Tôi Lương Y Nguyễn Viết Thưởng hiệu Nguyên Thường hiện ở 254/18 Phan Chu Trinh, Huế. Sau khi đã hành nghề hơn 30 năm đã chữa nhiều người bệnh, có người thì đỡ nhiều có kẻ lại không hoặc chỉ cầm chừng. Nhằm phổ biến cách điều trị của Đông Y vào chứng và diễn biến của bệnh khi mắc phải, cũng như trình bày một số nghiệm phương đã dùng và tùy từng trường hợp để vận dụng vào trường hợp đó. Vì vậy tôi viết bài này, đã in trong tập "Đông Y nghiệm thư" và đã hoàn thành cuối xuân Quý Tỵ.
Xơ Gan Cổ Trướng
I. Xơ gan:
1. Do can uất tỳ hư, can tỳ bất hòa:
a.Triệu chứng:
Sắc mặt xám, đầu choáng, mệt mỏi
Hơi thì ợ, bụng chướng, đau gan
Rêu hơi mỏng: lưỡi; đại thường lỏng
Mạch tế huyền và chẳng muốn ăn.
b. Phép chữa: Sơ can kiện tỳ
c. Các vị thuốc:
Sài hồ, đại phúc, thảo, đơn sâm
Đại táo, hoàng kỳ, thảo, phục linh
Chi tử thêm sinh khương, bạch truật
Thành phương hợp thược, ngũ, nhân trần.
d. Bài thuốc: Tiêu dao gia giảm
Bạch truật 12g Đơn sâm 16g
Bạch linh 10g Ý dĩ 16g
Bạch thược 10g Đại phúc bì 8g
Sài hồ 10g Sinh khương 3 lát
Cam thảo 6g Ngũ gia bì 8g
Đại táo 3 trái Hoàng kỳ 8g
Chi tử 8g Nhân trần 20g
Sắc ngày một thang, chia 2-3 lần uống ấm.
2. Do khí trệ huyết ứ:
a. Triệu chứng:
Người hay mệt, bụng trướng thường đau
Lưỡi tím, môi thâm lại ốm gầy
Ăn ít, mỏi người và mạch tế
Bệnh sinh trệ ứ chính là đây.
b. Phép chữa: Hành khí hóa ứ
c. Các vị thuốc dùng:
Dụng thảo, tam lăng, quy, quế tâm
Thêm linh, xích thược vị đào nhân
Bào khương, chỉ xác, sài hồ, địa
Phối hợp thành phương sắc để dùng.
d. Bài thuốc: Đương quy hoạt huyết thang
Đương quy 12g Phục linh 12g
Xích thược 12g Chỉ xác 8g
Sinh địa 16g Sài hồ 8g
Quế tâm 6g Cam thảo 4g
Đào nhân 12g Bào khương 3g
Tam lăng 4g-6g
Lấy hai vị xích thược, đại hoàng tẩm rượu rồi cho chung vào rồi sắc ngày một thang, chia 2-3 lần uống.
e. Bài thuốc khác: Cách hạ trục ứ thang
Đào nhân 12g Đơn sâm 12g
Hồng hoa 8g Nga truật 8g
Xích thược 12g Chỉ xác 8g
Đương quy 12g Hương phụ 8g
Tam lăng 8g
Sắc ngày một thang, chia 2 lần uống ấm.
II. Xơ gan cổ trướng:
1. Do âm hư thấp nhiệt:
a. Triệu chứng:
Cổ trướng, chân phù, mặt tối vàng
Thường hay sốt, chảy máu chân răng
Kèm khô họng, lưỡi đỏ, rêu ít
Phiền táo, mạch đi: tế sác huyền.
b. Phép chữa: Tư âm lợi thấp
c. Các vị thuốc dùng:
Thục địa, hoài sơn phối hợp quy
Đơn bì, trạch tả vị thù du
Phục linh, mao, truật đem chung lại
Hợp dược có thêm địa cốt bì.
Sắc ngày một thang, chia 2 lần uống ấm.
d. Bài thuốc: Lục vị gia giảm
Thục địa 12g Phục linh 12g
Sơn thù du 8g Bạch mao căn 12g
Hoài sơn 12g Địa cốt bì 12g
Trạch tả 10g Bạch truật 12g
Đơn bì 10g Đương quy 8g
Sắc ngày một thang, chia 2 lần uống ấm.
e. Bài thuốc khác:
- Nếu thấy mạch sác thì dùng: Trung mãn phân tiêu thang
Hoàng liên 10g Bán hạ 12g
Hoàng cầm 10g Phục linh 12g
Hậu phác 12g Bạch truật 12g
Chỉ xác 10g Trư linh 12g
Trạch tả 12g Cam thảo 4g
Can khương 2g Nhân sâm 4g
Sắc ngày một thang, chia 2 lần uống ấm.
- Đan Khê tiêu ôn trung hoàn:
Bạch truật 60g Khổ sâm 15g
Phục linh 30g Sinh hương phụ 45g
Trần bì 30g Hoàng liên 15g
Tiêu thần khúc 30g Cương sa 45g
Khương bán hạ 30g Sinh cam thảo 10g
Tất cả đem sao, tán thành bột mịn. Sau đó lấy nửa nước,nửa giấm trộn với thần khúc làm hồ rồi hoàn lại thành viên lớn như hạt đậu xanh; ngày dùng 120 hoàn, chia 2 lần uống. Khi uống thì sắc bạch truật, trần bì, sinh khương để lấy nước uống với thuốc hoàn trên.
2. Tỳ thận dương hư:
a. Triệu chứng:
Bụng trướng, chân phù lại kém ăn
Phân thì lỏng, sắc mặt hơi vàng
Rêu màu trắng: lưỡi bệu, tiểu ít
Mệt mỏi, ít ăn, mạch lại trầm.
b.Phép chữa:
Ôn dương hành thủy, kiện tỳ ôn thận, hóa khí hành thủy
c. Các vị thuốc dùng:
Phụ tử, xuyên tiêu, đại phúc bì
Phục linh, hậu phác với hoàng kỳ
Can khương, tả, truật, quế chung lại
Phụ tử lý trung sắc uống đi.
d. Bài thuốc: Phụ tử lý trung thang gia giảm
Phụ tử chế 12g Xuyên tiêu 6g
Quế chi 6g Hoàng kỳ 12g
Bạch truật 12g Can khương 6g
Trạch tả 12g Phục linh 12g
Đại phúc bì 12g Hậu phác 8g
Sắc ngày một thang, chia 2 lần uống.
e. Bài thuốc khác:
Nhục quế 3g Đảng sâm 16g
Phụ tử chế 12g Đơn sâm 12g
Trư linh 10g Địa đởm thảo 16g
Phục linh 10g Bạch truật 12g
Sa tiền 16g Trạch tả 10g
Sắc ngày một thang, chia 2 lần uống ấm.
3. Thủy khí tương kết:
a. Triệu chứng:
Nằm không được cổ trướng tăng nhanh
Tiểu ít và đi ỉa chẳng thông
Mệt mỏi và da mặt xám tối
Mạch huyền sác, khó thở theo cùng.
b. Các vị thuốc dùng:
Thiên kim đại phúc thủy phương dùng
Hải tảo, khương hoàng vị quế tâm
Lịch tử, khiên ngưu, côn bố hợp
Thành phương thuốc sắc để dùng dần
c. Bài thuốc: Thiên kim đại phúc thủy phương
Khương hoàng 5g Đình lịch tử 12g
Khiên ngưu 10g Hải tảo 10g
Côn bố 12g Quế tâm 6g
Sắc ngày một thang, chia 2 lần uống ấm.
d. Bài thuốc khác: Vũ công tán
Hắc sửu 30g Quảng mộc hương 6g
Tiểu hồi 8g
Lấy quảng mộc hương mài rồi cho vào thuốc đã sắc, chia 2 lần uống.
+ Những phương nhân gian chữa cổ trướng:
Gan heo(lợn) 700g Ốc bươu đồng 10 con
Thơm (dứa) 1 trái vừa Cây lá chó đẻ 1 nắm
Tất cả nấu nhừ, được nước rồi thì lấy nước này chia ra 3 ngày để uống mỗi lần 30ml ngày 2 lần.