Câu chuyện xưa nói cho chúng ta biết rằng, trong cuộc sống, một thứ gì đó chỉ có trải qua cố gắng mà đạt được thì mọi người mới trân quý. Một thứ gì đó không làm mà được hưởng hay dễ dàng đạt được thì bản thân người có được sẽ rất khó coi trọng nó. Câu chuyện cũng nói cho chúng ta một bài học, đó là khi chúng ta trân quý bản thân mình thì cũng phải học cách trân quý người khác, trân quý sự cố gắng và phó xuất (cho đi, trả giá, bỏ công sức) thật tình của người khác.
Con người khi còn sống trên đời thì có thể quý trọng bản thân cũng không phải việc dễ dàng. Có bao nhiêu người có thể thực sự cảm nhận được những điều tốt đẹp của sinh mệnh?
Có một nhà thơ từng viết: “Chúng ta không sợ chết, là bởi vì chúng ta không biết sinh mệnh là đáng trân quý như thế nào, cuộc sống là đáng quý! Chúng ta không biết nhà của mình thực sự ở đâu. Chúng ta từ đâu mà đến, rồi sẽ trở về đâu. Có bao nhiêu người có thể thanh tỉnh vì bản thân mình mà sống, không vì danh lợi ràng buộc, không vì tình cảm làm phức tạp mà tiêu sái, tự tạ. Cho dù cổ nhân đã nhắc nhở chúng ta rằng: “Trời sinh thân ta, hẳn có chỗ dùng…” Thế nhưng, có bao nhiêu người có thể thực sự biết mình muốn gì, mà không để “lãng phí” sinh mệnh của mình đây?
Nhân sinh trên đời, quý trọng người khác lại càng khó hơn. Có câu nói: “Quý trọng người khác là quý trọng chính mình, quý trọng người khác chính là thể hiện ở mối quan hệ tốt đẹp, ấm áp giữa người với người”. Có bao nhiêu người có thể đặt mình vào hoàn cảnh của người khác, yêu thương người khác hơn cả yêu bản thân mình?
Trong biển người rộng lớn, chỉ là thông qua mối quan hệ nhân duyên mà bạn và tôi gặp nhau, hoặc thậm chí trở thành bạn bè và đồng hành. Chúng ta cùng nhau đi trên con đường vô bờ bến và gian truân này. Thế giới con người là vô thường (không trường cửu hay lâu dài). Sự gặp gỡ của chúng ta đôi khi có thể là sự xa cách hoặc là gần nhau. Nhưng nếu chúng ta đang ràng buộc bởi mối quan hệ nhân duyên này, chúng ta hãy học cách trân quý nó. Cho dù sự ràng buộc này đã trải qua một thời gian dài hoặc biến nhanh như tia flash, tôi sẽ không có hối tiếc hay oán trách.
Tôi thường nghe người ta nói, “Cả cuộc sống của một người đến đây là để sống và để yêu thương. Vậy là đủ rồi.” Tôi nghĩ rằng điều đó có ý nghĩa hơn nếu bạn thêm vào “để trân quý”. Ý nghĩa của cuộc sống chính là quá trình của nó! Đây là một vấn đề khác với sở nguyện của chúng ta có được thực hiện hay không. Đó là bởi vì tất cả mọi thứ được an bài bởi các chư Thần, dựa trên các mối quan hệ nhân duyên, nghiệp báo của chúng ta, và an bài một cách hệ thống toàn bộ bố cục của xã hội. Làm sao nó có thể đi theo sở nguyện của chúng ta được? Tất cả chúng ta có thể làm là trân quý mối quan hệ nhân duyên khó được này, cho dù đó là để làm công việc, sự nghiệp, gia đình chúng ta, hoặc với những người mà chúng ta yêu thương.
Tại sao một số người chỉ biết trân quý sau khi họ đã mất chúng? Khi chúng ta có mối quan hệ nhân duyên chúng ta thường không nhìn thấy tầm quan trọng của nó. Nó có thể giống như nói rằng chúng ta đã có ở đâu đó, nhưng chúng ta không nhận thức được nó. Khi chúng ta đánh mất nó, chỉ vài năm sau đó chúng ta sẽ nhận ra chúng ta đã mất chính xác những gì. Bất luận là loại quan hệ nhân duyên nào. Khi chúng ta gặp nó, chúng ta nên cân nhắc nó một cách hợp lý. Nếu nó xứng đáng trân quý, chúng ta thực sự cần phải trân quý nó. Ngay cả khi nó kết thúc bằng kết quả là không gì cả, chúng ta cũng sẽ không hối tiếc. Đó là bởi vì chúng ta đã chân tâm thành ý mà trân quý mối quan hệ nhân duyên khó được rồi.
Mỗi người xuất hiện trong cuộc đời chúng ta đều không phải vô duyên vô cớ mà đều là nhân duyên. Hãy quý trọng hết thảy, đó chính là cách giải oán duyên, kết thiện duyên và tích phúc báo!
nguồn Internet