Nguyễn Thông (1827 – 1884)
Tiểu sử của nhà thơ Nguyễn Thông (1827 – 1884)
Nhà thơ Nguyễn Thông, có tên thuở nhỏ là Chiểu (có bản chép là Thiệu), tự Hy Phần, hiệu Kỳ Xuyên, biệt hiệu Độn Am. Ông sinh ngày 28 tháng Năm, năm Định Hợi (tức ngày 22.6.1827). Quê gốc : thôn Bình Thạnh, tổng Thạnh Hội hạ, huyện Tân Thạnh, tỉnh Gia Định (nay thuộc xã Phú Ngãi Tri, huyện Vàm Có, tỉnh Long An). Sinh trưởng trong một gia đình nghèo, cha mất, sớm, Nguyễn Thông phải chật vật kiếm sống nhưng rất ham học và học giỏi. Năm 23 tuổi, tức là năm Kỷ Dậu (1849), Nguyễn Thông đậu Cử nhân, được bổ chức Huấn đạo ở huyện Phú Phong (nay thuộc tỉnh An Giang). Bảy năm sau. (1856), ông được chuyển về Huế, làm quan ở nội các, tham gia biên soạn bộ sách Nhân sự kim giám. Đến 1859, khi bộ sách hoàn thành cũng là lúc thực dân Pháp đánh thành Gia Định, ông tình nguyện tòng quân trở lại Nam Kỳ, giúp việc dưới quyền Thống đốc Tôn Thất Hiệp. Năm 1862, sau hòa ước cắt ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ cho thực dân Pháp, Nguyễn Thông cùng các sĩ phu yêu nước ty địa sang miền Tây. Triều Huế cử ông giữ chức Đốc học Vĩnh Long. Ông chấn chỉnh việc học, sửa sang Văn miếu, đồng thời liên lạc với các sĩ phu yêu nước, ủng hộ cuộc chiến đấu của Trương Định ở miễn Đông. Khi ba tỉnh miền Tây cũng lọt vào tay giặc, ông lại ty địa ra Bình Thuận. Tại đây, ông cùng các bạn đồng hương Nam Kỳ lập ra “Đồng Châu xã”, giúp nhau làm ăn sinh sống, xây dựng căn cứ, tích trữ lương thảo, mưu tính kế lâu dài. Cuối năm 1867, triểu đình bổ ông làm Án sát Khánh Hòa. Ông gửi sớ can gián vua một số việc nhưng không được chấp thuận bèn xin về nghỉ dưỡng bệnh. Năm 1870, triều đình lại vời ông ra làm Biện lý bộ Hình, rồi Bố chánh Quảng Ngãi. Ông vận động nhân dân đào kênh, đắp đập, phát triển sản xuất, đồng thời ráo riết trừng trị bọn tham quan ô lại. Bởi thế, bọn quan lại, cường hào địa phương tìm cách dèm pha, vu khống ông, đến nỗi ông bị cách chức, phạt giam và bị đánh roi. Những bạn bè thân thiết và nhân dân địa phương đã đứng ra bênh vực và kêu oan cho ông. Được tha, ông xin về nghỉ ở Bình Thuận. Năm 1876, ông trở lại Huế, làm Tư nghiệp Quốc tử giám. Đến 1877, Nguyễn Thông lại vẻ Bình Thuận làm Dinh điển sứ. Ông dự định tiến hành việc khẩn hoang ở Tây Nguyên nhưng bị thực dân Pháp phản đối, do đó triểu đình hạ lệnh cấm. Từ 1880, ông giữ chức Phó sứ điển nông kiêm Đốc học Bình Thuận. Nguyễn Thông sống trong một ngôi nhà nhỏ bên bờ sông Phan Thiết mà ông gọi là “Ngọa du sào” (Tổ nằm chơi). Ông mất ngày 7.7.1884 (tức là năm Giáp Thân).
Tác phẩm của nhà thơ Nguyễn Thông
Nguyễn Thông vừa là nhà thơ vừa là nhà nghiên cứu lịch sử, địa lý. giáo dục. Tác phẩm của ông đều bàn; chữ Hán, gồm có các tập : Ngọư đu sào thí văn tập, Kỳ Xuyên công độc văn sưo (gồm Kỳ Xuyên công độc – những bài sớ, biểu gửi lên vua Tự Đức – và Kỳ Xuyên văn sưo – những bài phú, văn tế, truyện ký…), Độn Am văn tập, Nhân sự kim giám, Việt sử cương giám khảo lược (một công trình nghiên cứu lịch sử có giá trị).
Nguyễn Thông là nhà thơ yêu nước thời kỳ đầu chống thực dân Pháp ở Nam Kỳ. Thơ văn ông rất đa dạng vẻ thể loại : về thơ có thơ cổ thể và cận thể, về văn có những ghi chép, truyện ký, tùy bút, truyện ngụ ngôn, văn tế, phú, các sớ, biểu, tấu… Tất cả đều thấm nhuần tỉnh thần yêu nước, thương dân sâu sắc, đều thể hiện ý thức trách nhiệm và thái độ dũng cảm đám đương đâu với mọi thử thách của một vị quan lại mẫn cán, luôn chăm lo đến quyền lợi của dân. Khi từng mảnh đất Nam Kỳ lọt vào tay giặc, Nguyễn Thông đau đớn phải lìa bỏ quê cha đất tổ, ty địa hết nơi này đến nơi khác, nhưng tấm lòng lúc nào cũng đau đáu mong muốn “Tính về Nam, mưu đồ việc lớn”. Nỗi lòng của Nguyễn Thông là nỗi lòng của đông đảo sĩ phu Nam Kỳ lúc đó đang phải xa quê vì chính sách đầu hàng nhục nhã của triều đình. Ngòi bút của Nguyễn Thông còn chăm chút ghi chép và biểu dương những tấm gương hy sinh vì nước của các sĩ phu và nhân dân đương thời Vậy mà ông vẫn luôn luôn phải day dứt bởi nỗi chưa thể ghi hết được những tấm gương “trinh phụ, liệt nữ trọng nghĩa, không chịu ô nhục, chống giặc đến chết” ở các “chốn làng xa ngõ hẻm”.