Jan 14, 2025

Bài giới thiệu

Một thoáng Trúc Lâm Bạch Mã
Thích Tâm Hạnh * đăng lúc 09:28:35 PM, Jun 05, 2013 * Số lần xem: 1921
Hình ảnh
#1
Giới thiệu
THIỀN VIỆN TRÚC LÂM BẠCH MÃ
Thích Tâm Hạnh

Nằm giữa hai miền đất nước, nơi mảnh đất Thần Kinh, Bạch Mã hiển hiện trầm hùng, kỳ vỹ mà ôn hòa, như mang theo cái mát lành của Cao nguyên Đà Lạt về trên xứ Huế.
Vào năm 1932, một Kỹ sư Công Chánh người Pháp Gacques Girard đã khám phá núi Truồi và tiến dần lên vùng Bạch Mã. Đến năm 1945, Thành phố Bạch Mã được xây dựng gần hoàn chỉnh với 139 ngôi biệt thự. Nơi ấy có chợ, có bưu điện, có bệnh viện.v.v…
Sau do chiến tranh, Thành phố này bị tàn phá, Bạch Mã tưởng chừng đã ngủ yên trong lòng người dân Huế. Gần đây, Bạch Mã được hồi sinh trở lại. Ngày ngày mây trắng phủ đầu non; khi thì trầm mặc, lúc lại bồng bềnh, có khi lại thong dong, tự tại. Nếu đứng từ độn Trì Giang, hay từ cầu Lương Điền (Truồi), hoặc nhìn từ Ngự Bình (Huế), ta trông thấy những áng mây trắng lửng lờ có hình dáng như con ngựa. Vì thế, người ta gọi vùng núi này là Bạch Mã. Đối với người Tây phương, Bạch Mã được xem như là mặt trời.
Nằm cuối dãy Trường Sơn Bắc, Bạch Mã như cái rốn ở giữa Trường Sơn, giao lưu giữa hai miền Nam - Bắc, cho nên nguồn động vật và thực vật ở đây rất phong phú.
Ở độ cao 1450m, cách biển đông 5km đường chim bay, hằng ngày chúng ta có thể thưởng thức cả hai luồng gió: Lục địa và biển đông. Nhiệt độ thường khoảng từ 19 – 21 độ C, cho nên Bạch Mã được xem là một trong những vùng khí hậu lý tưởng.
Cuối dãy Bạch Hổ là mỏm núi Lưỡi Cái, cuối dãy Thanh Long là đỉnh núi Truồi, lấy ngọn Trì Giang làm Án Sơn; quả đồi Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã hiện lên giữa lòng Hồ Truồi như một đóa hoa, gối đầu vào núi rừng Bạch Mã trải dài hút mắt. Có Long chầu Hổ cứ, có thủy bão sơn bao, hồn thiêng Yên tử hay suối Thiền Trúc Lâm như đang hòa quyện, tuôn trào cho linh hồn Bạch Mã càng thêm sống động.
Từ Thành phố Huế xuôi về Nam khoảng 30 km, chúng ta sẽ gặp cầu Truồi. Bên phải là con đường dẫn vào Đập Truồi, men theo dòng sông thấp thoáng dưới lũy tre làng thơ mộng. Qua một khúc quanh, chúng ta bắt gặp vùng đất khô cằn, đó đây thưa thớt xóm làng, thỉnh thoảng lại gặp một vùng đất đỏ toàn mã mồ, tưởng chừng không còn sự sống.
Nhưng không.
Sơn cùng thủy tận nghi vô lộ, Liễu ám hoa minh biệt nhất thôn.
(Núi mòn, biển cạn ngờ hết lối, Liễu biếc, hoa tươi riêng một thôn).
Đúng thế.
Vượt hết dốc thoải bên lưng đồi, một bức tranh thuỷ mặc sinh động bất ngờ hiện ra trước mắt chúng ta – một bán đảo giữa núi núi chập chùng, ngọn mờ, ngọn tỏ, như có, như không, soi mình xuống gương nước. Muôn chim đua hót, hòa cùng tiếng suối reo giữa đất trời thênh thang, cuốn hút lòng người. Ở đây, con người như bị thu nhỏ lại, rồi tan biến vào thênh không vô tận – nơi đó, Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã sẽ được xây dựng.
Hôm nay, ngôi Thiền viện trang nghiêm đang mọc lên nơi Danh thắng Bạch Mã, sống động giữa lòng Hồ Truồi; hay một Thiền phái Trúc Lâm đang được sống dậy trong lòng người dân xứ Huế.
Thích Tâm Hạnh.



Toàn cảnh Thiền Viện Trúc Lâm Bạch Mã chụp từ thuyền trên Hồ Truồi

Toàn cảnh Thiền Viện Trúc Lâm Bạch Mã nhìn từ dưới chân núi

Con thuyền nhỏ đưa khách qua chùa

Gác chuông và cổng tam quan

Khách từ phương xa dừng chân nghỉ mệt trên đường lên chùa

Bước chân khách qua cổng tam quan rời chùa xuống núi

Gác trống

Thầy Thích Tâm Hạnh Trụ trì Thiền Viện

Nụ cười thiền của thầy Thích Tâm Hạnh với khách phương xa

Thầy Tâm Hạnh chụp hình chung với du khách đến từ Quận Cam Hoa Kỳ
Bên ngoài chánh điện
Bên trong chánh điện Khu Nội Viện Ni
Khu Nội Viện Tăng
(Bài viết của thầy Thích Tâm Hạnh - Ảnh: Tịnh Thủy/TVHS)

Một thoáng Trúc Lâm Bạch Mã

 
image
Thuộc Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, Trúc Lâm Bạch Mã là ngôi thiền viện đầu tiên tại miền Trung, tọa lạc tại núi Bạch Mã, khu vực hồ Truồi, xã Lộc Hòa, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Thiền Viện Trúc Lâm Bạch Mã nằm sâu trong núi và khi vào phải đi bằng đò. Quả thật đây là một nơi vô cùng đẹp để "tu" và cả thưởng ngoạn. Nhìn từ xa.

Thiền Viện Trúc Lâm Bạch Mã ẩn hiện giữa núi rừng.

Đò rời bến ...

Đường lên Thiền Viện

Nhìn xuống

Nhìn sang trái là hòn đảo đặt tượng Thích Ca.

Một số kiến trúc của Thiền Viện



Tượng Phật Thích Ca Mâu Ni ở Chánh điện.


Tất cả các trụ ở đây để có hình sen






 
 
__._,_.___

 

Ý kiến bạn đọc

Vui lòng login để gởi ý kiến. Nếu chưa có account, xin ghi danh.