Dec 26, 2024

Tin tức

Rừng Xưa Đã Khóc !
Không biết tên tác giả * đăng lúc 02:49:13 AM, Sep 09, 2022 * Số lần xem: 2941
Hình ảnh
Thú chơi cây cảnh tưởng như tao nhã đã tiếp tay cho những kẻ tàn sát rừng xanh. (Ảnh minh hoạ)
#1
#2

 

Chính vì thế, việc săn lùng cây gian nan hơn trước nhưng giá trị của nó cũng tăng lên gấp ba bốn lần. Và, ngày càng có nhiều người lao vào việc tìm kiếm và sát hại những cánh rừng xanh. Chưa bao giờ phong trào chơi cây cảnh ở Bình Định lại rầm rộ, phổ biến như thời gian gần đây. Ngày trước những người chơi cây cảnh chỉ thích những loại cây cảnh cỡ nhỏ, nhưng nay thì họ quay sang cây cảnh to và cảnh đại thụ. Thú chơi tao nhã mang tên nghệ thuật "Bonsai" đang khiến cho rừng bị hạ sát không thương tiếc.

Săn cây

Vài năm gần đây phong trào chơi cây đại cảnh phát triển khá rầm rộ tại Bình Định và một số tỉnh thành khác. Cây càng lâu năm, càng to thể hiện đẳng cấp càng lớn, giá trị càng cao. Thế là người ta đổ xô đi săn lùng, đào bới những cây đại thụ ở mọi ngóc ngách rừng sâu. Đáng báo động là các huyện có diện tích rừng phòng hộ lớn như An Nhơn, Phù Cát, Vĩnh Thạnh, An Lão, Tuy Phước, Tây Sơn... trở thành địa chỉ yêu thích của các đại gia săn đại thụ. Một điều dễ nhận thấy, diện tích rừng ở nơi đây đang bị tàn phá nặng nề, nhiều loại cây thân cao, có nhiều năm tuổi đang bị triệt hạ dần.

Chính các đại gia đã 'giết' rừng?, Sự kiện trong ngày, Tin tức trong ngày, cây cảnh, bonsai, cổ thụ, đại ngàn, rừng sâu, rừng thẳm 
Cây đại thụ này chỉ còn trơ lại gốc và thân cây

Những ngày tháng nông nhàn, cuối tuần, hằng ngày diễn ra cảnh hàng trăm người kéo nhau vào rừng sâu tìm đại thụ. Hành trang mà họ mang theo là các dụng cụ thô sơ: cuốc, xẻng, rìu, cưa... thậm chí các loại phương tiện khá hiện đại cũng được huy động như: máy cưa lốc, máy đào, xe tải, xe cẩu...Có thể nói, niềm đam mê "nghệ thuật bonsai" đã vượt quá giới hạn.

Qua một người quen, tôi được những "sát thủ" rừng xanh cho gia nhập nhóm với mục đích theo chơi cho biết. Chứng kiến cảnh làm việc khá khoa học của họ, tôi không khỏi ngạc nhiên. Danh sách các loại cây đại thụ được các "ông vua" săn cây lên lịch khá chi tiết. Lộc vừng, bằng lăng, sanh, me, sung, tràm, đa đỏ... là những loại cây được dân chơi ưa chuộng và có giá tiền cao nhất.

Một người chuyên săn cây ở Tuy Phước cho biết: "Thường một chuyến đi săn cây kéo dài  cả tuần nhưng cũng có khi cả tháng trời, bọn tui phải "ăn dầm nằm dề" trên núi. Để không bị hạt kiểm lâm làm phiền, bọn tui phải bỏ tiền "làm luật". Khi đội quân săn cây càng nhiều, tỏa đi và len lỏi vào khắp chốn rừng sâu hẻm núi, thì việc lùng cây cổ thụ cũng trở nên khó khăn hơn". Anh H (quê An Nhơn) nói:  "Nghề này là vậy, bọn tui đi khắp các con rừng ngõ hẻm để lùng cho được cây đại thụ, gốc càng to, thế đẹp bán càng nhiều tiền. Một cây đại thụ sau khi đào lên, được các nhóm người này vận chuyển ra nguồn, đối với cây nhỏ được chuyển bằng xe máy hoặc khiêng bằng đòn gánh; cây to thì phải thuê nhiều người vận chuyển, có khi phải thuê xe cẩu đưa ra đường lộ. Chi phí cho dịch vụ này khá lớn, nhưng vì "miếng cơm manh áo" phải "năm ăn, năm thua".

Chính các đại gia đã 'giết' rừng?, Sự kiện trong ngày, Tin tức trong ngày, cây cảnh, bonsai, cổ thụ, đại ngàn, rừng sâu, rừng thẳm

Lâm tặc sử dụng xe kéo rơ-moóc chở hai cây cảnh cổ thụ có ra khỏi rừng...

Khó là vậy, một cây đại thụ sau khi đưa từ núi về có giá 15 - 50 triệu đồng, cũng có khi lên tới vài trăm triệu tùy thuộc vào bộ rễ, dáng, thế của cây và sự ưa chuộng của khách hàng.

Chính vì thế, việc săn lùng cây gian nan hơn trước nhưng giá trị của nó cũng tăng lên gấp ba bốn lần. Và, ngày càng có nhiều người lao vào việc tìm kiếm và sát hại những cánh rừng xanh.

Rừng xưa đã khóc

Không chỉ có các đại gia mà một số cơ quan, đơn vị nhà nước "ham vui" nên cũng học đòi kiểu chơi phá rừng này. Hiện nay, không khó để bắt gặp hình ảnh những cây đại thụ to sừng sững đứng hiên ngang trong sân của UBND cấp xã, huyện, các công ty, xí  nghiệp, trường học... Hàng ngày, tại khu vực rừng phòng hộ đầu nguồn hồ Núi Một có hàng chục người chuyên đi tìm kiếm cây cổ thụ có dáng thế đẹp. Khi phát hiện có cây đẹp, lập tức họ thuê người, lén lút đào bới, vận chuyển về nhà.

Để dọn đường, phát rỗng bãi để đào gốc một cây cổ thụ, rất nhiều cây khác bị triệt hạ không thương tiếc. Đất đá bị đào bới tung lên, không khác gì một bãi chiến trường. Như ta biết, hầu hết các đồi núi và các dòng sông ở miền Trung có độ dốc rất lớn và hung dữ, nguy hiểm vào mùa mưa bão. Cây rừng là tấm lá chắn, bám đất, giữ đất, hạn chế dòng chảy. Cây cổ thụ bị tiễn biệt, cây chưa trưởng thành cũng ngã xuống, nhường chỗ cho các khoảng đất trống, hầm hố phô trương. Những cánh rừng ngày bị hoang mạc hóa thì tấm lá chắn này không còn nữa, tai họa ập xuống là điều khó tránh khỏi.

Chính các đại gia đã 'giết' rừng?, Sự kiện trong ngày, Tin tức trong ngày, cây cảnh, bonsai, cổ thụ, đại ngàn, rừng sâu, rừng thẳm

Những cây đại thụ nhiều năm tuổi bị triệt hạ không thương tiếc

Kiểu chơi cây cảnh mang tính tàn phá rừng trên, dẫn đến tình trạng suy giảm đa dạng sinh học, các kiểu hệ sinh thái và nguồn gen quý hiếm dần mất đi, tài nguyên rừng vốn bị càng kiệt lại càng suy giảm nghiêm trọng hơn. Nguy hiểm hơn, thiên tai, hạn hán, lũ lụt ngày một diễn ra dữ dội hơn.

Thiên nhiên đang thực sự nổi cơn cuồng nộ, với những tác động của con người làm thu hẹp diện tích rừng tự nhiên, dẫn đến hiện trạng tất yếu lũ quét thường xuyên xảy ra ở những lưu vực có địa hình dốc, cướp đi tính mạng của rất nhiều người, mà điển hình là cơn bão số 11 vừa qua, làm hàng chục người thiệt mạng do sạt lở núi ở Nam Trà Mi (Quảng Nam). Chính vì vậy, lời kêu cứu của những cánh rừng già trở nên bức thiết hơn lúc nào hết.

Săn cây cảnh là một kiểu phá rừng, tác hại của việc "săn" cây cảnh là rất lớn, thế nhưng việc khai thác, mua bán, vận chuyển trái phép này vẫn chưa được xử lý đúng mức. Thiết nghĩ, đã đến lúc các ngành chức năng phải mạnh tay trước khi quá muộn.

 
 *********************
 
 
Phá rừng để săn tìm cây cảnh cổ thụ
 
Những gốc lộc vừng này đều được đào từ núi đem về - Ảnh: Gia Khương
Vài năm gần đây, phong trào lên rừng đào cây cổ thụ về làm cây cảnh phát triển khá rầm rộ ở Bình Định. Đáng báo động là ở các địa phương có diện tích rừng phòng hộ đầu nguồn lớn như: Vân Canh, Tây Sơn, Vĩnh Thạnh, An Lão, Phù Cát, An Nhơn…

Những tháng nông nhàn hoặc cuối tuần, có nhiều đoàn người kéo nhau lên rừng để săn tìm cây cảnh và huy động nhiều loại phương tiện như xe tải, xe cẩu để vận chuyển.

Các loại cây như me, sanh, lộc vừng, bằng lăng, sung, tràm, thiên tuế… được giới săn cây cảnh rất ưa chuộng. Một người chuyên đi săn cây cảnh ở huyện An Nhơn cho biết: “Mỗi ngày đi rừng chúng tôi tìm được từ 2 - 3 cây cảnh có dáng thế đẹp. Để vận chuyển được cây ra tới lộ, đối với cây nhỏ thì chuyên chở bằng xe máy hoặc làm đòn để khiêng; cây to thì mướn nhiều người, có khi phải thuê cả xe cẩu mới vận chuyển được”.

Một người dân sống gần rừng An Trường, xã Nhơn Tân, huyện An Nhơn, cho biết thêm: Do giá trị của các loại cây cảnh, bonsai ngày càng tăng cao nên số lượng người đi đào cây cảnh ngày càng nhiều. Hằng ngày, tại khu vực rừng phòng hộ đầu nguồn hồ Núi Một có hàng chục người chuyên đi tìm kiếm cây cổ thụ. Khi phát hiện cây đẹp, lập tức họ thuê người, lén lút đào bới, vận chuyển về nhà. Để dọn đường, họ phát trống bãi để đào gốc khiến hàng chục, thậm chí hàng trăm cây khác phải chết lây.

Mới đây nhất, tại xã Cát Hải (huyện Phù Cát), có gần 40 người lên rừng đốn một cây lộc vừng hàng trăm năm tuổi; khi bị phát hiện thì những người phá rừng này và lực lượng bảo vệ rừng lại “khai tử” cây cổ thụ một cách oan uổng bằng hình thức… đốt bỏ. Ngoài ra, đã có tình trạng một số cây cảnh, cổ thụ ở các khu di tích lịch sử, chùa chiền bị kẻ xấu săn tìm bứng cả gốc rễ.

Tác hại của kiểu phá rừng này là rất lớn, thế nhưng việc khai thác, mua bán, vận chuyển trái phép vẫn chưa được xử lý đúng mức. Thiết nghĩ, các ngành chức năng của Bình Định phải xử lý quyết liệt hơn với nạn này trước khi quá muộn.

 

Gia Khương

Ý kiến bạn đọc

Vui lòng login để gởi ý kiến. Nếu chưa có account, xin ghi danh.