Jan 21, 2025

Tùy bút - Bút ký

Thu.
Võ Doãn Nhẫn * đăng lúc 05:29:21 PM, Sep 05, 2011 * Số lần xem: 2081
Hình ảnh
#1

 

Thu

1.-
Khói biếc chiểu thu hương tỏa ngát.
Lưng trời một cánh chim phiêu bạt.
Diều bay một cánh lượn vi vu,
Lá đổ muôn chiều rơi lác đác.
Mấy chiếc ngô đồng rụng lá vàng,
Mây chiều ráng đỏ trôi tan tác.
Một mình đứng giữa quãng chơ vơ.
Liệp hộ Hồng Sơn mây xám ngắt.

2.-
Pháp lệnh Thăng Long cấm biểu tình.
Cư dân Hà Nội chịu làm thinh?
Nghe như chọc ruột người căm giận,
Xéo lắm giun quằn quyết động binh.
Cảnh cáo thiên triều nghe quá rét,
Vâng lời cướp đảo thấy càng kinh!
Khua môi múa mỏ hàng tôm tép.
Dẹp Bắc phương thiên hạ thái bình.

3.-
Pháp lệnh Mùa Thu cấm xuống đường.
Xuống đường “ Độc Lập “(1) chuyện bình thường.
Tự do, Hạnh Phúc(2) điều bôi bác,
Độc Lập vẹn toàn đáng xiển dương.
Ích Tắc Đăng Dung tâm địa ác,
Phi Khanh Nguyễn Trãi dạ can trường.
Ai đi nhắn gởi phường gian giặc:
“ Tử Bắc sinh Nam quyết xuống đường!”

4.-
Đại úy công an mấy cú đạp,
Lương dân Hà Nội bị đàn áp.
Biểu tình chống đối đã răn đe,
Buổi sáng xuống đường “được phúc đáp”.
Nhất quyết lên đường quá khó khăn,
Nằm lăn té ngửa nhiều phiền tạp.
Chờ khi “độc lập “ cũng hơi lâu.
Sắp đến mùa mưa sa bão táp.

5.-
Mộng giấc Nam Kha không trở lại.
Còn đâu Hữu Nghị Nam Quan ải!
Đa nguyên Bản Giốc trại tù giam,
Độc đảng Tây Nguyên nhiều mối lái.
Quốc Hội hùng hồn lắm nghị trường,
Cha hồ chú nhẫn đừng bàn cãi.
Giải lao nửa tiếng thụt bi da.
Đói bụng thèm mua bát phở tái.

*(1)Đường Độc Lập, tên đường ngày trước thuộc thị xã Nha Trang, thời Pháp thuộc còn một tên đường nữa là đường Graffeuil, cách nay dễ đã 8 9 chục năm.
(2)Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc là quốc huy của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, từ năm 1976 là nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.

Trời đã thật sự vào thu, cuối tháng 8 dương lịch và cũng là cuối tháng 7 âm lịch, mùa Vu Lan cũng đã qua rồi, mùa Báo Hiếu cũng đã chấm dứt. Các hiệu bánh, các cửa hàng bắt đầu rao hàng quảng cáo bánh trung thu báo hiệu tết Trung Thu sắp đến, đặc biệt có tiệm bánh HUY KÝ trên đường University. Đó là một hiệu chuyên sản xuất bánh ngọt của người Tàu nói đúng người Việt gốc Hoa, nói tiếng Việt Nam rất thông thạo nhưng nói tiếng Hoa cũng rất sõi không khác chi tiếng mẹ đẻ. Tiếng Việt là một ngôn ngữ thứ hai, ngôn ngữ chính là tiếng Hoa. Ngày xửa ngày xưa người Hoa từ Trung Hoa di dân tụ tập thành một tập thể tập đoàn thành nhóm thành bang sinh sống. Từ thế hệ này qua thế hệ khác người Hoa mặc nhiên trở thành một cộng đồng người Hoa có phong tục tập quán riêng, đặc biệt có ngôn ngữ riêng: Quảng đông,, Phúc kiến, Triều châu, Hải Nam, vân vân. Ngay từ lúc đặt chân trên đất nước Việt Nam, người Trung Hoa nói chung đều nghèo nhưng rất biết chịu khó nhịn mặc nhịn ăn thắt lưng buộc bụng, có thể bắc tay làm bất cứ công việc gì kể cả những việc làm tầm thường nhất( điều đáng ngạc nhiên là không bao giờ trông thấy người Hoa đàn bà đàn ông trẻ già bé lớn ăn mày ăn xin kiếm bữa) như mua ve chai, hàng đồng nát. Vào những buổi sang trẻ con người lớn trong xóm đã ồn ào vang động những tiếng rao bán hàng quà sáng như bánh mì xíu mại( thịt heo hay thịt chó thịt chuột, không biết) bánh bao, bánh tiêu, bánh bò giò chó quảy, không thấy người Tàu bán bánh ú, bánh tét, bánh chưng, bánh ít(cũng còn gọi bánh ếch vì giống hình thù con ếch?), bánh ú tro. Phải chăng vì người Tàu vốn từ lâu đã không thích những đam mê những loại bánh loại kẹo đó nên không mua, không bán không sản xuất những thực phẩm đó? Rồi bỗng nhiên tớI một hôm ngườI đàn ông Trung Hoa đột ngột xuất hiện với một chiếc xe bán mì có bạt che mưa nắng,thùng nước dùng khói bốc nghi ngút thơm phức. Cạnh chiếc xe, một ngườI đàn ông thấp bé đang cắm cúi loay hoay xằt chặt một thức ăn một món thịt nào đó, chốc chốc ngước mắt quay mặt ngẩng đầu nhìn ra tận ngoài đường có ý mong ngóng đợi chờ thực khách. Xe bán mì khổ nỗi, không có ghế ngồi, chỉ ăn...đứng. Nếu muốn ngồi ăn thoải mái món ăn kỳ thực đơn giản nhưng thực chất hấp dẫn cứ tự nhiên vô nhà sát bên đường kéo ghế ngồi...thưởng thức món cây nhà quán đường.

Trưa, xe hiệu bán mì do người Tàu trông nom quản lý tự động dẹp tiệm, có lẽ do mì đã bán hết. Nhưng tên” phổ ky” vẫn tiếp tục làm việc, y chuẩn bị sửa soạn cho một màn thức ăn khác cho buổi chiều trên đường phố biển Nha Trang nổi tiếng đẹp gió mát hiền hòa bờ cát trắng phau phau. Không nhớ tên đường phố biển Nha Trang, chỉ nhớ đường Lê Lợi từ phố Chợ Đầm ra đến biển, ngoài ra, chỉ thấy con đường thẳng tắp chạy dài từ ty Bưu Điện Nha Trang đến cảng Cầu Đá, lầu Bảo Đại và sở Hải Dương học Institut Océanographique tục gọi Sở Cá tọa lạc trên đồi thoai thoải cạnh bên. Buổi chiều mùa hạ ra biển chơi hóng mát ngắm cảnh thì thật tuyệt diệu tuyệt vời chẳng khác chi một thiên đường trần tục, nghe gió biển xôn xao rì rào trong khóm cây bang lúc mùa thu chuyển lá đỏ lác đác rụng trên đường phố, viện Pasteur nguy nga về phía bên phải, bọn học trò trường Nam Tiểu Học Nha Trang lúc nào cũng thèm thuồng ước ao được ăn những chùm tra chín mọng thâm tím chẳng khác chi những bụi sim chín thâm dọc trên nẻo đường rầy đường sắt.

Những buổi trưa sau khi tan trường sau khi ăn bữa cơm trưa gặp lúc trời nắng đám học trò hăm hở vội vã cắp sách ra biển ngấp nghé rình tập ăn trộm tra chín, đập hột bàng tụi học trò gọi là hột hạnh nhân hiếm hoi họa hoằn trong các bánh vào dịp tết Trung Thu, nhấm nháp nhâm nhi thấy béo béo.

Lão Chệt người Tàu bán thức ăn gồm có những gì? Có rất nhiều thứ thức ăn khác nhau từ bò bín, bò khô, nai khô, mực khô, tra khô, đu đủ mực khô trộn giấm, xoài sống me sống ổi chua cóc xanh ngâm nước cam thảo trộn muối ớt (nghe mô tả mà thèm chảy nước miếng rỏ rãi). Thời may, có ba chiếc ghế xép gỗ thấp lè tè dùng để ngồi khi có thực khách.

Bên dưới bờ cát thoai thoải dốc, sóng nước lăn tăn vỗ nhẹ vào bờ. Một con còng tí hon gọi là con dã tràng đột xuất chạy trên bờ cát để rồi biến mất sau khi nước biển rút tận ra xa.

Dã tràng xe cát biển Đông,
Nhọc nhằn mà chẳng nên công tích gì.

Hồn ma Ngô Trường Tuyển chết đã hơn trăm năm, đến nay vẫn chưa được hóa kiếp chuyển kiếp, lòng vẫn hằng mang nặng một mối hoài bão canh tân cải cách. Lúc còn sinh tiền Ngô Trường Tuyển vẫn hằng khắc khoải vận mệnh nước nhà, lòng vẫn cao, chí vẫn lớn thoát khỏi vòng tay nô lệ ngoại bang xâm chiếm đất nước. Lý lịch gốc gác, từ lúc còn nhỏ, Tuyển đã theo đạo Thiên chúa, đạo nòi, một tôn giáo mà ngày trước, vua Thiệu Trị đã rất có ác cảm, thường ra lệnh cho những người đã từng theo đạo thờ Chúa hoặc phải bỏ đạo, hoặc phải chịu hành hình đóng đinh trên thập tự giá. Số người theo đạo Thiên Chúa bị giết hại thời bấy giờ không phải ít. Kịp đến thời vua Tự Đức việc cấm đạo Thiên Chúa vẫn tiếp tục. Những tín đồ theo đạo Thiên Chúa một khi bị bắt và bị phát hiện theo đạo đã bị thích hai chữ trên lưng “ Bình Tây sát tả, “ có ý dẹp giặc Pháp giết những người có đạo. Vào tuổi thanh thiếu niên, Tuyển được theo học tại một nhà dòng đạo Thiên Chúa rồi được du học sang đất Pháp, Tại đây Tuyển thấy được ánh sáng văn minh của xứ người. Đã có lần Tuyển trông thấy tận mắt những vòi nước máy tuôn tràn trên khắp các vườn hoa công cộng, những ngọn đèn điện ban đêm được thắp sáng rực rỡ như ban ngày; Tuyển lấy làm xót xa buồn rầu và đau khổ tại sao đất nước Việt Nam vẫn còn lạc hậu dốt nát và nghèo nàn đến vậy.

Về lại cố quốc, Ngô Trường Tuyển ngày đêm mài miệt dâng lên nhà vua mười bản điều trần, thống thiết kêu gọi gấp rút thỉnh cầu canh tân đổi mới giang sơn đất nước. Thời thế cấp bách lắm rồi. Lịch sử tựa dòng nước chảy, con thuyền nếu muốn tiến bộ phải biết nương theo dòng nước mà đi. Nếu dậm chân tại chỗ, ắt phải thụt lùi lạc hậu, đó là qui luật.

Bãy giờ Ngô Trường Tuyển đã là một thành niên chững chạc suy nghĩ chín chắn, chưa lập gia đình chưa thành gia thất, lúc này đã chép thành mười bản điều trần. Một buổi sáng nọ tại điện Cần Chánh, bá quan văn võ ăn mặc triều phục chầu trước ngai vàng của vua Tự Đức, tín đồ ngoan đạo Thiên Chúa giáo Ngô trường Tuyển đã mạo muội can đảm dâng lên thiên tử mười bản điều trần thống thiết vì lòng lương dân mà khẩn cấp canh tân đất nước trước khi quá muộn.

Vua Tự Đức là một vị vua vốn có lòng với vận mệnh tương lai tiền đồ của tổ quốc nhưng sợ trách nhiệm, bèn giao cho các đình thần trong triều đình Huế giải quyết mười bản điều trần nói trên. Đây mới thực là một điều bất hạnh, không may cho tiền đồ của đất nước. Sử chép lại rằng “ nhưng đình thần tự mãn, ghen ghét và cố chấp, cho là câu nệ, nói càn, bác đi cả.” Trong lúc đương triều giặc giã nổi lên khắp nơi như giặc Châu Chấu, giặc Cai Tổng Vàng, giặc Ngô Côn, giặc Khách ở Bắc Kỳ là giặc Cờ Đen Lưu Vĩnh Phúc, giặc Cờ Vàng Hoàng Sùng Anh, giặc Cờ Trắng Bàn Văn Nhị, Bọn giặc Khách ấy quấy nhiễu tại các tỉnh Thái Nguyên Tuyên Quang Lào Cai Lạng Sơn lúc bấy giờ. Bọn chúng quấy nhiễu mãi cho đến khi quân Pháp ra sức dẹp loạn lúc ấy mới thôi. Hồn ma Ngô Trường Tuyển vì thất chí tuyệt vọng mang bệnh mà thác lúc tuổi còn mới trung niên, hồn còn oan khiên bởi nghiệp còn mang nặng. Giở trang lịch sử sau chiến tranh lần Hai, Ngô trường Tuyển xem lại một vài dòng ngắn ngủi ca ngợi giá trị tích cực ý chí thiết tha của người yêu nước:
“ Ông là một nhà chính trị tài giỏi mà sáng suốt, một nhà kỹ sư có thực tài, giỏi về khoa kiến trúc, khả năng tìm mỏ và đào sông, lại giàu lòng hăng hái lo việc nước mà rút cục, chí cải cách nước nhà không đạt được, thật đáng tiếc thay!”

Mười bản điều trần của hồn ma ái quốc Ngô Trường Tuyển dâng lên vua Tự Đức đã dứt khoát bị cho chìm xuồng một cách âm thầm lặng lẽ không trống không kèn.

Thống thiết hồn ma réo gọi
Dâng vua mười bản điều trần.
Khắc khoải oan hồn ngóng đợi,
Không kèn không trống chìm xuồng.

Một người được thiên hạ người đời gọi là một nhà thơ, chạy theo tiếng gọi của cách mạng từ lúc còn rất sớm. Họ và tên nhà thơ ấy là Nguyễn Kim Thành, bút hiệu là T. H.( bút hiệu của nhà thơ ấy, quý độc giả đã thừa biết). Ông ta đã sáng tác rất nhiều thi phẩm, nhiều và phong phú đến nỗi hồn ma Ngô Trường Tuyển không thể nào nhớ hết, chỉ nhớ vỏn vẹn mỗi hai câu thơ mà không biết không nhớ đề tài:

“Trăm năm mới bấy nhiêu ngày
Mà trong trời đất đổi thay đã nhiều.”

Triết học duy vật biện chứng. Triết học duy vật lịch sử. Không biết nên chọn triết học theo quan điểm nào, triết học duy vật biện chứng hay triết học duy vật lịch sử? Theo thiển ý, nên chọn cả hai bộ môn ban ngành triết lý, cứ theo hai bộ môn ban ngành triết lý mà tiệm tiến song hành, vừa theo quan điểm hình nhi hạ vừa theo quan điểm hình nhi thượng. Cũng nên nói thêm: triết học biện chứng. Biện chứng là quá trình của sự xê dịch sự đổI thay, nhảy từ một biến thái này sang một động thái khác. Biện chứng là tất yếu của tiến bộ, nói theo nôm na của lịch sử triết học Đông phương, biện chứng là dịch. Thệ giả như tư phù, bất sả trú dạ. Trôi chảy như thế kia, ngày đêm không ngừng trôi.

Ngày xưa nữ sĩ tài hoa Hồ Xuân Hương đã sáng tác bài “Thơ thằng ngọng “ chắc hẳn là có một ẩn ý. “ Theo nghĩa đen “ thằng ngọng” là một đứa có khuyết tật bẩm sinh trong sự phát âm ngôn ngữ nói ngọng nói nghịu. Lúc còn để chỏm đi học tại một trường cấp sơ học, hồn ma Ngô Trường Tuyển đã chứng kiến thấy tận mắt, nghe tận tai một học trò bị khuyết tật bẩm sinh nói ngọng nói đớt. Chữ l đọc thành chữ ng. Ho lao đọc thành “ho ngao “. Thầy giáo tập đọc leo lên lẫm lúa lượm lấy lông le le, thằng bé bất hạnh nói ngọng đọc là “ ngheo nghên ngẫm ngúa ngượm ngấy ngông nghe nghe”. Theo nghĩa bong, “ thằng ngọng” ám chỉ một tập đoàn ngu xuẩn dốt nát vô học, nhờ thời cơ chó nhảy bàn độc, củng cố quyền lực, ỷ thế chính trị, nhắm mắt mù quáng chạy theo thế lực trước mặt.

“ Một bầy thằng ngọng đứng xem chuông
Chúng bảo nhau rằng “ ấy ái uông”.
Ủng hộ tôn vinh hàng kép hát,
Hoan hô đả đảo hạng phường tuồng.
Mua quan bán tước từng mua chuộc,
Mãi quốc cầu vinh chịu cúi luồn.
Ngọng nghịu xem ra nghề đắt khách.
Ăn chay nhậu rượu chuyện phi thường.”

Hồn ma Ngô Trường Tuyển ngước mắt nhìn trên tấm lịch Việt Nam treo lơ lửng gắn bạ trên bức tường. Hôm nay là ngày 28 tháng 8 năm 2011. Kỷ niệm cách mạng ngày 19 tháng 8 đã lặng lẽ trôi qua, hình như không kèn không trống thì phải. Nếu trí nhớ của hồn ma Tuyển không bị chứng kiện vong( mắc bệnh mất trí nhớ Alzheimer) ngày kỷ niệm lịch sử Cách Mạng ắt phải được tổ chức rất đỗi huê dạng rất đỗi linh đình rất ư hoành tráng, mặc dù hiện trạng kinh tế suy trầm, lạm phát phi mã tới mức độ chóng mặt, nợ công của Nhà Nước của chính phủ xem ra trơ mặt ù lì không trả nổi. Nói nào ngay, Nhà Nước chịu mặt dạn mày dày một chút, một chút thôi, rồi ra trước sau sớm muộn gì rồi món nợ công nợ nước ngoài được Nhà Nước vay cũng sẽ được xóa! Và các nước tư bản khác, sau đó, cũng sẽ cho Chính phủ & Nhà Nước Việt Nam cho vay một món nợ khác nữa với lý do vô cùng chính đáng là phát triển kinh tế với lãi xuất rất nhẹ, rất tượng trưng.

Hồi tưởng lại thời buổi Cách Mạng tháng Tám năm 1945, hồn ma Ngô Trường Tuyển luyến tiếc một thời ngày trước. Ngày ấy hỡi ôi sao mà đẹp! Toàn dân sôi sục khí thế bừng bong lên đường biểu tình chống thực dân đế quốc buôn dân bán nước. Những bài hát yêu nước lúc ấy rất đỗi trong sáng hồn nhiên vô vụ lợi, yêu nước là ưu tiên, là trên hết. Tỉnh Lạng Sơn vẫn ngang nhiên còn đây, thác Bản Giốc vẫn đường đường còn đó trơ gan cùng tuế nguyệt phong sương non nước. Những bài ca cách mạng yêu non sông yêu đất nước hồn ma Tuyển vẫn không quên, như Lên Đàng, Hội Nghị Diên Hồng của Lưu Hữu Phước; Tiếng Gọi Lên Đường, Khỏe Vì Nước của Hùng Lân và đặc biệt là Đường Về Quê, Nhạc Tuổi Xanh của Phạm Duy.

- Kìa đoàn mgười đi miên man trên đường gian nan in hình qua mây núi xanh lơ bát ngát. Lúc chiến đấu xa nhà nhịp theo nguồn sống mới, người đi tìm phương trời, nơi miền quê. Lúc phá hết phố phường biệt ly đời ấm no, người vui đời áo nâu quên hết u sầu.( Đường về Quê. Sol trưởng G.
Phạm Duy).

- Một mùa thu năm xưa cách mạng tiến ra đất Việt. Bừng ngàn sống thanh niên tung gông phá xiềng. Đoàn người trai ra đi miệng hô lớn “Quyết chiến! Quyết chiến!” chân oai nghiêm đều tiến. Một ngày qua thanh niên đã tỉnh giấc mơ phất cờ và đồng tiến đấu tranh cho muôn giống nòi.( Nhạc tuổi Xanh. Sol trưởng, G.Phạm Duy) “ Đường Về Quê” là chính sách” tiêu thổ kháng chiến” của thời buổi khai sinh thành hình thời cách mạng.

Hôm nay là ngày 28 tháng 8 năm 2011, ngày chủ nhật, ngày chủ nhật lần thứ 11 nhân dân thủ đô Hà Nội lên đường( thay vì xuống đường) biểu tình phản đối bọn Phương Bắc lăm le xấm chiếm lãnh thổ lãnh hải Hoàng Sa Trường Sa. Cũng vào chủ nhật trước Ủy Ban Nhân Dân Thành phố Hà NộI ra một thông báo yêu cầu vào chủ nhật tới không được xuống đường biểu tình bởi có một thế lực “ xấu” bên ngoài lẫn bên trong xúi giục. Nếu ngườI dân Hà Nội vẫn cứ tiếp tục xuống đường biểu tình thì chính quyền sẽ cương quyết dùng biện pháp thích đáng.
“ Biện pháp thích đáng “ là biện pháp gì? Không biết, nhưng “biện pháp thích đáng” sẽ rất thích đáng!
Biện pháp đó sẽ rất vừa khôi hài, vừa lố bịch.

Vừa khôi hài, vì nội dung của chỉ thị Ủy Ban Nhân Dân Thành phố Hà Nội không có chữ ký, không có họ tên người ký, lẽ tất nhiên không người nào chịu trách nhiệm đã ra thông báo từ nay không được biểu tình xuống đường nữa. Vì lẽ đó mà các nhân sĩ phản đối. Vừa lố bịch, vì chính phủ đảng và Nhà Nước đã tỏ ra một trình độ rất thiếu khôn ngoan, nói cho đúng khôn mà không ngoan chút nào. Chỉ cần một người có trình độ kiến thức tối thiểu sẽ thấy ngay một thiếu sót không thể bỏ qua, không thể xí xóa được.

Ngày hôm nay, 28 tháng 8, chủ nhật, không có biểu tình, thành phố thủ đô vắng như chùa bà Đanh. Người đi dạo phố từ Hoàn Kiếm, Tràng Thi, vườn hoa Mai Xuân Thường, công viên Lê Nin, quảng trường Mỹ Đình, tất cả đều yên ổn thái bình như thể vô sự. Hồn ma Ngô Trường Tuyển thở dài não nuột, không ngăn được nỗi bức xúc, bó tay bất lực không biết làm thế nào để tất cả lòng dân nổi dậy. Người đã chết coi như đã hết đã xong, rửa tay gác kiếm ngồi nhìn thiên hạ giành tranh gấu ó.Nhà quân sự nổi danh thiên hạ được nhiều người biết hảo danh đại tướng Võ Nguyên Giáp đến nay được tròn một trăm tuổi, hiện giờ phải nằm bệnh viện chỉ vì bệnh lão, chẳng làm gì được, mặc cho vây cánh bè lũ đàn anh đàn em gấu ó tranh giành quyền lực: sư tử thật sự về già! Sư tử thật sự về già chờ chết. Thuở nhỏ đi học, hồn ma Tuyển nhớ đến bài giảng văn “Kiếp phù sinh “ trong sách giáo khoa Việt Ngữ có đoạn rất nhiều ý nghĩa thâm trầm sâu sắc. Bài ấy viết:
“... Đến bây giờ hồi tưởng lối chơi đã thành cảnh mộng. Ngán cho con Tạo trêu ngươi, đem tranh luân lạc vẽ đời phù sinh.”

Ngày 29 tháng 8, không thấy hiện tượng biểu tình, chẳng thấy sự cố xuống đường, không biết lý do. Có thể hai ngày trước, đảng CSVN và Nhà Nước kêu gọi mời các nhân sĩ trí thức tại Hà Nội mời vô đàm thoại, giải thích tại sao không thấy chữ ký của nhân vật VIP. Sau khi đảng CSVN & Nhà Nước cắt nghĩa sự cố nói trên, các nhân sĩ trí thức ấy đều vui vẻ hồ hởi ra về thoải mái như thể đã trút được một gánh nặng, như thể giải tỏa mọi thắc mắc chat chứa trong long từ lâu. Điều đáng lưu tâm là người dân thường trú tại Hà Nội đều hoàn toàn không biết câu chuyện cấm biểu tình cấm xuống đường được cắt nghĩa được phân trần được giải thích ra làm sao, như thế nào, chỉ biết các nhân sĩ trí thức nhất nhất đều giữ kín miệng không thốt nên lời: thủ khẩu như bình. Hình như triết gia Kierkegaard có nói một câu đánh giá ý nghĩa thâm trầm của sự im lặng: có một lối liên lạc bằng im lặng.

Không có biểu tình xuống đường ngày chủ nhật, các nhân sĩ trí thức các thân hào( không phải các cường hào; cường hào bị dẹp tắt từ lâu, trước năm 1954) buổi sáng ra ngồi trên hè phố nhẩn nha nhâm nhi nhấm nháp ly cà phê tán gẫu ngồi lê đôi mách giết thì giờ nhàn rỗi, tuyệt nhiên không đả động không đề cập bàn tán tại sao không đi biểu tình. Tiến sĩ Nguyễn Quang A, giáo sư Nguyễn huệ Chi, nhà văn Nguyên Ngọc, nhà văn Nguyễn xuân Diện, thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh( cựu đại sứ Trung Quốc) dường như cũng đã cảm thông tại sao ủy ban NDTP Hà Nội ra thông cáo không đi biểu tình.

Trống đánh xuôi nhưng kèn thổi ngược!
Lên đường nhất quyết không lùi bước.
Hoan hô chống đối vẫn điềm nhiên,
Áp giải vô xe thật xấc xược.
Nối bước cha ông kẻ theo sau,
Noi gương dân tộc người đi trước.
Bàn hươu tán vượn để mà chơi?
Sớm muộn trước sau ngày mất nước.

Hồn ma Ngô Trường Tuyển chợt nghĩ đến ngày Quốc Khánh của Nhà nước CSVN, ngày 2 tháng 9. Chủ tịch nước ông Trương Tấn Sang ban nghị định ân xá hơn mười ngàn tù phạm, trong đó có hai ngườI được ân giảm. Chỉ có hai ngườI được ân giảm, sao mà ít thê thảm. Không thấy ngườI nữ tù bất khuất Phạm Thanh Nghiên được trả tự do. Không thấy linh mục Ta đê ô nguyễn văn Lý hiện đang bị bệnh đột quỵ ở vào giai đoạn không thuyên giảm lại có vẻ tram trọng thêm. Không thấy luật sư Cù Huy hà Vũ bị chung thẩm bảy năm tù cộng ba năm quản chế, được di chuyển xuống trại giam Thanh Hóa.

Để đó cho tao, mac kê no.
Biểu tình phản đối toàn đồ bỏ.
Từ lâu đã mất ải Nam Quan,
Quá khứ luận bàn hang Bắc Bó.
Chén chú ly anh dĩa heo quay,
Chén thù chén tạc mâm dồi chó.
Thanh bình thế sự có chi lo?
Chớp bể mưa nguồn nghe rất rõ.

Quốc khánh tù nhân được đặc xá!
Chủ tịch Nhà Nước khoe ra rả.
Chủ trương nhân đạo rất khoan hồng,
Xúi giục căm thù sao sắt đá.
Gió bấc mưa dầm giá lạnh căm,
Thiên tai hạn hán nồng oi ả.
Tù nhân được thả thấy mừng rơn!
Ngục tối thiên thu ai biết tá?(1)

(1) Nhất nhật tại tù thiên thu tại ngoại.

Lại một lần nữa bộ Ngoại Giao chính phủ Pháp gởi kiến nghị nước Cộng Sản Việt Nam yêu cầu trả tự do tức khắc cho ông Phạm Minh Hoàng. Trước đó không lâu ông Hoàng bị tòa án Cộng Sản Việt Nam bị tuyên án ba năm tù giam ba năm quản chế, bộ Ngoại Giao Pháp đã lập tức cho gọi đại sứ Việt Nam tới bộ Ngoại giao Pháp yêu cầu trả tự do lập tức cho ông Hoàng nhưng bộ Ngoại giao Việt Nam im lặng không trả lời.

Kể ra thì bộ Tư Pháp Việt Nam xét ra có quá nhiều quyền hành xử, bất chấp dư luận búa rìu.
Sáng sớm, mở internet, thấy có 1 bản tin email ngắn, người gởi là Khâm Phan, trước kia là cùng học sinh trường trung học tư thục Kim Yến, loan tin cho biết đại tướng Võ Nguyên Giáp hiện đang nhập viện cách nay nhiều tháng, vừa mới mất, thọ đúng 100 tuổi. Nghi nghi hoặc hoặc, nửa ngờ nửa tin cần được kiểm chứng.

Đoàn Chuẩn Từ Linh “ Thu Quyến Rũ”
Đêm nay thu sang cùng heo may,
Mùa thu trở giấc nằm không ngủ,
Thất tịch mưa Ngâu hóa ngủ ngày.
Tháng Tám trời thu chuyển tiết thu.
Tiết thu ấp ủ sang sương mù,
Sương mù buổi sáng hơi sương lạnh
Lạnh cả rừng thu rét chiến khu.
Mệt mỏi toàn dân cấm biểu tình!
Toàn dân biết thế phải làm thinh?

Tôi bắc gbế ra ngồi trước hiên nhà, tắt hết ngọn đèn điện sáng trước hiên , cảnh vật lại khuất chìm trong bóng tối. Tôi ngước nhìn lên khung giới hạn thăm thẳm trời cao không một ánh sao. Các lùm cây giờ này thành những bóng đen đồng lõa. Một vầng trăng thượng tuần lưỡi liềm lấp ló lẩn khuất sau lùm cây phong di chuyển từ từ sau mái nhà trường ngói đỏ. Đêm nay mới mùng ba tháng tám, trăng lưỡi liềm (đúng ra là lưỡi hái) mong manh yếu ớt nghiêng hình chênh chếch non Tây toả ánh trăng mờ nhạt buồn tẻ. Thoáng chốc vầng trăng lặn khuất sau mái trường im lìm bất động.
Thiên hạ bắt đầu đại loạn. Thế giới chẩn bị tăng cường vũ trang, mua lại tàu sân bay nôm na là hàng không mẫu hạm từ bang Ukraina do Nga bán sale, tân trang sửa sang trở lại. Nước Việt Nam chẳng lẽ phải chịu nằm yên trơ mắt đứng nhìn mài nanh giũa vuốt điệu võ giương oai, cũng ráng
sức gồng mình mua tàu ngầm hỏa tiễn tên lửa của Nga, cốt ý bảo vệ lãnh thổ.

Trống giục Trường Thành rung bóng nguyệt
Lam Tuyền khói tỏa bốc mờ mịt.
Binh đao chết chóc đã am tường,
Nợ nước thù nhà chừ quá biết.
Nghĩa vụ tòng chinh chuẩn bị quân,
Chiến địa sa trường nằm oanh liệt.
Căm hờn cõng rắn cắn gà nhà.
Đồng lao cộng khổ thề đã quyết.

Ngày mai, ngày 2 tháng 9 nhằm ngày Quốc Khánh của chế độ Cộng Sản Việt Nam. Anh Lê Mười, cựu môn sinh của tôi có mail cho tôi một con “ Chim Vẹt Đỏ. “ Nhìn hình dạng chim vẹt đỏ, tôi hiểu ra ý nghĩa chim vẹt đỏ ấy. Ngày trước nhà văn Toan Ánh viết khá nhiều về phong tục tín ngưỡng Việt Nam, từ ma đến quỷ từ thần đến thánh, tuyệt nhiên Toan Ánh không bày tỏ niềm tin hay không, chỉ hoàn toàn mô tả sự việc biến cố, tuyệt đối im lặng, đáng kể nhất là truyện “ thần đanh đỏ mỏ.” Thần đanh là một loài chim khá to lớn, mỏ nhọn màu đỏ, thường hoạt động vào ban đêm lúc giữa khuya mới xuất hiện không biết từ đâu lù lù lặng lẽ đập cánh bay tới. Từ một ngôi miếu hoang? Từ một cây đa cây quéo cổ thụ cả trăm năm tàng lá xum xuê? Không ai biết được.

Thần đanh mỏ đỏ một khi vỗ cánh bay phải có chủ đích. Đích bay là một nghĩa địa, một bãi tha ma đã có người chết mới được chôn cất mai táng trong ngày. Điều đáng quan tâm là người chết không may mất vào ngày trùng, ngày thật xấu.

Sau khi được khâm liệm, người chết phải được đóng vào một cây cọc gỗ bởi một pháp sư hoặc một thầy cúng có pháp thuật cao với mục đích để giải độc trừ tà hi vọng được tai qua nạn khỏi bởi ngày trùng giờ trùng của người đã chết, được yên tâm nhắm mắt mồ yên mả đẹp.
Khuya, bãi tha ma lúc này hoàn toàn chìm vào im lặng ngoại trừ tiến cú thỉnh thoảng rúc lên não nuột ma quái, chợt trong thinh không có một bóng đen lặng lẽ từ trên không bay là là xuống thấp, dường như bóng đen đã biết trước địa điểm của ngôi mộ mới chôn. Bóng đen dừng cánh lại, ngưng đập cánh, chăm chú nhìn thẳng mục tiêu chẳng khác chi một con chim bói cá tìm mồi. Một khi thấy con mồi từ trên trời cao xa tít, con chim lập tức dừng lại chăm chăm chú chú đăm đăm nhìn vào con mồi tiếp tục đập cánh. Khi đã nắm chắc con mồi vào mỏ, chim bói cá chập đôi cánh xếp thẳng vào mình cắm đầu lao thẳng xuống mặt nước.

Thần đanh mỏ đỏ bay bên trên ngội mộ mới đắp( có lẽ chưa được một ngày một đêm) thì dừng lại, cũng có lẽ điều chỉnh cho được thật sự chính xác( tựa chim bói cá) trên ngôi mộ, đoạn thần đanh mỏ đỏ cụp cánh lao phóng thẳng trên nấm mộ. Tức thì một tiếng kêu thét kinh khủng đau đớn quằn quại từ đưới mộ đưa lên như thể van xin kêu cứu khẩn cầu chấm dứt tình trạng đớn đau cùng cực như thế nữa. Thần đanh mỏ đỏ đã làm gì bên trên nấm mộ mớI ấy? Nhà văn Toan Ánh đáp: chim mỏ đã ra sức hút máu rỉa xương rút thịt người chết đang nằm yên trong 6 nắp ván thiên. Hút xong, ý chừng đã no, thần đanh mỏ đỏ vỗ cánh bay đi, trả lại sự yên lặng cho bãi tha ma.
Tín ngưỡng dị đoan phong tục tập quán của nhà văn Toán Ánh rất nhiều không kể hết, như truyện “ Chó đội mũ “, một loài yêu quái ban đêm thường xuyên đội mũ đỏ đứng đợi trên mái nhà chờ đến lúc mọi nhà đã say giấc điệp, chó đội mũ mới lặng lẽ mở khóa mở cửa vô nhà, điềm nhiên vào buồng ngủ chỉ toàn con gái chưa chồng nhẹ nhàng nằm xuống giường, lặng lẽ mở khóa động đào lột quần lột áo xiêm y giao hợp, lẽ tự nhiên người con gái nạn nhân của vụ cưỡng dâm sẽ hoàn toàn chịu khuất phục bởi trò cuồng dâm con tinh chó đội mũ, hằng đêm cứ thế như một thói quen, tựa một tập quán.

Mạng lưới in hình “Chim Vẹt Đỏ”
Xem ra rất đẹp như cờ đỏ.
Kéc xanh ăn khế chỉ ăn chơi,
Uống nước mổ cơm dâng cán ngố.
Trấn áp tay nghề xã hội đen,
Biểu tình đạp mặt tay băng đỏ.
Trăng tròn bánh ngọt sáng mùa thu.
Đợi gió cười trăng Tư Bản Đỏ.

Nợ nước thù nhà thanh toán trước.
Bưng bô bê dĩa là nhu nhược.
Hèn thua mạnh được chuyện bình thường,
Chính sách thần mưu ấy quỷ chước.
Nín thở qua sông kế hoãn binh,
Ngậm miệng ăn tiền phương thần được.
Tiến thối lưỡng nan chọn lui binh.
Mãi mã chiêu binh lùi một bước

Võ Doãn Nhẫn


 

Ý kiến bạn đọc

Vui lòng login để gởi ý kiến. Nếu chưa có account, xin ghi danh.