Thâm Tâm
tiểu sử tác giả
Thâm Tâm tên khai sinh là Nguyễn Tuấn Trình, sinh sinh ngày 12 tháng 5 năm 1917, tại thị xã Hải Dương, tỉnh Hải Dương.
Là con thứ trong một gia đình nhà nho nghèo và đông con, học hết tiểu học, ông phải ở nhà giúp gia đình đóng sách và nấu bánh kẹo. Năm 1938, chàng nghệ sĩ lên Hà Nội cùng gia đình, ở một phố thuộc quân Hai Bà ngày nay (xưa là Ô Cầu Dền). Trong cảnh người khôn của khó, Thâm Tâm phải kiếm sống bằng nghề vẽ tranh Bờ Hồ, viết báo, làm đồ gốm và bắt đầu làm thơ. Từ những năm 1940, ông tham gia viết báo, viết văn và thường được đăng tải trên Bắc Hà, Tiểu thuyết thứ bảy, Ngày nay, Tiểu thuyết thứ năm, nhà sách Tân Dân và Truyền bá quốc ngữ... Ông từng thử sức trên nhiều thể loại thơ, truyện, kịch. Vẽ và viết cho loại sách Truyền Bá, nhưng thành công hơn cả vẫn là thơ. Thơ Thâm Tâm có nhiều giọng điệu, khi buồn da diết, khi trầm hùng, bi tráng, khi reo vui...
Thâm Tâm bén duyên với những bài thơ làm theo dạng "Hành" - một lối thơ cổ lai của nhà Trung Quốc gồm: "Can trường hành", "Vọng nhân hành", và nổi bật là "Tống biệt hành". Ngoài ra có "Tráng ca" và một số thể loại dịch thuật, truyện ngắn... Thâm Tâm có tham gia nhưng chưa có bài nào nổi bật.
Thời kỳ 37-39 là thời kỳ đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa và đến 1945 toàn bộ báo chí phải trở thành vũ khí đấu tranh cách mạng. Một thời đại trong thi ca mất sân chơi. Từ giã "Tiểu thuyết thứ bảy" và "Truyền bá" (đóng cửa), cũng như bạn bè kẻ vô Nam, người ra Bắc, Thâm Tâm tham gia văn nghệ trong "Hội cứu quốc" và tham gia ban kịch cùng người bạn thân là Trần huyền Trân. Thâm Tâm biên tập cho báo Tiền Phong (cách mạng) với công việc làm bích báo, vẽ áphích, viết kịch như: "19.8", "Lối sống", "Ðầu quân vào Nam" (1945), "Người thợ", "Lá cờ máu" (1946).
Năm 1947 ông gia nhập quân đội theo chỉ thị thông tư của Bộ quốc phòng vào tháng 2/1947. Thâm Tâm là người lính cầm bút trong Tòa soạn báo Vệ quốc dân với tư cách một thư ký cho cơ quan ngôn luận của quân đội nhân dân Việt Nam (miền bắc hồi đó). Thời kỳ này Thâm Tâm viết truyện "Ðại đội Kim Sơn" (1948), "Văn thơ bộ đội" (Tiểu luận 1948). Bài thơ mà các nhà nghiên cứu cho là nổi bật vê tinh thần những người bộ đội là "Chiều mưa đường số 5" (1946). Năm 1950, chiến dịch biên giới ở căn cứ Việt Bắc với phương án đánh Pháp ở Cao Bằng do Võ Nguyên Giáp làm chỉ huy trưởng được đổi sang Ðông Khê. Trên đường hành quân này, Thâm Tâm bệnh nặng rồi mất.
Thơ Thâm Tâm mang phảng phất hơi thơ cổ phong tự do với chí khí muốn bức phá của người trai thời loạn và những dây dứt về con người trong cuộc sống đầy khó khăn vì chiến tranh ngày giặc giã quê hương mình mỏi mệt. Thơ Thâm Tâm đi lên từ hiện thực và bay bỗng theo hình tượng nên có giá trị vĩnh cửu. Nói như Vũ quần Phương: "Người đọc không thấy được hết sự phong phú của ông trong chặng đường mới. Ở giai đoạn trước, ông nhập cuộc muộn, ở giai đoạn sau, ông lại ra đi quá sớm". Muộn hay sớm gì cũng cũng chỉ một lần ra đi vỏn vẹn cho một đời người. "Trâu chết để da, người ta chết để tiếng ". Với Thâm Tâm, đó là tiếng tiếc thương vô bờ của người còn ở lại dành cho anh: "Nửa đời trai nào tiếc cái danh hời. Ðem tuyệt bút Tống biệt hành gởi lại". Thi phẩm "Tống biệt hành" đến với độc giả cũng nhiều nỗi gian truân, không trọn vẹn là một trong mười thi phẩm hay nhất thế kỷ.
Sinh thời ông chưa in thơ thành tập. Sáng tác thơ của ông được xuất bản năm 1988 trong sưu tập Thơ Thâm Tâm.
Ngoài ra, Thâm Tâm còn có có 3 bài thơ Gửi T.T.Kh, Màu máu Tygôn, Dang dở. Đây là những bài thơ tình hay nhất của Thâm Tâm gởi cho thi sĩ bí ẩn T.T.Kh trong năm 1940. Trong các bài thơ, ông tự nhận là người tình cũ của T.T.Kh. Một số người còn cho rằng chính ông là T.T.Kh. Tuy nhiên, vẫn không ai biết chính xác là như thế nào.
Tác phẩm:
Thơ:
- Đâu cảnh cũ, đâu người xưa (1941)
- Tống biệt hành (Thi nhân Việt Nam, 1942)
- Vọng Nhân Hành 1944
- Can Trường Hành 1944
- Tráng Ca 1944
- Ngẫm nghĩ cố sự
- Hoa Gạo
- Chào Hương Sơn
- Lưu biệt
- Vạn lý Trường thành (thơ in trên các báo trước 1945)
- Chiều mưa đường số 5 (1946)
- Màu máu Ti gôn
- Gửi TT Kh
- Dang Dở
- Lưu Biệt
- Căm Thù
- Ngược Gió
- Bài Thơ Của Người Lính
- Các Anh
- Chết
- Mơ Thuở Thanh Bình
- Thơ Thâm Tâm NXB Văn Học 1988
Kịch:
- Sương tháng Tám (kịch một hồi, Tiểu thuyết thứ bảy, 1939)
- Nga Thiên Hương (kịch ngắn) 1946
- 19-8 (viết chung với Trần Huyền Trân) 1945
- Lối sống (Kịch ngắn) 1945
- Lá cờ máu (1946)
- Đời thợ (1946)
- Đại Đội Kim Sơn (truyện) 1948
- Thuốc Mê (truyện)
- Văn Thơ Bộ Đội (Tiểu luận đăng báo) 1946
- 37 Truyện Ngắn, TTTB. NXB Tân Dân
1. Đây cảnh cũ, đâu người xưa 5. Màu máu tigon 9. Tráng ca
2. Can trường hành 6. Ngậm ngùi cố sự 10. Vọng nhân hành
3. Chiều mưa đường số 5 7. Tống biệt hành
4. Dang dở 8. Trả lời của người yêu
Thâm Tâm tên khai sinh là Nguyễn Tuấn Trình, sinh sinh ngày 12 tháng 5 năm 1917, tại thị xã Hải Dương, tỉnh Hải Dương.
Là con thứ trong một gia đình nhà nho nghèo và đông con, học hết tiểu học, ông phải ở nhà giúp gia đình đóng sách và nấu bánh kẹo. Năm 1938, chàng nghệ sĩ lên Hà Nội cùng gia đình, ở một phố thuộc quân Hai Bà ngày nay (xưa là Ô Cầu Dền). Trong cảnh người khôn của khó, Thâm Tâm phải kiếm sống bằng nghề vẽ tranh Bờ Hồ, viết báo, làm đồ gốm và bắt đầu làm thơ. Từ những năm 1940, ông tham gia viết báo, viết văn và thường được đăng tải trên Bắc Hà, Tiểu thuyết thứ bảy, Ngày nay, Tiểu thuyết thứ năm, nhà sách Tân Dân và Truyền bá quốc ngữ... Ông từng thử sức trên nhiều thể loại thơ, truyện, kịch. Vẽ và viết cho loại sách Truyền Bá, nhưng thành công hơn cả vẫn là thơ. Thơ Thâm Tâm có nhiều giọng điệu, khi buồn da diết, khi trầm hùng, bi tráng, khi reo vui...
Thâm Tâm bén duyên với những bài thơ làm theo dạng "Hành" - một lối thơ cổ lai của nhà Trung Quốc gồm: "Can trường hành", "Vọng nhân hành", và nổi bật là "Tống biệt hành". Ngoài ra có "Tráng ca" và một số thể loại dịch thuật, truyện ngắn... Thâm Tâm có tham gia nhưng chưa có bài nào nổi bật.
Thời kỳ 37-39 là thời kỳ đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa và đến 1945 toàn bộ báo chí phải trở thành vũ khí đấu tranh cách mạng. Một thời đại trong thi ca mất sân chơi. Từ giã "Tiểu thuyết thứ bảy" và "Truyền bá" (đóng cửa), cũng như bạn bè kẻ vô Nam, người ra Bắc, Thâm Tâm tham gia văn nghệ trong "Hội cứu quốc" và tham gia ban kịch cùng người bạn thân là Trần huyền Trân. Thâm Tâm biên tập cho báo Tiền Phong (cách mạng) với công việc làm bích báo, vẽ áphích, viết kịch như: "19.8", "Lối sống", "Ðầu quân vào Nam" (1945), "Người thợ", "Lá cờ máu" (1946).
Năm 1947 ông gia nhập quân đội theo chỉ thị thông tư của Bộ quốc phòng vào tháng 2/1947. Thâm Tâm là người lính cầm bút trong Tòa soạn báo Vệ quốc dân với tư cách một thư ký cho cơ quan ngôn luận của quân đội nhân dân Việt Nam (miền bắc hồi đó). Thời kỳ này Thâm Tâm viết truyện "Ðại đội Kim Sơn" (1948), "Văn thơ bộ đội" (Tiểu luận 1948). Bài thơ mà các nhà nghiên cứu cho là nổi bật vê tinh thần những người bộ đội là "Chiều mưa đường số 5" (1946). Năm 1950, chiến dịch biên giới ở căn cứ Việt Bắc với phương án đánh Pháp ở Cao Bằng do Võ Nguyên Giáp làm chỉ huy trưởng được đổi sang Ðông Khê. Trên đường hành quân này, Thâm Tâm bệnh nặng rồi mất.
Thơ Thâm Tâm mang phảng phất hơi thơ cổ phong tự do với chí khí muốn bức phá của người trai thời loạn và những dây dứt về con người trong cuộc sống đầy khó khăn vì chiến tranh ngày giặc giã quê hương mình mỏi mệt. Thơ Thâm Tâm đi lên từ hiện thực và bay bỗng theo hình tượng nên có giá trị vĩnh cửu. Nói như Vũ quần Phương: "Người đọc không thấy được hết sự phong phú của ông trong chặng đường mới. Ở giai đoạn trước, ông nhập cuộc muộn, ở giai đoạn sau, ông lại ra đi quá sớm". Muộn hay sớm gì cũng cũng chỉ một lần ra đi vỏn vẹn cho một đời người. "Trâu chết để da, người ta chết để tiếng ". Với Thâm Tâm, đó là tiếng tiếc thương vô bờ của người còn ở lại dành cho anh: "Nửa đời trai nào tiếc cái danh hời. Ðem tuyệt bút Tống biệt hành gởi lại". Thi phẩm "Tống biệt hành" đến với độc giả cũng nhiều nỗi gian truân, không trọn vẹn là một trong mười thi phẩm hay nhất thế kỷ.
Sinh thời ông chưa in thơ thành tập. Sáng tác thơ của ông được xuất bản năm 1988 trong sưu tập Thơ Thâm Tâm.
Ngoài ra, Thâm Tâm còn có có 3 bài thơ Gửi T.T.Kh, Màu máu Tygôn, Dang dở. Đây là những bài thơ tình hay nhất của Thâm Tâm gởi cho thi sĩ bí ẩn T.T.Kh trong năm 1940. Trong các bài thơ, ông tự nhận là người tình cũ của T.T.Kh. Một số người còn cho rằng chính ông là T.T.Kh. Tuy nhiên, vẫn không ai biết chính xác là như thế nào.
Tác phẩm:
Thơ:
- Đâu cảnh cũ, đâu người xưa (1941)
- Tống biệt hành (Thi nhân Việt Nam, 1942)
- Vọng Nhân Hành 1944
- Can Trường Hành 1944
- Tráng Ca 1944
- Ngẫm nghĩ cố sự
- Hoa Gạo
- Chào Hương Sơn
- Lưu biệt
- Vạn lý Trường thành (thơ in trên các báo trước 1945)
- Chiều mưa đường số 5 (1946)
- Màu máu Ti gôn
- Gửi TT Kh
- Dang Dở
- Lưu Biệt
- Căm Thù
- Ngược Gió
- Bài Thơ Của Người Lính
- Các Anh
- Chết
- Mơ Thuở Thanh Bình
- Thơ Thâm Tâm NXB Văn Học 1988
Kịch:
- Sương tháng Tám (kịch một hồi, Tiểu thuyết thứ bảy, 1939)
- Nga Thiên Hương (kịch ngắn) 1946
- 19-8 (viết chung với Trần Huyền Trân) 1945
- Lối sống (Kịch ngắn) 1945
- Lá cờ máu (1946)
- Đời thợ (1946)
- Đại Đội Kim Sơn (truyện) 1948
- Thuốc Mê (truyện)
- Văn Thơ Bộ Đội (Tiểu luận đăng báo) 1946
- 37 Truyện Ngắn, TTTB. NXB Tân Dân
1. Đây cảnh cũ, đâu người xưa 5. Màu máu tigon 9. Tráng ca
2. Can trường hành 6. Ngậm ngùi cố sự 10. Vọng nhân hành
3. Chiều mưa đường số 5 7. Tống biệt hành
4. Dang dở 8. Trả lời của người yêu