Jan 15, 2025

Biên khảo

Thêm Vài Nét Chấm Phá Trong Thơ
Xuân Đấu * đăng lúc 10:25:08 PM, Mar 01, 2013 * Số lần xem: 2946
Hình ảnh
#1


  Sau khi đọc bài "Vài Nét Chấm Phá Trong Thơ", một vài bằng hữu phẩm bình rằng bài viết của tôi kết thúc vội vàng quá, khiến cái hay của Bạch Cư Dị, nhà thơ đi gần với con người trong những trạng huống tột cùng của sự thương cảm và bạc mệnh, không được miêu tả rõ để thành nét chấm phá đẹp trong thợ
  Ngoài ra, tiến trình của Thơ từ Đường Luật cổ thể, đến cận thể, rồi sau khi du nhập nước ta và sống với dân tộc ta hằng mấy thế kỷ, chịu ảnh hưởng của Pháp, chuyển qua loại thơ mới, thơ tự do (hiện đại) v.v... chưa được trình bày một cách có thống hệ để người đọc thấy được màu sắc riêng biệt của các nét chấm phá nàỵ Mấy lời góp ý nghe rất chí lý, nên tôi vẽ vài chấm phá nữa, để bức tranh thơ thêm nét cho dễ nhận ra, cho đẹp thêm, chứ không định sắp xếp thơ theo tiến trình thời gian và khuynh hướng, vì theo tôi, việc làm đó là việc làm của các nhà biên khảo văn học sử, cần thật nhiều trang báo, trang sách mới hình thành nổị Mà biết đâu, khi vô tình vẽ lên những nét chấm phá như vậy, bức tranh tự nhiên được sắp xếp theo từng màu sắc riêng biệt, có khi hòa hợp, có khi tự cô lập hẳn ra không chừng. Ngôn ngữ thơ văn là tiếng nói phát xuất từ nội tâm, có
những luật lệ không luật lệ, những suy niệm không luận lý, nên có khi nói ít mà đạt nhiều, có khi nói tràng giang đại hải mà cô đọng lại chỉ có đôi câụ Thời gian, khuynh hướng thì có thống hệ, cảm-xúc với cái hay cái đẹp đến từ thơ biết lấy gì làm khuôn mẫủ Thôi thì chúng ta cứ để lòng rung động tiếp với những vần thơ... và nếu lữ bị lạc vào một thống hệ nào đó thì cũng chỉ là sự ngẫu nhiên...

1) Chấm Phá: Bạch Cư Dị

Quả thật bài "Tì Bà Hành" của Bạch Cư Dị,nhà thơ có chiều hướng hiện thực và xã hội, sáu tuổi biết làm thơ, chín tuổi rành vần luật, hai mươi tám tuổi đỗ tiến sĩ, tư tưởng có phần giống tư tưởng trong thơ của Đỗ Phủ, thật hay,thật cảm đô.ng. Cuộc đời của Bạch Cư Dị tương đối may mắn hơn Đỗ Phủ về đường quan lộ; nhưng có đôi lúc cũng gặp nhiều chông gaị Ông là nhà thơ kiêm chính trị gia, mang lý tưởng kiêm tế thiên hạ (che chở cho thiên hạ), nên thơ ông thường chỉ trích sự bất công, áp bức của chế độ phong kiến, của kẻ thống trị, đồng thời phơi bày những cái xấu xa của xã hộị Trong tư tưởng này, năm 16 tuổi, ông đã nỗi tiếng với bài thơ tựa đề là "Thảo" (Cỏ), làm theo thể Ngũ ngôn đường luật:

Thảo

"Li li nguyên thượng thảo,
Nhất tuế nhất khô vinh.
Dã hỏa thiêu bất tận,
Xuân phong xuy hựu sinh.
Viễn phương xâm cổ đạo,
Tính thúy tiếp hoang thành.
Hựu tống vương-tôn khứ,
Thê thê mãn biệt tình"

Trần Trọng Kim dịch:

Cỏ

"Cỏ kia chằng chịt trên gò
Một năm thay đổi vinh khô một lần.
Lửa đồng đốt chẳng trừ căn,
Lại lên mơn-mởn khi xuân trở về.
Thơm xa ngào ngạt lối đi,
Màu xanh lấp-lánh tiếp kề thành hoang.
Lại đưa du khách lên đường,
Tốt tươi, xiết nỗi đoạn trường phân li."


   Bài thơ phần trên (bốn câu đầu) nói cây cỏ trừ thế nào cũng không hết. Cỏ có đốt đi, khi xuân về, cỏ lại tốt tươị Ý phần này cho thấy, Bạch Cư Dị ví cỏ dại như kẻ tiểu nhân, có thế lực mạnh, khó mà trừ cho tuyệt gốc được. Phần sau (bốn câu sau) ông dùng kỷ thuật tương phản để tả cái đẹp của cỏ khiến người ta yêu, không đành lòng cắt bỏ; vì vậy mà gây ra không biết bao nhiêu sự đau buồn, rắc rối, phát sinh từ mâu thuẫn nàỵ Bọn tiểu nhân cũng vậy, tuy hãm hại người ngay, nhưng khéo lấy lòng vua và kẻ trên, nên được vua và kẻ trên yêu mến, không dứt bỏ dễ dàng.
Bài thơ tuy lấy chủ đề là tống biệt, nhưng lại mượn cỏ dại để ví với bọn tiểu nhân và quan lại hủ bại một cách tài tình. Văn phong trong sáng, ẩn dụ dễ suy, hay đến nỗi Cố Huống khi đọc bài thơ đã phải thốt lên: "Kẻ có tài như vậy, cuộc sống sẽ khó khăn biết nhường nào". Lời tiên tri của Cổ Huống thật không sai, vì trên đường quan lộ, Bạch Cư Dị đã tiếp tục mạnh dạn nói lên những điều người đời chưa dám nói, nên bị các quan cả văn lẫn võ thù ghét, xàm tấu lên vua, vu cáo ông là kẻ có tội xúc xiểm với vua, khiến ông bị giáng ra làm chức Tư-Mã ở quận Cửu-Giang. Nhờ biến cố này và nhờ ở đây, ông đã viết bài "Tỳ Bà Hành" nổi tiếng. Bài thơ này không những nói lên nỗi bất hạnh của người ca nữ, mà còn biểu lộ được tâm trạng bi ai của chính bản thân ông.
Bạch Cư Dị khéo kết hợp cảnh ngộ của mình với số phận hẩm hiu của người ca nữ, khiến tình tiết và ý tứ bài thơ trở nên sâu sắc lạ thường. Nội dung bài thơ thuật lại chuyện nhân dịp đi tiễn khách ở bến Tầm Dương, Bạch Cư Dị nghe được tiếng đàn Tỳ Bà tuyệt vời trổi lên giữa đêm khuya từ một chiếc thuyền con. Hiếu kỳ, ông và bạn bè bơi thuyền đến hỏi mới biết được tiếng đàn đó là tiếng đàn của một người ca nữ ở đất Trường An.
Nàng học đàn Tỳ Bà với hai thiên tài âm nhạc họ Mục và họ Tàọ Vì tuổi cao và sắc đẹp phôi pha, nàng kết nghĩa vợ chồng với một người lái buôn. Bạch Cư Dị bảo nàng đánh đàn, nàng vâng lờị Sau khi tiếng đàn dứt, mọi người hồn đang lâng lâng thì nàng ca nữ tỉ tê kể lại quảng đời thanh xuân dập dìu tài tử giai nhân của mình.
Nay, mọi thứ đó đã hết, chỉ còn lại thân hình tiều tụy, lưu lạc, nổi trôi trên các dòng sông sau khi gá nghĩa với một gã lái buôn tầm thường. Nỗi ai oán này có khác chi mối hận lòng của Bạch Cư Dị! Rồi Bạch Cư Dị mời nàng ca nữ so giây thêm lần nữa,và sau khi tiếng đàn ai oán của nàng vừa chấm dứt, tất cả mọi người, nhất là Tư Mã Bạch Cư Dị, đều sụt sùi rơi lê..
Bài thơ của Bạch Cư Dị nổi tiếng đến độ họa sĩ thời đó đã vẽ lại cảnh gặp gỡ này thành tranh. Tương truyền rằng vua nhà Thanh đã tặng bức họa đó cho vua nước tạ Đặc sắc nhất trong nghệ thuật miêu tả của "Tỳ Bà Hành" là cách miêu tả tiếng đàn. Một đặc sắc nữa là qua lời dịch theo thể thơ song thất lục bát của Phan Huy Vịnh (có sách ghi là Phan Huy Thực), bài "Tỳ Bà Hành" trở nên một tác phẩm tiếng Việt có giá trị cũng như bản dịch "Chinh Phụ Ngâm" của nữ sĩ Đoàn Thị Điểm vậỵ Tôi có xem qua bản dịch theo thể lục bát của Trần Trọng Kim, thấy không đặc sắc và hay như bản dịch của Phan Huy Vịnh, nên các câu thơ trích dẫn trong bài viết hoàn toàn dựa theo bản dịch của nhà học giả nàỵ Đặc điểm nghệ thuật của "Tỳ Bà Hành" là bài thơ theo thể Thất Ngôn trường thiên cổ phong với câu nhịp đôi bình lẻ ở trước và nhịp lẻ sau cùng, theo cấu trúc:

2+2+3
2+2+3
2+2+3
2+2+3

như trong bốn câu đầu của bài thơ:

"Tầm Dương/ giang đầu/ dạ tống khách
Phong diệp/ địch hoa/ thu sắt sắt
Chủ nhân/ hạ mã/ khách tại thuyền
Cử tửu/ dục ẩm/ vô quan huyền"

Nhưng khi dịch sang tiếng Việt, theo thể Song Thất Lục Bát, nhịp điệu đổi thành:

3+2+2
3+2+2
1+2+1+2
4+4

như:
"Bến Tầm Dương/ canh khuya/ đưa khách
Quạnh hơi thu/ lau lách/ đìu hiu
Người/ xuống ngựa/ khách/ dừng chèo
Chén quỳnh mong cạn/ nhớ chiều trúc ti"


Nhịp điệu thay đổi khiến lời thơ uyển chuyển, thoải mái, cộng thêm yêu vận, làm giọng thơ nhẹ nhàng êm ái hơn. Như đã nói ở trên, tác giả Chinh Phụ Ngâm bằng chữ Hán là Đặng Trần Côn; nhưng qua tài dịch điêu luyện và tài tình theo thể Song Thất Lục Bát của đệ nhất nữ sĩ Đoàn Thị Điểm, người yêu thơ không còn nhớ nhiều tới nguyên bản nữa, mà ngược lại trân trọng bản dịch, xem bản dịch như tác phẩm riêng của nữ sĩ.
Bài "Tỳ Bà Hành" cũng vậỵ Người ta gần như quên nguyên bản chữ Hán, dù nguyên bản rất hay, mà nhớ nhiều tới bản dịch của Phan Huy Vịnh. chẳng hạn hai câu:

"Bến Tầm Dương canh khuya đưa khách
Quạnh hơi thu lau lách đìu hiu"

Theo người Việt chúng ta, nghe hoang vu, vắng vẻ, buồn và đìu hiu hơn nguyên bản chữ Nho với cước vận trắc:

"Tầm Dương giang đầu dạ tống khách
Phong diệp địch hoa thu sắt sắt"

Phải không? Đến tiếng đờn, Bạch Cư Dị, với bút pháp tuyệt vời, tạo cho người đọc một cảm nhận về âm thanh trầm bổng, ai oán, lâm ly và tình tứ, kể lể. Trước đó, người ta đã ái mộ hiệu quả tiếng đờn của Lý Quân Ngọc làm cho:

"Tọa thượng mỹ nhân tâm tận trí
Tôn tiền lữ khách lệ nan thu"
(Người đẹp ngồi ở trên lòng buồn như chêt, và lữ khách đứng ở trước lệ rơi khó ngừng).
Nay qua mấy câu thơ tả tiếng đàn Tỳ Bà:

"Giây to nhường đổ mưa rào,
Nỉ non giây nhỏ khác nào chuyện riêng.
Tiếng cao thấp lựa chen lần gẫy,
Mâm ngọc đâu bỗng nảy hạt châụ
Trong hoa oanh ríu rít nhau,
Nước tuôn róc rách chảy mau xuống ghềnh.
Nước suối lạnh giây mành ngừng đứt,
Ngừng đứt nên phút bặt tiếng tợ
Ôm sầu mang giận ngẩn ngơ,
Tiếng tơ lặng ngắt bây giờ càng haỵ
Bình bạc vỡ tuôn đầy dòng nước,
Ngựa sắt giông xô xát tiếng đao.
Cung đàn lựa lúc thanh tao,
Tiếng buông xé lụa lựa vào bốn giây"

Chúng ta thấy Bạch Cư Dị đã gói ghém được tình cảnh và tâm trạng của nhiều con người khác nhau, trong đó có tâm trạng của chính tác giả nữa, và tâm trạng này hao hao giống tâm trạng của người ca nữ tài ba trên bến Tầm Dương.
Một đằng vì nhan sắc tàn phai, bị đời rẻ rúng, một đằng tài cao mà vì tánh bộc trực, đã bị gian thần hãm hại đến nỗi bị giáng chức đọa đàỵ Cho nên trong đêm khuya vắng vẻ, giây to như mưa rào, giây nhỏ như thầm thì chuyện riêng mang đến nỗi buồn áo não cho cả hai.
Rồi hình ảnh mâm ngọc tạo cho tiếng đàn réo rắt, hình ảnh chim oanh ríu rít trong hoa, cộng với âm thanh róc rách của nước chảy trong thơ làm tăng thêm cảm giác day dứt, ngậm ngùi cho người đọc.
Bạch Cư Dị còn khéo léo hơn nữa trong việc tả cảnh; và với ngòi bút của Phan Huy Vịnh, cảnh và tình đan quyện lẫn nhau một cách tài tình như sáu câu thơ sau:

"Mời mọc mãi thấy người bỡ ngỡ,
Tay ôm đàn che nửa mặt hoạ
Vặn đàn mấy tiếng dạo qua,
Dẫu chưa nên khúc tình đà thoảng baỵ
Nghe não nuột mấy giây buồn bực,
Dường than niềm tấm tức bấy lâu"

Không những chỉ riêng thi sĩ Vũ Hoàng Chương, bị rung động trước cái tình, cái cảnh của "Tỳ Bà Hành", sáng tác bài Thất Ngôn Bát Cú: "Nghe Hát" mà tôi đã đề cập đến trong bài viết: "Vài Nét Chấm Phá Trong Thơ", và nhà thơ Xuân Diệu cũng bị ảnh hưởng, sáng tác bản: "Nguyệt Ca" rất haỵ Bài đó như vầy:

Nguyệt Ca
"Trăng nhập vào dây cung nguyệt lạnh
Trăng thương, trăng nhớ, hỡi trăng ngần
Đàn buồn, đàn lặng, ôi đàn chậm
Mỗi giọt rơi tàn như lệ ngân.


Mây vắng, trời trong, đêm thủy tinh
Lung linh bóng sáng bỗng rung mình
Vì nghe nương tử trong câu hát
Đã chết đêm rằm theo nước xanh.


Thu lạnh càng thêm nguyệt tỏ ngời,
Đàn ghê như nước, lạnh, trời ơi...
Long lanh tiếng sỏi vang vang hận
Trăng nhớ Tầm Dương, nhạc nhớ người...


Bốn bề ánh nhạc: biển pha lê,
Chiếc đảo hồn tôi rợn bốn bề.
Sương bạc làm thinh, khuya nín thở
Nghe sầu âm nhạc đến sao Khuệ"


Trong bài thơ chỉ có một câu duy nhất nhắc đến bến Tầm Dương. Câu đó là: "Trăng nhớ Tầm Dương, nhạc nhớ người". Tuy vậy, toàn bài, đọc lên vẫn nghe man mác như tiếng đờn tỳ bà; người, vật như tương tư và giao nhau.

2) Chấm Phá: Thôi Hiệu:

Thơ Đường còn không biết bao nhiêu bài thơ tuyệt tác và thi hào thì nhiều vô số trong đó Lý Bạch, Đỗ Phủ, Thôi Hiệu là những nhà thơ nổi tiếng nhất thời này. Nhắc đến Thôi Hiệu, chúng ta không thể không nhớ bài "Hoàng Hạc Lâu" của ông, được Lý Bạch thán phục cho là "Đường thi thất luật chi thủ" (Đứng đầu thơ Đường thất luật). Bài thơ này được nhiều thi sĩ nổi danh của ta dịch thành thơ tiếng Việt.

Hoàng Hạc Lâu

"Tích nhân dĩ thừa hoàng hạc khứ,
Thử địa không dư Hoàng Hạc Lâu
Hoàng Hạc nhất khứ bất phục phản,
Bạch vân thiên tải không du dụ
Tình xuyên lịch lịch Hánđương thụ;
Phương thảo thê thê Anh-vũ châu
Nhật mộ hương quan hà xứ thị,
Yên ba giang thượng sử nhân sầu"

Dịch nghĩa:

Người xưa đã cưỡi hạc vàng đi rồi
Nơi này chỉ còn trơ lại lầu Hoàng Hạc
(hoặc có nghĩa là: Nơi này còn lại lầu
Hoàng Hạc trống không)
Hạc vàng một khi đã bay đi, không bao giờ
trở lại
Mây trắng ngàn năm còn bay chơi vơi
Bên đồng bằng đất Hán Dương, những hàng
cây rực rỡ.
(có bản dịch là: Hàng cây đất Hán Dương phản chiếu rõ mồn một trên dòng sông tạnh).

Trên bãi Anh Vũ cỏ thơm mơn mởn xanh tươi
Chiều tối tự hỏi quê nhà ở nơi đâu
Khói và sóng trên sông khiến người u sầu

Bản dịch của Trần Trọng Kim:

"Người đi cỡi hạc từ xưa,
Đất này Hoàng-hạc còn lưa một lầu,
Hạc vàng đi mất đã lâu,
Ngàn năm mây trắng một màu mênh-mông.
Hán Dương cây bóng lòng sông,
Bãi kia Anh-Vũ, cỏ trông xanh rì,
Chiều hôm lai láng lòng quê,
Khói bay sóng vỗ, ủ-ê nỗi sầu"

          B
ản dịch của cụ Trần Trọng Kim dùng chữ "lưa" với nghĩa còn thừa, còn dư trong câu:
"Đất này Hoàng-hạc còn lưa một lầu " có vẻ gượng ép, và hơi tối nghĩa, vì chữ "lưa" không phổ thông lắm. Có lẽ cụ dung chữ này là nhằm hợp yêu vận với chữ "xưa" của câu 1 cho đúng với âm luật của cặp thơ lục bát chăng? Chữ "trơ", theo ý tôi, dùng thế chữ "lưa" ở đây cũng được. Còn câu: "Yên ba giang thượng sử nhân sầu", giọng thơ trầm buồn và chậm mà cụ dịch là "Khói bay sóng vỗ, ủ-ê nỗi sầu", nghe có vẻ nhanh và khuấy động khiến cảm giác u hoài và nỗi lòng sầu kín của tác giả không được diễn dịch đúng ý cho lắm, theo sự cảm nhận của người đọc. Bản dịch của Tản Đà theo thể Lục Bát:

"Hạc vàng ai cưỡi đi đâu
Mà đây Hoàng Hạc riêng lầu còn trơ
Hạc vàng đi mất từ xưa
Nghìn năm mây trắng bây giờ còn bay
Hán Dương sông tạnh cây bầy
Bãi xa Anh Vũ xanh đầy cỏ non
Quê hương khuất bóng hoàng hôn
Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai"


   Bản dịch của Tản Đà quả thật là hay. Tuy nhiên chữ "phương thảo" trong câu: "Phương thảo thê thê Anh-vũ châu" có nghĩa là cỏ thơm, nhưng Tản Đà lại dịch là "cỏ non", có lẽ là để cho gần vận với chữ "hôn" ở câu dướị Tản Đà có thể dịch chữ này là "cỏ thơm" để sát ý mà vần cũng không xa với chữ "hôn" là mấy, theo tôi thiết nghĩ. Câu: "Nhật mộ hương quan hà xứ thị" mà ông dịch và chuyển thơ thành: "Quê hương khuất bóng hoàng hôn" không lột tả được cảm giác bâng khuâng chợt nhớ quê nhà của Thôi Hiệụ Câu này, Ngô Tất Tố và Trần Trọng San dịch dưới đây sát hơn và tôi thích hơn. Bản dịch của Ngô Tất Tố theo thể Thất Ngôn Bát Cú:

"Người xưa cưỡi hạc đã lên mây
Lầu Hạc còn suông với chốn này
Một vắng hạc vàng xa lánh hẳn
Nghìn năm mây bạc vẩn vơ bay
Vàng gieo bến Hán ngàn cây hửng
Xanh ngút châu Anh lớp cỏ dày
Trời tối quê nhà đâu tá nhỉ
Đầy sông khói sóng gợi niềm tây"


    Phải công nhận bản văn dịch theo thể Thất Ngôn Bát cú của cụ Ngô Tất Tố rất hay và chỉnh về thanh vận. Cũng như Tản Đà, chữ "phương thảo" không được dịch là cỏ thơm, mà dịch là cỏ dày, đổi ý của Thôi Hiệu một chút. Nhưng dịch mà! Đôi khi muốn chỉnh vần, chỉnh điệu, người dịch phải hy sinh một vài ý nhỏ để bài thơ hay thêm, miễn không làm sai lạc ý chính của toàn bài là được. Hai câu:

"Trời tối quê nhà đâu tá nhỉ
Đầy sông khói sóng gợi niềm tây"

cụ dịch và chuyển thành thơ rất hay vì gây nhiều cảm xúc.

Bản dịch của Trần Trọng San theo thể Thất Ngôn Bát Cú:
"Người xưa cưỡi hạc đến nơi đâu ?
Hoàng Hạc còn đây một mái lầu
Hạc đã một đi không trở lại
Mênh mang mây trắng xóa ngàn thâu
Hánđương sông tạnh cây in sắc
Anh-vũ bờ thơm cỏ biếc màu
Chiều tối trông vời đâu cố quận
Trên sông khói sóng giục ai sầu"


   Như cụ Ngô Tất Tố, bản dịch của cụ Trần Trọng San cũng theo thể Thất Ngôn Bát Cú Đường Luật rất chỉnh về niêm, âm, và vận. Luật đối trong bản dịch tuy không giữ trọn vẹn, nhưng hai câu:

"Hán Dương sông tạnh cây in sắc
Anh-vũ bờ thơm cỏ biếc màu"


của cụ cũng cho ta bóng dáng đối ngữ trong hai câu Luận của bài thợ Chữ "phương thảo"
được cụ dịch là "bờ thơm" gần nghĩa với "cỏ thơm" hơn mấy bản dịch khác. Bản dịch mới nhất của Đoàn Đức Nhân theo thể Lục Bát:


"Người xưa cưỡi hạc đi rồi
Còn đây lầu hạc vắng người trống không
Hạc vàng đi biệt tăm mòng
Ngàn năm mây trắng ruổi giông ngút trời
Cây bên đồng Hán rạng ngời
Cỏ thơm Anh Vũ xanh tươi một màu
Chiều tà quê ở nơi đâu
Trên sông khói sóng khơi sầu lòng ai"


    Bản dịch của Đoàn Đức Nhân đăng trong Giai phẩm Xuân Quê Mẹ năm 1992 tuy không xuất
sắc như bản dịch của Tản Đà; nhưng cũng hay và hết sức sát ý với Thôi Hiệụ Đặc điểm của Đoàn Đức Nhân là đã từng qua Trung Hoa quan sát, nghiên cứu và tham khảo thêm các sách vở in tại Bắc Kinh về lầu Hoàng Hạc nên có vài bằng chứng mà ông cho rằng xác thực để dịch bài này hơi khác với các cụ một tí trong một vài câụ Chẳng hạn như chữ "không" trong câu: "Thử địa không dư Hoàng-hạc lâu", Đoàn Đức Nhân dịch là trống không, lầu không: "Còn đây lầu Hạc vắng người trống không".
Ông cho các cụ hiểu chữ "không" là "chỉ", không sát ý với Thôi Hiệu lắm. Ông viện dẫn rằng trong câu thứ tư: "Bạch vân thiên tải không du du", Thôi Hiệu dùng lại chữ "không" một lần nữa với ý nghĩa "trên không", nên kết luận chữ "không" là "trống không", sát ý nhất. Tôi không phải không đồng ý với lý luận này của ông Đoàn Đức Nhân, nhưng duyệt lại mấy lời dịch câu: "Thử địa không dư Hoàng-hạc lâu" của các cụ, tôi thấy ý trong các câu dịch tuy thoát một chút, nhưng vẫn sát với nguyên bản, vẫn cho người đọc một cảm nhận tương tư.. Trần Trọng Kim dịch là "Đất này Hoàng hạc còn lưa một lầu". Tản Đà dịch: "Mà đây Hoàng Hạc riêng lầu còn trơ".
Ngô Tất Tố dịch: "Lầu Hạc còn suông với chốn này". Trần Trọng San dịch: "Hoàng Hạc còn đây một mái lầu". Tất cả các câu dịch trên của bốn cụ nói lên được vẻ hoang sơ tiêu điều, không bóng người lai vãng của lầu Hoàng Hạc, ẩn chứa được tâm trạng luyến tiếc, hoài cổ của tác giả.
Mới ngày nào người đời còn đồn đãi tiên nhân Vương Tử An cưỡi hạc vàng tới thăm lầu rồi bay đi, và Phí Văn Vi cưỡi hạc thành tiên, bây giờ trong cảnh tịch mịch của buổi chiều, Hoàng Hạc lầu chỉ đứng trơ một mình, cô đơn như chính lòng tác giả. Câu dịch của Đoàn Đức Nhân: "Còn đây lầu Hạc vắng người trống không" cũng không khác là bao, nếu không nói là tỏ rõ quá, làm mất đi cái hương vị đẹp đẽ của tính chất ẩn dụ (métaphore) và hoán dụ (métonymie) trong thơ .
Đoàn Đức Nhân còn đưa ra một khảo luận mới lạ để chứng minh các cụ đã hiểu sai tính chất địa lý của Tàu mà dịch chữ "xuyên" trong câu: "Tình xuyên lịch lịch Hán Dương thụ" là "sông". Theo ông, lầu Hoàng Hạc ở trên bờ Trường Giang, bên kia bờ có HánĐương Giang (Hán thủy) bị Quy Sơn che khuất, không có sông (xuyên) nào cả.Xuyên, Thôi Hiệu dùng đây, có nghĩa là bình địa, đồng bằng, nên câu thơ này phải hiểu là: "Bên đồng bằng đất HánĐương, những hàng cây rực rỡ" chứ không phải "Hàng cây đất Hán Dương phản chiếu rõ mồn một trên dòng sông tạnh" như các cụ diễn di.ch.
Cho nên, trong khi Trần Trọng Kim dịch: "Hán Dương cây bóng lòng sông", Tản Đà: "Hán Dương sông tạnh cây bầy", Ngô Tất Tố: "Vàng gieo bến Hán ngàn cây hửng", Trần Trọng San: "HánĐương sông tạnh cây in sắc", thì Đoàn Đức Nhân dịch: "Cây bên đồng Hán rạng ngời". Đây là điểm hay, một đóng góp nhỏ cho nền văn học, cần được tán dương.
Tuy nhiên, vì câu thơ của Thôi Hiệu không tả được ý của ông đang phóng tầm mắt qua bên kia Trường Giang, nên các cụ nhầm chữ xuyên ra sông cũng là chuyện bình thường. Vì là câu tả cảnh, một sơ suất nhỏ không làm sai ý chính của toàn câu là baọ Cách đây không lâu, theo lời yêu cầu của một vài bạn trẻ, tôi có đăng trên Diễn Đàn Hoa Lư một bài thơ tôi làm thuở tuổi còn vụng dại, trong đó hai đoạn đầu là:

"Hôm đó em cười, mắt ngó tôi
Má hồng chợt ửng như màu môi
Trời đang đứng gió nhưng sao lạ !
Cây lá xôn-xao cất tiếng mời
 

Tôi bước nhưng hồn cứ ngẩn ngơ
Bay theo đôi má đẹp như thợ
Bàn tay ao ước trôi lên tóc
Làm suối theo dòng chải ước mơ"


  Chữ "chải" tôi dùng ở câu cuối trong đoạn hai của bài thơ tạo nên một cuộc tranh luận nhỏ. Có bạn cho rằng có lẽ tôi viết sai lỗi chánh tả, đổi chữ "trải" thành chữ "chải" chăng? Có bạn lại nói rằng dùng chữ "chảy" ở đây đúng hơn là chữ "trải" vì suối phải chảy, chứ "trải" hay "chải" sao được.
Tôi phải lùng ký ức, lục lại cảm xúc của mình mấy mươi năm về trước để xem cậu con trai lúc tuổi biết yêu đó (là tôi) có cảm xúc gì mà ao ước bàn tay mình ngược dòng trôi lên suối tóc của nàng rồi thuận dòng chải ước mơ vào đó trong những cái vuốt ve, mơn trớn. Có lẽ khi được nàng ban bố cho ánh mắt, nụ cười, tôi ngẩn ngơ đi bên nàng, mắt liếc nhìn đôi má ửng đỏ đẹp như thơ mà thầm ước điều gì chăng? Một nụ hôn trên má nàng ư .
Có thể có, nhưng xa vời quá; vả lại thời xưa, chuyện hôn nhau không phải dễ dàng như bây giờ, nên có lẽ tôi cứ thế mà rộn ràng bước đi, chứ không dám cho môi mình mọc cánh làm chuyện "kinh thiên động địa" kia .
Rồi một vài sợi tóc của nàng, trời thương cho phất nhẹ vào mặt, khiến tôi sung sướng, sinh lòng ao ước bàn tay năm ngón "kiêu sa" của mình được đặt lên suối tóc nàng mà vuốt ve, mà chải một cách trân trọng, thương yêu như cảnh Tiểu Siêu chải tóc cho Vô Kỵ lần chót trước khi từ biệt chàng về Nga La Tư làm giáo chủ Minh Giáo trong truyện "Cô Gái Đồ Long" của Kim Dung.

    Chữ "chải" tôi dùng trong câu thơ thuở đó còn hàm ý đan kết tâm tình mình vào tâm tình nàng, hay nói đúng ra, đời mình vào đời nàng. Cho nên, như đã nói từ trước, thơ không phải là văn xuôi, mà ý thường cô đọng và từ ngữ dùng cần hợp vần, hợp thanh, nên chữ dùng đôi khi tối nghĩa, tạo cảm xúc hơi khác cho mỗi người khi đọc.
Như chữ "xuyên" của Thôi Hiệu trong câu thơ này bị hiểu lầm là sông, chữ "chải" trong câu thơ của tôi bị nghĩ là "trải" hay "chảy" cũng là chuyện thường. Tóm lại, bài "Hoàng Hạc Lâu" của Thôi Hiệu quả là một áng văn chương bất hủ, đến Lý Bạch còn khâm phục, huống hồ là những ngâm ông (người đọc thơ, ngâm thơ), thi ông (người làm thơ) như chúng tạ Giả Đảo cũng nhắc tới Hoàng Hạc qua hai câu thơ:

"Thanh sơn vạn cổ trường như cựu,
Hoàng hạc hà niên khứ bất qui"

Vương Duy:
"Thành hạ thương lãng thủy,
Giang biên Hoàng Hạc lâu"

Lư Vũ Tích:
"Bất kiến Hoàng Hạc lâu
Hàn sa tuyết tương tự"

Tống Chi Văn:
"Thanh giang độ noãn nhật,
Hoàng Hạc lộng tình yên"

Đỗ Mục:
"Hoàng Hạc lâu tuyền thanh thủy khoát
Nhất lâu hoàn ức cố nhân vô"

Lý Bạch:
"Cố nhân tây từ Hoàng Hạc lâu,
Yên ba tam nguyệt hạ Dương châu",
v.v... rất haỵ Vậy cái hay của Thôi Hiệu ở chỗ nào ?

Chỉ với hai câu đầu:
"Tích nhân dĩ thừa hoàng hạc khứ,
Thử địa không dư Hoàng hạc lâu"


    Thôi Hiệu đã vẽ lại hình ảnh Vương Tử Anh cỡi hạc vàng viếng lầu trong khung cảnh thần tiên xa xưa cộng với niềm lưu luyến của ông trước cảnh hoang sơ của Hoàng Hạc lâu bấy giờ. Một tâm trạng hoài cổ với nỗi nhớ khôn nguôi qua tiết điệu nhẹ nhàng của câu thơ đã gợi nỗi nhớ thương trong lòng người đọc mà đa số đều mang trong tâm tư niềm hoài hương sâu đậm.
Ai mà không có một lần xa quê hương, xa nơi chôn nhao, cắt rốn của mình? Ai mà không một lần ngồi yên, hồi tưởng lại quảng đời đã qua với vui buồn lẫn lộn? Cho nên tâm sự của Thôi Hiệu cũng là tâm sự chung của chúng tạ Hai câu thơ vì vậy đã tạo nên sự cảm thông giữa thi nhân và người đọc ngay lúc khởi đầụ Rồi hai câu kế tiếp:

"Hoàng Hạc nhất khứ bất phục phản,
Bạch vân thiên tải không du du"

Khai triển thêm lòng lưu luyến, nhớ tiếc và nỗi u hoài không biết giải bày cùng ai của tác giả và của chúng tạ Hạc vàng đi rồi có bao giờ trở lại! Người thương chia tay, biết thuở nào tương kiến cố nhân? Giờ thì còn gì? Còn mây trắng bay vẩn vơ trên trời, còn hồi tưởng, còn đau thương.
Chúng ta dù không quen thuộc với cách phát âm thật đúng của tiếng Hán, nhưng đọc câu: "Bạch vân thiên tải không du du" chúng ta cũng cảm thấy nỗi u hoài như kéo dài ra trong thanh âm của hai chữ "du du" vừa phảng phất ý nghĩa nhàn tản, thung dung qua câu thơ:

"Nhàn vân đàm ảnh nhật du du" (bóng mây trên mặt đầm ngày bay nhàn tàn) của Vương Bột,
vừa biểu thị sự kéo dài ra xa vô cùng tận, bao trùm cả ý niệm về thời gian lẫn không gian. Bốn câu thơ khởi đầu, âm điệu thật nhẹ nhàng, thanh thoát, gợi lên trong lòng người đọc một cái gì đó man mác xa xăm, để từ đó với hai câu tiếp:

"Tình xuyên lịch lịch Hán Dương thụ;
Phương thảo thê thê Anh-vũ châu"


   Âm thanh thay đổi nặng thêm lên, trầm buồn hơn và dai dẳng hơn. Hai câu này tuy chỉ tả cảnh xung quanh lầu Hoàng Hạc, nhưng các địa danh, nhất là Anh-vũ châu đã nhắc người đọc nhớ lại bài phú nổi tiếng: "Anh Vũ Châu" của Nễ Hoành, người đã chửi vào mặt Hoàng Tổ trong khi đối ẩm, khiến Hoàng Tổ tức giận mà giết ông, làm mất đi một thiên tài trong thời tam quốc phân tranh. Nễ Hoành còn là người đứng trước miếu đường, trước mặt các quan, dám cửi truồng tồng ngồng với câu nói bất hủ:
"Cha mẹ sinh ra ta với thân thể trong sạch việc gì phải che đậy", rồi mượn câu nói đó chỉ mặt Tào Tháo mắng là kẻ lòng dạ gian hùng, giả nhân giả nghĩa, không biết chiêu hiền đãi sĩ.

"Phương thảo thê thê" (cỏ thơm mơn mởn) ở đây vừa nhằm tả cảnh mà có thể cũng vừa nhằm ca tụng đởm lượng anh hùng cùng văn tài của Nễ Hoành. Mượn tích Nễ Hoành để nhắc lại bài phú nổi tiếng cùng địa danh chung quanh lầu Hoàng Hạc, chỉ có bút pháp của Thôi Hiệu mới làm cho nó tiềm ẩn trong thơ hay như vậỵ
Thơ Đường ngày xưa, thời Thôi Hiệu, Đỗ Phủ, Lý Bạch v.v... khác với thơ Đường sau này, mỗi bài cần chứa một hai điển tích, đôi ba địa danh, mới giá trị, mới hay, mới đẹp, mới tăng thêm cảm xúc trong lòng người đọc. Cho nên, hai câu luận, với âm điệu nặng hơn, và dài hơn, vừa điêu luyện trong bút pháp tả cảnh, vừa vẹn toàn được cảm xúc u hoài, làm tứ thơ dạt dào thêm lên. Hai câu cuối của "Hoàng Hạc lâu":

"Nhật mộ hương quan hà xứ thị,
Yên ba giang thượng sử nhân sầu"


  Thật là tuyệt vờị Mặt trời khuất bóng, hoàng hôn trải dài, cảnh vật đìu hiu, cô quạnh, với gợn bóng nhấp nhô, khói tỏa nhè nhẹ trên sông, khiến người xa nhà chợt nhớ cố hương. Trời chiều, bãi vắng, lầu hoang. Cảnh tiêu sơ đó, với cảm xúc của thi tài Thôi Hiệu qua mấy câu thơ, càng làm cho chúng ta, những người tha hương, chạnh niềm u hoài, nhung nhớ. Không biết Huy Cận có cùng một nỗi niềm với Thôi Hiệu hay ảnh hưởng hai câu thơ cuối của Thôi Hiệu không mà đoạn cuối bài "Trường Giang" của ông:

"Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,
Chim nghiêng cánh nhỏ; bóng chiều sa,
Lòng quê dờn dợn vời con nước,
không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà"


  Mang cùng hình ảnh và cảm xúc đến như vậỵ Lý Bạch với bài Thất Ngôn tuyệt cú: "Hoàng Hạc Lâu Tống Mạnh-Hạo-Nhiên Chi Quảng-Lăng" (Tiễn Ma.nh-Ha.o-Nhiên ở Hoàng-Hạc lâu đi Quảng-Lăng):

"Cố nhân tây từ Hoàng-Hạc lâu,
Yên hoa tam nguyệt há Dương-châụ
Cô phàm viễn ảnh bích không tận,
Duy kiến Trường-giang thiên tế lưu"

Trần Trọng Kim dịch:
"Phía tây bạn biệt Ha.c-lâu,
Tháng ba trẩy xuống Dương-châu thuận dòng.
Cánh buồm bóng hút màu không,
Trông xa trắng xóa nước sông bến trời"


Thật hay về bút pháp, nhưng chỉ nhắc tới tên lầu Hoàng-Hạc như nơi chốn chứ không tả rõ như Thôi Hiệụ Đỗ Mục u hoài hơn:

"Hoàng Hạc lâu tuyền thanh thủy khoát
Nhất lâu hoàn ức cố nhân vô"

Dịch:
(Nước xanh mông mênh trước lầu Hoàng-hạc,
Tòa nhà còn nhớ cố nhân không)

Nhưng không có ai đặt hết tâm sự và cảm xúc của mình vào lầu Hoàng-Hạc như Thôi Hiệu cả. Nét chấm phá của Thôi Hiệu quả thật làm tăng thêm vẻ đẹp của khung thơ.

3) Chấm Phá: Một vài khuynh hướng
Nói đến thơ, chúng ta thường nghe các bậc thâm nho nhắc đến tập Kinh Thi của Trung Hoa do Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu, Nghiêm Thượng Văn và Đặng Đức Tô dịch ra chữ quốc ngữ. Kinh Thi là một tập thơ cổ gồm 305 bài thơ và sáu đề mục, xuất hiện từ đời Tây Chu (khoảng thế kỷ thứ 6 trước công nguyên).
Thơ trong Kinh Thi rất tự do, không bị bó buộc bởi niêm luật hay số chữ cho mỗi câụ Cho nên đọc kinh thi, đôi khi chúng ta có cảm tưởng như đọc thơ mới hoặc thơ tự do của Viẹt Nam. Nếu có khác với thơ mới và thơ tự do hiện đại thì cái khác đó được biểu hiện trong sự chân thật và súc tích của kinh thi so với tính chất siêu thực và khó hiểu của thơ hiện đại và một số thơ mới bây giờ.
Chúng ta thử đọc bài "Tử Khâm" (Cổ áo chàng) trong Kinh Thi:


"Tử Khâm

Thanh thanh tử khâm
Du du ngã tâm
Túng ngã bất vãng
Tử ninh bất tự âm ?


Thanh thanh tử bội
Du du ngã tâm
Túng ngã bất vãng
Tử ninh bất laỉ


Khiêu hề thoát hề
Tại thành khuyết hề
Nhất nhật bất kiến
Như tam nguyệt hề"


Dịch:
"Cổ áo chàng
Cổ áo chàng xanh xanh
Vẩn vơ em nghĩ
Nếu em không đến
Sao chàng chẳng hỏi thăm ?


Dây đeo ngọc của chàng xanh xanh
Vẩn vơ em nghĩ
Nếu em không đến
Sao chàng chẳng lại ?


Em nhẹ nhàng nhảy lên
Lầu trên thành
Một ngày không thấy chàng
Như ba tháng"

Lời thơ mộc mạc, chân thật, âm điệu ngâm lên nghe như thơ mới của tạ Nói về thơ Việt Nam, người ta không rõ thi văn xuất hiện ở nước ta từ bao giờ, chỉ biết, đến thế kỷ thứ 10, thơ văn đã thịnh hành. Theo Đại Việt Sử Ký Toàn thư, bài thơ tiễn Lý Giác của Đại Sư Khuông Việt được coi như là bài thơ chữ Hán đầu tiên còn ghi dấu lại trong sử sách của nước tạ Những tác phẩm thơ văn đời Trần bị thất lạc, chỉ còn lại một số như Cư Trần Lạc Đạo Phú, Đắc Thú Lâm Tuyền Thành Đạo Ca, Giáo Tử Phú v.v... và một bài thơ nôm của Nguyễn Thị Điểm Bích với giai thoại vui vuị Điểm Bích còn có tên là Vân Bích, là cung phi thứ ba của vua Trần Anh Tông, còn gọi là Tam Nương. Mẹ của Tam Nương là Tào Thị, bị một chàng trai hãm hiếp sinh ra nàng. Vân Bích đẹp và giỏi thơ Nôm, được vua Anh Tông giao cho nhiệm vụ thử lòng sư Huyền Quang, tác giả "Vịnh Vân Yên Tự Phú". Vân Bích kiếm cách trêu ghẹo Huyền Quang, nhưng ngài vẫn dửng dưng. Vân Bích bị chạm tự ái nên tâu dối với vua rằng Huyền Quang đã làm một bài thơ mà nàng dịch ra như sau:


"Vằng vặc trăng mai ánh nước
Hiu hiu gió rít ngân sênh
Người hòa tươi tốt, cảnh hòa lạ
Mâu Thích Ca nào thuở hữu tình"


  Thực ra bài thơ của Sư Huyền Quang tuy phóng khoáng nhưng không phải vậy, bị nàng dịch
không sát nguyên văn, có phần xuyên tạc, nhằm vu cáo sư đã bị dao động trước nhan sắc của nàng. Sau vua biết được nỗi oan của sư bèn đày nàng làm thị nữ quét chùa. Truyền thuyết không nói rõ Vân Bích quét chùa nào, nhưng qua sự việc sư Huyền Quang ở gần vua, cũng có thể vua đày nàng quét chùa cho sư Huyền Quang tại kinh đô không chừng. Nếu thế thì thật là oái oăm.
Xem như thế, sau thế kỷ thứ 10, thơ văn nước ta qua các thời đại Đinh, Lê, Lý, Trần phát triển khá nhiều và phong phú. Sự thay đổi của thể thơ, tuy không nhanh như văn xuôi, nhưng cũng có nhiều tiến triển rất đáng ghi nhận. Niêm luật càng ngày càng giảm bớt đi, kể cả thơ Đường Luật, để nhà thơ bớt bị gò bó trong việc tìm chữ diễn tả hoặc biểu lộ cảm xúc của mình. Thơ nhờ thế mà chân thật hơn, khiến người ta yêu thơ và sáng tác thơ nhiều hơn. Cho nên đến thập niên 30, 40, chiều hướng thi ca hầu như chuyển sang phong trào thơ mới, tạo nên một biến cố văn học quan trọng cho thế hệ 1932 - 1945. Tờ báo Phong Hóa là tờ báo dẫn đầu cho thế hệ trẻ, bắt đầu dàn trận tấn công hai vị lãnh tụ của hai cơ quan ngôn luận lớn nhất nước là Nguyễn-Văn-Vĩnh, chủ bút Đông Dương Tạp Chí, và Phạm Quỳnh, chủ bút Nam Phong Tạp Chí.
Phạm Quỳnh
, Đông Hồ, Hoàng-Ngo.c-Phách, Tương Phố v.v... dần dà rút lui vào bóng tối, nhường môi trường hoa.t đdộng lại cho Nhất-Linh, Khái-Hưng, Lưu-Tro.ng-Lư, Thế Lữ v.v... Phong trào thơ mới tiếp tục phát triển và trong khoảng hơn mười năm đã chia ra nhiều trường phái với các khuynh hướng khác nhau như Cổ Điển, Lãng Mạn, Tượng Trưng, Siêu Tưởng, Ấn Tượng, Hiện Thực, Xã Hội, và Bình Dân v.v... Vì nội dung của bài viết, tôi không thể đi sâu vào từng khuynh hướng mà chỉ lượt qua một ít câu thơ tiêu biểu cho mỗi khuynh hướng để chúng ta thấy được phần nào những nét đặc thù của từng loại .

a) Khuynh Hướng Cổ Điển:
Nhà thơ thuộc khuynh hướng này tìm cái đẹp thanh nhã, cao siêu, cái đẹp có tính cách lý
tưởng, nhưng không phi lý, có thể tìm thấy trong cuộc sống qua mấy câu thơ tiêu biểu
như sau:


"Giấc mộng nghìn xưa đương mải mê
Vùng nghe cảm hứng, báo thơ về
Sóng mài nghiên biển ngòi non chấm
Gió trải tờ mây chữ nhạn đề"
Quách Tấn


"Gió vàng cợt sóng sông chau mặt,
Mây trắng vờn cây núi bạc đầu"
Quách Tấn


b) Khuynh Hướng Lãng Mạn:
Nhà thơ thuộc khuynh hướng này tìm cái đẹp trong cảm giác phát xuất từ bản năng con
người qua mấy câu thơ tiêu biểu như sau:

"Khách ngồi lại cùng em trong chốc nữa
Vội vàng chi, trăng sáng quá khách ơi !
Đêm nay rằm, yến tiệc sáng trên trời,
Khách không ở lòng em cô độc quá !"
Xuân Diệu


"Sáng hôm nay hồn em như tủ áo
Ý trong veo là lượt xếp từng đôị
Áo đẹp chưa anh, hoa thắm thêu đời,
Áo mơ ước anh bận giùm chiếc nhé !"
Huy Cận

c) Khuynh Hướng Tượng Trưng:
Nhà thơ thuộc khuynh hướng này chủ trương phát-triển khả năng tâm tư trên hiện thân của sự vật vì theo họ, cái đẹp chỉ phát hiện trong tâm tư con người, mà không thể nào có được trong tự thân của sự vật. Sự vật nếu không có tâm tư sẽ không đẹp, không xấụ Một vài câu thơ tiêu biểu cho trường phái này là:


"Bỗng đôi mắt hiện hình - đôi mắt ngọc
Ôi đôi mắt - toàn thân tôi rởn óc !
Toàn thân tôi tràn ngấm vị say sưa
Và cảm giác và khoái lạc, xô bồ
Làm rung động cả tinh thần khí phách !"
(Đôi mắt - Bích Khê)

"
Ta muốn hồn trào ra đầu ngọn bút;
Mỗi lời thơ đều dính não cân tạ
Bao nét chữ quay cuồng như máu vọt,
Như mê man chết điếng cả làn da"
(Rướm máu - Hàn Mặc Tử)

d) Khuynh Hướng Siêu Thực:
Nhà thơ thuộc khuynh hướng này tìm cái cảm giác ngoài cái cảm giác thực tại của đời
sống loài người, cho nên ý thơ của trường phái này thường có tính cách xuất trần, không mang một thực chất nào của trần gian.

Chẳng hạn:
"Ta cởi truồng ra! Ta cởi truồng ra!
Ngoài kia trăng sáng chảy bao la,
Ta nhảy vào quay cuồng thôi lăn lộn
Thôi ngụp lặn trong ánh vàng hỗn độn
Cho trăng ghì, trăng riết cả làn dạ

Ai cởi dùm ta! A lột dùm ta,
Chưa lõa lồ, thịt còn nằm trong da!
Trăng chưa lấp đầy sương chưa ngậm tủy
Hồn vẫn còn chưa uống hết hương hoa"
(Tắm Trăng - Chế Lan Viên)

"Ta bay lên! Ta bay lên!
Gió tiễn đưa ta tới nguyệt thiềm.
Ta ở cõi cao nhìn trở xuống
Lâng lâng mây khói quyện trăng đêm"
(Hàn Mặc Tử)

e) Khuynh Hướng Ấn Tượng:
Nhà thơ thuộc khuynh hướng này dùng sức phản ứng của cảm giác diễn tả sự vật bên
ngoàị Theo họ, mọi thứ tình cảm bên ngoài chỉ là sản phẩm của xã hội, của cuộc sống, chứ không có gì thiêng liêng hoặc thuộc vũ trụ cả. Nguyễn Vỹ là thi sĩ tiêu biểu cho trường phái nàỵ

"Đêm nay tôi không muốn
ngồi gục bên đỉnh trầm,.
Nghe rượu cười trong ly,
Nhạc quây cuồng trong khói,
Thời gian đọng trên mị"
(Đêm Trinh - Nguyễn Vỹ)


"Dân tộc Việt Nam
Lớn trong tiếng võng.
Dân tộc Việt Nam
Già trong lời ru"
(Bàng Bá Lân)

f) Khuynh Hướng Hiện Thực:
Nhà thơ thuộc khuynh hướng này cho con người là một thực thể của vũ trụ; cho nên mọi thứ như buồn, vui cũng là sản phẩm của vũ tru.. Vài đoạn thơ tiêu biểu cho trường phái này:

Lòng cô gái ở bến sông kia.
Cô hồi tưởng lại ba xuân trước,
Trên bến cùng ai đã nặng thề"
(Cô Lái Đò - Nguyễn Bính)


"Nắng, nắng, suốt trời vàng dãi nắng
Gió theo mây không biết trốn phương nào
Vườn chuối rủ héo dần trong yên lặng
Những rau bèo chết cạn cả trong ao"
(Đại hạn - Anh Thơ)

g) Khuynh Hướng Xã Hội:
Nhà thơ thuộc khuynh hướng này cũng cho con người là thực thể của vũ trụ như khuynh
hướng Hiện thực, nhưng khác ở điểm: tình cảm và tinh thần là sản phẩm của lịch sử xã hội, chứ không phải của vũ tru.. Vài câu thơ tiêu biểu như sau:

"Đẻ ra trong đói khổ
Váy mẹ làm áo con
Miệng khát sữa cào vú
Nào hay già thiếu cơm"
(Trần Huyền Trân)

"
Đứa bé bơ vơ giữa chợ người
Chợ người rộn rịp chẳng quen ai
Người ta qua lại người hờ hững
Đứa bé mồ côi đứng lẻ loi"
(Nguyễn Văn Cổn)

h) Khuynh Hướng Bình Dân:
Nhà thơ thuộc khuynh hướng này phản ảnh thực tại bằng trực giác và đi tìm cái đẹp trung thực, cái đẹp nằm trong tâm trạng chung, phản ảnh tinh thần xã hội qua nếp sống hiện thực. Thơ loại này thường mang hình thái ca dao với một vài câu tiêu biểu như sau:


"Anh đi, em ở lại nhà,
Hai vai gánh nặng mẹ già con thơ
Lầm than bao quản muối dưa
Anh đi, em liệu chen đua với đời"

4) Chấm Phá: Một Vài Giai Thoại Thơ
Ngẫu nhiên, khi viết về mấy nét chấm phá, tôi lại lạc vào sự thống hệ, liệt kê một số khuynh hướng trong trào lưu thơ mới. Thơ tự do thì hiện đại hơn, nhưng chưa được phổ cập cho lắm, vì rất khó cảm nhận. Những câu như:

"Tôi buồn khóc như buồn nôn
Ngoài phố
Nắng thủy tinh
Tôi gọi tên tôi cho đỡ nhớ
Thanh Tâm Tuyền"
(Phục Sinh - Thanh Tâm Tuyền)

  Thật khó hiểụ Người đọc không chắc ý tác giả như thế nàọ Sự diễn dịch có thể khác biệt nhau theo từng người đọc. Tôi dừng lại ở đây, không đi sâu vào thơ hiện đại ngay bây giờ, mà muốn dùng mực tàu phết lên đôi nét chấm phá ở góc cạnh khác một vài màu sắc thật vui tươi trước khi chấm dứt bài viết nàỵ
Màu sắc thật tươi đó là hai giai thoại vui và hay trong văn học Trung Quốc qua việc đổi thơ Ngũ Ngôn thành Thất Ngôn, mà mỗi khi nhớ lại tôi không khỏi cười và hạnh phúc một mình.

a) Giai thoại vui thứ nhất bắt nguồn từ bài thơ ngắn:

"Bạch nhật mạc nhàn quá
Thanh xuân bất tái lai
Song tiền cần khổ học
Mã thượng cẩm y hồi"

Nghĩa là:
(Ngày trắng vụt trôi nhanh
Khó trở lại tuổi xanh
Trước song mê mải học
Áo gấm về hiển vinh) 

   Của một chàng trai trẻ, đã lập gia đình, nhưng quyết chí lập thân, gởi về cho vợ trước khi lên đường sôi kinh nấu sử. Không ngờ, vợ chàng cũng là một người hay chữ, khao khát yêu đương, không muốn chàng ra đi như vậy, để nàng phòng không chiếc bóng, nên thêm vào mỗi câu hai chữ, biến bài thơ ngũ ngôn thành thất ngôn tứ tuyệt, gởi lại cho chồng như sau:

"Thiếp như bạch nhật mạc nhàn quá
Quân tự thanh xuân bất tái lai
Tự cổ song tiền cần khổ học
Kỳ nhân mã thượng cẩm y hồi"

Nghĩa là:
(Thiếp như ngày trắng vụt trôi nhanh
Chàng cũng khó mà lại tuổi xanh
Bao kẻ trước song mê mải học
Ai người áo gấm về hiển vinh)

Tâm lý của người vợ thật giống như bốn câu thơ nỗi tiếng của Vương Xương Linh:

"Khuê trung thiếu phụ bất tri sầu
Xuân nhật ngưng trang thượng thúy lâu
Hốt kiến mạch đầu dương liễu sắc
Hối giao phu tế mịch phong hầu"
Ngô Tất Tố dịch:

"Cô gái phòng the chửa biết sầu
Ngày xuân trang điểm dạo lên lầu
Đầu đường chợt thấy tơ xanh liễu
Hối để chồng đi kiếm tước hầu"

b) Giai thoại vui thứ hai bắt nguồn từ bài thơ ngắn:

"Cửu hạn phùng cam vũ
Tha hương ngộ cố tri
Động phòng hoa chúc dạ
Kim bảng quải danh thì"

Nghĩa là:
"Nắng hạn được mưa ngọt
Đất khách gặp người quen
Phòng hoa đêm hợp cẩn
Bảng vàng được ghi tên"

Do các nhà nho hợp lại làm để nói lên bốn điều trong đời họ cho là sướng nhất. Đọc lên, ai cũng công nhận là sướng. Nào là nắng hạn gặp trời mưa, nào đất khách gặp người quen, nào động phòng hoa chúc với người mình tha thiết yêu, nào đỗ đạt làm quan, trên đời này còn điều nào
sướng hơn nữạ Tuy nhiên, có người lại lý luận rằng bốn điều đó tuy sướng nhưng chưa đến mức tuyệt vờị Nắng hạn gặp mưa thì tốt; nhưng nếu nắng chỉ trong thời gian ngắn, có mưa, cũng bình thường thôi.
Ở đất khách không xa nhà là bao, có gặp người quen cũng chưa sướng lắm. Ai lấy vợ thì cũng hạnh phúc trong đêm hợp cẩn, chớ có chi đặc biệt. Học hành chăm chỉ thi đỗ cũng là chuyện thường. Để bổ túc cho bốn điều sướng trên đến chỗ tuyệt vời, có người thêm vào mỗi câu hai chữ nữa thành bài thất ngôn tứ tuyệt như sau:

"Thập niên cửu hạn phùng cam vũ
Thiên lý tha hương ngộ cố tri
Hòa thượng động phòng hoa chúc dạ
Thiếu niên kim bảng quải danh thì"

Nghĩa là:
"Mười năm nắng hạn được mưa ngọt
Dặm nghìn đất khách gặp người quen
Sư cụ thỏa tình đêm cưới vợ
Khoa giáp tên đề cậu thiếu niên"

     Lần này thì quả là tuyệt vời. Hạn hán mười năm, mưa xuống mới sướng. Đất khách phải xa thì gặp người quen mới sướng. Sư cụ chưa từng biết mùi đời mà nay lấy vợ thì còn gì sướng bằng. Trẻ tuổi mà đỗ đạt thành danh thì mới gọi là tuyệt.


Xuân Đấu

Ý kiến bạn đọc

Vui lòng login để gởi ý kiến. Nếu chưa có account, xin ghi danh.