Jan 15, 2025

Tiểu luận - Tạp bút

Lịch Sử Tái Diễn.
Võ Doãn Nhẫn * đăng lúc 07:26:08 PM, Sep 17, 2011 * Số lần xem: 2096
Hình ảnh
#1
Lịch Sử Tái Diễn.

_ Chúng bay là một lũ nghịch thần, vong ân tiên đế, đảo ngược luân thường sơn hà xã tắc, nhưng mà hoàng thiên hữu nhãn trời cao có mắt tất sẽ có ngày gieo gió gặt bão trời tru đất diệt.
Vị quan cuối cùng của triều đại nhà Lê quát tháo mắng nhiếc một hồi, rút ngược chiếc hốt bạc ngang lưng tấm áo triều phục gấm xanh, trên đầu đội mão bình thiên, thẳng tay ném vào phía trước mặt kẻ loạn thần Tần Cối. Tuổi già sức yếu, chiếc hốt bạc rớt giữa triều đường. Vị quan quay về hướng Bắc, quỳ xuống, sì sụp lạy ba lạy nghẹn ngào rưng rức. Lúc ấy Thái sư An Hưng vương Mạc Đăng Dung chống nạnh quai nồi( trông dáng dấp thô kệch chẳng khác chi dân đen chài lưới võ biền câu tôm chài cá), đưa mắt ngầm ra hiệu lệnh “ sát “. Lập tức viên đô úy cũng là một đao phủ thủ phục mệnh hô lớn:
- Võ sĩ đâu? Hãy chém đầu tên phản tặc nghịch thần ngay cho thượng quan Thái sư.
Thái sư An Hưng vương nghiêm sắc mặt tỏ vẻ giận dữ mặt lạnh:
- Nhà ngươi nói sai rồi. Trẫm từ nay trở đi không ai được gọi trẫm là Thái sư nữa. Kể từ hôm nay, tất cả thần dân phải gọi trẫm là Bệ Hạ, là Thánh Thượng. Nhà ngươi gọi ta là Thái sư, như thế là đáng tội chết chém, trẫm đại xá mà tha tội chết cho ngươi, lần sau nếu còn tái phạm thì đừng kêu oan nữa.
Viên đô úy kiêm đao phủ thủ lập cập, phủ phục xuống đất như tế sao:
- Nô tì thực đáng tội chết, cúi xin Thánh Thượng tha mạng cho nô tì.

Một sự hồi tưởng về tiền kiếp của Mạc Đăng Dung.
Bắt chước các vua Trần, Mạc Đăng Dung Cha(thay vì tổng thống Bush Cha và tổng thống Bush Con) nhường ngôi cho con là Mạc Đăng Dung Con lên làm vua mới vỏn vẹn được ba năm; Dung Cha trở về làm thái Thượng hoàng, lúc đó mới 46 tuổi. Từ một thanh niên nghèo hoàn toàn vô sản( sự cố này rất không ưa nhóm giai cấp vô sản bần cố nông vì mang nặng mặc cảm tự ti), Dung Cha sống bằng nghề đánh cá. Dung đi dự thi môn đấu vật, trúng đô lực sĩ, Dung được sung vào chân túc vệ cầm dù lọng theo hầu xe vua. Nhưng Đăng Dung tiến rất nhanh trên đường thênh thang hoạn lộ. Năm Tân Mùi 1511mới hai mươi chín tuổi, Đăng Dung được phong tước Vũ Xuyên Bá. Năm Bính Tý 1516, triều đình sai Dung làm trấn thủ Sơn Nam, lại được gia phong phó tướng Tả đô đốc. Trải qua ba đời vua Lê, Đăng Dung được phong Thái sư Nhân Quốc Công rồi đến An Hưng vương. Lợi dụng lúc vua Lê hèn yếu, các quan trong ngoài triều đình tranh giành quyền lực cấu xé lẫn nhau, Mạc Đăng Dung âm mưu soán đoạt ngôi vua. Tháng 6 năm Đinh Hợi 1527, Mạc Đăng Dung từ Cổ Trai lên kinh sư ép vua Lê nhường ngôi. Lúc này triều Lê đã quá mục nát lòng dân ly tán nên đa số lòng dân hướng về Mạc Đăng Dung, đón Đăng Dung về kinh. Trong tờ chiếu nhường ngôi của vua Lê có “ vua Lê tài kém đức mỏng không gánh nổi ngôi thiên tử, trừ Mạc Đăng Dung là người có tư chất thông minh, tài kiêm văn võ, bên ngoài đánh dẹp bốn phương đều phục, bên trong trị nước trăm họ yên vui, công đức lớn lao, người người đều bái phục.” Vua Lê Cung Hoàng bị giáng truất xuống làm cung Vương, bị tống giam cùng bà Thái Hậu ở cung Tây Nội rồi bị giết chết. Ông cho lập con trai trưởng là Mạc Đăng Doanh làm thái tử.
Về đối ngoại, để tranh thủ nhà Minh, vua Mạc sai sứ đem biểu sang Yên kinh, nói “con cháu nhà Lê không còn người thừa tự cho nên lập di chúc cho đại thần họ Mạc tạm quản việc nước để yên dân.”Nhà Minh sai người sang dò xét thực hư, vua Mạc cùng các quan bề tôi khác dùng vàng bạc lo lót những viên tướng nhà Minh để tranh thủ sự ủng hộ hậu thuẫn của họ. Ra tận biên giới Việt Hoa, Mạc Đăng Dung đã không một chút sĩ diện thanh thế sẵn sàng tự trói mình trước cửa ải, quỳ lạy tướng Minh là Cừu Loan và Mao Bá Ôn xin hiến một phần đất thuộc nhà Minh. Há miệng mắc quai, ăn xôi chùa ngọng miệng, hai tướng về tâu báo lại Minh đế ở Yên kinh, rằng thì là con cháu nhà Lê tuyệt tự không người nối dõi, rằng thì là Mạc Đăng Dung xét ra cũng xứng đáng lên ngôi vua trị nước yên dân, tuyệt nhiên các tướng không dám đả động tới An Nam quốc vương, riêng Minh đế chỉ phong Mạc Đăng Dung hàm tước Đô thống Sứ, tương đương nhị phẩm triều Minh. Riêng Dung Cha chẳng thấy thế là hèn, là nhục quốc thể, tự bảo rằng hành động thế là khôn ngoan sáng suốt cốt cần được việc là được. Qui phục lạy lục van xin miễn sao được việc là tốt, danh chánh ngôn thuận. Cứu cánh biện minh phương tiện. La fin justifie les moyens. Thiên thời, địa lợi, nhân hòa.” Trời thời, đất lợi, lại người hòa.(Phan Thanh Giản- Tuyệt cốc) “Đại sự mà thành công cả ba là phù hợp thuyết chính danh. Ngày trước Trần thủ Độ tìm cách diệt tôn thất nhà Lý đưa nhà Trần lên làm vua, như thế là “chính danh.” Hồ Quý Ly diệt nhà Trần lập nhà Hồ cũng là “chính danh”, và gần đây Mạc Đăng Dung giết bỏ Lê Cung Hoàng lên làm vua cũng là “chính danh” nốt. Vụ “ Tuần Lễ Vàng “ , vụ “Cải Cách Ruộng Đất” và biến cố Tổng Công Kích Mậu Thân năm 1968 cũng phù hợp với thuyết “ chính danh “ tất! Cuộc chiến Quốc Cộng kéo dài hơn sáu mươi năm, “ đống xương Vô Định đã cao bằng đầu” miền Nam Việt Nam đã chết tức tưởi tủi nhục vào ngày ba mươi tháng tư(1975), cộng sản Bắc Việt reo hò hả hê chiến thắng chiến tranh kết thúc chung cuộc nêu cao lý luận học thuyết “chính danh.”
Mạc Đăng Dung tuy dốt nát nhưng ma mãnh láu cá khôn vặt, chủ trương cơ hội chủ nghĩa mất cái tép, được con cá. Sau mười năm chiến tranh chống giặc Minh, vua Lê Thái Tổ nghĩ ngay chính sách mua chuộc thiên triều: ba năm một lần triều cống Bắc quốc vĩ đại một người vàng là An Viễn Hầu Liễu Thăng gọi là “ chuộc tội đoái công. “ Không biết vào thời buổi này Mạc Đăng Dung có còn đủ khôn ngoan và còn đầy đủ kinh tế tài chính để giao nộp triều cống ngoại bang không.Dung Cha đã không chút ngại ngần đắn đo lo việc mãi quốc cầu vinh, bán một mảnh đất xa xôi tận biên cương Lạng Sơn cho triều đại nhà Minh bù lại được chức Đô Thống Sứ. Ngay khi Dung Cha giết vua tiếm quyền, vị quan cuối cùng của triều đình nhà Lê đã nhục mạ đại thần không biết liêm sỉ mãi quốc cầu vinh đã ném hốt bạc ném nghiên mực vào đầu kẻ thích khách rồi rút dao đâm vào ngực vào cổ tuẫn tiết, chết như thế là một kẻ tôi trung. “ Quân tử thần tử, thần bất tử bất trung.” Vua chết, bầy tôi phải chết. Bầy tôi không chết, thế là bất trung. Sau khi Dung Cha dâng nộp những mảnh đất quận huyện thuộc tỉnh khỉ ho cò gáy Lạng Sơn, Minh triều chưa thỏa mãn tham vọng, đợi chúa sơn lâm ăn no nằm ngủ mùa đông, mùa xuân mùa hè vươn vai trở dậy.
“ Lo gì việc ấy mà lo,
Kiến trong miệng chén mà bò đi đâu.”
Đó là một sự kiện lịch sử, một trang lịch sử sang trang, thay ngôi đổi thứ. “ Kiến trong miệng chén” gần như là một qui luật lịch sử tất yếu. Hồ Quý Ly biết chắc hai năm rõ mười thế nào thế nào triều đại nhà Minh cũng sai tướng Trương Phụ Mộc Thạnh đem binh lính thiên triều sang hạch tội. “ Hạch tội” chỉ là một cách nói, một kiểu tuyên truyền danh chính ngôn thuận. Thuyết chính danh thuở trước của Khổng học ngày nay không được áp dụng. Hồ Quý Ly ngày trước đã giết hại hơn ba trăm bảy chục quan nhà Trần, làm sao có được lý tưởng chính danh? Kiến trong miệng chén mà bò đi đâu, một tiên tri một lời báo trước sớm muộn trước sau gì tiền đồ Đại Ngu cũng bị mất nước. Thế cho nên cả vua Hồ Hán Thương lẫn Thái Thượng hoàng họ Hồ đều ra sức ngày đêm chiêu binh mãi mã xây đắp thành lũy Đa Bang lắp ráp chiến thuyền tích trữ binh lương, nhưng hỡi ôi, lực bất tòng tâm, thế quân Trương Phụ và Mộc Thạnh mạnh như chẻ tre, chưa đánh quân Hồ đã tan. Triều Hồ tồn tại vỏn vẹn bảy năm, từ năm 1400 đến năm 1407, cầm quyền được hai đời, từ Hồ Quý Ly đến Hồ Hán Thương.
“ Bảy năm mới bấy nhiêu ngày,
Mà trong trời đất đổi thay đã nhiều.”
“ Mãi quốc, cầu vinh”. Bán nước để cầu tìm sự vinh hoa, sự kiện nhuốc nhơ ngày xưa hiếm thấy. Ngày nay, mãi quốc cầu vinh bất chấp liêm sỉ sỉ nhục thì nhan nhản. Trước, nước Nga thuộc triều đại vương quốc đã bán thốc bán tháo tiểu quốc Alaska cho nước Mỹ với giá rẻ mạt, nay nước Nga cay cú tiếc hùi hụi vì nước ấy không ngờ rằng bang Alaska lại phong phú mỏ dầu khí thiên nhiên đến vậy. Nói đâu xa, viên công an Việt Nam lúc trước nay thành tể tướng đã bị Trung quốc dụ dỗ mua chuộc, bán đứt cho không một trăm năm chục triệu đô la, được quyền tự do khai thác bô xít ở Tây Nguyên, song chết mặc bây, tiền thầy bỏ túi. Phương danh quý tánh quan thầy tể tướng giàu nứt đố đổ vách khỏi cần nêu đích danh, thiên hạ đều biết. Xin được nói rõ hơn để biết thêm chi tiết cặn kẽ ngọn nguồn: quan chủ tể vốn là ông thần chịu trách nhiệm về việc cho tập đoàn quốc doanh khai thác tàu thủy Vinashin, lời lỗ ra sao, tất cả nhân dân đều biết.
Vẫn còn, chưa hết. Ông chủ tịch Đảng Cộng Sản được đồn đại là con trai riêng không chính thức, lấy họ mẹ họ Nông. Ông này được nhà nước Trung Quốc cho không ba trăm triệu đô la, với điều kiện không được nói với ai việc Trung Quốc tự do khai thác bô xít Tây Nguyên. Thói đời trâu buộc ghét trâu ăn, Nông chủ tịch Đảng được nước đàn anh Trung Quốc chi tiền nhiều hơn quan chủ tể nên quan chủ tể sinh lòng ghen ghét ganh tị, bề ngoài tuy bề mặt im lặng không bày tỏ quan điểm ý kiến gì về tình hình đất nước nhưng thực chất bên trong không tiếc lời chửi bới nhục mạ mắng nhiếc tục tằn thô bỉ. “ Mày tao, tao mày” là cung cách xưng hô của các nhà lãnh đạo vô cùng sáng suốt khôn ngoan nhưng rất hạ cấp của đất nước.
Giấc mộng tranh bá đồ vương của Trung Quốc không bao giờ tan vỡ. Ngàn năm nước Việt Nam bị đô hộ nhà Chu, nhà Đường, nhà Tống, nhà Nguyên, nhà Minh rồi sau cùng nhà Mãn Thanh. Tuy Việt Nam giành được độc lập sống được tự do và nhất là được hưởng hạnh phúc sau bao nhiêu năm bị gông cùm xiềng xích và sau năm 1949, Trung Hoa hoàn toàn được giải phóng cởi ách nô lệ, cộng hòa Nhân Dân Trung quốc xây lại tham vọng giấc mơ bá chủ thống lãnh ngự trị toàn vùng biển Đông. Kể từ sau 1949, cộng hòa Nhân Dân Trung quốc gặp nhiều thăng trầm biến đổi, từ Trăm Hoa Đua Nở tới Bước Tiến Nhảy Vọt, một nước nghèo nàn lạc hậu trở thành một nước giàu có phát triển kinh tế giàu thuộc hàng bậc nhất thế giới, tuy vậy, Trung Hoa vẫn còn là nước khát nước dầu khí nên lúc nào cũng lăm le chiếm đoạt quần đảo Hoàng Sa Trường Sa, thềm lục địa nổi tiếng phong phú dầu khí tại biển Đông. Cách đây không lâu nhà cầm quyền Trung quốc ra rả dài dòng đưa tin rằng thì là Hoàng Sa Trường Sa và lãnh hải “đường lưỡi bò” đều thuộc chủ quyền của Bắc Kinh, không ai được quyền đưa thuyền đưa tàu tới đánh bắt cá. Nhưng ngư dân Việt Nam nghèo nàn chất phác thật thà vẫn hằng ngày dong biển ra khơi. Lý do thực đơn sơ, thực giản dị: nếu ở nhà không làm gì hết thì thật thảnh thơi, thật nhàn hạ, thật sung sướng, nhưng lấy gì nuôi sống? Tỉnh Quảng Ngãi, tập đoàn ngư dân dẫn tàu thuyền ra đảo Lý Sơn ra khơi làm cá đã bị bọn gọi là “ hải tặc “ Trung Quốc xông vào ngư thuyền trấn lột vừa hải sản mới đánh bắt được mấy trăm tấn cá vừa nông cụ xăng dầu và luôn tất cả ngư dân tóm bắt trói về tàu đòi tiền nộp phạt mới được tha mà cho về nhà. Sự việc mới xảy ra đầu tháng dương lịch, tháng 6, tàu Việt Nam Bình Minh 2 ra khơi ở thềm lục địa thăm mỏ dầu khí, tàu Trung Quốc lại một lần nữa gây sự uy hiếp cắt dây cáp hàng giờ của tàu Việt Nam, mà Việt Nam thì chẳng dám phản đối ho he một tiếng, chỉ biết im lặng để tàu hải giám Trung Quốc tha hồ “ bề hội đồng”; đâu đó xong xuôi tàu Trung Quốc bỏ đi. Sau khi bị cắt cáp về việc thăm dò dầu khí dưới thềm lục địa, tàu Bình Minh 2 mới hô hoán, mới loan tin rằng tàu hải giám Trung Trung Quốc đã ngang nhiên cắt cáp con tàu rất ư tội nghiệp rất đỗi đáng thương Bình Minh 2. Phát ngôn viên của bộ Ngoại Giao bà Nguyễn Phương Nga cũng lên tiếng phản đối rất ư mạnh mẽ rất ư quyết liệt rằng tàu Trung Quốc đã ngang nhiên cắt cáp tàu thăm dò dầu khí Bình Minh 2, rằng đề nghị Trung Quốc không được tái phạm lần thứ hai, rằng Trung Quốc phải bồi thường thiệt hại cho Việt Nam(!!) Bồi thường thiệt hại cho Việt Nam! Nói cho vui vậy thôi chớ làm gì Trung Quốc chịu bồi thường? Một xu một đồng cũng không có! Xưa, nước An Nam chịu thần phục, chịu triều cống Đại Hán, điều ấy vốn đã có, sự cố sự việc ấy là điều hiển nhiên, nhưng chớ mong đừng hòng việc Đại Hán chịu thần phục triều cống cho nước An Nam, đừng hòng việc Đại Hán triều cống gọi là đái công chuộc tội lại người đúc bằng ròng quan An Viễn Hầu Liễu Thăng không may bởi tính kiêu căng ngạo mạn ở ải Chi Lăng cạnh núi Mã Yên.
“ Con kiến mà kiện củ khoai,
Tàu Phù cắt cáp cũng hoài công toi.
Sử Việt Nam gặp hồi ảm đạm,
Đảo Hoàng Sa u ám ngất trời.
Trường Sa hải đảo mù khơi,
Rừng vàng biển bạc đi đời nhà ma.”
Mạc Đăng Dung khẽ thở dài buồn bã. Vua Mạc đầu tiên chết đã mấy trăm năm dài đến nay vẫn chưa được đầu thai hóa kiếp. Mạc Đăng Doanh, Mạc Mậu Hợp lên ngôi tiếp nối nhà Mạc cũng đã chết từ lâu, hồn ma Mạc Đăng Dung vẫn hoàn toàn không biết Đăng Doanh Mậu Hợp đã được hóa kiếp hay chưa, nhất là Mậu Hợp vì quá say mê thanh sắc đam mê vật dục đã mạng vong dưới thời chúa Trịnh. Ba đời họ Mạc vẫn được ẩn cư tá túc ở tỉnh Cao Bằng, đến nay đời nhà Mạc mới thật sự mất hẳn.
Mạc Đăng Dung còn một an ủi duy nhất. Lúc nhắm mắt xuôi tay trở về cát bụi, Dung là một hồn ma hoàn toàn vô sản, lẽ đương nhiên Mạc Đăng Doanh, Mạc Phúc Hải, Mạc Phúc Nguyên, Mạc Mậu Hợp cũng là những hồn ma hoàn toàn không có một tấc đất cắm dùi.
Dung biết rõ tình thế Việt Nam ở vào tình thế kẹt cứng. Nhân dân từ Bắc chí Nam, từ Hà Nội vô Sài Gòn vào đầu tháng sáu dương lịch xuống đường biểu tình giương cờ biểu ngữ phản đối nước lớn nước giàu nước mạnh Trung quốc nhưng rất xấu bụng:
- Đả đảo Trung quốc.
- Hoàng Sa là của Việt Nam.
- Trường Sa là của Việt Nam.
Nhà nước đương cuộc Cộng Hòa Xã Hội Chỉ Ngủ Việt Nam đã rất “hài lòng” khi một đám đông ồ ạt xuống đường, cho thả một lực lượng cảnh sát công an cũng xuống đường xem nhân dân công nhân người già người lớn thanh niên sinh viên học sinh biểu tình nhưng làm kẻ bàng quan án binh bất động, không mang khiên mộc, dùi cui, nón sắt, không mang hung khí, không mang roi điện, không mang chó nghiệp vụ. Khi đoàn người biểu tình tiếp tục đi xuống Bờ Hồ, đi xuống phố Tràng Thi kéo tới toà đại sứ quán Trung quốc hoặc cùng kéo nhau kéo tới toà Lãnh Sự hô to khẩu hiệu phản đối đả đảo, lúc này đã mười hai giờ trưa, bầy cảnh sát công an ra lệnh giải tán tan hàng cuộc xuống đường. Biểu tình như vậy đủ rồi. Xuống đường như thế là thể hiện được nỗi bức xúc bất bình, thế là tốt. Nói nào ngay, đại sứ quán Trung Quốc thấy thế lấy làm “ bùng lỗ tai, gai con mắt”, bực dọc hách dịch hỏi tại sao nhân dân “ hữu nghị” lại cả gan lớn mật làm to chuyện biểu tình xuống đường gấu ó như thế? Lẽ dĩ nhiên bộ Ngoại Giao chủ nhà gà nhà phải vội vàng mạnh mẽ cất tiếng giải thích cắt nghĩa trần tình:
- Không có biểu tình, không phải biểu tình, chỉ có một số rất ít người tự phát xuống đường hoan hô đả đảo, sau đó tự động giải tán trở về, an ninh trật tự trở lại thủ đô thành phố. Bộ Ngoại Giao gà nhà nín khe, không dám hó hé đả động tới bọn quan thầy đại sứ quán ở Hà Nội. Tập đoàn CSVN chạy tội, lấp liếm nhưng thật sự muốn dằn mặt quan thầy “ đồng chí nhớn” cho hả hơi cho đỡ tức, bị ăn hiếp đủ điều đủ chuyện. Chuyện bắt ngư dân trên thuyền trấn lột chuộc tiền đổi mạng. Chuyện cướp hải sản tôm cá mực, nông cụ xăng dầu và mới đây nhất, tàu hải giám Trung Quốc đã ngang nhiên cắt đứt dây cáp tàu Bình Minh 2 của Việt Nam đang thực hiện chuyến công tác thăm dò dầu khí tại thềm lục địa trong hơn một tiếng đồng hồ, xong việc, tàu hải giám thản nhiên ra đi, tuy im lặng nhưng đầy thách thức:” Tàu của chúng mày làm gì bọn chúng tao nào?” Sau nhiều bận cướp bóc vơ vét tài sản, ngư cụ xăng dầu của tập đoàn ngư dân vô tội, tập đoàn tàu “nước nhớn” vẫn thản nhiên không thèm trả lời,” chó sủa mặc chó, cướp của hại người vẫn thản nhiên đi. “
Hồn ma Mạc Đăng Dung khẽ nhếch mép cười im lặng, chua chát. Hồn ma còn lạ gì cung cách xảo thuật nói láo từ lâu, đã mấy trăm năm trải dài xuyên suốt lịch sử. Nói láo và nói láo. Khi thống nhất sơn hà, đem giang sơn non nước về một mối, Bình Định Vương Lê Lợi đã “nói láo”với quần thần quan quân nhà Minh rằng con cháu hàng họ nhà Trần không còn ai nữa ngoài tôn thất Trần Cao, rước về lên ngôi làm vua để rồi sau đó bộ hạ tay chân giết chết nên nhà ái quốc Lê Lợi đành phải lên ngôi tiếp nối sự nghiệp. Như thế là danh chánh ngôn thuận không còn dư luận dèm pha tiếng bấc tiếng chì. Tuy vậy, người vàng của tướng Liễu Thăng vẫn tiếp tục cống hiến Minh triều ba năm một lần không dám sơ xuất, hình thức một ngày giỗ kỵ một tướng lãnh không may vị quốc vong thân; nhưng Dung Cha nghĩ là không hề có chuyện những tướng lãnh Mãn Thanh cũng đã vị quốc vong thân như dề đốc Hứa Thế Hanh, tiên phong Trương Sĩ Long, tả dực Thượng Duy Thăng, tri phủ Sầm Nghi Đống. Khi sống thì “sống có nhà ở, chết không đất chôn, sinh hữu gia cư, tử vô địa táng.” Hồn ma Mạc Đăng Dung chỉ nhớ điều thứ 4 trong5 điều Bác Hồ dạy lớp thiếu nhi Việt Nam, (riêng điều 1, điều 2, điều 3, hồn ma không nhớ):
- Khiêm tốn- Thực thà- Dũng cảm.
Michail Gorbachev có nói một câu lịch sử sau khi liên bang Cộng Hòa Xã Hội Xô Viết sụp đổ, chế độ Cộng Sản lấy phương châm làm mẫu mực khuôn vàng thước ngọc: nói láo.
“ Tôi đã bỏ một nửa cuộc đời cho lý tưởng Cộng Sản. Ngày hôm nay tôi phải đau buồn mà nói rằng dảng Cộng Sản chỉ biết tuyên truyền và dối trá.” Ngày nay, trẻ con nhà trường không còn được giáo dục không được nói dối. Chuyện nói láo trở thành cơm bữa hàng ngày. Ở truờng, học trò nói láo vớI thầy giáo. Ở nhà con cái cũng nói láo với đấng sinh thành. Chuyện kín đáo riêng tư ở nhà, giữa chốn phòng the con cái nghe lỏm được vội vàng báo cáo cùng thủ trưởng cơ quan trách nhiệm.Báo cáo, làm ăn ten vốn là nhiệm vụ “mật “ của đoàn viên thiếu nhi, của đoàn viên thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh. Quàng khăn quàng đỏ là một hãnh diện lớn một niềm tự hào “khiêm tốn”của học sinh đoàn viên thiếu nhi. Trong gia đình, không ai nghe bài học luân lý đầu tiên gối đầu giường phải kính yêu vâng lời giúp đỡ cha mẹ. Ngoài học đường, không một bậc sinh thành nào khuyên bảo học sinh phải vâng lời, kính yêu tuân phục thầy cô giáo. “Muốn sang phải bắc cầu kiều, muốn cho hay chữ phải yêu mến thầy.”
Một sự thật rất xưa rất cũ được tổng thống Nguyễn văn Thiệu phát biểu rất được sáng giá. Cộng sản Việt Nam mỗi khi nghe các đài phát thanh Sài Gòn, đài phát thanh Quân Đội thường xuyên lập đi lập lại tuy chẳng mới mẻ gì nhưng thật sự ăn tiền đắt khách, như gái ngồi phải cọc lấy làm chướng tai gai mắt. Đừng nghe những gì Cộng Sản nói; hãy nhìn những gì Cộng Sản làm. Những phát ngôn những phát biểu của tổng thống đệ nhị Cộng Hòa, Cộng Sản Việt Nam được xem như một cấm kỵ, một “taboo” mà người Cộng sản ghét cay ghét đắng chẳng khác chi những dân tộc thiểu số người Thổ: họ cấm kỵ không dám không muốn nói đến, đề cập đến núi Văn Dú trong tác phẩm “ Vàng và Máu” của nhà văn Thế Lữ. Ngày nay thì đã trễ.”Hãy tin những gì đảng Việt Minh nói.” Ngày trước, Việt Minh là đảng Lao Động trá hình. Sau năm 1976, đảng Lao Động bị lột mặt nạ, đổi tên thành đảng Cộng Sản Việt Nam. Vào thời buổi phôi thai, các đảng phái còn non nớt mới thành hình, đảng Việt Minh đã phải miệng lưỡi Tô Tần tuyên truyền thuyết phục hứa hẹn nhiều điều mơ ước, rằng thì là quyết tâm tiêu diệt chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa đế quốc, rằng thì là cách mạng sẽ đưa nhân dân Việt Nam tới ấm no hạnh phúc, xóa bỏ bất công xã hội, tệ trạng người bóc lột người. Nhiều bản hùng ca được khơi dậy đánh thức lòng yêu nước chân thật trong sáng của toàn thể đa số thanh niên sinh viên học sinh Việt Nam là “ Xếp bút nghiên,” “ Việt Nam minh châu trời Đông” và đặc biệt bài ca “ Nhạc tuổi xanh “ của nhạc sĩ Phạm Duy. Không tin sao được một khi những lời hứa hẹn tràn đầy lạc quan! Không tin sao được một khi ngày mai sẽ huy hoàng vẻ vang tươi sáng hạ giới thiên đàng? Phải tuyệt đối tin tưởng vào sự lãnh đạo anh minh sáng suốt của phong trào của quần chúng nhất là của đảng, không được hoài nghi yếm thế trong mình luôn luôn mang đầu óc chủ bại bi quan. Nếu tinh thần bi quan chủ bại cứ liên tục bị ám ảnh dày vò, lãnh đạo cấp trên sẽ vạch một đường lối giáo dục. Trong một thời gian, lãnh đạo không đem lại kết quả tích cực, cấp trên sẽ giải quyết dứt khoát, hoặc thanh trừng hoặc thủ tiêu để khỏi phí thì giờ. Cách mạng còn rất rất nhiều việc đại sự phải làm. Đại sự phải...thanh toán phải thủ tiêu phải xử lý gồm có ông Tương chuyên làm nghề đồ tể vừa mua heo vừa giết heo. Ông Tương ở một túp lều tranh lợp lá dừa, vách lá trống trơn mặc cho nắng và gió. Cách phục sức của ông rất giản dị, lúc nào ông cũng ở trần, mặc một chiếc quần cụt. Ấy vậy mà ông Tương thường xuyên thả những câu thơ suồng sã đôi lúc tục tĩu, chẳng hạn trong thơ Lục Vân Tiên của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu:
“ Khoan khoan ngồi đó chớ ra,
Nàng là phận gái ta là phận trai.”
Hoặc:
“ Vân Tiên ngồi ở bụi môn,
Chờ khi trăng lặn sờ l. Nguyệt Nga.”
Người viết thật sự không biết vì sao ông Tương đột nhiên vắng mặt rồi biệt tăm.
Trường hợp thứ hai là trường hợp ông hương bộ Bùi Kiều Phúng. Ông có chân trong ngũ hương: hương bộ, hương bổn, hương kiểm, hương mục và hương dịch. Hương bộ trông coi nhân thế bộ, tức chịu trách nhiệm trông coi việc sinh, việc tử và việc gía thú của dân trong làng. Ngoài việc đảm trách nhân thế bộ, ông hương bộ Phúng còn làm thợ may, vừa y phục tây vừa y phục ta. Quán may là một mái hiên lợp ngói âm dương cạnh bục cửa ra vào một gia đình người Tàu. Lúc làm việc, ông luôn luôn mặc một bộ bà ba may bằng vải trắng, mang đôi guốc gỗ vông, vóc dáng khá nghiêm nghị, bàn may và bộ ván gỗ được đặt ngay ngắn trên mái hiên dùng để đo cắt áo và quần. Thỉnh thoảng người viết đến tiệm may để nhờ ông thợ cắt và may một bộ đồ đi học. Người viết chỉ nhớ mang máng một thời gian khá lâu không thấy ông hương bộ Bùi Kiều Phúng. Hỏi, mẹ người viết chỉ trả lời một câu ngắn gọn:
- Chết rồi.
Cũng “Chết rồi” như anh Bảy Thủ, làm phu kéo xe kéo, cũng “Chết rồi”như chú Cửu Nhì nguyên xã trưởng làng Vĩnh Điềm và cũng “ Chết rồi” như viên xã Can nguyên xã trưởng thuộc làng Vĩnh Điềm lặng lẽ ra đi không kèn không trống. Và cũng im lặng ra đi sau vụ chỉnh huấn đảng năm 1968 như tướng Hoàng văn Thái, như tướng Chu Huy Mân sắc tộc Nùng. Và thêm một lần nữa hồn ma Mạc Đăng Dung xin kể một nhà văn rất nhiều triển vọng cũng âm thầm cũng lặng lẽ ra đi ngay khi vụ đào thoát vượt tuyến bị vở lỡ thất bại trên giòng song đêm Bến Hải: nhà văn Vũ Anh Khanh, tác phẩm khá nổi tiếng Nửa Bồ Xương Khô. “Đừng nghe những gì cộng sản nói”; người viết xin được viết thêm cho đủ bộ sậu: “ Đừng tin những gì cộng sản tuyên truyền phủ dụ vuốt ve.”Cựu tổng thống Thiệu nói tiếp câu nói nhiều ý nghĩa “Hãy nhìn kỹ những gì cộng sản làm”. Hãy nhìn kỹ đảng cộng sản Việt Nam thực hiện vụ Cải Cách Ruộng Đất không tiền khoáng hậu năm 1952. Hãy nhìn kỹ vụ Việt cộng đã pháo kích tại trường tiểu học Mỹ Tho khiến bốn mươi học sinh bị chết oan uổng. Hãy nhìn kỹ đảng cộng sản Việt Nam đã tổng công kích vụ biến cố Mậu Thân vào dịp Tết Nguyên Đán năm 1968. Hãy nhìn kỹ bộ Chính Trị và tập đoàn cộng sản bắt tất cả quân cán chính thuộc chế độ cũ phải tập trung học tập cải tạo mút mùa lệ thủy không hẹn ngày về. Những chỉ thị, những mật lệnh từ quân ủy trung ương không cần thông báo, không cần phổ biến, không cần cập nhật. Đã ngót sáu mươi năm, đã hơn ba mươi sáu năm, lịch sử vẫn bao trùm bí mật, đã có những ai, người nào dám vỗ ngực tự nhận vào năm 1952 đã có vụ Cải Cách Ruộng Đất? Đã có những tập đoàn quân sự chính trị nào đã dám can đảm đưa tay công nhận chủ trương trình diện học tập cải tạo sau năm 1975?
Tất cả đều ném đá giấu tay!
Mạc Đăng Dung gốc gác lai lịch của hắn vốn là một tay võ biền dốt nát vô học, bẻ đôi một chữ không có, vốn nhiều tự ti mặc cảm, không biết lịch sử từ triều đại nhà Ngô đến triều đại nhà Trần. Hồn ma họ Mạc dường như trước mặt có một vận nước xoay chiều, thay ngôi đổi chủ: nhà Triệu suy tàn.
Triệu Đà làm vua cả thảy được bốn đời, đến đời vua thứ tư là đời Triệu Ai vương bị mẹ là Thái hậu Cù Thị tư thông dan díu ngoại tình với sứ giả người Tàu là Thiếu Quý, nguyên là người tình ngày trước của Cù Thị. Thiếu Quý xúi giục Thái hậu Cù Thị đem dâng nước Âu Lạc cho nước Tàu. Lúc bấy giờ có một lão thần là Lữ Gia, không muốn để người Tàu lấy mất nước Nam Việt, bèn mưu với các quan trong triều, đem quân vào cung, giết cả Ai vương, Cù Thái hậu và sứ nhà Hán Thiếu Quý đi rồi lập người anh vua Ai vương tức Triệu Dương vương lên làm vua, đoạn, rồi Lữ Gia chia quân đi phòng giữ khắp các nơi.
Triệu Dương vương làm vua được một năm thì bị vua nhà Hán là Hán Vũ Đế sai tướng Phục Ba tướng quân Lộ Bác Đức và Dương Bộc đem năm vạn binh sang đánh lấy Nam Việt. Tể tướng Lữ Gia chống không nổi bèn đem vua Dương vương chạy trốn. Quân Hán đuổi theo bắt được, vua tôi đều bị hại.
Một giai đoạn lịch sử là một giai đoạn trở lại của lịch sử, một giai đoạn của sự kiện của một biến cố. Hoàn cảnh đất nước Việt Nam là một hoàn cảnh của nước Tàu, gọi nôm na là Trung Quốc. Tình huống đất nước Việt Nam tương tự tình huống của Nam Việt ngày xưa mà Cù Thái hậu muốn dâng Trung Quốc chính là tập đoàn bán nước của CSVN, chẳng khác gì Nguyễn Phú Trọn mãi quốc cầu vinh. Lão thần Lữ Gia là toàn thể nhân dân Việt Nam không phân biệt Nam Bắc. Vào triều đại nhà Trần, tướng Trần Kiện, Trần Ích Tắc ra hàng giặc Nguyên Mông rước voi về dày mả tổ. Lê Duy Kỳ là một cách hàng Mãn Thanh bán nước cho giặc. Nói cho cùng, Mạc Đăng Dung khi tự trói mình quỳ gối cùng các tướng Tàu Cừu Loan Mao Bá Ôn xin nhượng đất tỉnh Lạng Sơn là một cách mãi quốc cầu thân. Hồn ma họ Mạc tự an ủi:
- Thực ra chẳng có ma nào biết ta tự trói tự quỳ xin xỏ với ngoại nhân. Bọn quan lại thần phục họ Mạc nhà ta chỉ có vài người, một lòng một dạ cúc cung tận tụy phò tá. Quỳ lạy xin xỏ các quan triều Minh họ Mao họ Cừu, liệu các cận thần có đủ giữ kín chuyện riêng tây, không thổ lộ ra ngoài bàng quan thiên hạ dư luận thị phi không?
Mãi quốc cầu vinh tội bán nước!
Sơn hà nguy biến ôi nhu nhược!
Nâng bi lãnh đạo khúc triền miên,
Bợ đít triều đình dài thậm thượt.
Vịnh bức dư đồ dải lưỡi bò,
Ca bài hải đảo “Thề Non Nước”.
Suy kim luận cổ vạn tù nhân.
Bè lũ tay sai tội mất nước.

Ai người ái quốc, phải Hồ Minh?
Trốn nước họ tên Nguyễn Tất Thành.
Nợ nước bầy nhầy trong lửa đạn,
Thù nhà nheo nhóc giữa đao binh.
Giao Thừa hái lộc đêm trừ tịch,
“Đỏ lửa Mùa Hè” ngợp chiến chinh.
Chén chú ly anh nâng rượu Tết.
Hồn ma sống lại tội tày đình./.

Vo Doan Nhan

 

Ý kiến bạn đọc

Vui lòng login để gởi ý kiến. Nếu chưa có account, xin ghi danh.