Jan 02, 2025

Đường thi Trung Quốc

Tặng Tỳ - Thôi Giao
Thôi Giao * đăng lúc 11:46:09 PM, Jan 05, 2024 * Số lần xem: 2239
Hình ảnh
#1

 

Photobucket 

 

 
Tặng Tỳ
Nguyên tác: Thôi Giao

贈婢
崔郊


公子王孫逐後塵,
綠珠垂淚滴羅巾。
侯門一入深似海,
從此蕭郎是路人。


Tặng Tỳ
Thôi Giao

Công tử vương tôn trục hậu trần,
Lục Châu thùy lệ trích la cân.
Hầu môn nhất nhập thâm tự hải,
Tòng thử Tiêu lang thị lộ nhân.


 Dịch nghĩa:

TẶNG NGƯỜI TỲ NỮ (1)

Công tử Vương tôn đeo đuổi theo dấu bụi,
Lục Châu (2) rơi lệ ướt khăn lụa.
Cửa vương hầu (3) một khi đã vào là sâu như biển,
Từ đó Tiêu Lang (4) là kẻ qua đường.

Chú thích:

(1) Sách "Văn khê hữu nghị" của Phạm Thư (cuối Đường) có ghi câu chuyện thời Nguyên Hòa (Đường Hiến Tông) có chàng tú tài tên là Thôi giao, cô của Thôi Giao có người tỳ nữ rất đẹp. Thôi Giao và người tỳ nữ yêu nhau; sau nàng bị bán cho một ông quan tên là Vu Địch. Thôi Giao nhớ nàng khôn nguôi. Một lần nhân tiết hàn thực, người tỳ nữ đi ra, tình cờ gặp Thôi Giao. Thôi Giao xúc cảm làm bài thơ "Tặng Tỳ" này. Sau, Vu Địch đọc được bài thơ, liền cho phép Thôi Giao lấy người tỳ nữ ấy. Câu chuyện của họ trở thành một giai thoại trên thi đàn đương thời.

(2) Lục Châu: tên người ái thiếp của Thạch Sùng thời TÂy Tấn. Nàng cực kỳ xinh đẹp lại có tài âm nhạc. Tôn Tú ỷ quyền thế muốn đoạt Lục Châu, Thạch Sùng cự tuyệt nên bị bắt giam, tịch biên tài sản; Lục Châu gieo mình từ trên lầu xuống... Đây dùng điển cố Lục Châu để nói người tỳ nữ rất đẹp và cũng có số phận bi thảm như Lục Châu.

(3) Cửa vương hầu (hầu môn): chỉ nhà quyền quý, ai đã bị đưa vào là không ra được. Vì tính chất khái quát rất cao của bài thơ được lưu truyền, "hầu môn tự hải" (cửa vương hầu sâu như biển) trở thành một thành ngữ.
(4) Tiêu Lang: chỉ người tình cũ. Tần Mục Công (thời Xuân Thu) có người con gái tên là Lộng Ngọc. Nàng có tài thổi ống tiêu. Mục Công cho nàng lên ở đài Phượng Hoàng. Có chàng tuổi trẻ tên là Tiêu Sử đến thổi ống tiêu họa theo tiếng tiêu của Lộng Ngọc. Phượng Hoàng bay đến, Lộng Ngọc cùng Tiêu Sử cưỡi Phượng Hoàng lên trời. Đây, Thôi Giao tự ví mình như Tiêu Lang nhưng giờ đã hóa thành kẻ qua đường.

Trong "Truyện Kiều", câu thơ "Khách qua đường để hững hờ chàng Tiêu", chính là dịch từ câu thơ "tòng thử Tiêu Lang thị lộ nhân" của Thôi Giao.Chú thích:

Sách Văn khê hữu nghị của Phạm Thư (cuối Đường) có
ghi câu chuyện thời Nguyên Hoà (Đường Hiến Tông) có chàng
tú tài tên là Thôi Giao 崔郊, cô của Thôi Giao có người tỳ nữ
rất đẹp. Thôi Giao và người tỳ nữ có tình ý; sau nàng bị bán
cho một ông quan tên là Vu Địch. Thôi Giao nhớ nàng khôn
nguôi. Một lần nhân tiết hàn thực, người tỳ nữ đi ra, tình cờ
gặp Thôi Giao. Thôi Giao xúc cảm làm bài thơ Tặng tỳ
này. Sau, Vu Địch đọc được bài thơ, liền cho phép Thôi Giao
lấy người tỳ nữ ấy. Câu chuyện của họ trở thành một giai thoại
trên thi đàn thời đó.

Trong Đoạn trường tân thanh của Nguyễn Du có hai câu:
Có điều chi nữa mà ngờ,
Khách qua đường để hững hờ chàng Tiêu

Đó là theo điển của bài thơ này
 

 *****************************

Ý kiến bạn đọc

Vui lòng login để gởi ý kiến. Nếu chưa có account, xin ghi danh.