Webmaster * đăng lúc 04:09:20 PM, Sep 08, 2022 * Số lần xem: 9864
Hình ảnh
#1
dưới 30 phút
Đơn giản
Nguyên liệu
Bột nếp
400
gram
Đậu xanh đồ chín
200
gram
Dừa khô
1/2
bát ăn cơm
Vani
2
thìa cafe to
Đưởng,dầu ăn,nồi hấp
Những chiếc bánh xinh xinh,bên trong hòa quyện với nhân đậu xanh và dừa rồi đem hấp chín...Đây có thể nói là một món bánh truyền thống mang đậm nét quê hương việt nam.
Các bước thực hiện
1
Bước 1-Lấy khoảng 250ml nước nóng trong vòi nước,hoà tan với 2 thìa cafe đường,sau đó cho bột nếp +1 thìa cafe vani +2 thìa dầu ăn vào trộn đều thành một khối bột đến khi dẻo tay là được,lấ́́́y khăn đậy mặt bột lại và ủ khoảng 15phút.
2
Bước 2-Đận xanh đồ chín giã vụn ra,1/2 để riêng ra chậu,nửa còn lại cho vào bát to làm nhân đậu.Trộn vào số đậu làm nhân dừa khô+vani+3 thìa cafe to đường(ăn ngọt hay ko tùy ý gia giảm vừa miệng)+ít dầu ăn,trộn đều lên và cho vào lò vi sóng quay10 phút để nhân đậu đ̣c quyện dẻo.Sau đó viên nhân đậu thành những viên tròn bé.
3
Bước3-Lấy bột nếp viên thành những viên tròn to hơn viên đậu,ấn dẹt,cho nhân đậu vào và vo tròn lại,làm cho đến hết bột.Bắc nồi hấp lên bếp đun sôi nước,nước sôi xếp bánh vào nồi hấ́p chín,hấp khoảng 15 phút.Bánh chín lấy ra cho ngay vào chậu đậu xanh để riêng,lăn đều cho đậu bám vào bánh,ấn dẹt bánh và xếp ra dĩa.Có thể bên ngoài lăn thêm dừa khô nữa.
*******************
Bánh dày nhân đậu
Đây là một món ăn ở miền Bắc nhân trong ngọt, ngoài hơi có vị mặn. Lần đầu tiên P ăn bánh dày kiểu này. P thấy nó ngon hơn bánh dày kẹp chả. P mới học làm theo cách này, mến chia sẽ cùng các bạn gần xa. Bánh gồm 2 phần: PHẦN NHÂN: 1 Nguyên liệu:
1 bịch đậu xanh đã sạch vỏ 12 oz ( =340g)
1 gói bột vani (có thể thay bằng tiêu nếu thích).
4 muỗng canh nước cốt dừa (có thể thay bằng hành lá băm nhuyễn nếu thích)
5 muỗng canh đường, với P thì vừa ăn lắm rồi, nếu thích ngọt hơn thì thêm đường.
Khoảng 1 muỗng cà phê muối.
P dùng thìa inox, hơi cạn, hình như cái muỗng canh P dùng cân lượng không giống như muỗng canh bằng sành loại sâu cho mấy, nên các bạn nấu nướng nhớ nếm thử xem có vừa ăn chưa? P nêm nếm sao P đăng như vậy, rất là vừa ăn rồi, nếu các bạn mà nêm ra xê xích chút đỉnh không như P ghi là do cái muỗng đó nha! 2.Thực hiện:
Đậu xanh P ngâm khoảng 1 tiếng, rửa sạch cho vô nồi nấu (có thể đem hấp) với nước ngập khoảng gần 1 lóng tay cái, không đậy nắp, khi sôi vặn lửa xuống vừa, khi đậu đã nở và chín, khoấy đều đậu cho nước bay hơi hết sao cho đậu thật khô. Sau khi đậu chín, khuyếch đậu cho thật nhuyễn, chia đậu làm 3 phần:
a.Lấy 2 phần đậu cho vào chảo không dính, đổ nước cốt dừa, đường, 1 muỗng cà phê muối, vani vào trộn đều trên lửa nhỏ, khi thấy đậu bắt đầu quyển lại với nhau thì tắt bếp, chờ hơi nguội rồi vò viên cỡ 3 cm/1viên, được 14 viên.
b.Phần đậu còn lại nếm xem có hơi mằn mặn không? Nếu chưa thì nêm thêm chút muối vào trộn đều rồi để sang một bên, không đậy lại sao cho đậu khô hơn để lăn bánh.
PHẦN BỘT: 1 Nguyên liệu:
2 cup hơi đầy bột nếp.
3/4 cup nước lã.
2.Thực hiện:
Lấy cái thau, cho hỗn hợp nếp và nước vô trộn với nhau và nhồi cho thiệt mịn, cứ nhồi trước đã nếu khô thì cứ cho nước từ từ vào, mỗi lần chừng 1 muỗng cà phê thôi, nhiều khi mình nhìn thấy thiếu nước nhưng khi đổ nước nhiều vào bột nếp sẽ dễ bị nhão lắm, không nắn bánh được. Sau khi bột đã mịn chia bột làm 14 phần.
Rồi bắt đầu làm bánh, nắn y như chè trôi nước, bạn nào cũng rành rồi hen…
Trong khi nắn bánh, bắt nồi nước lên bếp nấu sôi, nắn được cái nào thả cái đó vào nồi nước sôi, khi bánh chín sẽ nổi lên, lấy cái vợt vớt bánh lên thả vào dĩa đậu trên, để lăn sao cho đậu bám đều vào bánh, rồi cho bánh ra dĩa hay khay gì đó thì bánh sẽ không dính với nhau. Thế là xong rồi đấy, bắt đầu nhâm nhi thôi :).
Ăn thử một cái xem…umh…bên trong ngọt, ngoài hơi mặn, mềm dẻo của nếp, tất cả quyển lại với nhau tạo nên một hương vị lạ mà ngon…Các bạn có thể lăn trên dĩa dừa não nhuyễn, nhưng bạn nào không thích béo chắc sẽ không thấy ngon, trong đó có P nè hehe… Thật là độc đáo, cùng một công thức nếp có thể cho ra nhiều loại bánh có hương vị khác nhau:
Nếu vớt bánh lên thả vô nồi nước đường, gừng thì thành chè trôi nước, ăn với nước cốt dừa.
Nếu đem đi chiên thì thành bánh cam, bánh cam nhìn thấy đơn giản chứ nhưng khi làm không giản đơn chút nào, P đem một phần đem chiên, ngon thì thiệt là ngon, P thích ăn vỏ bánh mỏng, nhưng hỡi ôi nó lủng lỗ, các bạn biết sao hong? do P nắn bột bằng tay, có chỗ dày chỗ mỏng nên khi chiên ở nhiệt độ cao, bánh phồng ra, chỗ nào mà mỏng là bị lủng lỗ kakaka…Mấy việc tuy nhỏ nhặt nhưng ít để ý, nếu chưa từng làm qua thì sẽ dễ vấp phải, lần đầu tiên P mới đụng vô món này hehe…Món này phải chiên lửa vừa thôi và đảo thường xuyên, nếu không mè bị khét mà bánh thì không chín đều…có bạn làm bánh không phồng nữa đó…dưới đây là bánh thành phẩm của P đây hihi…các bạn xem P làm xấu cỡ nào?
Nếu đem hấp thì thành bánh ít trần, có thể ăn không, ăn với nước mắm chay hay ăn với nước cốt dừa.
Nếu lăn đậu thì thành bánh dày nhân đậu.
Hoặc vò nếp thành viên, lấy tay ép nếp hơi dẹp xuống, thả vào nồi nước sôi luộc, khi nếp chín vớt vô thau inox, lấy gỗ xới cơm tán cho tất cả các miếng nếp này quyển lại với nhau thành một khối, lấy dầu thoa trên mặt nếp để không bị khô nếu chưa nắn bánh liền. Khi nắn bánh thoa chút bột áo hay dầu ăn vào tay rồi kéo lấy cục bột như kéo kẹo kéo vậy á, rồi nắn y như chè trôi nước vậy, cách làm này thường làm nhân bằng đậu phộng giã nhuyễn trộn với đường cát hay là nhân mè đen hay nhân dừa, sau đó lăn bánh qua lớp bột áo để bánh khỏi dính với nhau, cũng có thể lăn qua dừa sợi nhuyễn, khi nắn bánh xong là ăn được rồi vì nếp đã chín. Đây là món bánh của người Hoa, rất hay làm vào những ngày vía của Đức Quán Thế Âm Bồ Tát và bày bán rất nhiều ở các tiệm bánh Chinese...
&&&&&&&&&&&
Nguyên Liệu:
Vỏ bánh:
bột nếp, 1 goí (16 oz )
nước 2 1/2 cups
đường 1 tsp
muối 1/2 tsp
Nhân bánh:
đậu xanh 1 1/2 lbs
thịt xay 1/4 lb
hành ta 3 củ
muối 1 tsp
Cách Làm:
*Vỏ bánh:
Bột nếp rây kỹ cho vô tô làm thành vuñg, nước nấu sôi chế vô, rắt đường và muối, nhồi thật kỹ trong 5 phút. Đậy khăn ẩm ủ 1 giờ (trong khi chờ thì làm nhân bánh).
*Nhân bánh:
Đậu xanh nấu chín rồi tán nhuyễn, chia đôi. Củ hành xắt mỏng băm nhỏ khử dầu cho thơm, cho thịt xay vô xào, trút nửa đậu xanh vô đảo đều, nêm tí muối cho vừa ăn. Bắc xuống vo viên tròn nhỏ (muốn làm bánh nhân ngọt thì không cho thịt và nêm đường cho vừa miệng).
Bột nếp ngắt nhỏ nặn mỏng cho nhân đậu xanh vô bọc lại như bánh ít. Bắt nồi nước sôi cho bánh vô luộc, khi nào bánh chín nổi lên mặt nước, vớt ra rổ thưa cho raó (cho se mặt bánh). Nhân mặn ấn hơi dẹp, bánh ngọt để tròn. Lăn bánh vô diã đậu xanh đã xay nhỏ làm aó bánh.
Bánh này ăn nguội hay nóng đều ngon.
- Bột nếp: 200gr
- Bột gạo: 10g (có thể dùng bột mì thay thế)
- Đậu xanh đã được cà vỏ: 100gr
- Đường: 100gr
- Nước ấm: 150ml
- Dầu ăn: 1 thìa ăn cơm
Cách làm:
Bước 1: Đậu xanh đem ngâm nước khoảng 2 -3 tiếng cho thật nở.
Bước 2: Trộn chung bột nếp, bột mì và 50gr đường với nhau. Cho từ từ 150 ml nước ấm vào bát bột rồi dùng tay nhào cho đến khi bột không còn dính tay. Vo tròn khối bột để qua một bên.
Bước 3: Đậu xanh đã ngâm nở, đem đãi sạch rồi cho vào nồi hấp, hấp trong khoảng 15 phút cho đậu chín. Cho đậu vào cối giã cho thật nát.
Bước 4: Chia khối bột thành 12 phần bằng nhau rồi vo tròn từng phần lại. Đem trộn ½ chỗ đậu xanh với 1 thìa ăn cơm dầu ăn và 50 gr đường. Trộn cho thật nhuyễn để đường tan hoàn toàn rồi cũng chia làm 12 phần bằng nhau và vê tròn lại (nếu thích có thể trộn thêm dừa bào sợi).
Bước 5: Ấn dẹt từng viên bột, cho viên đậu vào giữa miếng bột rồi gói miếng bột cho bao kín đậu. Sau đó lại vo tròn rồi ấn hơi dẹt.
Bước 6: Dùng lá chuối hoặc giấy bạc lót xuống đáy của vỉ hấp (nhưng không lót kín quá, phải để hở một ít cho hơi bay lên).
Xếp bánh lên trên lớp lá chuối (giấy bạc), đậy vung lại và hấp bánh trong khoảng 15 - 20 phút là bánh chín (thi thoảng nên mở vung để lau nước đọng trên vung nồi hấp, không để nước nhỏ xuống bánh sẽ làm bánh bị nhão).
Khi bánh chín, lấy bánh ra và lăn bánh qua ½ chỗ đậu xanh còn lại sao cho đậu bao quanh hết cả hai mặt bánh.
Chúc các bạn thành công và ngon miệng với món bánh dầy đậu!
Thùy Nguyễn
*********
Cách làm món Bánh trôi nước
Nguyên liệu
4 chén bột nếp
1 chén bột gạo
1 gói đậu xanh cà
1 bao đường thẻ
1 củ gừng
muối, nước cốt dừa, bột mì, mè Cách làm
Hai thứ bột pha chung lại với nhau rồi để 1/2 chén nước vào bốp cho bột tan, kế đến cho nước nóng vào nhồi cho đến khi nào thấy bột dẽo mềm là được
Ðậu xanh ngâm 1 đêm hấp chín tán nhuyễn để khoãng 1 1/2 muổng càfê muối vào xào đều tay với một ít nước cốt dừa + 1 1/2 muổng càfê đường + 1 muổng càfê tiêu cho dẽo rồi để nguội, vo viên tròn bằng ngón chân cái để riêng
Bột cán tròn lớn hơn đậu một chút rồi cho đậu vào giữa bột vê tròn
Nấu nồi nước sôi thả bột thả bột có nhân đậu vào luộc chín (Notes: Nước phải thật sôi mới thả bột vào), bột nổi lên là chín, với ra bỏ vào thau nước lạnh
Ðường tán để 5 chén vào nấu cho tan đường, rồi bỏ bột đã luộc chín vào nồi nước đường, gừng đập dập bỏ vào cho thơm
Nước cốt dừa nấu sôi nêm tí muối + tí đường và (bột mì quậy với nước) đổ vào dừa cho sền sệt là được
Khi ăn múc chè ra chén cho tí nước dừa và rắc mè rang vàng vào
*********
Nhìn đĩa bánh trôi truyền thống thật ngon quá phải k cả nhà :D
Mồng 3/3 năm nào mẹ cũng xay bột làm bánh trôi, bánh chay và bánh rán nhân thịt. Có mỗi năm ngoái được về nhà làm bánh cùng mẹ, còn mọi năm thì đều xa nhà. Giờ nghĩ thèm thèm bánh trôi kinh khủng. Còn nhớ hồi bé làm bánh trôi tòan bị mẹ chê là to quá (chắc vì bé nên tham cho nhiều bột làm “cục” bánh trôi cứ to đùng ngã ngửa : )) )… Nhưng lúc nào mẹ cũng cho làm vì biết trẻ con thích nghịch mà. Hôm vừa rồi mấy người bạn tới nhà làm bánh trôi cùng thấy vui vui lắm ý. Có lẽ bánh trôi là loại bánh vừa dễ làm, dễ ăn mà lại dễ … vui ^^ Ai cũng có thể tham gia và đấy là điều quan trọng hơn cả phải k cả nhà ^^ Tất cả ngồi quây quần và cùng làm bánh thật thích và vui ♥
1. Nguyên liệu
Bột nếp (Glutinous rice powder): loại bột này rất dễ kiếm ở các siêu thị.
Đường đỏ viên (Brown sugar cube) (nếu k có loại viên có thể mua loại thanh nhỏ về tự cắt ra thành viên theo ý mình ^^ Bên này tớ kiếm k ra nên cũng làm thế đấy :D )
Vừng rang (sesame)
2. Cách làm:
Đọc nguyên liệu thì đủ thấy là bánh làm rất đơn giản rồi :D… Đầu tiên là nhào bột. Mình dùng cốc đong gạo thì khoảng 2 cốc bột được 1 đĩa bánh to. Các bạn có thể dựa vào đó làm liều lượng mình muốn nhé ^^. Sau đó cho nước vào nhào bột cho đều (Tỉ lệ là 2 bột 1 nước). Các bạn có thể cho thêm bột nếu bột nhão quá hoặc cho thêm nước nếu bột khô quá. Nhào bột đều và mềm, k dính tay là được. Nhào bột xong để bột nghỉ tầm 15′.
Nguyên liệu làm bánh trôi rất đơn giản ^^
Bánh này vừa nặn vừa luộc luôn nên trước khi nặn bánh các bạn chuẩn bị một nồi nước nhỏ đun sôi, giữ trên bếp lúc nào cũng sôi (mình dùng nồi cơm điện cũng rất tiện đấy :D).
Chuẩn bị 1 bát nước đun sôi để nguội để bánh chín thì vớt ra bát.
Nặn bánh thì vo viên bột nhỏ nhỏ sau đó dùng tay làm bẹp ra, cho viên đường vào giữa và nặn tròn lại, thả ngay vào nồi nước sôi.
Nhìn mọi người say sưa làm vui k ^^ Thích nhất những lúc như thế này :D Công việc trở nên fun hơn nhìu :)
Đúng như bài thơ nói, cứ bảy nổi với ba chìm là bánh chín, khi chín bánh sẽ có màu trong đục. Vớt bánh vào bát nước nguội một lúc rồi vớt bánh cho vào đĩa. Để đầy đĩa lên thì rắc vừng lên, chờ nguội là xong rồi đấy cả nhà ạ :D
Luộc bánh thôi nào ^^
Cách làm bánh cực đơn giản và quan trọng là rất vui. Hôm nọ, bọn mình cùng làm và cùng sáng tao ra rất nhiều loại bánh trôi hiện đại với đủ các hình ^^… Mọi người thử xem nhé :X…
Chè trôi nước rất nổi tiếng ở miền Nam Việt Nam. Đây là loại chè viên tròn làm bằng bột nếp trắng, dẻo bên trong có nhân đậu xanh xanh vàng, ăn cùng với nước cốt dừa có vị béo. Ở miền Bắc có món chè tương tự gọi là bánh trôi. Chè trôi nước được nhắc đến một cách trân trọng trong văn hoá ẩm thực dân gian Việt Nam và không thể thiếu trong dịp lễ cúng bái của người dân Việt Nam.
Tên gọi chè trôi nước có lẽ xuất phát từ việc các viên chè được luộc trong nước sôi, khi chín sẽ nổi bồng bềnh trên mặt nước. Ở Nam bộ, món này được gọi là chè xôi nước. Bên cạnh các viên chè trôi nước có các viên chè con gọi là chè ỷ là một phần không thể thiếu được trong món này.
Chén chè với viên to viên nhỏ, có nhân không nhân, vị ngọt đặc sắc, không chỉ nhìn đẹp mắt mà khi ăn còn cảm nhận được mùi nếp ngây ngây. Vị béo và ngọt bùi hoà hợp với nhau cùng với vị cay ấm của gừng trong nước đường và vị thơm nồng của mè, đậu phộng phía trên.
Chè trôi nước vốn được xem như món ăn miền Nam thuần Việt nhưng có người lại cho rằng xuất xứ của chè trôi nước là từ một loại bánh trôi Tàu hay từ món chè ỷ được nấu vào Tết Đông Chí hàng năm của người Triều Châu khi họ sang sống chung với người dân miền Tây thế kỷ 18. Người Trung Quốc có chè Thang viên giống chè trôi nước của Việt Nam nhưng có nhiều loại nhân mặn, ngọt khác nhau được dùng vào những dịp gia đình đoàn tụ như Tết Nguyên Đán, Tết Nguyên Tiêu và Tết Trung Thu.
2. Quy trình sản xuất
3. Giải thích qui trình
Phần vỏ:
Bột nếp: Bột nếp là nguyên liệu không thể thiếu trong chế biến món chè. Trong thành phần tinh bột của bột nếp chứa đến 99,7% amylopectin (amylose chỉ chiếm khoảng 0,3%). Amylopectin khi được gia nhiệt có nước sẽ bị hồ hóa làm cho khối bột trở nên trong và rất dẻo và giúp cho chè có một cấu trúc rất đặc trưng. Trên thực tế, người ta thường pha 1 phần bột gạo với 9 phần bột nếp để giúp viên chè có cấu trúc cứng, không bị chảy và giữ được hình dạng tròn, đẹp. Đồng thời để làm được viên chè ngon cần phải chọn loại bột mới, không bị biến màu, không có mùi chua, mốc và mọt, đồng thời nên chọn loại bột được làm từ nếp mới, giống ngon và thơm do có hàm lượng amylopectin cao.
Nhào trộn: bột nếp được nhào trộn thật kỹ với nước ấm cho đến khi khối bột đạt độ nhão thích hợp. Trong cấu trúc của các phân tử tinh bột có chứa nhiều nhóm hydroxyl nên chúng có khả năng liên kết với nước và liên kết giữa các phân tử tinh bột với nhau. Quá trình nhào trộn có tác dụng giúp cho các phân tử tinh bột này tập hợp lại đồ sộ hơn, làm cho khối bột nhào có độ dính, độ dẻo cao hơn. Ngoài ra, nhiệt độ cao làm hồ hóa tinh bột, tăng khả năng kết dính của các phân tử tinh bột, do đó có thể sử dụng nước ấm để nhào bột hay tiến hành luộc sơ bộ một phần khối bột (khoảng 5 phút) rồi tiếp tục nhào trộn với phần bột còn lại để rút ngắn thời gian nhào bột.
Để tạo sự đa dạng cho các viên chè, làm tăng giá trị cảm quan của món ăn có thể sử dụng lá dứa rửa sạch, cắt nhỏ, xay nhuyễn và vắt lấy phần nước cốt cho vào trong quá trình nhào bột để khối bột có màu xanh cũng như mùi thơm đặc trưng của lá dứa.
Lượng nước cho vào trong quá trình nhào bột phải tính toán sao cho khối bột sau khi nhào không được quá nhão nếu không sẽ khó khăn trong việc định hình viên chè, tuy nhiên nếu các hạt tinh bột không hút đủ nước do lượng nước cho vào quá ít sẽ làm giảm khả năng kết dính của chúng, làm cấu trúc bột bở hơn. Trong quá trình nhào trộn có thể cho thêm một ít muối để tạo vị cho bột và một ít dung dịch đường để làm tăng độ trong của bột.
Làm nhân:
Viên chè trôi nước gồm có lớp vỏ bằng bột nếp bao bên ngoài khối nhân bên trong làm từ đậu xanh. Chọn loại đậu xanh mới không bị mốc, mọt hay biến màu và ngâm đậu trong khoảng 6–9 giờ cho hạt đậu mềm. Thành phần hóa học chủ yếu của đậu xanh cũng là tinh bột, do đó khi hút nước sẽ trương nở và mềm hơn do liên kết giữa các phân tử tinh bột bị các phân tử nước làm yếu đi, kết quả là lớp vỏ dễ dàng bị tách ra khi tác dụng lực cơ học như chà xát mạnh, đồng thời hạt đậu mềm nên quá trình nấu nhanh hơn và ít tốn năng lương hơn. Phần vỏ đậu có màu sẫm hơn lại được cấu tạo chủ yếu từ cellulose nên có cấu trúc dai vì vậy yêu cầu của đậu sau khi ngâm, rửa là hạt đậu mềm, không còn vỏ nếu không sẽ làm giảm giá trị cảm quan của sản phẩm.
Để rút ngắn thời gian ngâm có thể ngâm đậu trong nước ấm, đồng thời môi trường nước ngâm chứa rất nhiều chất dinh dưỡng hòa tan rất thích hợp cho các vi sinh vật phát triển nên có thể sử dụng một ít muối cho vào nước ngâm để hạn chế các vi khuẩn lên men làm chua đậu.
Sau khi ngâm, cho đậu vào nấu với nước để làm hạt đậu mềm và chín. Yêu cầu của khối đậu sau khi nấu là đậu không quá khô hay quá nhão và không có mùi khét. Do đó trong quá trình nấu đậu lượng nước cho vào không quá nhiều hay quá ít, sử dụng lửa vừa đồng thời khuấy thường xuyên. Khi đậu chín mềm, dùng đũa khuấy hay muỗng nghiền đậu thành khối paste dẽo mịn, sau đó để nguội rồi nắn đậu thành từng viên nhỏ đường kính 2 – 2,5 cm.
Tạo hình:
Lấy một khối bột ép thành miếng mỏng (độ dày khoảng 1cm), cho viên đậu vào giữa, túm các góc bột sao cho bột có thể bao kín phần nhân phía trong và vo thành viên tròn.
Luộc:
Sau khi định hình, từng viên chè được thả vào luộc trong nước sôi cho đến khi chúng nổi lên mặt nước. Trong quá trình luộc, các phân tử tinh bột hấp thụ nhiều nước và được gia nhiệt nên hồ hóa, tạo gel, làm cho viên chè trở nên trong hơn và có cấu trúc vừa mềm vừa dẻo.
Nấu
Cho đường vào nồi hòa tan với nước, nấu sôi và cho các viên chè vào nấu tiếp tục trong thời gian 45 phút cho các viên chè ngấm đường. Khi chè chín, cho thêm gừng vào để làm tăng mùi thơm của đường. Tỉ lệ đường so với nước tùy thuộc vào ý thích người thưởng thức, có thể từ 35-45%.
Các viên chè được luộc trước khi nấu trong nước đường để tránh hiện tượng chai bột do các hạt tinh bột không hút đủ nước cũng như tránh hiện tượng một số hạt tinh bột chưa hồ hóa sẽ hòa tan ra nước làm đục nước đường. Chè để một thời gian sẽ trở nên cứng do hệ gel tinh bột bị co lại và tách nước, đây là hiện tượng thoái hóa gel tinh bột. Tuy nhiên khi gia nhiệt, hệ gel này sẽ hút nước và mềm trở lại.
Nước cốt dừa
Dừa là một nguyên liệu đóng vai trò làm tăng vị béo trong tất cả các món chè miền Nam. Chọn loại dừa khô để có hàm lượng các acid béo cao, nạo lấy phần cơm dừa và nhào trộn thật kỹ với nước (khoảng 300g dừa trong 0,5 lít nước) để các thành phần trong dừa hòa tan vào nước sau đó lọc lấy phần nước này. Cho phần nước dừa này vào chảo cô đặc cùng với một ít đường cho đến khi sệt lại. Độ đặc và độ ngọt của nước cốt dừa này tùy thuộc vào người ăn. Trong quá trình cô đặc phải sử dụng lửa nhỏ và khuấy đều để tránh cháy khét làm sẫm màu của dừa do có đường nên dễ xảy ra phản ứng caramen hóa.
Ngoài ra, còn một số nguyên liệu phụ như đậu phộng rang vàng giã nhỏ, mè rang vàng giã dập, gừng gọt vỏ và cắt sợi để làm tăng mùi thơm cho sản phẩm.
Thành phẩm:
Khi ăn, các viên chè trôi nước được cho ra chén cùng với nước đường, chan nước cốt dừa và rắc đậu phộng, mè lên trên. Món ăn này thường được ăn kèm với xôi vò.
4. Giá trị dinh dưỡng
Cả bột nếp và đậu xanh đều chứa thành phần hóa học chính là tinh bột, do đó chè trôi nước là món ăn tráng miệng hay giải trí có năng lượng khá cao. Đậu xanh trong chè có tính hàn, giúp hạn chế tác dụng nóng của chè do đường mang lại.
Ngoài ra trong chè còn chứa gừng – một loại nguyên liệu có vị cay, mùi thơm và tính ấm được xem như một loại thuốc hỗ trợ hữu hiệu để chữa các bệnh như cảm sốt, ngạt mũi, ho, cảm lạnh,… Gừng còn có rất nhiều công dụng khác nhau, trong đó phổ biến nhất là trị các chứng rối loạn tiêu hóa như buồn nôn, đầy hơi, lạnh bụng, đồng thời có tác dụng kích thích vị giác giúp ngon miệng hơn.
********
Ý kiến bạn đọc
Vui lòng login để gởi ý kiến. Nếu chưa có account, xin ghi danh.