Jan 14, 2025

Biên khảo

Công Chúa Huyền Trân
Lê Văn Lân * đăng lúc 06:15:53 PM, Oct 09, 2013 * Số lần xem: 2439
Hình ảnh
#1

700 Năm Trước: CÔNG CHÚA HUYỀN TRÂN

Từ thân gái ngàn dặm ra đi đến thoát hiểm khỏi hỏa đàn!

 

Những bóng sắc làm rung chuyển sơn hà

            Đọc lại sử Việt, người ta thấy thấp thoáng rất nhiều bóng sắc của phụ nữ đã làm rung chuyển sơn hà. 

            Mỗi bóng sắc đã  tạo ra những trang cố sự đáng ghi nhớ, và  đủ sắc thái khác  nhau:  

_ khi thì  hào hùng oanh liệt trên đầu voi chiến trận như Nhị vị Trưng Vương, hay bà Triệu;

_ khi thì đóng vai trò giám quốc  tài ba  khi quân vương của mình trẩy binh Nam tiến bình Chiêm như bà Nguyên Phi của vua Lý Thánh Tông;

_ khi là một bà hoàng hậu  bốc máu ghen ngùn ngụt đã bắt mẹ vua cùng 72 thị nữ hạ ngục tối rồi giết đi như Ỷ Lan phu nhân

_ v.v…

            Ôi! kể ra thì nhiều lắm nếu còn nhắc đến những tên tuổi khác như Ngọc Khoa, Ngọc Vạn, Công chúa Ngọc Hân, Ngọc Bình,  Thái hậu Từ Dũ …

 

            Nói đến người phụ nữ Á Đông, người ta quen nghĩ đến hình ảnh an phận ( chữ An ) của người con gái (chữ  Nữ  ) dưới mái gia đình ( bộ Miên ). Nghĩ thế là rất lầm!  Vì nếu có cơ hội  được thả ra ngoài xã hội, người phụ nữ lại vô cùng “động”, và lại còn động hơn nam giới  như bài thơ nào của một thi sĩ Trung hoa:

Chàng như mây mùa thu,

Thiếp như  khói trong lò

Cao thấp tuy có khác

Một thả cũng tuyệt vời!

 

 [Nhìn nước Mỹ hiện nay, nơi mà người ta chủ trương bình đẳng về cơ hội (Equal Opportunity), ta thấy người phụ nữ đã gần như đảm đang những vai trò không thua gì nam giới ngoài xã hội]

 

Một viên bảo- châu có giá trị liên-thành!

            Năm nay là năm kỷ niệm đất Huế 700 năm, tôi xin đặc biệt nói đến một bóng sắc giai nhân lá ngọc cành vàng vào đời Trần. Nàng đã lâm vào một hoàn cảnh đặc biệt với nhiều tình tiết éo le của một con cờ sách lược quốc gia.

            Tương truyền rằng với làn da đen mặn mà nhưng vô cùng kiều diễm, bà rất xứng đáng với mỹ hiệu là Công Chúa Huyền Trân.  Giá trị thân phận của Huyền Trân là một viên ngọc quí có giá trị liên thành với nguyên ủy như sau:

            Huyền trân là con gái của vua Trần Nhân Tông, em gái của Trần Anh Tông. [Theo lời đồn, Anh Tông rất đẹp trai như Tống Ngọc Tràng Khang nên nhan sắc của Huyền Trân ắt là phải như chim sa cá lặn chăng?] Năm 1293, Nhân Tông truyền ngôi cho Anh Tông để làm Thái Thượng-hoàng rồi xuất gia tu ở núi Yên Tử. Đến năm 1301, Thượng hoàng sang du ngoạn xứ Chiêm Thành theo lời mời giao hảo của họ.  Ở chơi tại Chiêm ngót 9 tháng, ngài có ước gả Huyền Trân cho vua Chiêm là Chế Mân ( tên Chiêm là Jaya  Sinbavarman III) mặc dù vua này đã vợ chính thất người gốc xứ Java ( có tên là hoàng hậu Tapasi).  Sau đó, ròng rã trong 4, 5 năm Chế Mân chì chiết kiên trì cho mang vàng bạc và các quí sản để cống sứ như trần hương, châu báu và cầu hôn.  Triều thần có nhiều người không thuận và trong dân gian lại xôn xao đàm tiếu.

            Nhưng  Chế Mân lại xin dâng vùng đất Ulik ( tức là hai châu Ô và châu Rí để làm sính lễ. Triều thần nhà Trần vẫn không tán thành, chỉ có Văn Túc Đạo Tái chủ trương việc gả. Cuối cùng, vua Trần Anh Tông mới có quyết định thuận gả tối hậu mặc dù trước bao nhiêu chống đối.từ phía triều thần cũng như từ dư luận dân gian. Qua vấn đề chấp thuận của vua Anh Tông, ta cũng nên tìm hiểu về cái cá tính bướng bỉnh đặc biệt của vua Trần Anh Tông, ông vốn là người cà quyết, dám nghĩ dám làm qua nhiều việc sau:

1). Lúc còn là thái tử Trần Thuyên, chàng hay uống rượu và đêm thường lén ra ngoài cung chơi bời , có khi bị đồ vô lại hành hung. Sau khi lên ngôi vua, cũng vì tật uống rượu say mèm, Anh Tông quên cả nghênh đón Nhân Tông Thái Thượng hòang ở Thiên Trường về kinh.  Khi Anh Tông tỉnh rượu thì sợ hãi bèn một bài biểu dâng lên tạ tội mới được Thái Thương tha cho. Và từ đấy, Anh Tông không uống rượu nữa.

2) Từ xưa, các vua Việt vẫn giữ tục xâm chàm vào đùi, nhưng Anh Tông không muốn theo dù rằng Thượng Hòang khuyến cáo rằng mình là vua phải làm thế mới được. Anh Tông tuy vâng dạ nhưng sau đó Thượng Hoàng bận việc quên đi và Anh Tông  cũng lờ đi, nên từ đấy không còn tục vua Việt xâm đùi.

3)Anh Tông lại cứng cỏi không tin nhảm.  Sử chép khi ông đau nặng, hoàng hậu mời sư tăng lại để làm lễ coi bói sự sống chết, ông  gạt phắt và bảo rằng: “Sư tăng đã chết đâu, mà biết đến sự chết”.

            Trong sự gả Huyền Trân để đổi chác đất đai, chính  vua Anh Tông đã  tính toán thiệt hơn mà quyết định, vì nhờ đó mà  quốc gia Đại Việt chỉ có lời  và tiết kiệm bao xương máu của người lính Việt. Hơn nữa, chính sách bành trướng của nước Việt duy nhất chỉ có sách lược Nam Tiến mà thôi vì ở phuơng Bắc thì bị Trung Quốc chế ngự rồi.  Bởi thế, hậu thế mới có một nhà thơ đã vịnh chuyện Huyền Trân  như sau:

Hai châu Ô, Lý vuông nghìn dặm.

Một gái Huyền Trân của mấy mươi?

            Về khía cạnh là nữ nhi gả bán theo chồng, tâm sự của Huyền Trân kể thật đáng thương như tiếng hát Nam Bình:

Vì lợi cho dân,

Tình đem lại mà cân,

Đắng cay muôn phần.

            Và chua chát chẳng đặng đừng:

Con vua lấy gã bán than,

Nó đưa lên ngàn cũng phải đi theo.

            Gái Việt trong dân dã lấy chồng xa ngay vào thuở xa xưa kể gần như đoạn tuyệt với gia đình, huống hồ chi Huyền Trân là thân phận công chúa lấy chồng Chiêm Thành  hoàn toàn khác tiếng nói tập tục, nhất theo Ấn độ giáo  nên dễ khiến làm cảm động lòng người:

Hôm nay còn xuân, mai còn xuân

Phơi phới mưa sa nhớ cố nhân

Phận gái ví  theo lề ép uổng

Đã về Chiêm quốc như Huyền Trân

Nguyễn Bính (Nhạc Xuân)

 

Những Sứ thần đặc nhiệm của quốc gia trong sử Việt?

            Nói đến hoàn cảnh những nàng công chúa Đại Việt bị gả cho những người chồng dị chủng, phần lớn người ta đã ngộ nhận là bà công chúa Huyền Trân là trường hợp đầu tiên và duy nhất trong lịch sử. Trước bà và sau bà đã từng có những bóng sắc giai nhân theo hầu chồng khác giống.  Sự ngộ nhận râu ông nọ cắm cằm bà kia này bắt nguồn từ sự giải thích một câu phong dao Việt rất quen thuộc sau:

Tiếc thay cây quế giữa rừng,

Để cho thằng Mán, thằng Mường nó leo

            Rất nhiều người đã yên trí là câu này áp dụng cho trường hợp của công chúa Huyền Trân đời Trần gả cho vua Chế Mân của Chiêm Thành.  Kỳ thực là hoàn toàn không đúng mà là áp dụng cho những công chúa đời nhà Lý bị gả cho những tù trưởng bộ lạc ỡ thượng du ngoài Bắc.  Chúng ta hãy dở cuốn Việt Nam Phong sữ của cụ Tiểu Cao Nguyễn văn Mại ( bàn dịch của Tạ Quang Phát ) mà kiểm  chứng ở Chương 31 thì thấy ghi rành mạch rằng:

Tiếc thay cây quế giữa rừng,

Để cho thằng Mán thằng Mường nó leo

            Thơ phong sử này thuộc tỷ ( nghĩa là so sánh- lời người viết)

             Là cây ngọc quế.  Mán và Mường là những bộc lạc người thượng ở Bắc Kỳ.

            Triều nhà Lý, đi kinh lý miền Thượng Du, cho nhữnt tù –trưởng các phiên trấn làm thủ lãnh coi việc binh dân, nhưng lại lo ngại khó chế-ngự được họ, mới mượn việc hôn nhân mà ràng buộc họ.

            Trong đầu thời vua Lý Thái tông:

_ Công –chúa Bình Dương gả cho tù trưởng Lạng châu là Thân-Thiệu -Thái

_ Công chúa Kim –Thành gả cho tù trưởng Phong-châu là Lê- Ninh-Thuận,

_ Công chúa Trường-Ninh gả cho tù trưởng Thượng Oai là Hà- Thiện- Khoan

            Trong thời vua Lý Nhân tông:

_ Công chúa Khâm Thánh gả cho tù trưởng Vị-Long là Hà-Di-Khánh

            Trong thời vua Lý Anh tông:

_ Công chúa Thiều Dung gả cho tù trưởng Phú Lương là Dương-Tự-Minh.

            Đó là mưu kế dùng mỹ- nhân  để chống chế các tù tù trưởng người Mán vậy.

            Nhưng đường đường triều đình nhà Lý, há không có phương lược có thể chế ngự những tù trưởng người Mán hay sao, lại phải dùng những trang nữ nhi cành vàng lá ngọc yểu điệu thướt tha để trấn biên cảnh?

            Theo như trên, chúng ta thấy chính sách dùng những bóng sắc giai nhân từng là một sách lược quốc gia được áp dụng từ trước rồi và những nàng công chúa đã trở thành những đặc sứ ngọai giao hay những “An Phủ Sứ” đặc nhiệm của triều đình (An Phủ Sứ là những sứ thần đi phủ dụ vỗ về nước ngoài vậy)

 

Một sự việc bất ngờ như sét đánh?

            Đến tháng sáu năm bính ngọ (1306), Huyền Trân được đưa về Chiêm Thành và được phong hoàng hậu với mỹ hiệu là Paramecvari. Sang năm sau (1307), vua Anh Tông tiếp thu hai châu Ô và Rí và đổi tên là Thuận-châu và Hóa-châu, rồi sai quan Đoàn Nhữ Hài vào kinh lý và đặt quan cai trị.  

** Cũng nên biết  cửa biển Tư Hiền  ở phía đông bắc huyện Phú Lộc Thừa Thiên  vào đời Lý được gọi là Ô Long nhưng vào đời Trần, cửa này  được đổi tên là cửa Tư Dung để kỷ niệm về công chúa Huyền Trân ( Tư là nhớ, Dung là vóc dáng, hình dong).

      Huyền Trân làm hoàng hậu Chiêm quốc chỉ non một năm thì cuộc đời của bà gặp một biến cố bất ngờ: vua Chế Mân mất vào tháng 5 năm 1307.  Thế Tử Chiêm phái sứ giả sang Đại Việt dâng voi trắng và cáo về việc tang.  Tục nước Chiêm, khi vua mất thì hoàng hậu phải lên hỏa đàn để tuẫn tang. Vua Trần Anh Tông sợ em gái bị hại bèn sai võ tướng Trần Khắc Chung ( chức vụ là Nhập nội hành khiển Thượng thư Tả bộc xạ) cùng An Phủ sứ Đặng Văn sang Chiêm, giả tiếng là điếu tang để tìm cách cứu Huyền Trân đưa về nước.

            Trần Khắc Chung, “người hùng “lãnh sứ mệnh giải thoát Huyền Trân là ai? Ông trước vốn là người yêu của Huyền Trân song vì đại sự, cả hai cùng dẹp tình riêng, nay ông lại chỉ định làm sứ giả cho nhiệm vụ đặc biệt này là đị vào đất Chiêm giải cứu cho nàng. Sứ mệnh của ông có thể gọi là Sứ Mệnh hiểm nghèo thuộc lọai “bất khả thi”( Mission  Impossible) vì sơ hở với một chi tiết là hỏng sự ngay trong khi các cung nữ tùy tòng của Huyền Trân trong tình trạng xôn xao nôn nóng bắn tin khẩn cấp với câu hát là:

Đàn kêu tích tịch tình tang

Ai đem công chúa lên thang mà ngồi.

            Thang đây không phải cái thang để leo lên mà chính là dàn củi để thiêu lúc hỏa táng. Sự việc công chúa Huyền Trân phải chăng là một sự việc oái oăm ngoài sự dự liệu của vua tôi nước Việt. Vào đời Lý, những tù trưởng bộ lạc thượng du dẫu sao cũng là cùng một nề nếp phong tục với người Việt, còn người Chiêm Thành vào đời Trần thì theo tục của Bà la môn giáo trong đó có tục thiêu sống quả phụ để tuẫn tang với người chồng vừa chết.  Tục này gọi là sati bắt đầu có từ thế kỳ thứ tư trước Công nguyên ở Ấn độ đã truyền qua Chiêm Thành.  Đây chính là một tbài toán nan giải bất ngờ cho vua tôi nhà Trần!  Để Huyền Trân chết thiêu theo phong tục Chiêm hay phải giải cứu nàng khỏi hỏa đàn?

            Chữ Sati theo nghĩa nguyên thủy của Phạn ngữ là “người tiết phụ”  ( “faithful wife”)節婦 nhưng về sau thi hiểu rộng là tục lệ cùng chết với chồng trên hỏa đàn tức là  tuẫn tử (“dying with”) 殉死   hay tuẫn tang   殉喪.

          Theo phong tục của Ấn độ giáo, người tiết phụ chết theo chồng có thể hiểu theo nhiều khía cạnh ý nghĩa:

_ Hoặc là một hình thức “tái hợp hôn “cả hồn lẫn xác với người chồng trong kiếp sau hay là một sự ơn đền nghĩa trả về tiền oan túc trái  theo sự tin tưởng của Ấn độ giáo Bà la môn

_ Hoặc là một sự bày tỏ tiết hạnh quí phái của đẳng cấp Ksatriya ( giai cấp Hiệp sĩ)

            Tục Sati thiêu sống quả phụ có trong xã hội Ấn Độ từ 400 năm trước Công nguyên chỉ tồn tại cho đến khoảng 1829-30 theo luật Thuộc Địa của người Anh. Ở Trung Hoa, tục tuẫn táng chôn sống người cũng đã có như thời Tần Thủy Hoàng. Trong văn hóa Việt Nam, sự tuẫn tiết tự tử chết  theo chồng là một sự tự nguyện từng được kính trọng đề cao như là đức hạnh cao quí như trường hợp bà Nguyễn thị Kim chết theo vua Lê Chiêu Thống, hay cô Nguyễn thị Giang chết theo anh hùng Nguyễn Thái Học- Chàng đi theo nước, thiếp theo chàng! 

 

Một sứ mệnh hiểm nghèo

            Đối với triều đình  đời Trần, đương nhiên không ai thản nhiên để cho Huyền Trân công chúa phải bị “ thiêu sống” dù rằng lấy chồng phải theo phong tục bên chồng, vì nó  vừa đi ngược phong tục Việt Nam, vừa khũng khiếp đau  đớn cho công chúa.  Vả lại vào đời Trần, với tinh thần của hội nghị Diên Hồng, dư luận của thần dân không ai chịu làm ngơ mà không lên tiếng phản kháng.

            Nhưng  sự giải thoát cho Huyền Trân không phải đơn giản tầm thường mà  đòi hỏi một kế họach nghiên cứu tận tường địa hình địa vật về kinh đô Chiêm Thành. Kinh đô này  là Vijaya hay thành Đồ Bàn ( hoặc Chà Bàn), hiện nay thuộc địa phận xã Nhơn Hậu, huyện An Nhơn và  cách xa thành phố Qui Nhơn ( tỉnh Bình Định ) 27 cây số về hướng tây bắc. Sự bắt cóc Huyền Trân không phải dễ vì làm sao tiếp xúc với bà trong thời gian vua Chế Mân còn quàn xác trong cung vua  và các trạm canh từ đó ra bờ biển. được canh chừng nghiêm nhặt  rất khó cho một sự giải thóat bằng ngựa phóng nhanh qua gần 30 cây số trên đường bộ, và đội canh phòng thiện nghệ duyên hải của hải quân Chiêm Thành  cũng là một yếu tố cản trở.  Thành thử mưu kế giải cứu cho Huyền Trân trở thành một sứ mệnh hiểm nghèo tính toán từng phút từng giờ (operation minutée). Sách lược  này phải là “công kỳ vô bị, xuất kỳ bất ý” theo như binh pháp Tôn Tử,.

            Trong trường hợp Huyền Trân, tướng Trần Khắc Chung phải sử dụng đầu lưỡi ngọai giao để thuyết phục người Chiêm Thành tin theo mà không phòng bị khi đưa Huyền Trân ra bờ biển đã có thuyền nhò chờ sẳn với những tay chèo như bơi chải, thời tiết cũng phải thuận lợi với sự tính toán của hướng gió v.v…

            Trần Khắc Chung là một người hùng thích hợp cho công tác này vì ông là người đầy mưu lược và có kinh nghiệm về tình báo. Ông vốn họ Đỗ xuất thân từ một chức nhỏ nhưng có tài. Khi quân Nguyên đóng quân ở Đông Bộ đầu, Trần Hưng Đạo cố thủ ở đầu phía nam.  Chính Đỗ Khắc Chung tình nguyện đi dọ thám tình hình và được vua Nhân Tông sai đến trại quân Nguyên xin hòa để làm chước hoãn binh. Làm tròn sứ mệnh này, ông được trọng dụng và thăng chức. Từ đó, ông được mang quốc tính là họ Trần.

            Theo sử chép, Khắc Chung đã thành công trong sự bắt cóc Huyền Trân khỏi tay của Chiêm Thành nhưng ít ai hiểu được tình tiết giải cứu  ra sao khi  đưa bà ra bãi biển rồi leo lên một chiếc thuyền nhẹ chờ sẵn đễ đưa bà ra xa.rồi  dong buồm ra về phương bắc.  Nhưng phải ăn nói làm sao để dụ người Chàm đưa Huyền Trân ra bãi biển mà không một chút nghi ngờ về quỉ kế.  Đây chính là một điểm ly kỳ đầy tính chất chiến tranh tâm lý. Khi mới sang đến Đồ Bàn, Trần Khắc Chung gặp thế tử Chiêm Thành bèn vận dụng ba tấc lưỡi nói như sau:        

            Vùng đất phía bắc của cổ vương quốc Chiêm Thành trước kia vào thời nhà Hán là đất Việt Thường ,huyện Tượng Lâm , quận Nhật Nam. Hai nước Đại Việt và nước Chiêm thành cũng là đất nước liền nhau, từng giao hảo tốt nên Đại Việt mới gả công chúa cho quốc vương Chiêm để tò tình lân quốc thuận hòa  Nay hai nước đã kết giao hòa hiếu, thì nên tập lấy phong tục tốt của nhau. Quốc Vương Chiêm Thành mất, nếu đem công chúa lên hỏa thang tuẫn tang ngay thì việc tu trai sẽ không có người chủ trương. Chi bằng theo tục lệ bản quốc Đại Việt, trước hãy ra bờ biển để chiêu hồn ỡ bên trời, đón linh hồn cùng về rồi mới lên hỏa đàn sau.

            Nghe nói có lý luận rành mạch như vậy, thế tử Chiêm bèn thuận cho thi hành để cho Huyền Trân được rước ra bờ biển để làm lễ chiêu hồn. và nhờ đó Huyền Trân mới thóat hiểm.

            Nhưng lễ chiêu hồn là lễ gì?

            Là người Việt, chúng ta hiện nay không mấy ai đã biết đây là một tập tục ngàn năm của ta,  pha trộn tín ngưỡng về thuyết Linh Hồn sơ khai cổ truyền của dân Lạc Việt phối hợp với nghi thức cúng vái của Phật giáo Đại Thừa từ Trung quốc truyền sang. Trong phong tục ma chay của Việt Nam, trước đây vẩn có tục gọi hồn người mới mất gọi là tục Chieâu Hoâ [Moät ngöôøi con caàm caùi aùo cuûa ngöôøi cheát roài leo leân maùi nhaø, tay traùi caàm coå aùo, tay phaûi caàm vaït löng aùo roài goïi teân ba laàn: Ba hoàn chín vía cha (meï) ôû ñaâu veà vôùi con.]  Vôùi tuïc chieâu hoâ, ngöôøi ta hy voïng ngöôøi cheát ñoäng loøng soáng laïi.  Nhưng khi ngöôøi beänh ñaõ thöïc sö cheát thì ngöôøi nhaø laáy moät mieáng luïa hoaëc vaûi traéng daøi 7 hay 9 thöôùc ta ñeå leân treân maët, sau keát laïi thaønh hình ngöôøi goïi laø “Hoàn Baïch” ñeå Hoàn thieâng ngöôøi cheát nhaäp vaøo ñaáy.  Hoàn Baïch duøng ñeå thôø cuùng treân linh toaï hay baøn thôø.  Phong tuïc Vieät vaãn tin raèng nhöõng hoàn ma cheát oan thöôøng khoâng sieâu thoaùt maø chæ luaån quaån taïi nôi choán bò cheát.  Do ñoù, coù tuïc laäp am mieãu ôû doïc ñöôøng, bôø soâng, sau beänh vieän ....Phong tục Việt Nam còn có phong tục đánh đồng thiếp hay nhờ người “gọi hồn”người  đã chết từ cõi âm lên trong nhà có động. Ngay đối với người còn sống, hồn phách cũng có thể bị hớp mất vì nhiều lý do như động chạm với thần thánh nên gia đình phải van vái tế lễ v.v…

 

Một sự dàn cảnh độc nhất vô nhị trong lịch sử

 

 

 

 

 

HÌNH PHÁC HỌA VỀ CÁCH THIẾT TRÍ MỘT LỄ CHIÊU HỒN Ở BỜ SÔNG

 

            Phong tục Chiêu Hồn đã lưu dấu trong tác phẩm văn chương nổi tiếng như bài Chiêu Hồn ca của Tống Ngọc khốc điếu thầy mình là Khuất Nguyên.  Nghi thức tụng niệm được ấn định trong những sách chữ nho như Tam Giáo chính độ và Tạp Tiếu chư khoa tập của Phật giáo Đại thừa. Dân gian Việt Nam tin rằng những linh hồn người chết không được cúng vái cầu siêu sẽ trở thành những vong hồn ở chân trời góc biển. Về nghi thức cúng chiêu hồn, thiết tưởng ít ai tìm hiểu mặc dù trong truyện Kiều có nhắc đến tục này:

Chieâu hoàn thieát-vò leã thöôøng,

Giaûi oan laäp moät ñaøn traøng beân soâng.

            Vậy để tìm hiểu lại  tục này, chúng  ta cần tìm đọc lại trong Tập Bulletin de l’École Francaise d’Extrême- Orient ( quên số báo) một bài biên khảo của ông Nguyễn văn Khoan, phụ tá làm việc cho Trường Viễn Đông Bác Cổ với tựa đề là Le Repêchage de l’âme ( avec une note sur les Hồn et les Phách d’après les croyances tonkinoises actuelles).  Bài biên khảo này miêu tả chi tiết một lễ chiêu hồn xảy ra ở làng Cự Đà, tỉnh Hà Đông ngoài Bắc cho một người tắm hồ chết đuối thời tiền chiến.

 

             Dựa theo hình phác họa trong bài này, chúng ta có thể hình dung cu thể về lễ chiêu hồn được thiết trí ra sao ở nhiều nơi ở ViệtNam với vài chi tiết thay đổi tùy theo địa phương..

            Lễ chiêu hồn thường được bầy biện tổ chức như sau:

1)      Một bàn thờ đặt trong một cái kiệu (hay long đình), bên trong bầy hai cái mão: một cái mão trắng cho thần Hà Bá là vua sông nước, còn mão kia màu vàng cho vị thần gọi là Âm phù dẫn hồn sứ giả. Ngoài hương đèn hoa quả xôi chè còn có một tờ sớ điệp để thình cầu hai vi thần trên

2)      Một bàn thờ nhò kê trước cái kiệu là cho vong hồn người chết gồm một bài vị (hay tấm ảnh), một cái đầu heo, một dĩa đựng hai đồng tiền xin xăm.

3)      Đặc biệt còn có thêm một bàn nhỏ nữa trên có để một tấm gương nhỏ quay mặt về hướng sông gọi là kiếng soi đường cho lễ khai quang vì hồn ma lạc long không biết hướng về.

4)      Trước bàn thờ vong, bên trái có dựng một cây gậy gọi là kim tích trượng, tượng trưng quyền phép cùa Địa Tạng vương Bồ tát; ở đầu gậy có một cái vòng đồng treo một giải vải đỏ viết chữ Nam vô thập phương chư Phật.  Gậy phép này để  đưa vong hồn về cõi Phập

5)      Trước bàn thờ vong bên phải có một cây nứa tre còn lá tươi ở ngọn để  treo cành phướn ( gọi là thấn phan) tức là một giải giấy trắng : trên đỉnh có chữ Úm bằng Phạn ngữ (chữ đầu trong câu thần chú : Úm ma ni bát minh hồng), bên dưới thì có ba giòng chữ dọc ghi danh tánh và ngày sinh, ngày mất của vong hồn

6)      Dưới chân bàn thờ có để một con hình nộm (để thế mạng cho vong hồn) và một chuồng có con gà trống (thần kê) để hướng dẫn hồn ma, một om đất đựng những lá bùa.

7)      Rồi đến một cây cầu làm bằng một tấm vải trắng căng từ bàn thờ nhỏ ra tận bờ nước, ở đó lại kê thêm cái thang nhỏ có 3 bậc làm bằng cọng là chuối. Chủ đích là để vong hồn từ dưới nước leo lên đến bàn thờ vong. Kích thước của cây cầu hồn bằng vải thì chiều ngang là một thước mộc Việt Nam xưa (0m40), nhưng chiều dài tùy theo là vong hồn nam hay nữ. Đàn ông thì ba hồn bẩy vía, đàn bà thì ba hồn chín vía, (Vậy chiều dài của cây  cầu cho đàn ông là : 0m40 x 7 x 3 = 8m 40)

8)      Cuối cùng, ở bờ nước có một chiếc thuyền neo sẵn, để cho vị sö  ch lễ  và vợ con người chết leo lên  bơi nhiều vòng trên mặt sông. Vị sư  vừa tụng niệm vừa caàm  “caønh phöôùn” khua khaép phía ñeå thu vong hoàn voâ phöôùn, xong höôùng daãn  vong hồn  lên bờ sau khi quaêng hình noäm xuoáng goïi laø “hình nhaân theá maïng” và cái om bùa để trấn quỉ ma quấy phá..

     

      Trở lại sự giàn dựng sự  chiêu hồn của công chúa Huyền Trân, thì  Trần Khắc Chung nói thác là phải hú hồn phách của công chúa còn quyến luyến với quê hương  Đại Việt  nhập vào thân xác bà trước khi bà bị đưa lên giàn hỏa.  Lẽ tất nhiên, chúng ta có thể nghĩ rằng phái bộ sứ giả Trần Khắc Chung đã cố ý có một sự dàn cảnh tương tự như trên, cốt để  già bộ đưa công chúa lên thuyền nhỏ đậu sẵn trên bờ biển  nhưng rồi xuất kỳ bất ý chèo tuốt ra khơi. Khi đó, thì lập tức những quân Việt xông tới và cướp công chúa qua thuyền mình, dong buồm ra khơi nhắm thằng về phương bắc.

      Trường hợp của Huyền Trân được ví như hạt trân châu đem gả bán xứ người để đổi đất thì nay được cướp về lại, khiến người Chiêm Thành phải tức tối ngẩn ngơ :

Châu đi rồi lại châu về đó,

Ngơ ngẩn trông nhau mấy đứa Hời!

 

Hậu quả của vụ Huyền Trân

            Sau khi Huyền Trân được cướp về Việt Nam, thì người Chiêm Thành  vô cùng tức giận và kiếm cách phục thù bằng sự  đánh đòi lại hai châu Ô Lý  nhiều lần. Trong bài viêt Góp phần tìm hiểu lịch sử Champa, ông Po Dharma viết:

            “ Sự kết hôn này (giữa Chế Mân và Trần Huyền Trân ) đúng là một vở bi kịch tình sử. Vì rằng chưa đầy một năm chung sống với công chúa Đại Việt, Jaya Simhavarma đệ tam từ trần trong một khung cảnnh vô cùng mờ ám, để rồi Huyền Trân tìm cách chạy trốn về Thăng Long với Trần KhắcChung mà chưa ai hiểu được nguyên nhân nào để giải thích cho sự hiện diện của Trần Khắc Chung trong bối cảnh lịch sử này.  Nhiều câu hỏi thường được nêu ra về cái chết đột ngột của vua Jaya Simhavarma đệ III. Nguyên nhân nào giài thích cho mưu mô chạy trốn của công chúa Huyền Trân, trong khiai cũng biết rằng công chúa Đại Việt này không thể hội đủ điều kiện để xin lên giàn hỏa.  Nếu theo truyền thống Champa chỉ có bà hòang hậu chính thức mới được phép để hủy thân trên giàn hỏa với chồng của mình.

            Vì không chấp nhận vở bi kịch lịch sử này, vua Champa kế tiếp d0ã từng dùng vũ lực,vào năm 1311, 1312,1317-1318, 1326 và 1353, nhằm yêu cầu Đại Việt trao trả cho vương quốc này hai châu Ô Lý nhưng không thành công (sách Champaka số 1 – 1999)

 

            Đúng thế, vua Chiêm kế vị  là Sri Jaya Sinhavarman IV (Chế Chí) (1307-1312) đã khởi binh khiến vua Trần Anh Tông sai quân đi đánh bắt được Chế Chí đem về hành cung ở Gia Lâm rồi chết năm 1313. Vào năm 1312 thì Chế Năng (Chế Đà A Bà Niêm) lên ngôi đánh chiếm hai châu Ô, Lý, nhưng bị thua và phải chạy sang Java.  Chế A Nan lên ngôi,cũng quấy phá khiến  vua Trần Minh Tông sai quân đi đánh Chiêm Thành nhưng không được. Cuối cùng  Chế Bồng Nga (A Đáp A Giả)cũng đem quân đi đánh châu Hoá vào các năm 1361, 1362, 1366, 1368.  Vào năm 1377, vua Trần Duệ Tông cất quân đi đánh Chế Bồng Nga thì  bị kế trá hàng phục binh mà tử trận. Quân Chiêm Thành bấy giờ thấy nước Đại Việt suy nhược nên trong mấy năm mà vào phá kinh thành Thăng Long đến 3 lần. Nhưng vào ngày 23 tháng 1 năm 1390., Chế Bồng Nga đem 100 thuyền đánh ở sông Luộc tình Hưng Yên bị tùy tướng mưu phản nên ông bị phục binh và  trúng phải đạn chết.. Năm 1394, nhà Trần mới thu lại đất châu Hoá. ( theo Việt Nam  Sử lược của Trần Trọng Kim)

 

            Về phương diện văn hóa, hậu quả của những giao tranh dai dẳng Chiêm Việt còn tác động nhiều trong tâm thức của dân gian Việt Nam  và có thể do đó khiến nảy sinh ra tục Cúng Đất. Tục này vốn là của các cư dân vùng Ngũ Quảng gồm Quảng bình, Quảng trị, Quảng đức (tức là Thừa thiên Huế), Quảng nam và Quảng ngãi tức là hai châu Ô Lý của Chiêm Thành. . Không biết nói có quá đáng chăng khi ta khẳng định rằng hiểu được ý nghĩa của tục Cúng đất là hiểu được tâm thức kín sâu của con người dân Ngũ Quảng và đặc biệt dân Huế đối với vùng đất mà họ chọn làm địa bàn sinh sống từ mấy trăm năm. Qua tục cúng đất mỗi năm hai kỳ vào tháng 2 và tháng 8 âm lịch, dân gian thường bày tỏ lòng thành khẩn cầu quốc thái dân an qua sự tri ân và cúng vái những đẳng cấp thần linh đang cai quản vùng đất đai trời biển  mà họ sinh sống như Thổ Địa, Thổ Công, Hà Bá, Long Vương các vị Tiên Khai Canh, Hậu Khai Khẩn chi thần v.v…  Nhưng có một điểm đáng lưu ý là người dân miền Trung không quên dâng cúng cho những thủ lãnh của dân Chàm, dân Mọi từng cư trú trên địa bàn những Châu Ô Lý như Man Nương thần Nữ, chúa Lồi, chúa Lạc… Và trong đáy tâm tư người dân vẫn mang ý thức về sự hiện diện của những hài cốt vô danh nay tuy đã ra tro bụi còn nằm đưới nền đất mà họ đang ở do biết bao trận giao tranh Chiêm Việt ngày xưa.

           

            Câu chuyện của công chúa Huyền Trân từ thân gái ngàn dăm ra đi đến sự thóat hiểm khỏi hỏa đàn trên xứ Chiêm đúng là một bi kịch tình sử trong đó chứa bao nhiêu tình tiết âm mưu, giàn đựng, nhưng nó chỉ là một mắc xích sơ khởi nằm trong sách lược bành trướng đất đai của Đại Việt  bắt đầu vào thế kỷ 14.  Lịch sử Nam tiến của dân Việt còn diễn tiến không ngừng như vết dầu loang về sau cho đến khi tổ tiên của ta chiếm trọn vùng đất Chân Lạp ở miền Nam.  Và cũng ngộ thay, bên cạnh những hoạt động chinh chiến quân sự để bành trướng như vậy, những trang sử Việt  về sau lại ghi thêm vài bóng sắc giai nhân khác như những Công Chúa Ngọc Khoa và Ngọc Vạn đã can dự qua những cuộc hôn nhân dị chủng.

 

            LÊ VĂN LÂN

Ý kiến bạn đọc

Vui lòng login để gởi ý kiến. Nếu chưa có account, xin ghi danh.