Tác giả: Tuệ Chương hoànglonghải
1. " Những Ngày Đầu..."
24 tháng 6 năm 1975, tôi “đóng tiền đi ở tù” tại trường Taberd, Saigon. Đây là vụ lường gạt vô tiền khoáng hậu trong lịch sử Việt Nam. Mới vào thì cán bộ Việt Cộng chia thành từng đội. Đội của tôi là đội 36 (Tôi không nhớ chắc!), được cho ở trong một căn phòng nguyên là lớp học, tầng hai. Mới có hai ngày thì nhà cầu dơ không thể tưởng tượng, mới nhìn qua đã không dám vào, đành phải “nín” vậy.
Bây giờ thì cơm nhà hàng Continental, một nhà hàng mà trước 1975, lương sĩ quan cấp úy như tôi, không có tiền hối lộ thì bao giờ mới dám vào?! Tôi nói đùa với vài anh em, phần đông đều lạ hoắc: “Kỳ nầy ăn cơm nhà hàng sang nhất Saigon nghe!” Tới giờ cơm, toàn đội sắp hàng xuống nhà ăn. Vô tới nơi thì… hết cơm. Cả mấy trăm người, nhà hàng nấu trong hai cái nồi 50, mỗi nồi chưa đủ phần cho 50 người, có đâu tới mấy trăm người. Vậy rồi ai nấy đành mang bụng đói mà về phòng uống nước lạnh qua ngày.
Trong phòng, có anh chàng áo quần bỏ trong samsonite. Hỏi, anh ta nói, tin tưởng một cách vững chắc:
- “Học tập 10 ngày về! Chừng nầy là vừa chớ còn gì?”
Không biết sau nầy, trên con đường tù cải tạo mịt mù biên giới, khi ra Bắc, khi về Nam, cái Samsonite của anh ta có còn dùng được việc gì không!
Đói quá! Phải kiếm cái gì ăn. Bên cạnh thang lầu, có kẻ hở khe gió thông ra bên ngoài, chỉ vừa lọt bàn tay. Có bóng người bên kia, thì ra là nhà dân. Bèn nhờ chú bé bên đó đi mua bánh mì giúp. Một người nhờ, hai người nhờ. Thế rồi nhiều người biết “con đường bánh mì” ấy và nhiều người nhờ. Cả trăm người nhờ. Chắc chú bé bên đó phải chở xe ba gác mới đủ… nhu cầu.
Dĩ nhiên là bộ đội biết và… cấm. Thế là “Con đường bánh mì”… đứt đoạn, làm cho không ít người đói… đứt ruột.
Tuy rằng một đội, khoảng 30 người ở chung một phòng nhưng chẳng ai kiểm soát, ai điểm danh nên nhiều người đi lang thang qua những phòng khác tìm bạn bè chuyện trò chơi. Tôi chẳng đi đâu, tối lại thì cùng với vài người nữa, như ông Trần Phú Trắc, gốc là đại úy Dù, chức vụ cuối cùng là chỉ huy trưởng Cảnh Sát quận Nhà Bè, tỉnh Gia Định. Ông nầy là cháu kêu “tông tông” bằng cậu ruột. Bạn thân của Trắc là anh chàng mang hai cái “đít chai” khá dày, lúc nào cũng cười cười, làm như đời… vui lắm, tên là Phạm Quang Chiểu, gốc là “Bộ binh đại úy” (tôi thường nói đùa như kiểu mấy ông “Hải quân Đại úy” hoặc gọi anh ta là trung tướng Phạm Xuân Chiểu, một ông trung tướng trong quân đội Việt Nam Cộng Hòa.
Xin nhắc lại chuyện cũ một chút. Năm “dẹp bàn thờ” 1966. Ông tướng nầy đang làm tổng thư ký (?) Hội Đồng Quân Lực, về Huế lo dàn xếp vụ Phật Giáo Miền Trung, bị đám “Sinh Viên Học Sinh Quyết Tử” (thuộc “Hội Đồng Nhân Dân Cứu Quốc”) do Nguyễn Đắc Xuân chỉ huy, bắt ông ở đài phát thanh Huế, bỏ lên xe xích lô, đưa lên tòa Đại Biểu Chính Phủ. Bữa đó, tôi ham vui, xách xe chạy theo… coi. Tướng Thi phải tới “giải cứu” cho tướng Chiểu. Tướng Thi lên diễn đàn nói “ba xí ba tú”, lung tung, chọc thiên hạ cười chơi! Nhìn bộ râu của tướng Thi đã thấy buồn cười, huống chi ông nầy vốn vui tính, hay nói đùa, nên bữa đó, ai nấy được một trận cười thật vui, vì vậy đám “Quyết Tử” của Nguyễn Đắc Xuân không “hỏi tội” tướng Chiểu làm “tay sai” cho quân Thiệu Kỳ được. Nhớ chuyện vui đó nên tôi hay gọi đùa Phạm Quang Chiểu thành Phạm Xuân Chiểu để kể công với Chiểu rằng “bữa đó, tao cũng cười như thiên hạ nên chú mày được Hội Đồng Nhân Dân Cứu Quốc Huế” tha mạng cho.
Hai anh chàng Trắc và Chiểu cùng với vài người như dược sĩ Quang (không nhớ họ), dược sĩ Hoán (Tây lai), tối lại, tập trung trên cái bệ gỗ trước bảng đen của lớp học để tò mò nghe ông già Nho, - Nguyễn Văn Nho - đại úy Cảnh Sát, trưởng phòng Công Xa Hạ Nghị Viện, kẻ chuyện ông dân biểu nào “ba chân bốn cẳng” mà “tam thập lục kế” trước thiên hạ, về chuyện dân biểu Nhữ Văn Úy tự tử cùng vợ con ngay trong Hạ Viện như người ta đồn đãi, v.v…
Trong hai buổi chiều ngắn ngủi ở Taberd, tôi thường leo lên lầu 2, ra hành lang, ngồi xem thiên hạ hóng mát. Anh bạn Ngô Duyên (tôi thường gọi đùa là Vô Duyên), đại úy Biệt Động Quân, giải thích cho tôi rằng những cây trồng trong sân trường Taberd thuộc họ đậu, như cây bả đậu. Loại cây nầy có lá lớn, cho nhiều bóng mát nên được trồng trong các sân trường, kể cả các quân trường.
Đang khi ngồi chơi, có ông đại úy bộ đội đi từ trong văn phòng ra cổng, tướng đi lẹt bẹt như đàn bà doi đít. Một người lên tiếng chê cái tướng đi ấy, vài người phụ họa theo. Vui chuyện, tôi nói: “Họ có bao giờ ngồi ghế đâu. Thói quen là ngồi chò hỏ dưới đất. Dù có khi ngồi trên ghế thì cũng ngồi theo kiểu nước lụt. Ngồi kiểu đó thì đít doi ra, không giống đàn bà sao được.” Vài người là dân Saigon chính hiệu con nai, có mấy khi thấy ai ngồi kiểu nước lụt, thấy tôi nói, cho là đúng, khoa học - Cơ thể học nữa đấy! - bèn tới làm quen chơi.
Đang chuyện trò, bỗng có anh chàng nào đó, ngồi ở phía hành lang bên kia, nói to lên như kiểu rao hàng mấy hôm nay, sau khi Saigon sụp đổ, ở bùng binh chợ Bến Thành:
“Đồng hồ “Xi-Ti-Dzen” đây! Không người lái, hai cửa sổ, mười hai ông sao! Người bộ đội rất ưa dùng đây! Mại dzô, mại dzô!””
Nghe câu rao hàng, thiên hạ ngồi hóng mát hai bên hành lang cười ầm lên. Tôi nghe có người nói: “Gan quá! Đem chú bộ đội ra mà diễu. Chết như không!”
Nhiều chữ trong câu rao hàng trên đúng là “Danh từ Việt Cộng”. Ở miền Nam, trước 1975, đồng hồ khỏi lên giây như ngày xưa, hơi quê một chút thì người ta gọi là đồng hồ tự động. “Tây” hơn, như phần đông dân Saigon gọi là đồng hồ “Ô-tô-ma-tít” (Automatic). Ai lại gọi “tự động” là “không người lái” như “chú bộ đội” bao giờ! Cũng không ai gọi là đồng hồ có một hay hai cửa sổ. Người ta gọi là đồng hồ có lịch (ngày và thứ tự trong tuần). Người ta cũng gọi là đồng hồ có “lu-mi-nơ” (lumineux) để nhìn ban đêm. Ai lại gọi “mười hai ông sao”! Những cách nói như thế, người ta cho là quê. Câu rao hàng như trên là có ý chê cái quê của “chú bộ đội.”
Tới đêm thứ ba, sau 12 giờ một chút thì xe Molotova của bộ đội ầm ì vào sân trường. Xe có mui vải, che kín. Bên hông mỗi xe có viết hai chữ Ta Pe bằng phấn thật lớn. Tôi cứ thắc mắc, họ viết chữ tape, - có nghĩa là băng nhựa - bên hông xe làm gì? Một lúc, tôi mới hiểu ra rằng đó là những xe Molotova tới trường Taberd để đưa chúng tôi đi. Trời đất quỉ thần ơi! Chữ Ta Pe họ viết bên hông xe có nghĩa là Taberd đấy. Chữ nghĩa những người có “tinh thần độc lập cao”, bế quan tỏa cảng thời hiện đại, không thèm học tiếng Anh, tiếng Pháp là như vậy đấy!
Lần lượt, đội chúng tôi được đưa lên một xe. Trên xe đã có sẵn một đội rồi. Như vậy, có nghĩa là 60 người một xe, chật như nêm, không nhúc nhích được một chút. Tấm bạt sau được hạ xuống, cột chặt. Cuối hai cái băng hai bên hông xe là hai “chú bộ đội” lăm lăm cây súng AK trong tay, đạn lên nòng, khóa an toàn. Đã lên xe rồi mà Lâm Văm Xuân, đại úy Thủy Quân Lục Chiến cứ nằng nặc xin bộ đội cho anh ta xuống xe đi cầu một chút. Anh ta đau bụng quá. Đi cầu ngay bên lề đường cũng được! Anh ta kêu la quá, ai nấy đều thấy tội nghiệp cho anh.
Khoảng ba giờ sáng, mấy chục xe Molotova chuyển bánh đưa chúng tôi đi. Ngồi trong xe, một ít trên ghế, phần đông trên sàn, kín mít, không thấy gì bên ngoài! Đoán hướng xe, anh em chúng tôi biết, xe chạy ra đường Hai Bà Trưng, qua Phan Thanh Giản, lên Lê Văn Duyệt và đi Tây Ninh…
Khi xe đang trên đường đi Tây Ninh thì trời sáng dần. Bấy giờ thấy rõ hình ảnh chú bộ đội hơn: Người gầy, nét mặt quê mùa nhưng thật thà, thụng thịnh trong bộ đồ xanh quá khổ. Anh ta làm quen với chúng tôi bằng câu nói:
“Mấy anh là đại úy. Trước tê đi mô cũng đi máy bay lên thẳng không?”
Chúng tôi cười, nhưng không ai trả lời anh, mặc dầu câu nói của anh ta có nhiều cái sai. Trước hết, anh ta nói tiếng Nghệ An hay Hà Tĩnh gì đó, nặng chịch, khó nghe và không quen tai. Thứ hai, chúng tôi lạ và thấy anh ta quê mùa quá khi gọi máy bay trực thăng là máy bay lên thẳng. Thứ ba, khi còn chiến tranh, cấp đại úy như chúng tôi, làm tới đại đội trưởng hay tiểu đoàn phó, chỉ có một số ít làm tiểu đoàn trưởng. Cấp bậc đó, hành quân với lính thì lội bộ như lính, làm gì có ngồi trực thăng bay trên trời mà chỉ huy dưới đất. Điều chúng tôi ngạc nhiên nữa là tại sao anh ta biết chúng tôi là đại úy. Có lẽ trước khi “công tác”, các “chú bộ đội” đã được giáo dục cả rồi, được cấp trên của họ cho biết chúng tôi phần đông là cấp bậc đại úy và sẵn sàng đề phòng… phản động.
Vài anh em từng ở Tây Ninh, đoán rằng Việt Cộng đưa chúng tôi đi Trảng Lớn. Quả vậy thật. Trên đường vào Trảng Lớn, qua một cái dốc, bỗng nghe bên ngoài xôn xao. Nhìn kẻ hở trên tấm vải bạt xe, chúng tôi thấy có chiếc xe Molotova bị lật bên đường khi đang đổ dốc. Có lẽ “chú bộ đội lái xe” buồn ngủ quá, lạc tay lái. Sau đó, khi vào tới trại mới biết thêm có hai người trong chúng tôi chết vì vụ lật xe đó. Có lẽ hai người ấy là những người bỏ mạng đầu tiên trong quá trình “được chính quyền cách mạng” cho đi “học tập cải tạo” chớ không phải cho đi tù, đi đày như sau nầy ai nấy mới sáng mắt ra!
Đội tôi được đưa vào khu gia binh có mấy dãy trại dài. Nhà nầy cách nhà kia bằng tấm vách “tôn”. Gần đó có một cái garage của đơn vị. Có lẽ khu nầy thuộc quân cụ. Tới chiều, mỗi đội được gọi đưa người đi lãnh gạo, lãnh chảo nấu cơm, lãnh nồi 50 nấu canh, kho cá, v.v… Những ngày đầu gạo tuộc loại tốt, có lẽ lấy từ các kho gạo ở Chợ Lớn. Một tuần sau thì toàn gạo mốc, loại gạo Việt Cộng cất dấu trong các kho đường Trường Sơn đã lâu ngày, mốc và rất nhiều sâu. Ngày ngày, anh em chúng tôi chia nhau lượm sâu, lượm mốc cũng đã hết giờ. Gạo lãnh ra mười phần, ăn được chỉ ba bốn, còn thì hư hết. Số lượng gạo lãnh ra thì đủ, nhưng lựa sâu rồi đem nấu thì ít đi, nên bắt đầu đói. Hơn thế nữa, tiêu chuẩn gạo thông thường 21 Kg mỗi tháng chi còn lại 15Kg, lại loại bớt sâu, nên cơm ăn lại càng thiếu. Đồ ăn thì ngày ngày là rau muống do bộ đội mua ở Tây Ninh đem vào phát, chấm với… nước muối. Có khi không có rau, được phát cá khô và ba bốn tuần mới được phát cá tươi. Thiếu rau, ai nấy đều thèm. Vì đây nguyên là khu trại gia binh nên tôi có lần đi dọc hàng rào, tìm rau hoang như rau má, rau trai, rau lang, hái về luộc ăn chung với vài anh em.
Đội tôi có một ông nguyên là đại úy tuyên úy Phật giáo, sau đồng hóa thành sĩ quan quân đội, ra khỏi ngành tuyên úy, làm phòng ba cho một tiểu khu nào đó, tôi không nhớ. Được mấy hôm, ông ta tổ chức ăn chay, nhiều người tham gia. Đội trưởng, tên Tuyên, đại úy, yêu cầu được cung cấp chao để anh em ăn chay. Thế là ngày hôm sau có ngay. Bên hè nhà có đám rau lang do gia đình binh sĩ trồng hồi trước, nay lên xanh um. Vậy là mấy thầy chú hái vào, luộc rau, ăn với chao. Tưởng vậy là xong, ai ngờ, ông cựu đại đức tuyên úy, bỗng nhiên bỏ cơm đứng dậy, mặt mày hằm hằm, mắng: “Đ.m. đứa nào pha chao chấm với rau như con c.” Ai nấy chưng hững. Gì mà dữ thế! Không ngon thì làm lại. Với lại ăn chay là do cái tâm, đâu cần ngon dở. Một miếng ăn chay mà cũng “nổi gan lên đầu.” Bỗng Trần Phú Trắc, ngồi phía cửa, la to vào, vừa nói vừa cười: “Trời ơi! Ăn chay mà trẻ c.!” Câu nói của Trắc làm ai nấy đều cười.
Những ngày đầu, đi “tù cải tạo” sướng vậy đó. Muốn gì được nấy. Được mấy bữa, những người ăn chay đều bị gọi lên văn phòng làm việc. Về tới nơi, anh nào anh nấy mặt mày méo xẹo. Hỏi ra thì họ bị “bộ đội” lên lớp: “Tôn giáo là phản động. Ăn chay cũng là phản động luôn.” Như vậy, ăn chạy là phản động thì chắc “học tập” lâu mới được về. Vậy là từ đó về sau, không nghe ai nói tới chuyện ăn chay nữa, mãi đến một năm sau, khi tôi bị đưa về trại Suối Máu, mới thấy chuyện ăn chay xảy ra giữa ông thầy Ca và linh mục Hoàng Văn Thiên. Nhưng đó là chuyện sẽ nói sau.
Ai cũng bắt đầu thèm thịt, nhưng làm gì có thịt mà ăn. Căn nhà phía sau lại xảy ra buồn cười về việc ăn thịt… chuột. Đầu đuôi như sau:
Ở khu nhà phía sau nhà tôi có hai nhân vật quái kiệt. Một là ông Lê Quang Uyển, thống đốc Ngân Hàng Quốc Gia Việt Nam. Ông nầy còn trẻ, học bên Mỹ về. Người ta đồn ngày 29 tháng Tư, theo thông báo của Mỹ, ông đem vợ con lên nóc lầu Ngân Hàng Quốc Gia ở gần bến Chương Dương chờ trực thăng Mỹ đến đón. Chờ mãi đến tối, không thấy máy bay trực thăng nào đáp xuống cả, ông ta bèn đem vợ con về, rồi đóng tiền đi ở tù. Nghe nói nếu như kể về bên phía hành chánh, thì ông ta là ông lớn: Thống Đốc Ngân Hàng. Nhưng nếu như kể về phía quân đội thì ông ta mới trung úy, dân biệt phái, nên trình diện đóng tiền đi ở tù với đám sĩ quan cấp úy biệt phái, trễ hơn mấy ông tướng tá và mấy ông lớn bên hành chánh 10 ngày. Người thứ hai là bác sĩ Cảnh, bác sĩ giải phẩu của bệnh viện Bình Dân. Ông ta trình diện theo đám 10 ngày trước, không biết vì sao lại rớt lui đi chung với đám cấp úy chúng tôi.
Thèm ăn thịt, hai ông bèn làm một cái lồng bẫy chuột. Lồng đặt ngay nơi ống cống thông từ trong trại ra phía ngoài là đồng vắng, là cái trảng, chỉ có cây lúp xúp.
Ông Uyển thì bẫy chuột, đưa cho ông bác sĩ giải phẩu làm thịt ăn chơi. Có người chê: “Mấy ông ăn chuột cống, ghê quá!” Ông Uyển cải: “Chuột ngoài đồng chui vô sao gọi chuột cống?” Người ta nói: “Chuột ở trong cống chui ra là chuột cống, sao gọi là chuột đồng?”
Có lẽ mấy ông nầy không biết thế nào là chuột đồng. Chuột đồng đâu có to như chuột cống. Chuột đồng nhỏ hơn, lông hơi vàng. Khi có mùa sạ thì chuột béo lắm vì ăn toàn mầm lúa mà thôi. Thịt chuột có phong, dù là chuột cống hay chuột đồng đều không nên ăn. Còn như người ta đồn bánh bao Chợ Lớn làm bằng thịt chuột thì ai mà biết để tránh!
Mới vào trại thì cuộc đời cải tạo cũng có nhiều cái… vui. Nhà nầy nhà kia thông nhau, thiếu vách che. Gần nửa đêm có anh giả làm tiếng trẻ con khóc. Bỗng có người la to: “Má nó đâu! Cho em bú sữa đi!” Vậy là lại có người góp vui, làm tiếng mèo kêu, chó sủa, ngựa hí, v.v… loạn xạ ngầu cả lên, chẳng ai cản, bộ đội ở xa, không lui tới ban đêm. Họ ngại chăng?
Khi ra đi, ai cũng đem theo ít quần áo, cứ nghĩ rằng 10 ngày, “học” xong thì về. Khi làm vệ sinh, dọn dẹp doanh trại như bộ đội yêu cầu, quần áo lính tráng chế độ cũ vất lại bừa bãi, bèn đào lỗ đem chôn. Một năm sau, áo quần lần lượt rách, lại đi đào lên, giặt sạch, đem mặc. Thậm chí, những cái bao đạn M-16, M-79, ba bốn cái gom lại, chắp nối cũng thành một cái quần xà-lỏn, mặc bền lắm. Có người không tìm được quần áo cũ, không kiếm được bao đạn thì lấy bao cát mà may quần. Vải bao cát thì dày nhưng thưa, khi tắm, “cu cậu” bày ra rõ lắm! Cũng may, ở đây toàn là đực rựa, ai hơi đâu mà lưu tâm chuyện ấy.
Ba ngày đầu, cũng có một cô nữ quân nhân ở chung. Mấy người đàn ông dành cho cô nữ quân nhân một chỗ trong góc. Tội nghiệp cho một người đàn bà giữa đám toàn đàn ông. Được ba ngày, cô nữ quân nhân được chuyển đi, có lẽ là về trại nữ. Chưa học bài chính trị nào, chưa “thông suốt đường lối cách mạng”, “chưa tiến bộ”, làm sao được “mãn khóa học” sớm vậy!?
Không hiểu do đâu, tôi thấy có mấy người chuẩn bị dựng cổng chào cho doanh trại. Họ lấy mấy tấm vỉ sắt của quân đội Mỹ, thứ để dùng làm phi đạo, ghép lại với nhau để dựng cổng chào. Người chỉ huy toán lo công việc nầy là họa sĩ Trịnh Cung, cùng trại với tôi.
Tôi biết ông Trịnh Cung nầy hồi ông ta còn đi học ở Huế lận. Trước biến cố Mậu Thân, tôi còn đi dạy, thường gặp ông cuốc bộ từ khu nhà cho thuê của ông Ngô Đình Thục gần cầu Phú Cam, đi về hướng Morin, ngã sau bệnh viện Trung Ương Huế. Đây là đường Trưng Trắc, đường đi ngang nhà xác. Khi về làm giám mục địa phận Huế, ông Ngô Đình Thục, cắt một phần đất của trại Lê Lai (Quân Cụ); trước 1945, đây là khu vực trường Bá Công (Kỹ Thuật) Huế, sau làm doanh trại quân đội, để xây nhà cho thuê. Đất là đất công, cắt đất dựng nhà lầu cho thuê, lấy của công làm của riêng, việc nầy chẳng mấy ai hoan hô; nhưng chẳng ai dám nói gì đụng tới gia đình “Cậu”. Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cũng thuê nhà ở khu nầy. Hai khu nhà lầu cho thuê nầy khá lớn, người thuê đông lắm. Trịnh Cung thường tới ở lại nhà Trịnh Công Sơn ban đêm. Tôi thuê nhà ở phía bên kia cầu Phú Cam, cũng ngày hai buổi đi dạy trên con đường nầy.
Trịnh Cung (tên thật là Nguyễn Văn Tiến, nhà ở cầu Đá, Nha Trang, ra Huế học trường Mỹ Thuật) đi lính trước tôi hai khóa (Khóa 3-68), ra trường, ông ta về ngồi ở Cục Xã Hội, thuộc Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị. Cục trưởng cục Xã Hội là đại tá Nguyễn Lễ Trí (anh đại úy Ngyễn Lễ Phép, cùng “khóa tù” với tôi ở trại Xuân Lộc). Khi lãnh nhiệm vụ đoàn thể hóa con em gia đình binh sĩ tham gia Hướng Đạo Sinh Quân Đội, theo kế hoạch của tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị, tôi thường đến cục Xã Hội để liên lạc công việc. Do đó, tôi mới gặp ông chuẩn uý Nguyễn Văn Tiến ở đây, cùng với trung sĩ An Phong Nguyễn Văn Diễn, ông nầy cũng là dân cựu hướng đạo sinh ở Quảng Trị trước 1945, con ông Thông Bỉnh, thời Ngô Đình Diệm, cụ Bỉnh là dân biểu quốc hội, thuộc đơn vị đâu trên “đường lên núi rừng sao hãi hùng” Kontum hay Pleiku gì đó, tôi không rõ. Mới ra trường về ngồi ngay cục Xã Hội, khỏi đi tác chiến thì không phải ai cũng được như thế đâu! Cũng COCC cả đấy!
Hai ông nầy, Trịnh Cung và Nguyễn Văn Diễn đang chuẩn bị tổ chức các khóa đào tạo huynh trưởng Hướng Đạo Sinh do Cục Xã Hội đảm trách. Nhiệm vụ tôi thì chọn mấy người trẻ trong binh chủng, ở tất cả các đơn vị đóng khắp 4 vùng chiến thuật, cho về tham dự các khóa học nầy.
Bây giờ, lại thấy ông Trịnh Cung ở đây, lo dựng cổng chào “cách mạng”.
Có một câu chuyện khá buồn cười.
Nói đi học tập 10 ngày, nên chẳng ai chuẩn bị gì cho cuộc sống lâu dài cả. Vì vậy, khi gần một tháng mà chưa thấy dấu hiệu gì được về, anh em chúng tôi bỗng thấy thiếu… dụng cụ. Bấy giờ trong khu garage, còn nhiều loại đai kim loại đóng thùng quân dụng còn sót lại. Loại đai nầy bằng thép, khá cứng, nên anh em chúng tôi lấy ra, cắt từng đoạn rồi mài, dũa, làm mỗi người một cái dao xài chơi. Một người, rồi hai người, rồi rất nhiều người đua nhau làm dao vì loại đai thùng nầy còn lại trong garage nhiều lắm. Bỗng một hôm có lệnh tịch thu dao. Ai có dao, dù mới làm hay đem từ nhà theo, dao lớn, dao nhỏ đều phải đem nộp hết. Nhiều người ngạc nhiên, làm cái dao để cắt rau trái, có gì mà phải tịch thu. Vã lại, cũng có người tiếc công mình. Họ làm những cái dao đẹp lắm, cán gỗ khắc chạm khá tinh vi, dự trù “mãn khóa học” đem về nhà làm “kỷ nghệ”. Trần Phú Trắc, nói với tôi: “Anh nghĩ coi. Giả tỉ như mình là bộ đội, mình nghĩ như thế nào khi bỗng nghe báo cáo rất nhiều anh em chúng mình đua nhau làm dao? Bộ đội cũng sợ mình nổi loạn chớ. Phải nhớ rằng họ coi mình là địch hay là bạn?”
Câu nói của Trắc làm tôi nhớ câu chuyện anh y tá Được.
Y tá Được là y tá bộ đội, có lẽ cấp bực trung sĩ. Tôi nói có lẽ vì hồi ấy bộ đội chưa mang “loon” như sau nầy. Dĩ nhiên, y tá Được được anh em “chiếu cố” đến thăm hoài vì ai lại chẳng nhức đầu, đau bụng. Y tá Được lại dễ dãi, ai khai gì cho thuốc nấy, không khó khăn gì cả. Tôi cũng là bệnh nhân của anh ta. Buổi chiều, trước khi trời tối hẵn, anh ta thường ra ngoài đường lớn. Chúng tôi cũng thường lang thang đi lui đi tới ngoài đường ấy chuyện trò với nhau chơi. Anh ta gặp chúng tôi, cũng nhiều khi ghé lại nói chuyện. Một hôm, tôi nghe anh ta kể cho mấy người chung quanh:
“Thằng bạn tôi đánh trận… (tôi không nhớ tên trận anh ta kể). Nó bị thương ở ngực. Trời tối quá, tôi sờ thấy máu ở bụng, tưởng là nó bị thương ở bụng liền băng ngay chỗ đó. Sáng ra mới thấy bị thương một nơi mà băng một chỗ. Thế mà máu ở ngực của nó cũng không thấy chảy ra. Nó không việc gì cả. Buồn cười thật!”
Thấy anh ta kể chuyện bên phía anh mà coi như cùng phe ta cả, ai nấy đều thấy buồn cười vì sự chân thật của anh. Một hôm, anh ta nói với tôi:
- “Em sắp đi Saigon!”
Tôi hỏi:
- “Anh cho tôi nhắn về nhà được không?”
- “Được chứ!” Anh ta nói, thành thật.
Bấy giờ, xa nhà gần cả tháng rồi mà bộ đội chưa cho viết thư thăm gia đình hay gởi quà. Tôi cũng hơi ngại nên nói là nhắn tin về gia đình chớ không nói gởi thư. Được anh ta nhận lời, tôi viết mấy chữ, báo tin cho mẹ, vợ và các anh chị tôi biết để ở nhà đừng lo lắng gì, vậy thôi. Tôi lo xa, không đề tên người gởi, chỉ đề tên người nhận. Tôi nói:
- “Tôi ghi địa chỉ chị tôi cho dễ tìm. 44 Trần Hưng Đạo cách chợ Bến Thành khoảng hơn ba trăm mét thôi. Dễ tìm lắm. Anh nhớ đưa thư cho chị tôi, chị ấy sẽ nhắn mẹ và vợ tôi tới ngay.
Anh ta đến thật. Cả nhà được tin, mừng lắm. Mẹ tôi rồi vợ tôi đến, sau khi chị tôi cho các cháu lái xe đi đón. Gia đình gởi cho tôi một số quà lớn, đồ hộp, đồ khô, thuốc cảm cúm, v.v… Chị tôi nói với y tá Được:
- “Chi cám ơn em. Bao giờ về Bắc thăm gia đình, ghé lại chị cho em chiếc xe đạp mới đem về làm quà.”
Mấy anh chị em chúng tôi, trước 1975, có hùn nhau thành lập một hãng sản xuất xe đạp ở Bình Thới. Sau 1975, trước khi bị đánh tư sản, hãng xe đạp vẫn hoạt động. Do đó, chị tôi mới hứa cho y tá Được chiếc xe. Hồi ấy, bộ đội về Bắc, mang theo chiếc xe đạp, nhất là chiếc xe đạp mới là coi như “le lói” lắm.
Khi về lại trại, y tá Được nhắn tôi tới nhận quà, một cách rất tự nhiên, coi như không có chuyện gì cả, không sợ cấp chỉ huy gì cả. Y tá Được còn nói với tôi:
- “Chị ấy bảo tôi chăm sóc sức khỏe cho anh. Chị ấy sợ anh bệnh.”
Tôi cười, cám ơn.
Hôm sau, tôi lên chỗ y tá Được. Bấy giờ có hai ông, có lẽ là sĩ quan, mới tới, tỏ ý khó chịu vì sự thân mật giữa y tá Được và anh em chúng tôi, nhất là khi Được mở hộp lương khô, thứ của Trung Cộng, mời chúng tôi ăn. Hôm sau, y tá Được bị bắt giam. Khoảng hai tuần sau, có thông báo nói ai có gởi tiền cho y tá Được mua thuốc thì lên nhận thuốc. Tới nơi, tôi thấy y tá Được tóc tai bơ phờ, áo quần xốc xếch, hình như bị giam mới được tha ra. Khi đưa thuốc cho tôi, y tá Được nói nhỏ: “Trên kỷ luật em vì tội quan hệ với địch.” Nghe câu đó, tôi không vui. Cộng Sản nói nhiều điều hay, rất ơn nghĩa, nhưng trong thâm tâm, họ vẫn nhìn anh em chúng tôi là địch. Tôi nói lại chuyện ấy với Trắc. Trắc nói: “Tui cải lộn với hai thằng chú tôi một trận dữ lắm. Chú cháu chưa nhìn nhau, còn coi nhau là địch, huống gì đám bộ đội nầy.”
Việc tôi thường quan hệ với Trắc đầu đuôi như sau:
Trắc cùng Phạm Quang Chiểu “trình diện” ở Taberd như tôi vậy, và cùng bị đưa lên Trảng Lớn, cùng chung một đội. Ban đầu, chúng tôi hoàn toàn không biết nhau. Một hôm, ngồi chơi, tình cờ biết Trắc gốc ở Dù, tôi hỏi Trắc có biết Hùng móm không. Hùng móm là em út tôi, tiểu đoàn 11 Dù, hy sinh khi tái chiếm cổ thành Quảng Trị năm 1972. Biết tôi là anh của Hùng móm, Trắc mừng lắm, nói:
- “Tui với nó thân nhau lắm anh. Hồi tết Mậu Thân, tui tiểu đoàn 5, nó tiểu đoàn 11, cùng về giữ bộ Tổng Tham Mưu. Trận đó, tui bị thương, đạn phá mất một lóng tay - Anh ta đưa ngón tay trỏ lên cho tôi coi -. Ngón nầy còn hai lóng, anh thấy không? Hùng móm lái xe đưa tôi vào Đỗ Vinh cứu cấp. Ở đó, người ta lấy lóng phía ngoài, còn móng tay, nối với lóng phía trong, tôi chỉ bị mất lóng giữa. Nhờ đó, không để ý, không ai biết tôi mất lóng tay. Cũng nhờ thằng Hùng.”
Từ câu chuyện đó, sau nầy có chuyện gì vui, Trắc đưa cao ngón tay bị thương tật, cười nói: “Anh Hải! Hùng nầy. Hùng móm nầy!”
Trắc là con trai độc nhứt của bà Bảy Phận - Nguyễn thị Phận - Chị ruột ông Thiệu, thứ Tám. Khi còn nhỏ, ông Kiểu, thứ sáu, anh của mẹ Trắc, muốn giúp em gái qua khó khăn, bèn nhận Trắc làm con nuôi, cho ăn học. Vì vậy, theo cách gọi của các con ông Kiểu, Trắc thường gọi ông Thiệu bằng chú, thay vì bằng cậu.
Bố Trắc là ông Trần Phú Đường, theo Việt Minh một thời gian, sau bỏ về với Quốc Gia, không tham gia chính quyền. Khi ông Thiệu làm chủ tịch Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia, một hôm ông Thiệu về Tri Thủy thăm làng, trời đổ cơn mưa dông bất thần, ông Thiệu và ông anh rể tình cờ gặp nhau, hai người vào núp mưa trong ngôi trường tiểu học của làng. Chỉ chừng đó mà ông Đường bị Việt Cộng bắt thủ tiêu, không cho đó là cuộc gặp gỡ tình cờ. Hai người em là Trần Phú Minh 10, và Trần Phú Minh 11, tập kết ra Bắc năm 1954. Sau tháng Tư 1975, hai người nầy về tỉnh Thuận Hải, một người làm giám đốc Công An, một người làm giám đốc Thương Nghiệp. Trắc nói với tôi: “Quyền lực và tiền bạc đều nằm trong tay hai ông nầy. Đời còn chi hơn!” Sau khi từ miền Bắc về, hai ông nầy có đến thăm bà Bảy Phận, chị dâu của họ. Sau đó thì dứt hẵn, không lui tới gì cả. Liên hệ với “Ngụy gộc”, họ sợ. Với Trắc thì cuộc gặp gỡ chú cháu thành một trận chiến nảy lửa. Trắc kể: “Hai chú tui thì cứ nói là Mỹ sợ, Mỹ chạy dài, không bao giờ dám ngó lui.” Trắc thì cương quyết: “Mỹ sẽ trở lại, chắc chắn như vậy. Để rồi xem.” Vậy là chú cháu cải nhau dữ dội, không ai chịu thua ai, bèn từ nhau. Chú không bảo lãnh cho cháu “cải tạo” về sớm. Cháu thì cứ coi như mình không có ông chú nào Việt Cộng trên đời nầy. Nghe chuyện, tôi cười, nói với Trắc: “Ông sai! Mà hai ông chú của ông cũng trật lất. Mỹ sẽ trở lại đấy, không phải với M-16 như ông nghĩ mà với samsonite đựng bản đồ xây dựng các nhà máy và với đô-la! Tới lúc đó thỉ Việt Cộng trải thảm đỏ đón chú Sam. Nên nhớ là chú Sam bao giờ cũng giàu có, áo đuôi tôm, mũ sọc dưa, tiền vàng trong túi rủng rỉnh.” Trắc cười, có lẽ cười đồng ý với tôi.
Khoảng một tuần lễ, bộ đội họp chúng tôi lại trong một gian nhà trống làm hội trường, yêu cầu và hướng dẫn chúng tôi làm bản tự khai: Tự khai báo quá trình học hành và làm việc, tham gia chế độ cũ. Về dòng họ, thì phải khai tới ba đời, bên nội cũng như bên ngoại, tức là khai từ ông bà nội, ông bà ngoại cho tới đời mình, anh em ruột, anh em bà con xa gần và tới đời các con, cháu của mình. Hồi chế độ cũ, trong hồ sơ, chỉ bắt khai tới cha mẹ mà thôi, bây giờ khai tới ông bà, nhiều người không nhớ tên bà nội, bà ngoại. Vậy là ba đời khai báo. Có người nói đùa (Nói nhỏ mà thôi) khai ba đời để “tru di tam tộc”. Người khác nói: “Bọn mình làm gì có ba đời đi ở, bốn đời làm thuê để được khoan hồng”. Khai xong, ai ai cũng hy vọng sẽ được “học” sớm, để được “mãn khóa học” mà về nhà.
Việt Cộng bao giờ cũng chơi trò ma giáo, phỉnh gạt và người miền Nam thì bao giờ cũng đút đầu vào tròng cho tụi nó phỉnh gạt. Được ít bữa, lại có bình bầu, chọn người lao động xuất sắc. Thế là thiên hạ đua nhau tranh thủ sao cho mình được chọn làm lao động xuất sắc. Thực ra thì đã lao động quái quỉ gì đâu. Ban ngày thì chia nhau lượm gạo mốc, tổ nào tới phiên thì lo vo gạo, nấu cơm. Còn thức ăn thì ngày nào cũng như ngày nào: rau muống chấm nước muối. Vậy mà cũng có anh em lo vận động để được bầu. Đại úy Định, không Quân, nhà ở Trương Minh Giảng đến nói chuyện với tôi, hẹn ngày về đến nhà anh uống rượu chơi. Hơn bảy năm sau, tôi mới được tha khỏi trại tù, ly rượu hứa hẹn ngày ấy có lẽ đã bốc hơi hết rồi. Vã tôi cũng không phải là đệ tử ruột của Lưu Linh để cất công đi tìm một chén rượu. Mà chắc gì người ta còn nhớ một lời hứa hẹn bảy năm trước, trước khi có cuộc bình bầu.
Khi còn ở nhà, tôi chẳng bao giờ vô bếp. Còn nhỏ, vào bếp là bị mấy chị đuổi ra. Mẹ thì mắng: “Con trai vô bếp là xấu, chỉ lo ăn.” Tuy vậy, đi cắm trại, tôi thường nấu cơm cho anh em, cũng không đến nỗi ai nấy phải ăn cơm “tứ tuyệt”. (Tứ tuyệt là một nồi có tới bốn thư cơm: Cháy, khê, nhão, sống). Đi cắm trại thường chỉ nấu nồi nhỏ, nồi 10, hay nấu trong soong, khoảng vài chục người ăn. Vào trại cải tạo, lần nầy, nấu cơn trong chảo, khoảng 100 người ăn. Hôm tôi tới phiên nấu cơm, trời mưa, củi ướt không cháy đượm, nên cơm đã cạn mà hột gạo còn y. Kỳ nầy, chắc bị anh em chưởi chết. Hoảng quá, chạy đi cầu cứu. Có anh bạn đội bên cạnh ra tay “cứu độ”. Anh ấy bảo tôi lấy thêm bao bố tời nhúng ướt đậy chảo cho thật kín. Thế rồi lấy củi chẻ nhỏ, nhóm cháy ở bốn góc chảo, không cho lửa cháy lớn, chỉ vừa vừa thôi. Được một chốc, thấy chảo cơm bốc hơi. Vậy là yên tâm!
Những ngày đầu mới vào trại, cũng có anh em tập chung cho cả đám hát những bài hát gọi là “cách mạng” như “Bảo Nổi Lên Rồi”, “Tiến Về Saigon.” Nhiều người thật nhạy bén. Đi trình diện ở tù, họ đem theo các bài hát nầy. Vào trại, họ tự tập hát lấy, rồi tập chung cho anh em, toàn đội. Trước khi họp hằng đêm, mọi người cùng hát, họp xong, lại cả đội cùng hát, truớc khi đi ngủ.
Tôi vốn là người ưa hát, thấy mọi người hát, tôi cũng hát theo, nhưng tới giờ ngủ, đèn tắt, tôi hát thầm cho tôi. Ban đầu thì tôi hát cho tôi, vài người nằm cạnh biểu hát to lên cho họ nghe. Dĩ nhiên tôi hát “nhạc vàng”. Bài hát thấm thía nhứt là “Một mai giã từ vũ khí”. Anh Trần Hữu Lễ, nằm bên cạnh, biểu tôi hát cho anh ấy nghe nhiều lần. Có lẽ những câu hát như “Anh còn lại gì không, ngoài con tim héo em ơi!” làm cho anh ấy xúc động khi nghĩ tới thân phận anh, cũng như thân phận mọi anh em chúng tôi. Đại úy Biệt Động Quân Ngô Duyên, cũng nằm bên cạnh tôi, thường hay hát “Thành phố buồn”. Anh ấy, gặp vợ anh lần đầu tiên ở Đà-Lạt.
Vài anh em khác cũng tìm cách giết thì giờ: Làm một bộ cờ tướng đánh chơi hay một bộ mạt chược.
(Hết phần I...)
1. " Những Ngày Đầu..."
24 tháng 6 năm 1975, tôi “đóng tiền đi ở tù” tại trường Taberd, Saigon. Đây là vụ lường gạt vô tiền khoáng hậu trong lịch sử Việt Nam. Mới vào thì cán bộ Việt Cộng chia thành từng đội. Đội của tôi là đội 36 (Tôi không nhớ chắc!), được cho ở trong một căn phòng nguyên là lớp học, tầng hai. Mới có hai ngày thì nhà cầu dơ không thể tưởng tượng, mới nhìn qua đã không dám vào, đành phải “nín” vậy.
Bây giờ thì cơm nhà hàng Continental, một nhà hàng mà trước 1975, lương sĩ quan cấp úy như tôi, không có tiền hối lộ thì bao giờ mới dám vào?! Tôi nói đùa với vài anh em, phần đông đều lạ hoắc: “Kỳ nầy ăn cơm nhà hàng sang nhất Saigon nghe!” Tới giờ cơm, toàn đội sắp hàng xuống nhà ăn. Vô tới nơi thì… hết cơm. Cả mấy trăm người, nhà hàng nấu trong hai cái nồi 50, mỗi nồi chưa đủ phần cho 50 người, có đâu tới mấy trăm người. Vậy rồi ai nấy đành mang bụng đói mà về phòng uống nước lạnh qua ngày.
Trong phòng, có anh chàng áo quần bỏ trong samsonite. Hỏi, anh ta nói, tin tưởng một cách vững chắc:
- “Học tập 10 ngày về! Chừng nầy là vừa chớ còn gì?”
Không biết sau nầy, trên con đường tù cải tạo mịt mù biên giới, khi ra Bắc, khi về Nam, cái Samsonite của anh ta có còn dùng được việc gì không!
Đói quá! Phải kiếm cái gì ăn. Bên cạnh thang lầu, có kẻ hở khe gió thông ra bên ngoài, chỉ vừa lọt bàn tay. Có bóng người bên kia, thì ra là nhà dân. Bèn nhờ chú bé bên đó đi mua bánh mì giúp. Một người nhờ, hai người nhờ. Thế rồi nhiều người biết “con đường bánh mì” ấy và nhiều người nhờ. Cả trăm người nhờ. Chắc chú bé bên đó phải chở xe ba gác mới đủ… nhu cầu.
Dĩ nhiên là bộ đội biết và… cấm. Thế là “Con đường bánh mì”… đứt đoạn, làm cho không ít người đói… đứt ruột.
Tuy rằng một đội, khoảng 30 người ở chung một phòng nhưng chẳng ai kiểm soát, ai điểm danh nên nhiều người đi lang thang qua những phòng khác tìm bạn bè chuyện trò chơi. Tôi chẳng đi đâu, tối lại thì cùng với vài người nữa, như ông Trần Phú Trắc, gốc là đại úy Dù, chức vụ cuối cùng là chỉ huy trưởng Cảnh Sát quận Nhà Bè, tỉnh Gia Định. Ông nầy là cháu kêu “tông tông” bằng cậu ruột. Bạn thân của Trắc là anh chàng mang hai cái “đít chai” khá dày, lúc nào cũng cười cười, làm như đời… vui lắm, tên là Phạm Quang Chiểu, gốc là “Bộ binh đại úy” (tôi thường nói đùa như kiểu mấy ông “Hải quân Đại úy” hoặc gọi anh ta là trung tướng Phạm Xuân Chiểu, một ông trung tướng trong quân đội Việt Nam Cộng Hòa.
Xin nhắc lại chuyện cũ một chút. Năm “dẹp bàn thờ” 1966. Ông tướng nầy đang làm tổng thư ký (?) Hội Đồng Quân Lực, về Huế lo dàn xếp vụ Phật Giáo Miền Trung, bị đám “Sinh Viên Học Sinh Quyết Tử” (thuộc “Hội Đồng Nhân Dân Cứu Quốc”) do Nguyễn Đắc Xuân chỉ huy, bắt ông ở đài phát thanh Huế, bỏ lên xe xích lô, đưa lên tòa Đại Biểu Chính Phủ. Bữa đó, tôi ham vui, xách xe chạy theo… coi. Tướng Thi phải tới “giải cứu” cho tướng Chiểu. Tướng Thi lên diễn đàn nói “ba xí ba tú”, lung tung, chọc thiên hạ cười chơi! Nhìn bộ râu của tướng Thi đã thấy buồn cười, huống chi ông nầy vốn vui tính, hay nói đùa, nên bữa đó, ai nấy được một trận cười thật vui, vì vậy đám “Quyết Tử” của Nguyễn Đắc Xuân không “hỏi tội” tướng Chiểu làm “tay sai” cho quân Thiệu Kỳ được. Nhớ chuyện vui đó nên tôi hay gọi đùa Phạm Quang Chiểu thành Phạm Xuân Chiểu để kể công với Chiểu rằng “bữa đó, tao cũng cười như thiên hạ nên chú mày được Hội Đồng Nhân Dân Cứu Quốc Huế” tha mạng cho.
Hai anh chàng Trắc và Chiểu cùng với vài người như dược sĩ Quang (không nhớ họ), dược sĩ Hoán (Tây lai), tối lại, tập trung trên cái bệ gỗ trước bảng đen của lớp học để tò mò nghe ông già Nho, - Nguyễn Văn Nho - đại úy Cảnh Sát, trưởng phòng Công Xa Hạ Nghị Viện, kẻ chuyện ông dân biểu nào “ba chân bốn cẳng” mà “tam thập lục kế” trước thiên hạ, về chuyện dân biểu Nhữ Văn Úy tự tử cùng vợ con ngay trong Hạ Viện như người ta đồn đãi, v.v…
Trong hai buổi chiều ngắn ngủi ở Taberd, tôi thường leo lên lầu 2, ra hành lang, ngồi xem thiên hạ hóng mát. Anh bạn Ngô Duyên (tôi thường gọi đùa là Vô Duyên), đại úy Biệt Động Quân, giải thích cho tôi rằng những cây trồng trong sân trường Taberd thuộc họ đậu, như cây bả đậu. Loại cây nầy có lá lớn, cho nhiều bóng mát nên được trồng trong các sân trường, kể cả các quân trường.
Đang khi ngồi chơi, có ông đại úy bộ đội đi từ trong văn phòng ra cổng, tướng đi lẹt bẹt như đàn bà doi đít. Một người lên tiếng chê cái tướng đi ấy, vài người phụ họa theo. Vui chuyện, tôi nói: “Họ có bao giờ ngồi ghế đâu. Thói quen là ngồi chò hỏ dưới đất. Dù có khi ngồi trên ghế thì cũng ngồi theo kiểu nước lụt. Ngồi kiểu đó thì đít doi ra, không giống đàn bà sao được.” Vài người là dân Saigon chính hiệu con nai, có mấy khi thấy ai ngồi kiểu nước lụt, thấy tôi nói, cho là đúng, khoa học - Cơ thể học nữa đấy! - bèn tới làm quen chơi.
Đang chuyện trò, bỗng có anh chàng nào đó, ngồi ở phía hành lang bên kia, nói to lên như kiểu rao hàng mấy hôm nay, sau khi Saigon sụp đổ, ở bùng binh chợ Bến Thành:
“Đồng hồ “Xi-Ti-Dzen” đây! Không người lái, hai cửa sổ, mười hai ông sao! Người bộ đội rất ưa dùng đây! Mại dzô, mại dzô!””
Nghe câu rao hàng, thiên hạ ngồi hóng mát hai bên hành lang cười ầm lên. Tôi nghe có người nói: “Gan quá! Đem chú bộ đội ra mà diễu. Chết như không!”
Nhiều chữ trong câu rao hàng trên đúng là “Danh từ Việt Cộng”. Ở miền Nam, trước 1975, đồng hồ khỏi lên giây như ngày xưa, hơi quê một chút thì người ta gọi là đồng hồ tự động. “Tây” hơn, như phần đông dân Saigon gọi là đồng hồ “Ô-tô-ma-tít” (Automatic). Ai lại gọi “tự động” là “không người lái” như “chú bộ đội” bao giờ! Cũng không ai gọi là đồng hồ có một hay hai cửa sổ. Người ta gọi là đồng hồ có lịch (ngày và thứ tự trong tuần). Người ta cũng gọi là đồng hồ có “lu-mi-nơ” (lumineux) để nhìn ban đêm. Ai lại gọi “mười hai ông sao”! Những cách nói như thế, người ta cho là quê. Câu rao hàng như trên là có ý chê cái quê của “chú bộ đội.”
Tới đêm thứ ba, sau 12 giờ một chút thì xe Molotova của bộ đội ầm ì vào sân trường. Xe có mui vải, che kín. Bên hông mỗi xe có viết hai chữ Ta Pe bằng phấn thật lớn. Tôi cứ thắc mắc, họ viết chữ tape, - có nghĩa là băng nhựa - bên hông xe làm gì? Một lúc, tôi mới hiểu ra rằng đó là những xe Molotova tới trường Taberd để đưa chúng tôi đi. Trời đất quỉ thần ơi! Chữ Ta Pe họ viết bên hông xe có nghĩa là Taberd đấy. Chữ nghĩa những người có “tinh thần độc lập cao”, bế quan tỏa cảng thời hiện đại, không thèm học tiếng Anh, tiếng Pháp là như vậy đấy!
Lần lượt, đội chúng tôi được đưa lên một xe. Trên xe đã có sẵn một đội rồi. Như vậy, có nghĩa là 60 người một xe, chật như nêm, không nhúc nhích được một chút. Tấm bạt sau được hạ xuống, cột chặt. Cuối hai cái băng hai bên hông xe là hai “chú bộ đội” lăm lăm cây súng AK trong tay, đạn lên nòng, khóa an toàn. Đã lên xe rồi mà Lâm Văm Xuân, đại úy Thủy Quân Lục Chiến cứ nằng nặc xin bộ đội cho anh ta xuống xe đi cầu một chút. Anh ta đau bụng quá. Đi cầu ngay bên lề đường cũng được! Anh ta kêu la quá, ai nấy đều thấy tội nghiệp cho anh.
Khoảng ba giờ sáng, mấy chục xe Molotova chuyển bánh đưa chúng tôi đi. Ngồi trong xe, một ít trên ghế, phần đông trên sàn, kín mít, không thấy gì bên ngoài! Đoán hướng xe, anh em chúng tôi biết, xe chạy ra đường Hai Bà Trưng, qua Phan Thanh Giản, lên Lê Văn Duyệt và đi Tây Ninh…
Khi xe đang trên đường đi Tây Ninh thì trời sáng dần. Bấy giờ thấy rõ hình ảnh chú bộ đội hơn: Người gầy, nét mặt quê mùa nhưng thật thà, thụng thịnh trong bộ đồ xanh quá khổ. Anh ta làm quen với chúng tôi bằng câu nói:
“Mấy anh là đại úy. Trước tê đi mô cũng đi máy bay lên thẳng không?”
Chúng tôi cười, nhưng không ai trả lời anh, mặc dầu câu nói của anh ta có nhiều cái sai. Trước hết, anh ta nói tiếng Nghệ An hay Hà Tĩnh gì đó, nặng chịch, khó nghe và không quen tai. Thứ hai, chúng tôi lạ và thấy anh ta quê mùa quá khi gọi máy bay trực thăng là máy bay lên thẳng. Thứ ba, khi còn chiến tranh, cấp đại úy như chúng tôi, làm tới đại đội trưởng hay tiểu đoàn phó, chỉ có một số ít làm tiểu đoàn trưởng. Cấp bậc đó, hành quân với lính thì lội bộ như lính, làm gì có ngồi trực thăng bay trên trời mà chỉ huy dưới đất. Điều chúng tôi ngạc nhiên nữa là tại sao anh ta biết chúng tôi là đại úy. Có lẽ trước khi “công tác”, các “chú bộ đội” đã được giáo dục cả rồi, được cấp trên của họ cho biết chúng tôi phần đông là cấp bậc đại úy và sẵn sàng đề phòng… phản động.
Vài anh em từng ở Tây Ninh, đoán rằng Việt Cộng đưa chúng tôi đi Trảng Lớn. Quả vậy thật. Trên đường vào Trảng Lớn, qua một cái dốc, bỗng nghe bên ngoài xôn xao. Nhìn kẻ hở trên tấm vải bạt xe, chúng tôi thấy có chiếc xe Molotova bị lật bên đường khi đang đổ dốc. Có lẽ “chú bộ đội lái xe” buồn ngủ quá, lạc tay lái. Sau đó, khi vào tới trại mới biết thêm có hai người trong chúng tôi chết vì vụ lật xe đó. Có lẽ hai người ấy là những người bỏ mạng đầu tiên trong quá trình “được chính quyền cách mạng” cho đi “học tập cải tạo” chớ không phải cho đi tù, đi đày như sau nầy ai nấy mới sáng mắt ra!
Đội tôi được đưa vào khu gia binh có mấy dãy trại dài. Nhà nầy cách nhà kia bằng tấm vách “tôn”. Gần đó có một cái garage của đơn vị. Có lẽ khu nầy thuộc quân cụ. Tới chiều, mỗi đội được gọi đưa người đi lãnh gạo, lãnh chảo nấu cơm, lãnh nồi 50 nấu canh, kho cá, v.v… Những ngày đầu gạo tuộc loại tốt, có lẽ lấy từ các kho gạo ở Chợ Lớn. Một tuần sau thì toàn gạo mốc, loại gạo Việt Cộng cất dấu trong các kho đường Trường Sơn đã lâu ngày, mốc và rất nhiều sâu. Ngày ngày, anh em chúng tôi chia nhau lượm sâu, lượm mốc cũng đã hết giờ. Gạo lãnh ra mười phần, ăn được chỉ ba bốn, còn thì hư hết. Số lượng gạo lãnh ra thì đủ, nhưng lựa sâu rồi đem nấu thì ít đi, nên bắt đầu đói. Hơn thế nữa, tiêu chuẩn gạo thông thường 21 Kg mỗi tháng chi còn lại 15Kg, lại loại bớt sâu, nên cơm ăn lại càng thiếu. Đồ ăn thì ngày ngày là rau muống do bộ đội mua ở Tây Ninh đem vào phát, chấm với… nước muối. Có khi không có rau, được phát cá khô và ba bốn tuần mới được phát cá tươi. Thiếu rau, ai nấy đều thèm. Vì đây nguyên là khu trại gia binh nên tôi có lần đi dọc hàng rào, tìm rau hoang như rau má, rau trai, rau lang, hái về luộc ăn chung với vài anh em.
Đội tôi có một ông nguyên là đại úy tuyên úy Phật giáo, sau đồng hóa thành sĩ quan quân đội, ra khỏi ngành tuyên úy, làm phòng ba cho một tiểu khu nào đó, tôi không nhớ. Được mấy hôm, ông ta tổ chức ăn chay, nhiều người tham gia. Đội trưởng, tên Tuyên, đại úy, yêu cầu được cung cấp chao để anh em ăn chay. Thế là ngày hôm sau có ngay. Bên hè nhà có đám rau lang do gia đình binh sĩ trồng hồi trước, nay lên xanh um. Vậy là mấy thầy chú hái vào, luộc rau, ăn với chao. Tưởng vậy là xong, ai ngờ, ông cựu đại đức tuyên úy, bỗng nhiên bỏ cơm đứng dậy, mặt mày hằm hằm, mắng: “Đ.m. đứa nào pha chao chấm với rau như con c.” Ai nấy chưng hững. Gì mà dữ thế! Không ngon thì làm lại. Với lại ăn chay là do cái tâm, đâu cần ngon dở. Một miếng ăn chay mà cũng “nổi gan lên đầu.” Bỗng Trần Phú Trắc, ngồi phía cửa, la to vào, vừa nói vừa cười: “Trời ơi! Ăn chay mà trẻ c.!” Câu nói của Trắc làm ai nấy đều cười.
Những ngày đầu, đi “tù cải tạo” sướng vậy đó. Muốn gì được nấy. Được mấy bữa, những người ăn chay đều bị gọi lên văn phòng làm việc. Về tới nơi, anh nào anh nấy mặt mày méo xẹo. Hỏi ra thì họ bị “bộ đội” lên lớp: “Tôn giáo là phản động. Ăn chay cũng là phản động luôn.” Như vậy, ăn chạy là phản động thì chắc “học tập” lâu mới được về. Vậy là từ đó về sau, không nghe ai nói tới chuyện ăn chay nữa, mãi đến một năm sau, khi tôi bị đưa về trại Suối Máu, mới thấy chuyện ăn chay xảy ra giữa ông thầy Ca và linh mục Hoàng Văn Thiên. Nhưng đó là chuyện sẽ nói sau.
Ai cũng bắt đầu thèm thịt, nhưng làm gì có thịt mà ăn. Căn nhà phía sau lại xảy ra buồn cười về việc ăn thịt… chuột. Đầu đuôi như sau:
Ở khu nhà phía sau nhà tôi có hai nhân vật quái kiệt. Một là ông Lê Quang Uyển, thống đốc Ngân Hàng Quốc Gia Việt Nam. Ông nầy còn trẻ, học bên Mỹ về. Người ta đồn ngày 29 tháng Tư, theo thông báo của Mỹ, ông đem vợ con lên nóc lầu Ngân Hàng Quốc Gia ở gần bến Chương Dương chờ trực thăng Mỹ đến đón. Chờ mãi đến tối, không thấy máy bay trực thăng nào đáp xuống cả, ông ta bèn đem vợ con về, rồi đóng tiền đi ở tù. Nghe nói nếu như kể về bên phía hành chánh, thì ông ta là ông lớn: Thống Đốc Ngân Hàng. Nhưng nếu như kể về phía quân đội thì ông ta mới trung úy, dân biệt phái, nên trình diện đóng tiền đi ở tù với đám sĩ quan cấp úy biệt phái, trễ hơn mấy ông tướng tá và mấy ông lớn bên hành chánh 10 ngày. Người thứ hai là bác sĩ Cảnh, bác sĩ giải phẩu của bệnh viện Bình Dân. Ông ta trình diện theo đám 10 ngày trước, không biết vì sao lại rớt lui đi chung với đám cấp úy chúng tôi.
Thèm ăn thịt, hai ông bèn làm một cái lồng bẫy chuột. Lồng đặt ngay nơi ống cống thông từ trong trại ra phía ngoài là đồng vắng, là cái trảng, chỉ có cây lúp xúp.
Ông Uyển thì bẫy chuột, đưa cho ông bác sĩ giải phẩu làm thịt ăn chơi. Có người chê: “Mấy ông ăn chuột cống, ghê quá!” Ông Uyển cải: “Chuột ngoài đồng chui vô sao gọi chuột cống?” Người ta nói: “Chuột ở trong cống chui ra là chuột cống, sao gọi là chuột đồng?”
Có lẽ mấy ông nầy không biết thế nào là chuột đồng. Chuột đồng đâu có to như chuột cống. Chuột đồng nhỏ hơn, lông hơi vàng. Khi có mùa sạ thì chuột béo lắm vì ăn toàn mầm lúa mà thôi. Thịt chuột có phong, dù là chuột cống hay chuột đồng đều không nên ăn. Còn như người ta đồn bánh bao Chợ Lớn làm bằng thịt chuột thì ai mà biết để tránh!
Mới vào trại thì cuộc đời cải tạo cũng có nhiều cái… vui. Nhà nầy nhà kia thông nhau, thiếu vách che. Gần nửa đêm có anh giả làm tiếng trẻ con khóc. Bỗng có người la to: “Má nó đâu! Cho em bú sữa đi!” Vậy là lại có người góp vui, làm tiếng mèo kêu, chó sủa, ngựa hí, v.v… loạn xạ ngầu cả lên, chẳng ai cản, bộ đội ở xa, không lui tới ban đêm. Họ ngại chăng?
Khi ra đi, ai cũng đem theo ít quần áo, cứ nghĩ rằng 10 ngày, “học” xong thì về. Khi làm vệ sinh, dọn dẹp doanh trại như bộ đội yêu cầu, quần áo lính tráng chế độ cũ vất lại bừa bãi, bèn đào lỗ đem chôn. Một năm sau, áo quần lần lượt rách, lại đi đào lên, giặt sạch, đem mặc. Thậm chí, những cái bao đạn M-16, M-79, ba bốn cái gom lại, chắp nối cũng thành một cái quần xà-lỏn, mặc bền lắm. Có người không tìm được quần áo cũ, không kiếm được bao đạn thì lấy bao cát mà may quần. Vải bao cát thì dày nhưng thưa, khi tắm, “cu cậu” bày ra rõ lắm! Cũng may, ở đây toàn là đực rựa, ai hơi đâu mà lưu tâm chuyện ấy.
Ba ngày đầu, cũng có một cô nữ quân nhân ở chung. Mấy người đàn ông dành cho cô nữ quân nhân một chỗ trong góc. Tội nghiệp cho một người đàn bà giữa đám toàn đàn ông. Được ba ngày, cô nữ quân nhân được chuyển đi, có lẽ là về trại nữ. Chưa học bài chính trị nào, chưa “thông suốt đường lối cách mạng”, “chưa tiến bộ”, làm sao được “mãn khóa học” sớm vậy!?
Không hiểu do đâu, tôi thấy có mấy người chuẩn bị dựng cổng chào cho doanh trại. Họ lấy mấy tấm vỉ sắt của quân đội Mỹ, thứ để dùng làm phi đạo, ghép lại với nhau để dựng cổng chào. Người chỉ huy toán lo công việc nầy là họa sĩ Trịnh Cung, cùng trại với tôi.
Tôi biết ông Trịnh Cung nầy hồi ông ta còn đi học ở Huế lận. Trước biến cố Mậu Thân, tôi còn đi dạy, thường gặp ông cuốc bộ từ khu nhà cho thuê của ông Ngô Đình Thục gần cầu Phú Cam, đi về hướng Morin, ngã sau bệnh viện Trung Ương Huế. Đây là đường Trưng Trắc, đường đi ngang nhà xác. Khi về làm giám mục địa phận Huế, ông Ngô Đình Thục, cắt một phần đất của trại Lê Lai (Quân Cụ); trước 1945, đây là khu vực trường Bá Công (Kỹ Thuật) Huế, sau làm doanh trại quân đội, để xây nhà cho thuê. Đất là đất công, cắt đất dựng nhà lầu cho thuê, lấy của công làm của riêng, việc nầy chẳng mấy ai hoan hô; nhưng chẳng ai dám nói gì đụng tới gia đình “Cậu”. Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cũng thuê nhà ở khu nầy. Hai khu nhà lầu cho thuê nầy khá lớn, người thuê đông lắm. Trịnh Cung thường tới ở lại nhà Trịnh Công Sơn ban đêm. Tôi thuê nhà ở phía bên kia cầu Phú Cam, cũng ngày hai buổi đi dạy trên con đường nầy.
Trịnh Cung (tên thật là Nguyễn Văn Tiến, nhà ở cầu Đá, Nha Trang, ra Huế học trường Mỹ Thuật) đi lính trước tôi hai khóa (Khóa 3-68), ra trường, ông ta về ngồi ở Cục Xã Hội, thuộc Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị. Cục trưởng cục Xã Hội là đại tá Nguyễn Lễ Trí (anh đại úy Ngyễn Lễ Phép, cùng “khóa tù” với tôi ở trại Xuân Lộc). Khi lãnh nhiệm vụ đoàn thể hóa con em gia đình binh sĩ tham gia Hướng Đạo Sinh Quân Đội, theo kế hoạch của tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị, tôi thường đến cục Xã Hội để liên lạc công việc. Do đó, tôi mới gặp ông chuẩn uý Nguyễn Văn Tiến ở đây, cùng với trung sĩ An Phong Nguyễn Văn Diễn, ông nầy cũng là dân cựu hướng đạo sinh ở Quảng Trị trước 1945, con ông Thông Bỉnh, thời Ngô Đình Diệm, cụ Bỉnh là dân biểu quốc hội, thuộc đơn vị đâu trên “đường lên núi rừng sao hãi hùng” Kontum hay Pleiku gì đó, tôi không rõ. Mới ra trường về ngồi ngay cục Xã Hội, khỏi đi tác chiến thì không phải ai cũng được như thế đâu! Cũng COCC cả đấy!
Hai ông nầy, Trịnh Cung và Nguyễn Văn Diễn đang chuẩn bị tổ chức các khóa đào tạo huynh trưởng Hướng Đạo Sinh do Cục Xã Hội đảm trách. Nhiệm vụ tôi thì chọn mấy người trẻ trong binh chủng, ở tất cả các đơn vị đóng khắp 4 vùng chiến thuật, cho về tham dự các khóa học nầy.
Bây giờ, lại thấy ông Trịnh Cung ở đây, lo dựng cổng chào “cách mạng”.
Có một câu chuyện khá buồn cười.
Nói đi học tập 10 ngày, nên chẳng ai chuẩn bị gì cho cuộc sống lâu dài cả. Vì vậy, khi gần một tháng mà chưa thấy dấu hiệu gì được về, anh em chúng tôi bỗng thấy thiếu… dụng cụ. Bấy giờ trong khu garage, còn nhiều loại đai kim loại đóng thùng quân dụng còn sót lại. Loại đai nầy bằng thép, khá cứng, nên anh em chúng tôi lấy ra, cắt từng đoạn rồi mài, dũa, làm mỗi người một cái dao xài chơi. Một người, rồi hai người, rồi rất nhiều người đua nhau làm dao vì loại đai thùng nầy còn lại trong garage nhiều lắm. Bỗng một hôm có lệnh tịch thu dao. Ai có dao, dù mới làm hay đem từ nhà theo, dao lớn, dao nhỏ đều phải đem nộp hết. Nhiều người ngạc nhiên, làm cái dao để cắt rau trái, có gì mà phải tịch thu. Vã lại, cũng có người tiếc công mình. Họ làm những cái dao đẹp lắm, cán gỗ khắc chạm khá tinh vi, dự trù “mãn khóa học” đem về nhà làm “kỷ nghệ”. Trần Phú Trắc, nói với tôi: “Anh nghĩ coi. Giả tỉ như mình là bộ đội, mình nghĩ như thế nào khi bỗng nghe báo cáo rất nhiều anh em chúng mình đua nhau làm dao? Bộ đội cũng sợ mình nổi loạn chớ. Phải nhớ rằng họ coi mình là địch hay là bạn?”
Câu nói của Trắc làm tôi nhớ câu chuyện anh y tá Được.
Y tá Được là y tá bộ đội, có lẽ cấp bực trung sĩ. Tôi nói có lẽ vì hồi ấy bộ đội chưa mang “loon” như sau nầy. Dĩ nhiên, y tá Được được anh em “chiếu cố” đến thăm hoài vì ai lại chẳng nhức đầu, đau bụng. Y tá Được lại dễ dãi, ai khai gì cho thuốc nấy, không khó khăn gì cả. Tôi cũng là bệnh nhân của anh ta. Buổi chiều, trước khi trời tối hẵn, anh ta thường ra ngoài đường lớn. Chúng tôi cũng thường lang thang đi lui đi tới ngoài đường ấy chuyện trò với nhau chơi. Anh ta gặp chúng tôi, cũng nhiều khi ghé lại nói chuyện. Một hôm, tôi nghe anh ta kể cho mấy người chung quanh:
“Thằng bạn tôi đánh trận… (tôi không nhớ tên trận anh ta kể). Nó bị thương ở ngực. Trời tối quá, tôi sờ thấy máu ở bụng, tưởng là nó bị thương ở bụng liền băng ngay chỗ đó. Sáng ra mới thấy bị thương một nơi mà băng một chỗ. Thế mà máu ở ngực của nó cũng không thấy chảy ra. Nó không việc gì cả. Buồn cười thật!”
Thấy anh ta kể chuyện bên phía anh mà coi như cùng phe ta cả, ai nấy đều thấy buồn cười vì sự chân thật của anh. Một hôm, anh ta nói với tôi:
- “Em sắp đi Saigon!”
Tôi hỏi:
- “Anh cho tôi nhắn về nhà được không?”
- “Được chứ!” Anh ta nói, thành thật.
Bấy giờ, xa nhà gần cả tháng rồi mà bộ đội chưa cho viết thư thăm gia đình hay gởi quà. Tôi cũng hơi ngại nên nói là nhắn tin về gia đình chớ không nói gởi thư. Được anh ta nhận lời, tôi viết mấy chữ, báo tin cho mẹ, vợ và các anh chị tôi biết để ở nhà đừng lo lắng gì, vậy thôi. Tôi lo xa, không đề tên người gởi, chỉ đề tên người nhận. Tôi nói:
- “Tôi ghi địa chỉ chị tôi cho dễ tìm. 44 Trần Hưng Đạo cách chợ Bến Thành khoảng hơn ba trăm mét thôi. Dễ tìm lắm. Anh nhớ đưa thư cho chị tôi, chị ấy sẽ nhắn mẹ và vợ tôi tới ngay.
Anh ta đến thật. Cả nhà được tin, mừng lắm. Mẹ tôi rồi vợ tôi đến, sau khi chị tôi cho các cháu lái xe đi đón. Gia đình gởi cho tôi một số quà lớn, đồ hộp, đồ khô, thuốc cảm cúm, v.v… Chị tôi nói với y tá Được:
- “Chi cám ơn em. Bao giờ về Bắc thăm gia đình, ghé lại chị cho em chiếc xe đạp mới đem về làm quà.”
Mấy anh chị em chúng tôi, trước 1975, có hùn nhau thành lập một hãng sản xuất xe đạp ở Bình Thới. Sau 1975, trước khi bị đánh tư sản, hãng xe đạp vẫn hoạt động. Do đó, chị tôi mới hứa cho y tá Được chiếc xe. Hồi ấy, bộ đội về Bắc, mang theo chiếc xe đạp, nhất là chiếc xe đạp mới là coi như “le lói” lắm.
Khi về lại trại, y tá Được nhắn tôi tới nhận quà, một cách rất tự nhiên, coi như không có chuyện gì cả, không sợ cấp chỉ huy gì cả. Y tá Được còn nói với tôi:
- “Chị ấy bảo tôi chăm sóc sức khỏe cho anh. Chị ấy sợ anh bệnh.”
Tôi cười, cám ơn.
Hôm sau, tôi lên chỗ y tá Được. Bấy giờ có hai ông, có lẽ là sĩ quan, mới tới, tỏ ý khó chịu vì sự thân mật giữa y tá Được và anh em chúng tôi, nhất là khi Được mở hộp lương khô, thứ của Trung Cộng, mời chúng tôi ăn. Hôm sau, y tá Được bị bắt giam. Khoảng hai tuần sau, có thông báo nói ai có gởi tiền cho y tá Được mua thuốc thì lên nhận thuốc. Tới nơi, tôi thấy y tá Được tóc tai bơ phờ, áo quần xốc xếch, hình như bị giam mới được tha ra. Khi đưa thuốc cho tôi, y tá Được nói nhỏ: “Trên kỷ luật em vì tội quan hệ với địch.” Nghe câu đó, tôi không vui. Cộng Sản nói nhiều điều hay, rất ơn nghĩa, nhưng trong thâm tâm, họ vẫn nhìn anh em chúng tôi là địch. Tôi nói lại chuyện ấy với Trắc. Trắc nói: “Tui cải lộn với hai thằng chú tôi một trận dữ lắm. Chú cháu chưa nhìn nhau, còn coi nhau là địch, huống gì đám bộ đội nầy.”
Việc tôi thường quan hệ với Trắc đầu đuôi như sau:
Trắc cùng Phạm Quang Chiểu “trình diện” ở Taberd như tôi vậy, và cùng bị đưa lên Trảng Lớn, cùng chung một đội. Ban đầu, chúng tôi hoàn toàn không biết nhau. Một hôm, ngồi chơi, tình cờ biết Trắc gốc ở Dù, tôi hỏi Trắc có biết Hùng móm không. Hùng móm là em út tôi, tiểu đoàn 11 Dù, hy sinh khi tái chiếm cổ thành Quảng Trị năm 1972. Biết tôi là anh của Hùng móm, Trắc mừng lắm, nói:
- “Tui với nó thân nhau lắm anh. Hồi tết Mậu Thân, tui tiểu đoàn 5, nó tiểu đoàn 11, cùng về giữ bộ Tổng Tham Mưu. Trận đó, tui bị thương, đạn phá mất một lóng tay - Anh ta đưa ngón tay trỏ lên cho tôi coi -. Ngón nầy còn hai lóng, anh thấy không? Hùng móm lái xe đưa tôi vào Đỗ Vinh cứu cấp. Ở đó, người ta lấy lóng phía ngoài, còn móng tay, nối với lóng phía trong, tôi chỉ bị mất lóng giữa. Nhờ đó, không để ý, không ai biết tôi mất lóng tay. Cũng nhờ thằng Hùng.”
Từ câu chuyện đó, sau nầy có chuyện gì vui, Trắc đưa cao ngón tay bị thương tật, cười nói: “Anh Hải! Hùng nầy. Hùng móm nầy!”
Trắc là con trai độc nhứt của bà Bảy Phận - Nguyễn thị Phận - Chị ruột ông Thiệu, thứ Tám. Khi còn nhỏ, ông Kiểu, thứ sáu, anh của mẹ Trắc, muốn giúp em gái qua khó khăn, bèn nhận Trắc làm con nuôi, cho ăn học. Vì vậy, theo cách gọi của các con ông Kiểu, Trắc thường gọi ông Thiệu bằng chú, thay vì bằng cậu.
Bố Trắc là ông Trần Phú Đường, theo Việt Minh một thời gian, sau bỏ về với Quốc Gia, không tham gia chính quyền. Khi ông Thiệu làm chủ tịch Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia, một hôm ông Thiệu về Tri Thủy thăm làng, trời đổ cơn mưa dông bất thần, ông Thiệu và ông anh rể tình cờ gặp nhau, hai người vào núp mưa trong ngôi trường tiểu học của làng. Chỉ chừng đó mà ông Đường bị Việt Cộng bắt thủ tiêu, không cho đó là cuộc gặp gỡ tình cờ. Hai người em là Trần Phú Minh 10, và Trần Phú Minh 11, tập kết ra Bắc năm 1954. Sau tháng Tư 1975, hai người nầy về tỉnh Thuận Hải, một người làm giám đốc Công An, một người làm giám đốc Thương Nghiệp. Trắc nói với tôi: “Quyền lực và tiền bạc đều nằm trong tay hai ông nầy. Đời còn chi hơn!” Sau khi từ miền Bắc về, hai ông nầy có đến thăm bà Bảy Phận, chị dâu của họ. Sau đó thì dứt hẵn, không lui tới gì cả. Liên hệ với “Ngụy gộc”, họ sợ. Với Trắc thì cuộc gặp gỡ chú cháu thành một trận chiến nảy lửa. Trắc kể: “Hai chú tui thì cứ nói là Mỹ sợ, Mỹ chạy dài, không bao giờ dám ngó lui.” Trắc thì cương quyết: “Mỹ sẽ trở lại, chắc chắn như vậy. Để rồi xem.” Vậy là chú cháu cải nhau dữ dội, không ai chịu thua ai, bèn từ nhau. Chú không bảo lãnh cho cháu “cải tạo” về sớm. Cháu thì cứ coi như mình không có ông chú nào Việt Cộng trên đời nầy. Nghe chuyện, tôi cười, nói với Trắc: “Ông sai! Mà hai ông chú của ông cũng trật lất. Mỹ sẽ trở lại đấy, không phải với M-16 như ông nghĩ mà với samsonite đựng bản đồ xây dựng các nhà máy và với đô-la! Tới lúc đó thỉ Việt Cộng trải thảm đỏ đón chú Sam. Nên nhớ là chú Sam bao giờ cũng giàu có, áo đuôi tôm, mũ sọc dưa, tiền vàng trong túi rủng rỉnh.” Trắc cười, có lẽ cười đồng ý với tôi.
Khoảng một tuần lễ, bộ đội họp chúng tôi lại trong một gian nhà trống làm hội trường, yêu cầu và hướng dẫn chúng tôi làm bản tự khai: Tự khai báo quá trình học hành và làm việc, tham gia chế độ cũ. Về dòng họ, thì phải khai tới ba đời, bên nội cũng như bên ngoại, tức là khai từ ông bà nội, ông bà ngoại cho tới đời mình, anh em ruột, anh em bà con xa gần và tới đời các con, cháu của mình. Hồi chế độ cũ, trong hồ sơ, chỉ bắt khai tới cha mẹ mà thôi, bây giờ khai tới ông bà, nhiều người không nhớ tên bà nội, bà ngoại. Vậy là ba đời khai báo. Có người nói đùa (Nói nhỏ mà thôi) khai ba đời để “tru di tam tộc”. Người khác nói: “Bọn mình làm gì có ba đời đi ở, bốn đời làm thuê để được khoan hồng”. Khai xong, ai ai cũng hy vọng sẽ được “học” sớm, để được “mãn khóa học” mà về nhà.
Việt Cộng bao giờ cũng chơi trò ma giáo, phỉnh gạt và người miền Nam thì bao giờ cũng đút đầu vào tròng cho tụi nó phỉnh gạt. Được ít bữa, lại có bình bầu, chọn người lao động xuất sắc. Thế là thiên hạ đua nhau tranh thủ sao cho mình được chọn làm lao động xuất sắc. Thực ra thì đã lao động quái quỉ gì đâu. Ban ngày thì chia nhau lượm gạo mốc, tổ nào tới phiên thì lo vo gạo, nấu cơm. Còn thức ăn thì ngày nào cũng như ngày nào: rau muống chấm nước muối. Vậy mà cũng có anh em lo vận động để được bầu. Đại úy Định, không Quân, nhà ở Trương Minh Giảng đến nói chuyện với tôi, hẹn ngày về đến nhà anh uống rượu chơi. Hơn bảy năm sau, tôi mới được tha khỏi trại tù, ly rượu hứa hẹn ngày ấy có lẽ đã bốc hơi hết rồi. Vã tôi cũng không phải là đệ tử ruột của Lưu Linh để cất công đi tìm một chén rượu. Mà chắc gì người ta còn nhớ một lời hứa hẹn bảy năm trước, trước khi có cuộc bình bầu.
Khi còn ở nhà, tôi chẳng bao giờ vô bếp. Còn nhỏ, vào bếp là bị mấy chị đuổi ra. Mẹ thì mắng: “Con trai vô bếp là xấu, chỉ lo ăn.” Tuy vậy, đi cắm trại, tôi thường nấu cơm cho anh em, cũng không đến nỗi ai nấy phải ăn cơm “tứ tuyệt”. (Tứ tuyệt là một nồi có tới bốn thư cơm: Cháy, khê, nhão, sống). Đi cắm trại thường chỉ nấu nồi nhỏ, nồi 10, hay nấu trong soong, khoảng vài chục người ăn. Vào trại cải tạo, lần nầy, nấu cơn trong chảo, khoảng 100 người ăn. Hôm tôi tới phiên nấu cơm, trời mưa, củi ướt không cháy đượm, nên cơm đã cạn mà hột gạo còn y. Kỳ nầy, chắc bị anh em chưởi chết. Hoảng quá, chạy đi cầu cứu. Có anh bạn đội bên cạnh ra tay “cứu độ”. Anh ấy bảo tôi lấy thêm bao bố tời nhúng ướt đậy chảo cho thật kín. Thế rồi lấy củi chẻ nhỏ, nhóm cháy ở bốn góc chảo, không cho lửa cháy lớn, chỉ vừa vừa thôi. Được một chốc, thấy chảo cơm bốc hơi. Vậy là yên tâm!
Những ngày đầu mới vào trại, cũng có anh em tập chung cho cả đám hát những bài hát gọi là “cách mạng” như “Bảo Nổi Lên Rồi”, “Tiến Về Saigon.” Nhiều người thật nhạy bén. Đi trình diện ở tù, họ đem theo các bài hát nầy. Vào trại, họ tự tập hát lấy, rồi tập chung cho anh em, toàn đội. Trước khi họp hằng đêm, mọi người cùng hát, họp xong, lại cả đội cùng hát, truớc khi đi ngủ.
Tôi vốn là người ưa hát, thấy mọi người hát, tôi cũng hát theo, nhưng tới giờ ngủ, đèn tắt, tôi hát thầm cho tôi. Ban đầu thì tôi hát cho tôi, vài người nằm cạnh biểu hát to lên cho họ nghe. Dĩ nhiên tôi hát “nhạc vàng”. Bài hát thấm thía nhứt là “Một mai giã từ vũ khí”. Anh Trần Hữu Lễ, nằm bên cạnh, biểu tôi hát cho anh ấy nghe nhiều lần. Có lẽ những câu hát như “Anh còn lại gì không, ngoài con tim héo em ơi!” làm cho anh ấy xúc động khi nghĩ tới thân phận anh, cũng như thân phận mọi anh em chúng tôi. Đại úy Biệt Động Quân Ngô Duyên, cũng nằm bên cạnh tôi, thường hay hát “Thành phố buồn”. Anh ấy, gặp vợ anh lần đầu tiên ở Đà-Lạt.
Vài anh em khác cũng tìm cách giết thì giờ: Làm một bộ cờ tướng đánh chơi hay một bộ mạt chược.
(Hết phần I...)