Đức Đạt Lai Lạt Ma, nhà lãnh đạo tinh thần Tây Tạng lưu vong, đã kết thúc chuyến Công du tại Nhật Bản trong hai tuần, trong thời gian đó Ngài đã gặp và trao đổi với các nhà Khoa học, Chính trị gia, Bác sĩ, Sinh viên Nhật Bản, cộng đồng Phật giáo các quốc gia khác nhau. Vào ngày 13 tháng tư năm 2015, ngày cuối cùng Ngài đã có cuộc họp ngắn ngủi cuối cùng với cộng đồng Tây Tạng và cộng đồng Đài Loan.
Ngài khuyến khích cộng đồng Tây Tạng: “Nên vì lợi ích chung cho tất cả nhân loại, không chỉ để theo đuổi lợi ích riêng cá nhân mình. Luôn có sự chia sẻ với tha nhân là một phần của truyền thống Tôn giáo của chúng ta. Trong thế giới ngày nay, văn hóa Tây Tạng đang thu hút sự chú ý, vì vậy nó sẽ là một sự hỗ thẹn nếu chúng ta không biết gìn giữ và phát huy các giá trị ấy. Tôi thấy người ngoại quốc thường khen dân Tây Tạng tốt bụng, nhưng nếu người Tây Tạng chống báng nhau và giết hại với nhau là một sự sĩ nhục. Chấp nhận cho nhau, thảo luận về những gì bạn đang làm, lắng nghe những lời chỉ trích mang tính xây dựng và cố gắng cải thiện cho tốt”.
Về vấn đề Tây Tạng, Ngài cho biết sự hỗ trợ của quốc tế là rất quan trọng và bày tỏ tin tưởng rằng sự thay đổi là không thể tránh khỏi, sẽ đến trong thời gian.
Với cộng đồng Đài Loan hàng nghìn người, Ngài chia sẻ rằng: “Nay tôi đã 80 tuổi, nhưng tôi vẫn đang nghiên cứu và học tập theo gương các bậc thầy vĩ đại Nalanda cổ xưa. Đó là những gì tôi khuyến khích quý vị. Thế kỷ 21 này, điều quan trọng là cần phải nâng cao sự an lạc hạnh phúc của chúng ta. Trên khắp thế giới, chúng ta thấy dấu hiệu suy đồi của đạo đức nhân tâm. Mọi người đang nằm trong sự kềm hãm của những cảm xúc tiêu cực. Điều quan trọng là phải cố gắng là một người tốt, để được ấm lòng và tự tin.
Trong nghi thức tụng niệm hằng ngày, quý vị đều tụng bài Bát Nhã Tâm kinh, quý vị nên cố gắng hiểu ý nghĩa Tâm kinh này. Tôi thường nói với mọi người là Phật tử thế kỷ 21, trên cơ sở niềm tin và thực hành, không chỉ theo truyền thống Tổ tiên, mà còn một sự hiểu biết Chính tri kiến. Đó là cách để chúng ta có thể nhổ tận gốc vô minh và biến đổi tâm trí của chúng ta”.
Trời đổ cơn mưa đều đặn như một Pháp vũ để muôn vật được tắm mát trong suối nguồn Từ bi Trí tuệ. Ngài từ giã đại chúng, lên xe từ Tokyo đến sân bay Quốc tế Narita cho kịp giờ. Chuyến bay an toàn và hạ cánh ở Delhi. Ngày 14/04/2015, Ngài sẽ trở về Dharamsala, Ấn Độ.
Chùm ảnh kỷ niệm đức Đạt Lai Lạt Ma, những ngày cuối của chuyến viếng thăm Nhật Bản. Trân trọng kính giới thiệu đến quý bạn đọc cùng chia sẻ:
Đức Đạt Lai Lạt Ma đến viếng thăm Chùa Sōji-ji, Tokyo, Nhật Bản – 11/04/2015
Hinh 1: Các thành viên của nhóm Busshokai đi tàu điện đến Tokyo sau chuyến thăm hai ngày, sau chuyến viếng thăm của đức Đạt Lai Lạt Ma với họ ở Thành phố Kanazawa, Nhật Bản. 11/04/2015. (Ảnh: Jeremy Russell
Hinh 3: Đức Đạt Lai Lạt Ma quang lâm Chùa Sōji-ji (Tổng Trì Tự-總持寺), Tokyo, Nhật Bản. 11/04/2015. (Ảnh: Tenzin Jigmey)
Hinh 5: Chư tôn đức Tăng già Nhật Bản cung nghinh đức Đạt Lai Lạt Ma vào Khách đường Chùa Sōji-ji (Tổng Trì Tự-總持寺), Tokyo, Nhật Bản. 11/04/2015. (Ảnh: Tenzin Jigmey)
Hinh 7: Đức Đạt Lai Lạt Ma đăng lâm Pháp tòa, chắp tay chào quý thính giả, bắt đầu buổi Pháp thoại tại Chùa Sōji-ji (Tổng Trì Tự-總持寺), Tokyo, Nhật Bản. 11/04/2015. (Ảnh: Tenzin Jigmey)
Hinh 24: Sự ấm cúng của Giảng đường Trường Đại học Showa Women University, Hitomi Memorial Hall, buổi chia sẻ Pháp thoại. Tokyo, Nhật Bản. 12/04/2015. (Ảnh: Tenzin Jigmey)
Đức Đạt Lai Lạt Ma quang lâm Giảng đường Đại học Phụ nữ Showa Joshi, Tokyo, Nhật Bản để chuẩn bị cho buổi Lễ truyền thụ Quán đỉnh, trao năng lượng Quán Âm tại Đại học Phụ nữ Showa Joshi, Tokyo, Nhật Bản. 13/04/2015. (Ảnh: Tenzin Jigmey)
Hinh 34: Đức Đạt Lai Lạt Ma với nhà Đô vật vô địch Sumo từ Mông Cổ trong giờ nghỉ trưa tại Đại học Phụ nữ Showa Joshi, Tokyo, Nhật Bản. 13/04/2015. (Ảnh: Tenzin Jigmey)