Nguyên Hiếu Vấn 元好問
Nguyên Hiếu Vấn 元好問 (1190-1257) tự Dụ Chi 裕之, hiệu Di Sơn 遺山, người Tú Dung, Thái Nguyên (nay là thành phố Hãn Châu, tỉnh Sơn Tây). Nhỏ theo học ông Hách Thiên Đỉnh, thông thuộc kinh sử Bách Gia, 6 năm học thành. Xuống núi Thái Hàng, qua sông Hoàng Hà, văn chương làm Triệu Bỉnh Văn ở Bộ Lễ tán thưởng, danh nổi kinh đô, được xưng tụng tài tử số một.
Đời Kim Tuyên Tông, năm Hưng Định thứ 5 (1221) đậu tiến sĩ, trấn nhậm Nam Dương, chức huyện lệnh Nội Hương, được đề cử làm chức kiểm soát tại phủ Thượng thư, Trừ tả tư đô sự, chuyển qua Viên ngoại lang. Đời Kim Ai Tông, năm đầu Thiên Hưng (1232), nhập Hàn lâm viện làm việc tiếp nhận, biên soạn sắc dụ của vua. Nhà Kim mất, không làm quan nữa, những năm cuối đời lấy việc trước tác làm việc chính. Từng cùng người trong Trương nhu xứ viết "Kim nguyên thực lục", thành sử một thời đại. Về sau tu sửa "Kim sử", viết nhiều bản. Nguyên Hiếu Vấn mở ra văn tông một thời, văn chương độc bộ 30 năm.
Đời Nguyên, Nguyên Thế Tổ (Hốt Tất Liệt) nghe danh, cho mời vào làm việc ở Quán khách xứ, chưa được trọng dụng thì đã mất.
Ông để lại "Di Sơn tập", "Trung Châu tập", "Nhâm Thìn tạp biên" truyền lại đời sau. Tản khúc của ông tuy còn lại ít, nhưng đã có ảnh hưởng lớn. Chu Quyền 朱權 nhà Minh trong "Thái Hoà chính âm phổ" 太和正音譜 bình những bài của ông "như cây tùng đơn độc ở vách đá cuối trời". Nhất là bài "Sậu vũ đả tân hà" 驟雨打新荷, từ ngữ mới lạ, cấu tứ cao siêu, được xướng hoạ truyền tụng rất nhiều.