Tôi muốn được nói hoài về sự cần thiết phải xây dựng một nền văn hóa riêng của mình. Dân tộc nào để cho văn hóa ngoại lai ngự trị thì không thể có độc lập thực sự, vì văn hóa là linh hồn của một dân tộc .. .
Nguyễn an Ninh
( Lý tưởng của thanh niên Việt Nam ), (trích ở trang 1, CXLKTS )
Tác giả còn dùng biểu tượng của nền minh triết Việt, cũng là biểu tượng của tủ sách Việt Thường. Trong biểu tượng này, hình tam giác cũng là biểu tượng cho công cuộc cách mạng (Revolution ). Còn thể hiện cho Thiên, Ðịa, Nhân ( của Nho Giáo) ở 3 đỉnh tam giác là biểu tượng Trời, Ðất , Người, chạm vào vòng tròn của vũ trụ, như tương thông với vũ trụ. Dưới đáy hình tam giác có nước để nuôi cây lúa. Vì trong sự phát triển nền kinh tế nông nghiệp, nước là yếu tố chủ yếu trong 4 yếu tố cần thiết cho cây lúa : nước, cần, phân, giống.
Tác giả muốn chứng minh dân tộc Việt từ nghìn xưa đã có một nền văn minh văn hóa nhân bản, một nền kinh tế đại chúng, nền kinh tế nông nghiệp như trồng lúa nước, biết cày sâu cuốc bẫm, biết tạo dựng cuộc sống theo đường hướng của Việt tộc, trước khi bị người Trung Quốc thống trị với 3 lần Bắc thuộc tổng cộng 1,000 năm, bằng chính sách chủ trương đồng hóa nòi giống Việt, và hủy diệt tất cả cái nền văn hóa của dân tộc Việt. Tác giả đã lý luận như : Vậy không lẽ trước khi nội thuộc nước Tàu thì ông cha , tổ tiên chúng ta là một đám người không có văn hóa , sống đời sống như thú vật hoang dã hay sao ? ( trang 129, CXLKTS )
Tác giả đã cố gắng chứng minh để vạch trần những tội ác diệt sanh diệt chủng của tập đoàn gian ác Bắc Kinh. Những thủ đoạn nham hiểm của Ðế quốc Ðỏ Trung Cộng, đã thuần hóa đám Việt gian gốc Tàu ở Hà Nội. Ðám này là tay sai và nô lệ cả tư tưởng chánh trị, văn hóa lẫn kinh tế đều rập khuôn theo mô hình của Tàu cộng. Tác giả còn dẫn cứ những sự kiện lịch sử trích ra từ những sách vở, tin tức, đa số do những tác giả người Trung Hoa sáng tác, thí dụ như: - Bá Dương,trong quyển Người Trung Hoa Xấu Xí, do NXB Văn Nghệ; Ðường Ðắc Ðương, trong Cội nguồn Văn hóa Trung Quốc, NXB Hội nhà văn; Lâm Ngữ Ðường, trong Trung Hoa Ðất Nước và Con Người, NXB Văn hóa Thông tin.. v... v. và v.. v. Hoặc các tài liệu bằng Anh ngữ như : China - The Culture Atlas of the World. Caroline Blunder & Mark Elvin, Strochage Press ; China Burried Kingdoms, Time - Life Book ; Lin Yutang, My country and my people, Halcyon House, New York .. v.v.và v.. v...
Có rất nhiều tài liệu tra cứu như trên đây, mà tôi không thể ghi hết, nhầm nói lên cái văn hóa vô nhân tính của Trung Quốc, đã đối xử với con người như con vật, như món hàng, như vật dụng. Cụ thể như cảnh buôn bán phụ nữ, phụ nữ bị bó chân , phụ nữ bị bắt làm sở hữu riêng cho nam giới, làm phương tiện giải trí. ( trang 243 , CXLKTS ) Hoặc đàn ông bị thiến làm hoạn quan, thái giám trong cung ( trang 238 đến 242, CXLKTS ) Còn việc buôn người vẫn còn tồn tại ở Trung.Quốc như: Trung quốc là nước thường xuyên vi phạm vào việc lừa gạt mua bán phụ nữ, nhưng cho đến nay hiện tượng ác này vẫn chưa tận diệt . ( trang 263, CXLKTS )
Trung Quốc có một lịch sử 5,000 năm, vua chúa Trung Quốc chủ trương theo chế độ phong kiến, nô lệ. . Dưới triều Minh ( 1368-1644 ) nhân phẩm con người bị chà đạp đến độ không tưởng tượng được( trang 268, CXLKTS)
Theo tác giả đã chứng minh các thánh nhân của Trung Quốc nói một đàng làm một nẻo. Cũng như Khổng Tử chủ trương nhân trị, nói nhân nghĩa, nhưng đã được làm quan rồi thì cũng độc ác tàn nhẫn như thường ( trang 287, CXLKTS ) Theo tâm lý của dân Tàu, dân Việt thường thấy khi con người có địa vị cao sang thường hay thay lòng đổi dạ, giàu đổi bạn sang đổi vợ, đa số do ảnh hưởng cái văn hóa Tàu. Ðồng thời tác giả cũng nói đến người dân bị đàn áp bởi giai cấp thống trị, như : Bạch Cư Dị là nhà thơ theo chủ nghĩa hiện thực, đồng tình với nỗi đau khổ hoạn nạn của người ở tầng lớp dưới, vạch trần sự đen tối của bọn cai trị ( trang 288, CXLKTS)
Tác giả cũng đề cập đến cái kiểu hòa bình của Trung Quốc (Pax Sinica ). Cái hòa bình này khác với cái hòa bình của La Mã (Pax Romana ). Vì do cái bản chất của kiểu hòa bình của Trung Quốc, xuất phát từ nguyên thủy gắn liền vói tính hiếu chiến và hiếu sát, kết hợp với chủ nghĩa bành trướng theo lối Thành Cát Tư Hãn, Tần Thủy Hoàng và Hội chứng Ðại Hán. Song song trong chủ trương chính sách của Trung Quốc mắc chứng bệnh gia truyền, là luôn luôn thôn tính sáp nhập, xóa sạch các nước nhỏ láng giềng với Trung Quốc , như hiện tượng Tây Tạng và Việt Nam ngày nay. Nói đến cái hòa bình kiểu Trung Quốc ư? Tác giả đã chứng minh : Ngày xưa người Trung Quốc đã Hòa hết đất đai của các dân tộc Bách Việt từ phía Nam sông Hoàng Hà đến Quảng Ðông , Quảng Tây. Ngày nay họ đang Hòa ở Tây Tạng, Tân Cương và vùng biên giới Việt Trung. Họ đang Hòa với dân tộc Việt Nam ở biển Ðông như Trường Sa và Hoàng Sa. Ngày 8 tháng 1 năm 2005, Trung Quốc đã cho thế giới thấy dân tộc Tàu là dân tộc coi trọng cái Hòa bằng cách nổ súng bắn chết 9 ngư dân Việt Nam vô tội một cách tàn bạo . ( trang 65, CXLKTS )
Mặt trận văn hóa giữa Việt Nam và Tàu ( trang 47, CXLKTS )
Là người Việt Nam đã từng học qua lịch sử Việt , có ghi lại những lần mà Tổ tiên người Việt dựng nước, từ đời Vua Hùng và các đời sau, đã từng chống trả cái hiểm họa xâm lược với chủ trương đồng hóa diệt chủng của kẻ thù phương Bắc là Trung Quốc. Họ luôn luôn có tư tưởng và tham vọng coi Việt Nam như là quận huyện của họ
Tác giả đã chứng minh . Thái thú Tích Quang và Nhâm Diên thời Tây Hán đã xóa bỏ phong tục tập quán, lễ nghĩa, đạo lý Việt để dạy dân ta lễ nghĩa, luân thường và đạo lý Trung Quốc
Mã Viện đời Hán Quang Vũ sau khi đàn áp cuộc cách mạng của Hai Bà Trưng thu hết các trống đồng, vì trống đồng là biểu tượng uy quyền của Lạc tướng ( trang 221, CXLKTS )
Chủ nghĩa bành trướng là nét đặc trưng của sự hình thành nước Trung Quốc, đi cùng với chính sách và chủ trương xóa sạch cái văn hóa Bách Việt một cách có hệ thống, từ xưa đời Quản Trọng, đời Khổng Tử cho đến ngày nay. Là người Việt Nam chúng ta không thể nào quên được cái hiểm họa triền miên có tính cách lịch sử. lúc âm ỉ , lúc bộc phát, lúc nào cũng treo trên đầu dân tộc ta: Ðó là nhu cầu bành trướng mãnh liệt của Trung Quốc về phương Nam ( trang 223, CXLKTS )
Như vậy 300 năm trước Tây lịch chưa có sự giao lưu văn hóa giữa Việt và Tàu. Sau khi Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Quốc ( vào năm 221 trước Tây lịch, tướng Ðỗ Thư mới vượt sông Dương Tử chiếm miền Nam Trung Quốc đến tận Quảng Ðông và Quảng Tây. Nhưng tiến vào đất Việt, tướng Ðỗ Thư bị giết, Tần Thủy Hoàng chết, buộc nhà Tần phải bãi binh. Trong thời đại này dân tộc Việt Nam chưa biết gì về Tứ Thư Ngũ Kinh của Khổng Mạnh. ( trang 87, CXLKTS )
Trong những thời đại đó , nền văn minh, văn hóa Việt là nền văn minh đã có lâu đời là nền văn minh Sông Hồng. Nếu đem so với nền văn minh Hoàng Hà của Trung Quốc, có cái khác xa từ căn bản, do phong tục tập quán , từ tiếng nói, từ cách ăn thói ở. Càng nghiên cứu sâu rộng tận ngọn nguồn lịch sử, thấy dân tộc Việt đã dùng lũy tre của thôn làng làm rào cản, làm cơ sở, để chống trả sự đồng hóa của Trung Quốc, trong mặt trận văn hóa giữa Việt và Tàu từ thời xa xưa.
Thánh nhân Trung Quốc nói một đàng làm một nẻo ( trang 287 )
Trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa của Trung Quốc 1960, triết gia Khổng Tử bị lên án là kẻ tay sai cho nền phong kiến Trung Quốc.
Thời đó Mao Trạch Ðông là tên sát nhân hơn cả Tần Thủy Hoàng, hơn cả việc đốt sách giết học trò, đã chửi Khổng Tử bằng câu : Cái học của Khổng Tử là cái học ăn cứt . ( Khổng Khưu nghiết phẩn chi học ), ( trang 183, CXLKTS ). Nhưng sau Mao, đến thời Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Ðào phải gọi hồn Khổng Tử về, mặc dù Khổng Tử có đường lối hành sử giả nhân giả nghĩa, nói chuyện thì nói nhân nghĩa, nhưng khi có chức có quyền thì tàn bạo hơn ai cả, kiểu Lưu Bang lưu manh, giả nhân giả nghĩa. Như Sở Bá Vương Hạng Võ, giết người tàn bạo, chỉ qua một đêm mà đem giết hàng vạn quân nhà Tần. Xuyên qua lịch sử Trung Quốc với đường lối chính trị thời đại ngày xưa, dùng lối mị dân như: Dân vi quí, xã tắc thứ chi, quân vi khinh tức Dân là quí, đất nước là thứ yếu, vua thì xem nhẹ, là thường .Ðó là một câu nói láo. Vì Trung Quốc từ xưa đến giờ , coi dân như cỏ rác, còn vua chúa như con trời. Cũng như trong Nho Giáo coi con người cũng quan trọng, như Trời Ðất, do 3 chữ : Thiên, Ðịa, Nhân, Nhưng trên thực tế ở Trung Quốc và cả Việt Nam ngày nay,coi con người là cỏ rác, con người thường bị đánh đập hành hạ, bị đem bán, bị đem đi xuất khẩu, bị trao đổi như hàng hóa,bị chà đạp và bị làm mất nhân phẩm, nhân quyền, có lúc còn thua thú vật..
Ngày nay ở Trung Quốc , thế hệ Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Ðào đang tìm lại hồn của Khổng Tử, Vì từ lâu Trung Quốc theo đuổi con đường phục hưng Trung Quốc bằng tư tưởng Tây Phương, hết học thuyết Mác Lê, đến thời đại Mao đẻ ra tư tưởng Maoist. Ðã làm hết cách mạng Văn hóa,đến cách mạng Xanh, rồi cách mạng Thép. Ðến người kế vị Mao là Hoa Quốc Phong theo lối Ðại Trại (Kibbutzim ) kiểu Do Thái. Rồi theo tư tưởng Descartes, Pascal, Voltaire, Nietzche v.. v. mà Chu Ân Lai và Ðặng Tiểu Bình hằng theo đuổi. Tất cả vẫn là ngõ cụt, bế tắc và khủng hoảng về tư tưởng, nên Lương Khải Siêu từng than thở : Ô hô, hồn Trung Quốc bây giờ ở nơi đâu ? . Trong thập niên 80, do những biến động suy thoái của Cộng sản quốc tế ở Ðông Âu , nhất là khi Liên Xô tan rã, Trung Quốc phải quay trở về nguồn cội xa xưa với nội tâm Khổng Tử. Nhưng bề ngoài vẫn còn cái vỏ bọc của chủ nghĩa Cộng sản.
Nền văn hóa Việt
Theo Vĩnh Như viết . Nền văn hóa Việt đặt cơ sở trên nếp sống nông nghiệp trồng lúa nước ổn định lâu đời ( Nhân chủ, Ðối lập Thống nhất Thăng Hoa, Hòa mình với vũ trụ ), cộng thêm những nét đặc trưng của địa bàn sinh sống ( yếu tính nước ) và quá trình chống ngoại xâm trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc . ( trang 345 và 346, CXLKTS ).
Theo Thường Nhược Thủy viết Cả nước thờ Vua Hùng vị vua dựng nước Việt làm quốc tổ. Mỗi gia đình thờ ông bà cha mẹ của mình. Thần thánh là con người Thăng hoa, vì đã có những hành động hoặc thành tích phi thường hòa mình tương thông với vũ trụ ( Thần Thành Hoàng, Thánh Tản Viên, Ðức Thánh Trần, Thánh Gióng ) .( trang 348, CXLKTS )
Còn CSVN ngày nay đi tìm văn hóa dân tộc Việt Nam ở bên Tàu, như . Ðầu năm 2005, Hà Nội họp sơ bộ về triết học để chuẩn bị tổ chức hội nghị triết học Ðông phương với chủ đề chính là triết thuyết của Khổng Tử . ( trang 50, CXLKTS )
Căn cứ vào những biến chuyển về tư tưởng của CSVN, do tư tưởng Mác Lê đang trên đà tàn lụi. CSVN từ lâu nay đã sai lầm , vì Hồ Chí Minh đã vận dụng cái tư tưởng duy vật vô thần Mác Lê, tư tưởng Maoist, vào Việt Nam, hầu như muốn tận diệt những tư tưởng Khổng Giáo, Nho Giáo, Phật Giáo và Thiên Chúa Giáo. Trên thực tế CSVN chỉ là cánh tay nối dài của Trung Quốc và Liên Xô, đã bị xích hóa và nô lệ về mọi mặt, từ chính trị đến kinh tế, quân sự và văn hóa. Ngày nay tư tưởng Mác Lê đã lỗi thời, bị bỏ vào sọt rác, nhưng CSVN vẫn khư khư ôm lấy, vì bị lúng túng về tư tưởng . Do đó mới cố ngụy tạo ra cái tư tưởng Hồ Chí Minh, để che giấu sự khủng hoảng tư tưởng chỉ đạo. Sự thật họ Hồ làm gì có tư tưởng hay tư cách gì đâu?
Rồi đây CSVN cũng sẽ bắt chước chạy theo Trung Quốc tìm về hồn Khổng Tử. Chắc chắn có những mâu thuẫn khi chuyển hướng tư tưởng từ Mac Lê trở về với Khổng Mạnh, do cái mâu thuẫn từ lâu xem đạo giáo , tôn giáo là thuốc phiện, là phong kiến, nếu không nói là có âm mưu hủy diệt. Cái mâu thuẫn của nhà cầm quyền đương thời với người dân,thường hay nói láo trong đường lối chính sách, theo lối giả nhân giả nghĩa, vong tình bạc bẽo, phản bội đồng bào, như vụ dân oan khiếu kiện là cụ thể về bản chất của CSVN.. Trở về với hồn Khổng Tử là trở về với thể chế phong kiến, nô lệ, đi ngược với xu thế của thời đại khoa học văn minh hiện đại.
Là người Việt đứng trước xu thế của thời đại ngày nay, trước cái xu hướng không chấp nhận dùng bạo lực, không chấp nhận xâm lăng có tiếng súng bất cứ hình thức nào để xóa bỏ bản đồ một quốc gia khác. Do đó Trung Quốc mới tiếp tục nuôi mộng bành trướng bằng xâm lăng không tiếng súng các nước láng giềng. Chúng ta cũng cần làm theo Vĩnh Như viết như:
. Tinh thần dân chủ đại đoàn kết của hội nghị Diên Hồng bất diệt
. Tinh thần đoàn kết chống xâm lăng, hi sinh cứu nước, quyết tâm bảo vệ giống nòi của Thánh Giống bất diệt . ( trang 384 , CXLKTS )
Theo tác giả: Lũy tre làng bảo vệ Văn hóa Việt ( trang 49 , CXLKTS ) và Trở về với xóm làng và với tiếng nói tâm thức của dân tộc (trang 61, CXLKTS )
Kết luận :
Xuyên suốt tập sách : Cuộc Xâm Lăng Không Tiếng Súng , tác giả đã đưa ra những nhận định để chứng minh rất hiện thực và đầy tính nhân bản, căn cứ vào các sử liệu một cách khoa học. Dù trong tình hình hiện nay tại Việt Nam, Trung Quốc vẫn đang xâm lăng Việt Nam bằng những thủ đoạn nham hiểm, từ xâm lăng không tiếng súng qua hình thức chính trị , kinh tế lẫn văn hóa. Ðã thế mà còn xâm lăng có tiếng súng đại bác như ở cao điểm Hão Sơn , chiếm lấy Bản Giốc và Ải Nam Quan , cũng như một phần hải phận ở Vịnh Bắc bộ và hải đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Ðã từng bắn chết 9 ngư phủ Việt Nam ,ngày 8/1/2005, và những lần khác trong năm 2007. Trước sức ép xâm lăng của Trung Quốc , các tên Việt gian như Nông đức Manh, Nguyễn minh Triết và Nguyễn tấn Dũng của CSVN đành phải câm miệng, vì lý do đã bị Trung Quốc thuần hóa như thái thú Tàu, như người Tàu lai Việt
Trước sự phát triển lớn mạnh của Trung Quốc về kinh tế như hiện nay, sẽ có những ảnh hưởng gây tác hại không nhỏ, do mộng bành trướng bá quyền cố hữu và gia truyền của Trung Quốc. Vì với đà phát triển mạnh về kinh tế, sẽ gây ảnh hưởng lớn vào việc bành trường uy thế về chính trị lẫn quân sự, trên bình diện toàn cầu hóa . Sẽ đối đầu với Hoa Kỳ trong tương lai, với mộng bá quyền bành trướng sẽ đuổi Mỹ trở về Hawaii . Như ỏ Lời tuyên bố của Ðại tướng Zhuchenghu là Tổng Quân Ủy đảng Cộng sản Trung Quốc bằng câu xanh rờn : . Người Mỹ sẽ phải chuẩn bị, hàng trăm thành phố sẽ bị tàn phá bởi người Trung quốc ( nguyên văn lời tuyên bố : The American will to be prepared that hundred of cities will be destroyed by the Chinese ), ( trang 184 , CXLKTS ).
Như thế, Việt Nam trước sức ép bành trướng về phương Nam của Trung Quốc không sao tránh khỏi bị hệ lụy, chỉ còn một cách bám víu vào thế lực của kẻ cựu thù là Hoa Kỳ , để tạo thế cân bằng trước sức ép của Trung Cộng. Sự việc này đang diễn ra trước sự giằng co giữa Ðế quốc Ðỏ Trung Quốc và CSVN khi có mối liên hệ với Ðế quốc Mỹ.
Ngày nay đứng trước hiểm họa xâm lược của kẻ thù ngàn đời từ phương Bắc, người Việt phải ôn cố tri tân, ôn lại những sự kiện mà tổ tiên người Việt từng đứng lên chống lại các cuộc xâm lăng từ phía Trung Quốc . Như từng diễn ra xuyên suốt những thời kỳ của lịch sử, từ Ngô Quyền ở thế kỷ 10 , đến Nguyễn Huệ ở thế kỷ 18.. Như đã từng chống trả trước các cuộc xâm lăng của các triều đại phong kiến Trung Quốc , như đánh nhau với quân nhà Tống hai lần, một vào năm 981 và lần vào năm 1076. Ba lần với quân Nguyên ,năm 1258, 1285 và 1287.. Với quân Minh một lần vào năm 1406 .Với quân nhà Thanh năm 1789. Tổng cộng 7 lần xâm lược, Trung Quốc đều bị người Việt đánh bại.
Học những bài học chống xâm lăng từ phía Trung Quốc của người Việt ngày xưa , để chúng ta phải suy gẫm và bắt đầu từ hiện tại, cùng nhau thực hiện con đường sống của dân tộc, trước sức ép của những thế lực quốc tế trong xu thế toàn cầu hóa, trên mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị ,văn hóa và cả ý thức hệ..
Do những biến động của thời cuộc tại Việt Nam ngày nay, cho thấy CSVN đang có dấu hiệu chuyển hóa về tư tưởng, vì hơn nữa thế kỷ Việt Nam theo cơ chế XHCN, theo tư tưởng Mác Lê với nền tảng duy vật vô thần triệt để nô lệ ngoại bang. Do tình huống như thế, nhưng tín ngưỡng của người dân Việt vẫn không ngừng vùng lên, đó là Tín ngưỡng Dân tộc. Từ đền thờ, chùa chiền, lăng miếu, nơi thờ Quốc Tổ vua Hùng ,vẫn có khói hương cúng bái . Kể cả các nhà thờ Kytô giáo, cùng các đạo giáo khác , các giáo hữu vẫn tìm cách này hay cách khác để sinh hoạt, dù bị bọn giáo điều Mác Lê, tư tưởng Mao Hồ, dùng cách mạng bạo lực chèn ép cấm đoán, hoặc thuần hóa theo kế sách để kềm kẹp. Nhung cuối cùng , tư tưởng bạo lực Cộng sản cũng phải chùn bước và sẽ thất bại .
Ngày nay Trung Quốc quay về tìm hồn Khổng Mạnh, rồi đây CSVN cũng sẽ bắt chước đi theo, vì CSVN nhất cử nhất động đều rập khuôn theo mô hình của Trung Cộng. Dù trở về với Khổng Mạnh có phần lợi cho Trung Quốc , vì Trung Quốc ngày nay đang khủng hoảng tư tưởng chỉ đạo, nhưng cái này chỉ lợi với Tàu mà thôi. Còn dân tộc Việt phải trở về với hồn Việt, với Tổ tiên Vua Hùng, với chủ mệnh dân tộc . Phải sống với niềm tự hào dân tộc trong một xã hội tự do, dân chủ, giao lưu khai phóng, chứ không bị kềm kẹp trong tư tưởng độc tài, độc trị , độc đoán như CSVN hiện giờ.. Vì vậy tư tưởng Mác Lê ở Việt Nam cần phải bị dẹp bỏ càng sớm càng tốt, mới hi vọng trở về cội nguồn...
Hi vọng rồi đây Việt Nam ( không Cộng sản )có những bản sắc độc đáo riêng biệt trong nền văn hóa Việt, như tác giả Vĩnh Như chứng minh với truyền thống và nền minh triết của dân tộc, để chống lại những Cuộc Xâm Lăng Không Tiếng Súng , kể cả những Cuộc Xâm Lăng Có Tiếng Súng từ phía Trung Quốc trong hiện tai và một tương lai gần ./
Thanh Khâm
Ý kiến bạn đọc
Vui lòng
login để gởi ý kiến. Nếu chưa có account, xin
ghi danh.