1
HMD (Hồ Minh Dũng) là một nhà văn chính gốc xứ Huế anh nổi danh trước 75, và sang Mỹ anh tiếp tục nghề cầm bút, làm báo, sáng tác thơ truyện, nhất là truyện ngắn của anh được các độc giả yêu chuộng từ Hoa kỳ đến Canada, và các nước Châu âu, người Việt sinh hoạt cộng đồng đọc đâu đâu vẫn luận bàn, yêu thích…
Tôi vốn mê văn học từ nhỏ nhưng không mấy dễ có thời gian cầm bút và viết lách, nhưng rồi định mệnh khiến tôi trở về với viết lách và coi như một niềm vui thú vị. Phải chăng người ta nói nhưng người ta nói “chim có tổ người có tông nước kia ra biển rồi trông về nguồn… Tôi đã trở về nguồn cảm hứng của sang tạo một kiếp văn chương phục sinh trong tôi…
Tôi lại có dịp tiếp xúc gần gũi với mảnh vườn thơ văn như một khái niệm tôi vừa nêu ra ở trên “ Nước lại về nguồn”. Tôi ra sinh hoạt thơ văn cộng đồng Atlanta và được biết anh, qua một chị chủ bút tờ báo Phụ nữ Georgia Atlan ta vào những thập niên 80- 95. Rồi anh hăm hở tặng cho tôi sách nghệ thuật viết văn, nghệ thuật làm thơ, và sách nguyên cứu để làm thơ, sách học làm văn. Những nguyên cứu bình phẩm các nhà viết nổi tiếng Thụy khê ,Võ Phiến, Nguyễn Hưng Quốc, Bàng Bá Lân … Bùi Giáng, Nguyễn Hiến Lê. vv…
Tô đọc tất cả các loại sách anh tặng cho tôi, và tôi trở thành con mọt sách lại tái diễn. Bỗng dưng tôi thèm như “ Con tằm ăn kén để nhả tơ” thật cũng đau đớn nhưng cũng thật nhiều điều hấp dẫn…
Hôm nay tôi viết về anh, một nhà văn một nhà thơ để trình làng, tôi ao ước viết cho anh HMD từ lâu, song tôi bận rộn cho những “Program của tôi và những thân hữu khác, nên hôm nay tôi mới viết cho anh hơi trễ tràng, có muộn màng lắm không ? nhưng tôi nghĩ vẫn còn kịp lúc.
HMD vốn là người gốc Huế, quê hương bao giờ cũng tạo nên phong cách viết như tiếng nói và xứ sở da thịt ấy… Anh là người của Sông Hương Núi Ngự nên thơ văn tha thiết lãng mạn, êm đềm gợi cảm …
Anh lần lượt tặng cho tôi một tập thơ và 4 đầu sách truyện ngắn mang tên “Hoa vạn hạt,” “Một mình em đến giưã đời,” “Câu Nam ai thất lạc”, “Vết cuồng lưu.”
Tôi không phụ long anh, nên bỏ công đọc về nó, mà có lẽ đúng ra anh viết hay nên tôi không bỏ đọc được. Nói thật ra nếu viết dở tình tiết không hay, bố cục không đặc sắc, văn chương tầm thường, như kể chuyện không hấp dẫn, là tự động tôi rời quyển sách liền, hay nói đúng hơn bức tranh không ấn tượng không mô tả được gì, không đẹp không ngắm lâu, tôi bỏ ngay . Có những nhà văn nghe trên diễn đàn hoặc sách gởi đến nơi nghe cũng“tiếng” lắm, nhưng tôi ráng đọc truyện ngắn mà! Tuy nhiên chỉ ba tác phẩm thấy vớ vẩn, những cái dư thừa trong cuộc sống, đem vô mà nói được gì? Thì hai mắt tôi không mở được, không đọc được. Có lẽ bạn bè thường khen với nhau hoặc thiên vị chăng? Người viết văn phải biết điều này, mình viết cho mình, nhưng thật sự nó là sự sống còn trong long độc giả để nhớ. Với những độc giả công tâm, điểm nhìn nghiêng về văn học chu đáo. Một nhà văn thục thụ đâu dễ tìm!
HMD đã có cái đó. Tuy nhiên cuộc sống anh ít khoa trương và âm thầm làm tờ báo quảng cáo cho business, anh rất bận rộn, nên hầu hết các sân chơi văn học anh không tham gia. Tôi thích đọc truyện anh vì, văn và thơ anh không phô diễn, không nhạt loãng, không diễn dịch, tràn lan đại hải vô cớ, mà anh xây dựng tự nhân vật đi, nói, đứng, nói năng, hoạt động xúc cảm v.v… tự nó toát ra phong thái, nên đọc thấm vào tự nhiên, mà lại ràng buộc khắng khít chúng ta hơn, chia sẻ vào tâm tư cùng chúng ta hơn, một sự truyền cảm chân thành thích thú hơn. Người ta thích đọc truyện anh. Vì đa phần các nhà văn viết truyện ngắn có người dung cây bút viết nói dịch giải quá nhiều, đọc thấy quá nhiều sự nhầu nhét và áp đặc, thậm chí có điều phi lý không chấp nhận được. Một điều làm cho mệt mỏi với những con chữ rối rắm, không đi về mục đích… khiến người đọc hững hờ với nó. Vì nó nhạt nhẽo, nó lay động được tâm hồn, trong cảm nhận v.v.. .Nó sẽ không mang tính văn học từ trong bản thể.Trong văn học điều tối kỵ là rao giảng cứng đơ . HMD anh đã biết, hoàn toàn gạt nó ra bên lề văn chương anh, với những khuôn sáo trên sai lầm trên.
Có thể nói điểm thành công thứ hai của anh, tôi cảm nghĩ đó là truyện anh viết cho cung đình xưa “Huyền Trân công chúa”,” “Bia đá ngậm ngùi” “hoặc nhiều truyện về triều đình Huế, các đời vua Minh mạng, Tự Đức Khải Định vv… Qua bao vị vua các cung tần và cách sinh hoạt của họ anh mô tả đọc nghe rất thích, lại bổ ích. Nghe như được nghe cổ tích gần, nên rất ư là hấp dẫn.Văn phong HMD văn mượt mà trôi chảy hỏi ai không chặt lưỡi khen là thế đó. Các nhân vật anh mô tả từ xa sống lại với không gian, y hệt hoạt động đi đứng và phong thái ung dung hoặc lễ mễ của thời đó vv… Điều này chứng tỏ anh hiểu biết lịch sử, và thâm nhập trong trí tưởng tượng cao độ kết hợp. Có nhiều người viết về dã sử lịch sử của quá khứ mà lại ngôn ngữ thời này đọc nghe rất choãi điều này đã nhà phê bình lý luận văn học Thụy Khê bà ta lên tiếng, bà viết một bài tuy không đả kích lắm, song bà đưa ra khái niệm không chiụ chấp nhận lối viết phóng túng vô căn cứ đó.
Và hẳn tác phẩm đó không được đánh giá cao. Nó chỉ một mặt nào đó được hoang nghênh và công nhận cho phải lễ… (trích lời nhân xét của Thụy Khê)
Với bài viết cho Nhà văn HMD nhưng tôi nói hơi xa. Vì cái ưu điểm vượt trội của nhà văn đã đươc bạn bè và trong giới phê bình văn học chấp nhận tán đồng. Nên tôi muốn chia sẻ cho rốt ráo. Thì ra là vậy đó!
Anh viết cho truyện thời đại mới cũng khá nhiều, những tình yêu ướt át, bi lụy tha thiết rồi cũng phải chia xa… thường của anh là như thế, cũng làm cho bạn đọc rơi nước mắt ngậm ngùi, và nhớ mãi nỗi đausố phận nhân vật .HMD mô tả giằng xé trong hoàn cảnh để vượt lên …. “Vết cuồng lưu” “Những vết thương “ Những chiếc vỏ ốc lăn” “Một ngày của trời thu” “Người đền nợ nuớc” “Một lần da đến thịt”’Mặt trời qua thiên đỉnh “ “Bên trời Hoa Chẩu nở” “Không có gì phía sau “vv..
Truyện anh tôi đọc, với một văn phong hồn nhiên chân thành, như thấy thật từ cuộc đời bước vào tác phẩm, ranh giới giữa sự thật và hư cấu như một vết mờ không còn nữa . Tình tiết tự nhiên không gượng gạo, và lý giải chân thành. Tất cả các nhà văn thành công phải có điểm này, anh đã đứng vào hàng ngũ đó.
Tôi có thể một câu kết luận tôi thích truyện ngắn HMD viết, và người phụ nữ văn thi sĩ Nhã Ca. Trong hai người Huế tôi cho như thần tượng viết truyện ngắn, tôi mê đọc vì sự hấp dẫn và lôi cuốn của tác phẩm
Có lẽ hai người này cùng xứ Huế nên văn phong họ có một điểm nào đó giống nhau mềm mai, chân thành, uyển chuyển. Và anh cũng hay ca ngợi Nhã Ca bảo tôi “Em vào các trang xem thơ và truyện chị Nhã ca để học hỏi… cách viết của chị ấy… để tiến bộ, có thể em còn đi xa hơn nữa anh mong vậy ”
Không chỉ là nhà văn viết văn, anh cũng làm thơ khá nhiều sau đây tôi xin giới thiệu một vài bài thơ anh mà tôi yêu thích:
Thành nội
Tám cửa thành một mình em đứng đợi
Nhìn trời cao nhớ mấy thuở mây về
Rượu với em mâm tiêc đầy uống cạn
Giọt tình sâu lệ đắng đã bao đời
Đêm Nội Thành một mình em xỏa tóc
Thương câu Nam Ai thất lạt bên đường
Yếm đào phơi em bỏ quên ngoài dậu
Cho trăm khuya,trăng nhớ lá trong vườn
Đêm nguyệt Cầm gió cùng em chải tóc
Soi tình quên đài gương mục trong vườn
Sông từng nngày có về thăm chân núi
Ngàn năm sau, em một chiếc bong, bên đường
Bài Quê Cũ
Nỗi buồn ta còn hơn Vô Kỵ
Ngồi vẽ chân mây lên ngọn song từng ngày
Mai về phố cũ .Qua huyện nhỏ
Đường gió đuổi nhau gió heo mây
Em dỗ dùm ta khi trăng khuyết
Sơn hà có lúc nhớ cũng về
Một mảnh hồn trong từng bụi nắng
Khuất núi .Lòng ơi che khuất rồi/*
Bài Tình yêu
Ngàn năm giọt mưa treo đầu bút
Nhỏ xuống đời ta một vết son
Từngtrang quạnh quẽ như đầm biển
Chỉ có sum vầy –em núi non!
Trang giấy nhỏ khôngđủ sức chứa hết
Lòng ta bơi muôm cửa lạ thành này
Khi trùng tu em về qua đền lớn
Ải không em mưa bụi trắng xóa trời./*
Anh sang tác lượng thơ trên tôi đọc trên cả vài trăm bài, nhưng thế mạnh của anh là văn chương nên không ai kêu anh là nhà thơ mà kêu là nhà văn, đó là môt điều tôi cũng xin thành thật bọc lộ nơi đây.
Và cuối cùng xin gởi đến bạn những ca khúc anh đã phổ nhạc https://www.youtube.com/watch?v=qvn_Ozo05DQ
Và cũng xin giới thiệu anh có mặt một vài trang nào Tiền Vệ, Luân Hoán , Hợp Lưu, với Du Tử Lê số bài ở đó rất hạn chế. Anyway có một quyển sách in tại hoa kỳ 30 tác giả “Lên rừng đếm lá” Triều Hoa Đại đã nói về anh trong một bài phỏng vấn có giá trị.
-“Và chúng ta ai yêu văn học hãy tìm đọc những tác phẩm của anh.Nó như những viên ngọc quí đang ẩn mình long lánh…”
Người viết:
TTHT