Huỳnh Quỳ
Huỳnh Quỳ
Theo Bách khoa toàn thư Wikipedia
Huỳnh Quỳ (1828-1926), hiệu: Hướng Dương, tục danh: Tú Quỳ (vì chỉ đỗ Tú tài); là nhà giáo, nhà thơ Việt Nam thời Nguyễn.
Theo gia phả hệ tộc Huỳnh (hay Hoàng) ở Giảng Hòa, Huỳnh Quỳ sinh ngày 15 tháng 5 năm Mậu Tý (1828) dưới triều vua Minh Mạng, tại Giảng Hòa, xã Lộc Quý, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam (nay là xã Đại Thắng, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam).
Nội ông, cha ông (Huỳnh Kim Cang) và ông đều đỗ Tú tài. Mặc dù ông đi thi mấy lần và luôn đỗ đầu (đỗ lần đầu năm 19 tuổi). Vì thế, ông được người đời gọi là Tú Quỳ [1].
Ông không ra làm quan, tuy được triều đình Huế bổ dụng. Suốt đời ông chỉ ham phiêu du khắp các tỉnh từ Quảng Nam đến Bình Thuận, đi đến đâu ông cũng mở trường dạy học và làm thơ phúng thích. Học trò ông có nhiều người giỏi.
Về già ông nghỉ dạy, vui thú ruộng vườn, nhưng vẫn tiếp tục sáng tác. Đến tuổi cửu tuần, vua Khải Định ban cho ông hàm "Hàn Lâm Đãi chiếu". Nhân đó, Tú Quỳ đã viết câu liễn thờ như sau:
Thảo võ thiệu huy phong kim bảng
Khoa danh lam thế diễn hoàng ân
Ba vãn tiết ngọc đường
Thanh giá vạn niên hương.
Tạm dịch là: Một nhà cỏ được dựng nên, ba đời chiếm bảng vàng rực rỡ, ơn vua ban như hoa nở muộn (ba vãn tiết) lừng danh thi phú tiếng vang xa .
Huỳnh Quỳ mất năm Bính Dần (17 tháng 4 năm 1926) dưới triều vua Bảo Đại, thọ 98 tuổi[2].
Hay tin ông mất, Tiến sĩ Phạm Liệu (một bạn văn và cũng là đại thần triều Thành Thái, Duy Tân) có làm câu điếu:
Gia học kế thừa ngã ngoại tổ môn trung túc xưng cao đệ,
Quốc văn đề xướng đại sáng đường hội diện hiệp bái tiên huy.
Nghĩa là:
Nối nghiệp học hành của gia đình, học nơi nhà ngoại tổ, ông sớm nổi danh là cao đệ [của ngài];
Vì sự nghiệp cổ súy quốc văn, ngày nay chúng ta gặp nhau tại nhà chủ soái cùng lạy tiên sinh[1].
Sự nghiệp văn chương[sửa | sửa mã nguồn]
Huỳnh Quỳ sáng tác nhiều, phần lớn đều bằng chữ Nôm, và nhiều thể loại: thơ ca, văn tế, thơ tín, vè, câu đối; nhưng nay đã thất lạc gần hết.
Nhận xét về sự nghiệp văn chương của ông, Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam có đoạn:
Tinh thần phúng thích trong thơ Tú Quỳ gần như thấm sâu trong văn phong ông. Bút pháp, văn mạch ông rất tự nhiên, thanh thản đôi khi bình dị, dù cho đó là chốn thiền môn ông cũng không ngớt lời đả kích nơi trang nghiêm mà sa đọa vào thời đạo Phật đi vào con đường thoái hóa; hoặc các hiện tượng sai trái, xấu xa trong cuộc sống nhân sinh...
Nước lụt
Thơ » Việt Nam » Cận đại » Tú Quỳ
☆
- Vịnh hát bội
- Dế duổi bên đèn
Mưa từng chặp, gió từng hồi,
Ngoảnh lại giang san ngập cả rồi!
Lũ kiến bất tài đeo ngọn cỏ,
Chòm rêu vô lực đóng bèo trôi.
Linh lang vườn rộng nghe chim hót,
Lỏng khỏng giường cao thấy chó ngồi.
Thương bấy hạ dân sao xiết kể,
Nào ông Hạ, Vũ ở đâu rồi!...
Dế duổi bên đèn
Tú Quỳ
☆
☆
☆
☆
☆
Chưa có đánh giá nào
Thể thơ: Thất ngôn bát cú
Thời kỳ: Cận đại
Một số bài cùng tác giả
- Vịnh hát bội
- Nước lụt
Kiến chẳng phải kiến, voi chẳng voi,
Trời sinh dế duổi cũng choi choi.
Ngắn cánh lên trời bay chẳng thấu,
Co tay vạch đất cũng khoe tài.
Mưa sa nước chảy lên cao ở,
Lửa đỏ dầu sôi nhảy tới chơi.
Quân tử có thương xin chớ phụ,
Lăm lăm bay nhảy để mà coi.
Nguồn:
1. Dương Quảng Hàm, Việt Nam văn học sử yếu, Trung tâm học liệu - Bộ Giáo dục, Sài Gòn, 1968
2. Quách Tấn, Hương vườn cũ, NXB Hội nhà văn, 2007
Bản dịch của Lời bình của Quách Tấn
Ngôn ngữ: Chưa xác định
Gửi bởi tôn tiền tử ngày 05/01/2019 21:44
Bài thơ của Tú Quỳ đều có giá trị cả văn chương lẫn ý tứ. Nhưng tôi không thích. Vì bài Vịnh hát bội phạm đến đại nghĩa. Đã biết trong số người ứng nghĩa Cần Vương cũng có lắm người không tốt, thường hay lợi dụng phong trào để làm chuyện bất nhân tâm. Song mía sâu có đốt, cớ sao không phân biệt trắng đen, mà lại vơ đũa cả nắm? Trong bài lại còn kêu cả tên nhà Lãnh Tụ ra “chửi xỏ”:
Ra rạp ngồi trên ba đứa HIỆU.
Như thế chứng tỏ rằng tú Quỳ không tâm huyết, không biết quý trọng anh hùng chí sỹ vì nước quên cả gian nguy. Bởi vậy nên tôi không thích. Không thích người, không thích luôn cả văn chương. Nhưng không thích sao lại thuộc, sao lại thường nhớ đến? Đó là tại vì lời thơ hay. Nhớ là do tâm, không thích là do trí. Trí muốn tròn mà tâm muốn vuông! thật là rắc rối!
Nguồn: Quách Tấn, Hương vườn cũ, NXB Hội nhà văn, 2007
Theo Bách khoa toàn thư Wikipedia
Huỳnh Quỳ (1828-1926), hiệu: Hướng Dương, tục danh: Tú Quỳ (vì chỉ đỗ Tú tài); là nhà giáo, nhà thơ Việt Nam thời Nguyễn.
Theo gia phả hệ tộc Huỳnh (hay Hoàng) ở Giảng Hòa, Huỳnh Quỳ sinh ngày 15 tháng 5 năm Mậu Tý (1828) dưới triều vua Minh Mạng, tại Giảng Hòa, xã Lộc Quý, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam (nay là xã Đại Thắng, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam).
Nội ông, cha ông (Huỳnh Kim Cang) và ông đều đỗ Tú tài. Mặc dù ông đi thi mấy lần và luôn đỗ đầu (đỗ lần đầu năm 19 tuổi). Vì thế, ông được người đời gọi là Tú Quỳ [1].
Ông không ra làm quan, tuy được triều đình Huế bổ dụng. Suốt đời ông chỉ ham phiêu du khắp các tỉnh từ Quảng Nam đến Bình Thuận, đi đến đâu ông cũng mở trường dạy học và làm thơ phúng thích. Học trò ông có nhiều người giỏi.
Về già ông nghỉ dạy, vui thú ruộng vườn, nhưng vẫn tiếp tục sáng tác. Đến tuổi cửu tuần, vua Khải Định ban cho ông hàm "Hàn Lâm Đãi chiếu". Nhân đó, Tú Quỳ đã viết câu liễn thờ như sau:
Thảo võ thiệu huy phong kim bảng
Khoa danh lam thế diễn hoàng ân
Ba vãn tiết ngọc đường
Thanh giá vạn niên hương.
Tạm dịch là: Một nhà cỏ được dựng nên, ba đời chiếm bảng vàng rực rỡ, ơn vua ban như hoa nở muộn (ba vãn tiết) lừng danh thi phú tiếng vang xa .
Huỳnh Quỳ mất năm Bính Dần (17 tháng 4 năm 1926) dưới triều vua Bảo Đại, thọ 98 tuổi[2].
Hay tin ông mất, Tiến sĩ Phạm Liệu (một bạn văn và cũng là đại thần triều Thành Thái, Duy Tân) có làm câu điếu:
Gia học kế thừa ngã ngoại tổ môn trung túc xưng cao đệ,
Quốc văn đề xướng đại sáng đường hội diện hiệp bái tiên huy.
Nghĩa là:
Nối nghiệp học hành của gia đình, học nơi nhà ngoại tổ, ông sớm nổi danh là cao đệ [của ngài];
Vì sự nghiệp cổ súy quốc văn, ngày nay chúng ta gặp nhau tại nhà chủ soái cùng lạy tiên sinh[1].
Sự nghiệp văn chương[sửa | sửa mã nguồn]
Huỳnh Quỳ sáng tác nhiều, phần lớn đều bằng chữ Nôm, và nhiều thể loại: thơ ca, văn tế, thơ tín, vè, câu đối; nhưng nay đã thất lạc gần hết.
Nhận xét về sự nghiệp văn chương của ông, Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam có đoạn:
Tinh thần phúng thích trong thơ Tú Quỳ gần như thấm sâu trong văn phong ông. Bút pháp, văn mạch ông rất tự nhiên, thanh thản đôi khi bình dị, dù cho đó là chốn thiền môn ông cũng không ngớt lời đả kích nơi trang nghiêm mà sa đọa vào thời đạo Phật đi vào con đường thoái hóa; hoặc các hiện tượng sai trái, xấu xa trong cuộc sống nhân sinh...
Nước lụt
Thơ » Việt Nam » Cận đại » Tú Quỳ
☆
- Vịnh hát bội
- Dế duổi bên đèn
Mưa từng chặp, gió từng hồi,
Ngoảnh lại giang san ngập cả rồi!
Lũ kiến bất tài đeo ngọn cỏ,
Chòm rêu vô lực đóng bèo trôi.
Linh lang vườn rộng nghe chim hót,
Lỏng khỏng giường cao thấy chó ngồi.
Thương bấy hạ dân sao xiết kể,
Nào ông Hạ, Vũ ở đâu rồi!...
Dế duổi bên đèn
Tú Quỳ
☆
☆
☆
☆
☆
Chưa có đánh giá nào
Thể thơ: Thất ngôn bát cú
Thời kỳ: Cận đại
Một số bài cùng tác giả
- Vịnh hát bội
- Nước lụt
Kiến chẳng phải kiến, voi chẳng voi,
Trời sinh dế duổi cũng choi choi.
Ngắn cánh lên trời bay chẳng thấu,
Co tay vạch đất cũng khoe tài.
Mưa sa nước chảy lên cao ở,
Lửa đỏ dầu sôi nhảy tới chơi.
Quân tử có thương xin chớ phụ,
Lăm lăm bay nhảy để mà coi.
Nguồn:
1. Dương Quảng Hàm, Việt Nam văn học sử yếu, Trung tâm học liệu - Bộ Giáo dục, Sài Gòn, 1968
2. Quách Tấn, Hương vườn cũ, NXB Hội nhà văn, 2007
Bản dịch của Lời bình của Quách Tấn
Ngôn ngữ: Chưa xác định
Gửi bởi tôn tiền tử ngày 05/01/2019 21:44
Bài thơ của Tú Quỳ đều có giá trị cả văn chương lẫn ý tứ. Nhưng tôi không thích. Vì bài Vịnh hát bội phạm đến đại nghĩa. Đã biết trong số người ứng nghĩa Cần Vương cũng có lắm người không tốt, thường hay lợi dụng phong trào để làm chuyện bất nhân tâm. Song mía sâu có đốt, cớ sao không phân biệt trắng đen, mà lại vơ đũa cả nắm? Trong bài lại còn kêu cả tên nhà Lãnh Tụ ra “chửi xỏ”:
Ra rạp ngồi trên ba đứa HIỆU.
Như thế chứng tỏ rằng tú Quỳ không tâm huyết, không biết quý trọng anh hùng chí sỹ vì nước quên cả gian nguy. Bởi vậy nên tôi không thích. Không thích người, không thích luôn cả văn chương. Nhưng không thích sao lại thuộc, sao lại thường nhớ đến? Đó là tại vì lời thơ hay. Nhớ là do tâm, không thích là do trí. Trí muốn tròn mà tâm muốn vuông! thật là rắc rối!
Nguồn: Quách Tấn, Hương vườn cũ, NXB Hội nhà văn, 2007