Nguyễn Phi Khanh - 阮 飛 卿
tiểu sử tác giả
Nguyễn Phi Khanh 阮 飛 卿 (1355?-1428) tên thật là Nguyễn Ứng Long, hiệu là Nhị Khê, đến đầu đời Hồ (khoảng năm 1401) đổi tên là Nguyễn Phi Khanh, sinh khoảng năm 1355 (?) tại Nhị Khê, huyện Thượng Phúc, phủ Quốc Oai,trấn Sơn Nam Thượng. Tổ tiên xa đời của ông vốn ở xã Chi Ngại huyện Phượng Nhãn trấn Kinh Bắc.
Nguyễn Phi Khanh là thân sinh của vị anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi. Thời trẻ, Phi Khanh từng ở nhà quan Tư đồ Trần Nguyên Đán ở kinh đô Thăng Long để dạy con gái quan tư đồ là Trần Thị Thái, về sau Trần Thị Thái yêu Nguyễn Phi Khanh. Đến khi Thái có mang, Phi Khanh sợ tội bỏ trốn. Ngày Thái sinh đẻ, Trần Nguyên Đán hỏi Phi Khanh ở đâu ? Người nhà kể rõ sự tình. Trần Nguyên Đán nói: "Vận nước (tức vận mệnh nhà Trần) ngắn rồi. Biết đâu, đấy không phải là trời xui ra như thế. Chưa chắc đã không phải phúc may cho nhà ta". Ông cho tìm Phi Khanh về và bảo rằng: "Người xưa cũng đã có việc như thế. Chắc anh đã biết việc Văn Quân Tương Như. Nếu anh làm được như Tương Như, lưu danh đến đời sau, thì ấy là nguyện vọng của ta". Phi Khanh cảm ơn và ra sức học tập. Năm Giáp dần (1374), ông thi đậu tiến sĩ. Thượng hoàng Trần Nghệ Tông cho Nguyễn Phi Khanh là con nhà thường dân mà lấy vợ thuộc dòng họ nhà vua là phi lễ nên không bổ dụng làm quan.
Đến triều Hồ, Nguyễn Phi Khanh mới được bổ dụng. Tháng 12 năm Tân Tị (1401), tức tháng giêng năm 1402, ông được cử làm Học sĩ Viện Hàn lâm. Sau đó lần lượt được thăng lên Thông chương đại phu; Đại lý Tự khanh kiêm Trung thư thị lang; Thái tử tả tán Thiện đại phu, Tư nghiệp trường Quốc tử giám...
Năm 1407, quân Minh sang xâm lược nước ta. Nguyễn Phi Khanh bị giặc bắt đưa về Kim Lăng. Các con của Nguyễn Phi Khanh là Nguyễn Trãi, Nguyễn Phi Hùng, định cùng theo sang Kim Lăng để phụng dưỡng cha cho trọn chữ hiếu. Nhưng đến biên giới thì Nguyễn Phi Khanh khuyên Nguyễn Trãi hãy trở về tìm cách rửa thẹn cho nước, phục thù cho cha, như thế mới chính là đại hiếu. Nguyễn Trãi đã thực hiện xuất sắc lời dặn này của cha. Theo gia phả họ Nguyễn Nhị Khê thì Nguyễn Phi Khanh chết tại Trung Quốc năm 73 tuổi, như vậy là vào khoảng năm 1428 (?)
Tác phẩm: Nhị Khê thi tập (đã mất), Nguyễn Phi Khanh thi văn (gồm các bài thơ và hai bài văn của Nguyễn Phi Khanh do Dương Bá Cung sưu tập, in trong bộ Ức Trai di tập).
1. Đại thánh Hựu quốc tự tảo khởi 27. Hoạ Chu hàn lâm "Vị ương tảo triều" 53. Thôn cư (II)
2. Đề Tiên Du tự 28. Hoàng giang dạ vũ 54. Thôn cư cảm sự ký trình Băng Hồ tướng công
3. Đông ngạn xuân mộng 29. Hoá thành thần chung 55. Thôn gia thú
4. Bạc Nguyễn gia lăng 30. Khách lộ 56. Thù Đạo Khế Đại Học, xuân hàn vận
5. Bệnh trung hoài Hồng Giang Kiểm Chính (Thu dạ vận) 31. Khách xá 57. Thướng Hồ thừa chỉ Tông Thốc
6. Bồi Băng Hồ tướng công du xuân giang (I) 32. Mộ thu 58. Thiên Trường chu trung kỳ 1
7. Bồi Băng Hồ tướng công du xuân giang (II) 33. Ngẫu tác 59. Thiên Trường chu trung kỳ 2
8. Cổ Sơn Phạm công thị dĩ tiểu phố thi, thả đạo chư công tận dĩ canh hoạ, dư nhân mộ kỳ trần trung nhi hữu nhàn thích chi thú, y vận phú nhất luật 34. Nguyên nhật thướng Băng Hồ tướng công 60. Thiên Trường thí hậu hữu cảm
9. Cửu nguyệt Băng Hồ tướng công tịch thượng 35. Phụng canh Băng Hồ tướng công ký tặng Đỗ Trung Cao vận 61. Thu dạ
10. Cửu nguyệt thôn cư độc chước 36. Phụng chiếu Trường An đạo trung tác 62. Thu dạ tảo khởi ký Hồng Châu kiểm chính
11. Chu trung ngẫu thành 37. Quan vi kỳ 63. Thu nhật hiểu khởi hữu cảm
12. Dụng Trịnh Sinh lưu biệt vận dĩ biệt chi 38. Sơn thôn cảm hứng 64. Thu nhật khiển hứng
13. Dữ Chương Giang đồng niên Trương thái học 39. Sơn trung 65. Thu nhật lưu biệt Hồng Châu kiểm chính
14. Du Côn Sơn 40. Tam nguyệt sơ nhất nhật hiểu khởi 66. Thu thành vãn vọng
15. Du Phật Tích sơn đối giang ngẫu tác 41. Tạ Băng Hồ tướng công tứ mã 67. Thu trung bệnh
16. Gia viên lạc 42. Tặng Đông Triều Phạm tiên sinh 68. Trừ dạ dụng Đỗ lão vận, chư quân tịch thượng đồng tác
17. Giang hành thứ Hồng Châu kiểm chính vận 43. Tị khấu sơn trung 69. Trình Thanh Hư động chủ kỳ 1
18. Giang thôn xuân cảnh 44. Tống hành nhân Đỗ Tòng Chu 70. Trình Thanh Hư động chủ kỳ 2
19. Giáp Tý hạ hạn, hữu sắc chư lộ đảo vũ, vị đảo nhi tiên vũ 45. Tống kinh sư doãn Nguyễn công vi Hành doanh chiêu thảo sứ 71. Trùng du xuân giang hữu cảm
20. Hạ kinh triệu doãn Nguyễn Công vi Vân Đồn kinh lược sứ 46. Tống thái học sinh Nguyễn Hán Anh quy Hồng Châu 72. Trung thu cảm sự
21. Hạ Tống, Lê, Đỗ tam ngự sử 47. Tống thái trung đại phu Lê Dung Trai bắc hành 73. Trung thu ngoạn nguyệt hữu hoài
22. Hạ trung thư thị lang 48. Tống Trung sứ Vũ Thích Chi 74. Tuyên chiếu bãi biệt vận phó Nguyễn Viêm
23. Hỉ học sĩ Trần Nhược Hư tự Nghệ An chí 49. Tự Thiên Trường phủ phiêu quá hải khẩu ngộ phong 75. Xương Phù nguyên niên đông, dư tự Nhị Khê ngụ vu thành nam khách xá, cảm kim niệm tích, nhân thành nhập cú, phụng giản tư hình đại phu Đỗ Công, kiêm giản chư đồng chí
24. Hồng Châu kiểm chính dĩ dư vận tác thuật hoài thi, kiến phục dụng kỳ vận tặng kỳ 1 50. Thao giang quận xá 76. Xuân hàn
25. Hồng Châu kiểm chính dĩ dư vận tác thuật hoài thi, kiến phục dụng kỳ vận tặng kỳ 2 51. Thành trung hữu cảm ký trình đồng chí
26. Hồng Châu phúc tiền vận, phục ký đáp chi 52. Thôn cư (I)
Nguyễn Phi Khanh 阮 飛 卿 (1355?-1428) tên thật là Nguyễn Ứng Long, hiệu là Nhị Khê, đến đầu đời Hồ (khoảng năm 1401) đổi tên là Nguyễn Phi Khanh, sinh khoảng năm 1355 (?) tại Nhị Khê, huyện Thượng Phúc, phủ Quốc Oai,trấn Sơn Nam Thượng. Tổ tiên xa đời của ông vốn ở xã Chi Ngại huyện Phượng Nhãn trấn Kinh Bắc.
Nguyễn Phi Khanh là thân sinh của vị anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi. Thời trẻ, Phi Khanh từng ở nhà quan Tư đồ Trần Nguyên Đán ở kinh đô Thăng Long để dạy con gái quan tư đồ là Trần Thị Thái, về sau Trần Thị Thái yêu Nguyễn Phi Khanh. Đến khi Thái có mang, Phi Khanh sợ tội bỏ trốn. Ngày Thái sinh đẻ, Trần Nguyên Đán hỏi Phi Khanh ở đâu ? Người nhà kể rõ sự tình. Trần Nguyên Đán nói: "Vận nước (tức vận mệnh nhà Trần) ngắn rồi. Biết đâu, đấy không phải là trời xui ra như thế. Chưa chắc đã không phải phúc may cho nhà ta". Ông cho tìm Phi Khanh về và bảo rằng: "Người xưa cũng đã có việc như thế. Chắc anh đã biết việc Văn Quân Tương Như. Nếu anh làm được như Tương Như, lưu danh đến đời sau, thì ấy là nguyện vọng của ta". Phi Khanh cảm ơn và ra sức học tập. Năm Giáp dần (1374), ông thi đậu tiến sĩ. Thượng hoàng Trần Nghệ Tông cho Nguyễn Phi Khanh là con nhà thường dân mà lấy vợ thuộc dòng họ nhà vua là phi lễ nên không bổ dụng làm quan.
Đến triều Hồ, Nguyễn Phi Khanh mới được bổ dụng. Tháng 12 năm Tân Tị (1401), tức tháng giêng năm 1402, ông được cử làm Học sĩ Viện Hàn lâm. Sau đó lần lượt được thăng lên Thông chương đại phu; Đại lý Tự khanh kiêm Trung thư thị lang; Thái tử tả tán Thiện đại phu, Tư nghiệp trường Quốc tử giám...
Năm 1407, quân Minh sang xâm lược nước ta. Nguyễn Phi Khanh bị giặc bắt đưa về Kim Lăng. Các con của Nguyễn Phi Khanh là Nguyễn Trãi, Nguyễn Phi Hùng, định cùng theo sang Kim Lăng để phụng dưỡng cha cho trọn chữ hiếu. Nhưng đến biên giới thì Nguyễn Phi Khanh khuyên Nguyễn Trãi hãy trở về tìm cách rửa thẹn cho nước, phục thù cho cha, như thế mới chính là đại hiếu. Nguyễn Trãi đã thực hiện xuất sắc lời dặn này của cha. Theo gia phả họ Nguyễn Nhị Khê thì Nguyễn Phi Khanh chết tại Trung Quốc năm 73 tuổi, như vậy là vào khoảng năm 1428 (?)
Tác phẩm: Nhị Khê thi tập (đã mất), Nguyễn Phi Khanh thi văn (gồm các bài thơ và hai bài văn của Nguyễn Phi Khanh do Dương Bá Cung sưu tập, in trong bộ Ức Trai di tập).
1. Đại thánh Hựu quốc tự tảo khởi 27. Hoạ Chu hàn lâm "Vị ương tảo triều" 53. Thôn cư (II)
2. Đề Tiên Du tự 28. Hoàng giang dạ vũ 54. Thôn cư cảm sự ký trình Băng Hồ tướng công
3. Đông ngạn xuân mộng 29. Hoá thành thần chung 55. Thôn gia thú
4. Bạc Nguyễn gia lăng 30. Khách lộ 56. Thù Đạo Khế Đại Học, xuân hàn vận
5. Bệnh trung hoài Hồng Giang Kiểm Chính (Thu dạ vận) 31. Khách xá 57. Thướng Hồ thừa chỉ Tông Thốc
6. Bồi Băng Hồ tướng công du xuân giang (I) 32. Mộ thu 58. Thiên Trường chu trung kỳ 1
7. Bồi Băng Hồ tướng công du xuân giang (II) 33. Ngẫu tác 59. Thiên Trường chu trung kỳ 2
8. Cổ Sơn Phạm công thị dĩ tiểu phố thi, thả đạo chư công tận dĩ canh hoạ, dư nhân mộ kỳ trần trung nhi hữu nhàn thích chi thú, y vận phú nhất luật 34. Nguyên nhật thướng Băng Hồ tướng công 60. Thiên Trường thí hậu hữu cảm
9. Cửu nguyệt Băng Hồ tướng công tịch thượng 35. Phụng canh Băng Hồ tướng công ký tặng Đỗ Trung Cao vận 61. Thu dạ
10. Cửu nguyệt thôn cư độc chước 36. Phụng chiếu Trường An đạo trung tác 62. Thu dạ tảo khởi ký Hồng Châu kiểm chính
11. Chu trung ngẫu thành 37. Quan vi kỳ 63. Thu nhật hiểu khởi hữu cảm
12. Dụng Trịnh Sinh lưu biệt vận dĩ biệt chi 38. Sơn thôn cảm hứng 64. Thu nhật khiển hứng
13. Dữ Chương Giang đồng niên Trương thái học 39. Sơn trung 65. Thu nhật lưu biệt Hồng Châu kiểm chính
14. Du Côn Sơn 40. Tam nguyệt sơ nhất nhật hiểu khởi 66. Thu thành vãn vọng
15. Du Phật Tích sơn đối giang ngẫu tác 41. Tạ Băng Hồ tướng công tứ mã 67. Thu trung bệnh
16. Gia viên lạc 42. Tặng Đông Triều Phạm tiên sinh 68. Trừ dạ dụng Đỗ lão vận, chư quân tịch thượng đồng tác
17. Giang hành thứ Hồng Châu kiểm chính vận 43. Tị khấu sơn trung 69. Trình Thanh Hư động chủ kỳ 1
18. Giang thôn xuân cảnh 44. Tống hành nhân Đỗ Tòng Chu 70. Trình Thanh Hư động chủ kỳ 2
19. Giáp Tý hạ hạn, hữu sắc chư lộ đảo vũ, vị đảo nhi tiên vũ 45. Tống kinh sư doãn Nguyễn công vi Hành doanh chiêu thảo sứ 71. Trùng du xuân giang hữu cảm
20. Hạ kinh triệu doãn Nguyễn Công vi Vân Đồn kinh lược sứ 46. Tống thái học sinh Nguyễn Hán Anh quy Hồng Châu 72. Trung thu cảm sự
21. Hạ Tống, Lê, Đỗ tam ngự sử 47. Tống thái trung đại phu Lê Dung Trai bắc hành 73. Trung thu ngoạn nguyệt hữu hoài
22. Hạ trung thư thị lang 48. Tống Trung sứ Vũ Thích Chi 74. Tuyên chiếu bãi biệt vận phó Nguyễn Viêm
23. Hỉ học sĩ Trần Nhược Hư tự Nghệ An chí 49. Tự Thiên Trường phủ phiêu quá hải khẩu ngộ phong 75. Xương Phù nguyên niên đông, dư tự Nhị Khê ngụ vu thành nam khách xá, cảm kim niệm tích, nhân thành nhập cú, phụng giản tư hình đại phu Đỗ Công, kiêm giản chư đồng chí
24. Hồng Châu kiểm chính dĩ dư vận tác thuật hoài thi, kiến phục dụng kỳ vận tặng kỳ 1 50. Thao giang quận xá 76. Xuân hàn
25. Hồng Châu kiểm chính dĩ dư vận tác thuật hoài thi, kiến phục dụng kỳ vận tặng kỳ 2 51. Thành trung hữu cảm ký trình đồng chí
26. Hồng Châu phúc tiền vận, phục ký đáp chi 52. Thôn cư (I)