Jan 14, 2025

Biên khảo

Một người bạn tri kỷ và hay rượu của cụ Nguyễn Hiến Lê
Đào văn Khởi * đăng lúc 12:32:17 AM, Jan 06, 2024 * Số lần xem: 3951
Hình ảnh
NGUYỄN HIẾN LÊ (1912 – 1984)
#1

 

   
1.   Không hiếm tình tri kỷ trong đời;tìm bạn trăm năm thành tri kỷ khó hơn nhiều. Khó nhất, hiếm nhất là quan hệ Quân-Thần thành tri kỷ .
 
 Sinh thời nhà văn Nguyễn Hiến Lê có nhiều bạn, phần đa là bạn văn chương, nhưng bạn tri kỷ thì chỉ có ba người.Trong hồi ký ông kể rằng:”Trước hết tôi kể ba bạn thân: Đông Hồ, Hư Chu. Giản Chi. Đông Hồ, Giản Chi lớn hơn tôi người năm tuổi, người sáu tuổi.Hư Chu nhỏ hơn tôi mưoi tuổi. Đông Hồ là người Nam(sinh trưởng ở Hà Tiên) nhưng từ gia phong đến giáo dục, bút pháp đều giống một nhà Nho đất Bắc, còn Hư Chu, Giản Chi đều là người Bác. Cả ba bạn đó đều biết chữ Hán, đều giữ được ít nhiều phong cách nhà Nho.Bốn anh em tôi giao du với nhau, tình “đạm nhược thủy” tuy thắm thiết mà không vồn vã, ồn ào.Mới quen thì chỉ kính nhau thôi, lần lần càng hiểu nhau thì càng quý mến nhau hơn, mặc dầu có khi vài tháng mới lại thăm nhau một lần. Gặp nhau chúng tôi nói chuyện văn thơ nhiều nhất, rất ít khi tấm sự về chuyện riêng. Mõi người có một lối sống riêng, những sở thích riêng, nhưng chúng tôi tôn trọng những cái đó của nhau. Nếu thấy thật cần phải khuyên nhau một lời thì chỉ nói phớt qua, mà nếu bạn không đồng ý với mình thì thôi. Tôi nghĩ: Miễn thành thực với nhau và giữ được tư cách là đủ…” Tiếp đó ông kể tính cách từng người, tỏ lòng thân kính của mình đối với bạn như để tưởng nhớ Đông Hồ (qua đời 25.3.1969 thọ 63 tuổi) ông đã viết năm bài: Khóc bác Đông Hồ(Bách Khoa số1.4.69);Thi sỹ Đông Hồ và nhà Ngô(Tin Văn 1969);Tựa Ức Viên thi thoại(1969) ;Hồn Đại Việt giọng Hàn Thuyên(1970); Họ Mạc và họ Lâm(1971)…
Chừng ấy bài viết đủ thấy ông trọng bạn dến dường nào! Nguyễn Hiến Lê viết về mối tương giao giữa hai người:”Ông cho tôi là tri kỷ của ông khi tôi bảo ông có truyền thống nhà Nho, chỉ thích dạy học( lúc đó ông dạy ở Văn khoa Sài Gòn), truyền lòng yêu tiếng Việt cho những thanh niên tuấn tú; tôi cũng nhận ông là tri kỷ của tôi khi ông nghe tin đồn người ta mời dạy Đại học văn khoa Sài gòn, vội vàng sánh sớm từ trong Gia Định lại đường Kỳ Đồng để khuyên tôi đừng nhận vì mất thì giờ lắm, “thì giờ của bác quý hơn tôi nhiều…”. Ghi nhận tài năng của ban, ông viết:”Đông Hồ thật là một nghệ sĩ từ tính tình, lối sống tới tài năng: thơ văn chải chuốt trang nhã, bóng bẩy, phong lưu nhưng it cảm; chữ Hán nét tươi như múa, vẽ mai thì tôi chắc ở nước mình không có ai hơn. Ông trắng trẻo, nhỏ, thấp, nho nhã,vẻ hơi yếu đuói, đúng là một thư sinh thời cổ”.Thật là một bức chân dung sinh động hiếm thấy.Cũng trong Hồi Ký ông viết về Hư Chu ”Đông Hồ mất năm 1969 thì bốn năm sau Hư Chu mất mởi 60 tuổi. Dược tin tôi cũng xúc động viết ngay một bài kể cuộc đời, sự nghiệp văn thơ của ông.bài đó đăng trên Bách Khoa,ngắn mà đầy đủ, các bạn văn cho là cảm động Ông(HC) làm thơ ít mà hay, viết kĩ, điêu luyện theo một lối riêng…và cũng thích dạy học.Được bạn bè, học trò đều mến, tính tình hiền lương, thành thực , nhã. Đông Hò là một nghệ sĩ phong lưu theo lối cổ; Hư Chu cũng là một nghệ sĩ lối cổ nhưng bình dân hơn, kiểu một ông đồ thích uống trà, đánh tổ tôm, chơi non bộ, trồng cây, nuôi chim, gà.

Ông giúp tổi rất nhiều trong năm đầu tôi lập nhà xuất bản, cùng với tôi đi giao sách, thu tiền; các tiệm sách ở sài Gòn thời 1954-1955 đều để ý đến chúng tôi, hễ thấy chiếc xe máy chạy dầu sơn đen hiệu Peugeot do Hư Chu lái thì thế nào cũng có toi ngòi đằng sau.Ông cùng tôi sửa bản vỗ cuốn đầu bộ Đại cương văn học sử Trung Quốc,..Chúng tôi không có kinh nghiệm, giao trọn cho một nhà báo, họ sắp chữ Hán sai be bét, chúng tôi gần như săp lại hết cho họ….”Trong hồi ký Nguyễn Hiến Lê dành cho người bạn thứ ba(Giản Chi) nhiều trang viêt nhất,cũng là nhân vật chính của tạp luận này. Giản Chi qua đời năm 2005 sau Đông Hồ 36 năm, hưởng trọn tuổi trời- bách niên-(*), có lẽ ông là nhà văn hiện đại Việt Nam sống thọ nhất. Tác giả Hồi ký bộc bạch: “Tôi tự xét không phải là môt nghệ sĩ, không có một chút nghệ sĩ tính nào cả, mà ba bạn thân của tôi đều là nghệ sĩ. Ông Giản Chi Nguyễn Hữu Văn là một nghế sĩ nhưng mới hơn Đông Hồ và Hư Chu. Ông hơn tôi sáu tuổi, hơn Đông Hò một tuổi, tôi coi cả hai như anh”.Khác với ba ông –có vóc dạng thư sinh, mảnh mai, nho nhã…–thì…”Tôi quen ông (GC) do ông Đông Xuyên dăt vào lại một buổi sáng mùa đông năm 1958. To lớn, hớt tóc ngắn, ông có vẻ hiên ngang, không ra một thi sĩ.Tính tình tự nhiên,thẳng thắn, dễ thân mật, ăn nói nhã nhặn…”Vê gốc quê, học vấn của Giản Chi , Nguyễn Hiến Lê cho hay:ông sinh năm 1905 ở làng Hạ Yên Quyêt (tục gọi làng Cót). Một làng nổi tiếng là làng văn vật trong tỉnh Hà Đông. Trình độ chữ Hán: 15 tuỏi đậu khóa sinh (luc này đã bỏ thi hương);tân học đậu bằng Cao đẳng tiểu học Pháp Việt hạng bình.Trước lúc di cư vào Nam Việt 1954, ông đa trải qua nhiều nghề ;làm viên chức ở sở Bưu điện- cũng vì tính cương trực, cấp trên không ưa phải đổi đi xa lên tận Lai châu. Ông từng theo Việt Nam Quốc Dân đảng, nhưng năm 1945 vì yêu nước, ghét Tây nên cũng giúp Việt Minh. Sau cách mạng tháng tám ông khẳng khái tặng hết ruộng cho cách mạng.lại bỏ tiền rèn khí giới giúp anh em đoàn thể. Những năm kháng chiến, ổng ra bưng, lên miền thượng du kiếm ăn bằng nghề xe gai, buôn nứa và chăn vịt, từng đêm đã phải ngủ bãi tha ma, sống cuộc đời nay đây mai đó:
Vô định
Ta lại ra đi… đời lang thang,
Những ngày vô định bước tha hương;
Thuyền bay độc mộc mơ trăng Cót
Bãi ngủ tha ma hút thuốc Mường,
Nước cả, vịt tan, trời đổ bão!
Bóng chiều , ngựa thép núi chia cương
Tỉnh say hoa khói, cười mưa gió.
Ngoảnh lại phù sinh chốc nửa đường!

Năm 1954 ông hồi cư về Hà Nội, rồi thấy chính sách ruộng đất không ổn, thấy bạn cũ trở mặt với ông, tố ông, không còn chút tình người gì cả, ông phải bỏ quê hương,trôi nổi trên đường theo dòng di cư vĩ đại vô Nam.

Trên đường bay vào Nam

“Tâm tư bất năng ngôn,
Trường trung xa luân chuyển”
(Cổ thi)

Trải mấy thu làm khách bốn phương
Thu nay lìa xứ lại lên đường
Biển leo trời thẳm muôn làn biếc,
Cát giải cồn xa một sắc vàng.
Cuộc sống đã đành khinh gió bụi.
Lòng người ai chẳng có quê hương!
“Cỏ tương tư giục hoàng hôn xuống,
Mây trắng tơi bời, núi ngổn ngang.

Rồi cuộc tao ngộ tiền định giữa hai người:
” Nhờ cuộc di cư đó mà tôi được gặp ông. Hồi đó tôi đã được đọc tập Cô độc gồm một số truyện ngắn của Lố Tấn, ông tuyển rồi dịch, nhà Châu Á xuất bản ở Hà Nội 1954. Biết vốn Hán tự của ông, nhất là bạch thoại, hơn tôi nhiều, tôi đề nghị với ông cùng viết bộ Đại cương Triết Học Trung Quóc, ông nhận lời, và chúng tôi hợp tác với nhau vè cổ học Trung Quốc cho tới ngày giải phóng.Sự hợp tác đó rất vui và có lợi cho cả hai. Nhờ có ông, tôi mới mạnh bạo tiến vào khu vực đó, và nhờ tôi thúc đẩy, từ đó ông mới sáng tác mạnh…Chúng tôi nhận định giống nhau (trong hợp tác biên khảo), biết châm chước ý kiến của nhau và cùng có lương tâm như nhau.Tôi nghĩ nếu không gặp ông thì công việc nghiên cứu cuả tôi đã theo một hướng khác, và không hợp tác với ông thì tôi không thể hợp tác với người nào khác trong nghành cổ học Trung Quốc; còn ông cũng nhận rằng trước khi gặp tôi ông không có ý bước vào khu vực đó. Thật là một duyên tiền định, có lẽ chưa hề thấy trong văn học sử nước nhà từ đầu thế kỷ đến nay.
Ông cho tôi là bạn tương tri của ông, có lần gởi cho toi hai câu này:
Nhớ đâu thuở ấy “xào”Trung triết
Đâu chỉ thời xưa mới Thúc- Nha.
Tôi cũng coi ông là bạn tương tri, khi có người bàn với ông giới thiệu về Giải tuyên dương sự nghiệp, ông gạt đi:” Bác ấy không chịu đâu; đừng giới thiệu”(**)
Trước đó chúng tôi đã từ chối Giải thưởng văn chương toàn quốc về bộ Đại cương Triết học Trung Quốc”
Còn nghệ sĩ tính và thi tài của Giản Chi, Hồi ký viết”(Ông) tính tình hào hoa, phong nhã, thích hoa, rượu. nhạc. Chỉ khi nào thật hứng ông mới làm thơ. Thơ ông có giọng lãng mạn của thời đó, nhưng không sươt mướt mà haò hùng. Thơ ông tôi thích hơn thơ Đông Hồ, Đông Xuyên, Quách Tấn, vì có nhiều thể (cả mới lẫn cũ), nhiều giọng,đa số là cảm khái, khi thì buồn ủ ê, khi thì trầm hùng, lại có lúc thanh thoát. Thỉnh thoảng có hình ảnh mới và thỉnh thoảng cũng dùng điển cầu kì. Mỗi giai đoạn, mỗi biến cố lớn trong đời ông đều đựợc phản ánh trong tập “Tấc Lòng”- tâp thơ ghi lại tâm tư của ông từ trẻ tới già”

2. Cổ lai Thánh hiền giai tịch mịch
古來 聖 賢 皆 寂 寞
Duy hữu ẩm giả lưu kỳ danh.
唯 冇 飲 者 留 其 名
(Lý Bạch)
Xưa nay Thánh hiền đều bặt tiếng
Chỉ bọn bợm rượu còn lưu danh
(Khương Hữu Dụng dịch)

Cụ Nguyễn Hiến Lê chỉ nói cụ Giản Chi thích hoa, rượu, nhạc, nhưng đọc Tấc Lòng ta thấy không ít trang thấm đậm những dọt rựơu: lúc thì bi ai, lúc tỏ chí hào hùng, lúc thì hoài niệm…thi quả Giản Chi là người hay rượu…Thế nào là hay?Trong kiệt tác “Truyện Kiều”, Nguyễn Du dùng tiếng hay 8 lần (các câu 243,545,743,
1207,1222,1533, 1961,2673) nhưng cũng chỉ với hai nghĩa:
-Tốt,đẹp như tiếng hay trong câu 545:
Gìn vàng giữ ngọc cho hay
Cho đành lòng kẻ chân mây cuối trời
-Biết, nhận biết, hiểu biết,sành, thạo việc: như tiếng hay trong câu 743;
Trông ra ngọn cỏ lá cây
Thấy hiu hiu gió thì hay chị về.
Hiểu biết về rượu, sành rượu. thạo việc chén tạc,chén thù là hay rượu đấy.Và không gì thú vị hơn là chúng ta trực tiếp đọc những bài thơ của Thi Ông Giản Chi viết về rượu. Tấc Lòng là tập thơ duy nhất của Giản Chi. Trên 80 bài (vừa sáng tác,vừa dịch thơ chư Hán), là tập ghi lại tâm tư của tác giả từ lúc trẻ tới tuổi vãn niên.Có đến 7 bài thơ nói đén Rượu.trong Tâc lòng xin trình ra đây.

Đêm Xuân Hoa Rượu nhạc
(Cùng Tương Huyền)

Một buồng xuân ấm, tình xuân mới
Với tách vơi đầy, đóa tuyết lê
Rượu thắm uống cho lòng thắm lại
Màu xanh đón lấy mộng xanh về
Mua vui ngày vắn khôn cùng bạn
Thơm ý đêm lành sẵn đấy huê
Uống nữa mình ơi, nào uóng nữa
Nhịp đàn đang chuyển ý đê mê.
1939

Chén rượu tống biệt
( Gửi Đ.M.H )
Rượu xưa men bớt nồng rồi,
Gặp nhau xin hãy rốn ngồi cho say
Tiệc đời mười mấy năm nay
Ngọt bùì đã lỡ, đắng cay ngại gì.
Uống đi nào! Bạn uống đi!
Tẻ vui chuyện cũ kể chi não nùng
Lệ xưa hầu ráo khăn hồng,
Tiếng ca tuổi trẻ cõi lòng bớt vang…
Duyên xưa đã dứt tơ vương,
Tình xưa đừng gợi vết thương chưa hàn
Hợp hoan vài khắc truy hoan,
Viêc ngoài chén rượu, thôi bàn nữa chi?
Uóng di nào, Bạn uống đi,
Lênh đênh ngày trắng mấy khi sum vầy
Uống cho lòng ấm đêm nay,
Tỉnh suông suốt kiếp thà say một giờ,
Có đôi trong cõi mơ hồ,
Họa khuây Dĩ vãng, bớt ngờ Tương lai
Thời gian họa có bớt dài,
Không gian họa rút trong vài tấc li.
Uống đi, nào, bạn uống đi…
Chập chờn cây cỏ đê mê đất trời…
Quên ta quên bẵng cả người,
Uống đi bạn hỡi chén mời ráo chưa?
Tiếng gà vỡ nát trời mơ,
Đêm tàn đã rũ trong tơ liệu hồ;
Sao mai gió đã thổi mờ
Con đường đoi ngả bây giờ đoi ta…
(1939, bên hồ Hoàn Kiếm).
Nài rượu

Tiếc thương là kiếp con người
ĐÓI tình đÓI nghĩa là đời thi nhân!
Ngày qua thàng lại bao lần,
Toan yêu đành phụ,mong gần lại xa!
Đêm nay trăng dãi ánh ngà,
Điểm sương đóa cúc đã già dáng thu,
Nhịp sầu cái dế buông thưa


Cây ngân tranh, phím tương tư ngại chùng
Sãn đêm, sẵn cảnh, sẵn lòng,
Nổi trôi buòn lăm, tác phùng vui đi
Nòi tình ai trách mình si?
Câu tâm tình, vận tương tri dễ hùng
Uống đi cho Mộng lên hồng
Ngâm đi cho đỡ lạnh lùng tứ thu
Nữa mai bạn vắng, trăng lu,
Ngàn vàng ai bán mà mua trận cười?
Ngàn xưa kia dẽ mấy người?
Với nhau” hành lạc cập thời” là ta.
Tầm dương lệ ướt tì bà
Ngũ hồ hửng đậy đã già muà yêu!
Bạn ơi Bắc đẩu còn kiêu,
Thơ êm, men đượm, trăng nhiều, uống đi!
Nòi tình ai trách mình si?
Câu tâm tình, vận tương tri vẫn hào.
Cùng Chu Thượng Như Sơn
Trung Thu 1942.

Bè Say Bến Vàng

Dòng đời($) khôn đỏi làm sông rượu,
Bừng giấc quan hà lại muốn say
Trôi nổi đây thừa duyên sóng gió
Dọc ngang ai vẽ chuyện râu mày?
Vành xuân trăng vẫn ưa bờ lạ
Giọt bấc sầu không nhỏ tối nay,
Lái sẵn Duyên Em thuyền sẵn Mộng
Bè ta chả đỗ bến Đêm Ngày’.
Bén vàng (Hoàng Lưu- Ba Thá) 3/1947

Bát Rượu Chia tay
(Chàng ra đi vào nơi bãi cát)
Tặng Ng Kh Đ
Vó ngựa đầu thu bỏ dặm trường,
Bến chiều xao xuyến ý Sâm Thương.
Mây loang máu lửa trời biên tái.
Bụi cuốn yên bào dậm gió sương


Ba kiếp mơ gì duyên đá trắng?
Một phen sai nữa hẹn hoa vàng!
Ụ cao, cầu đứt đau là trạm?
Bát rượu lên đường nghe rợn hương’
3.9.1947…

Với Triều Sơn

Ớ ai giong đuốc tìm người!
Rượu nâng chén nhỏ, câu cười có vui?
Duyên mùa li loạn ai xui?
Thành hoang lối mộng cho tôi gặp mình
Xum vui giữa cái đêm lành,
Hận không mây núi, tràng ghềnh dâng nhau.
Chao ôi giờ đẹp trôi mau!
Trầm xuân quên nhóm trong câu cảm hoài
Ớ ai giong đuốc tìm người!
Rượu nâng chén nhỏ câu cườicó vui?.
Mai đây Nam Bắc xa vời
Vần thơ này thả mây trời đưa nhau/
3.1950

Mưa phùn
Thoáng bóng mưa phùn nhớ ngất ngây,
Ý xuân chưa bén rượu mà say
Phau phau vườn trắng nhanh mai nhỏ.
Gờn gợn hồ xanh rặng liễu gầy
Gần tết thơ đề mơ cảnh ấy
Xa nhà ai ngỡ có hôm nay
Lòng quê se sắt hơi may lộng
Non Băc chòm mây bạc nổi đầy.
1956
Nhà văn Nguyễn Công Hoan kể chuyện hòi bé khoảng 9,10 tuổi có thời gian sống gần nhà thơ Tản Đà, thỉnh thoảng được ông sai vặt. Khi thì nhờ mua vài tệp giấy, lúc khác mấy tháp bút. Ông khen bé Hoan nhanh nhẹn ý tứ, ông cho xem thơ của ông thấy sáng dạ,ông bảo thằng bé tương lai sẽ làm nên. Về sau quả Tản Đà tiên tri.
Nguyễn Công Hoan còn kể trong số nhà văn trẻ, lớp con cháu, chỉ Nguyễn Tuân được Tản Đà xem như bạn,vì ngoài tài năng Nguyễn Tuân còn có thể chịu chiếu(#) với nhà thơ Núi Tản Sông Đà từ sáng tới tối.
Còn hai ông Giản Chi, Nguyễn Hiến Lê đếu xuất thân từ trường Cao Đẳng Công chính , ông thì làm ở sở Thủy lợi, ông thì làm ở sở Bưu điện, chỉ một thời gian ngắn các ông bỏ sở bỏ nghề đẻ theo đuổi một công việc hoàn toàn mới- Nghiên cứu cổ học Trung Quốc. Lúc ấy chăc ít ai tin rằng vài chục năm sau hai ông trở thành những chuyên gia hàng đầu về Trung Quốc học,Và khó mà hình dung được thi thoảng hai vj học giả ngồi chịu chiếu với nhau!

Tài liệu dẫn
1.Nguyễn Hiến Lê Hồi Ký Nguyễn Hiến Lê (NXB Văn Học 1993)
2. Giản Chi TẤC LÒNG (Thốn tâm thiên cổ sự).Thơ sáng tác của tác giả. Thơ phiên dịch các danh tác Hoa- Việt (NXB Văn Hóa 1993)
3. Nguyễn Du Truyện Kiều- Nguyễn Thạch Giang khảo đính và chú giải. (NXB Giáo Dục 1996)
(#)Chịu chiếu-Trước đây các cụ thường ngồi uống rượu trên bộ phản có trải một chiếc chiếu bằng cây lác. Chịu chiếu là ngồi trên chiếu uống rượu suốt ngày…

(**)Báo Tiền phong của chính quyền (SG cũ) ngày 20.1.1973.
Mục tạp ghi-về giải Tuyên dương Văn Học, Nghệ thuật năm nay(…).Về nghành biên khảo ở Việt Nam hiện tại, người mà tôi cho là có công nhất phải kể đến Nguyễn Hiến Lê. Nhưng vì một lẽ nào đó, ông không muốn nhận, Thật là một sự đáng tiếc. Nếu không có ông nguyễn Hiến Lê, ông Thu Giang (nguyễn duy Cần) nhận vinh dự trên cũng là một điều ổn thỏa.(…) Kí giả LÔ RĂNG
Đúng như ông Lô Răng viết tôi(NHL) không muốn nhận giải. Năm đó ông Mai Thọ Truyền làm Quốc Vụ Khanh đặc trách văn hóa, ông Nguyễn Duy Cần là cánh tay mặt ông Truyền, ông Giản Chi ở trong ban tuyển trạch.
Ông Đông Xuyên, bạn chung của ông Giản chi và tôi,bàn với ông giản Chi giới thiệu tôi dự thi giải Tuyên dương, ong Giản Chi gạt đy, bảo:” Bác ấy không nhận đâu, đừng giới thiệu”
Cũng vào khoảng đó, ông Lê Ngộ Châu và ông Võ Phiến ở tạp chí Bách Khoa, lại chơi vào một buổi chiều (trong khi tôi đang tiếp ông Từ Mẫn, Giám đốc nhà xuất bản lLá Bối) và cũng ngỏ ý muốn giới thiệu tôi. Trước mặt ôngTừ Mẫn, tôi đáp:
Cảm ơn các anh, nhưng thế là tôi phải ký vào phiếu giới thiệu của hai anh. Tôi không muốn tranh với ai cả, không chịu ký đâu. Tôi không muốn nhận một số tiền nào của chính phủ này hết.
Giải thưởng đó là một triệu đồng mà giá vàng hồi đó khoảng 40.000 đồng một lượng.

Từ Văn Học Việt Nam nơi miện đất mới-T2- tác giả Nguyễn Q. Thắng viết:
Giản Chi(1905-2005): Nhà Văn, nhà nghiên cứu Triết học, tên thật là Nguyễn Hữu Văn,quê làng Hạ Yên Quyết (làng Cót), là một trong bốn làng có nhièu vị đại khoa với câu phương ngữ” Mỗ La Canh Cót Từ liêm tứ quý” tưc bốn làng Mỗ Đầm, La Khê, Phương Canh, Yên Quyết.(Cót) của huyện Từ Liêm tỉnh Hà Đông (nay thuộc phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội), thường trú tại đường Hoàng Diệu (nay thuộc Quận 4 TP. HCM)
Năm sinh thật cuả ông là năm 1904 nhưng hồi còn nhỏ theo học chữ Hán, lớn llên theo Tây học, phải khai sinh lại cho nhỏ tuổi để thi lấy bằng Thành chung.nên ghi là năm1905. Sau đó vào học trường Cao đẳng công chánh Hà Nội, tốt nghiệp ông làm việc tại các tỉnh Sơn La, Lai Châu.,Hải Dương…
Năm 1950 ông hồi cư về Hà Nội, rồi vào Sài Gòn làm việc trong nghành bưu điện. Năm 1965 ông được mời dạy tại Đại Học Văn Khoa, Sư Phạm Sài Gòn và Huế chuyên trách các môn: Triết học Trung Quốc, văn học Hán Nôm
Ngoài việc giảng dạy, Giản Chi để cả đời mình vào việc ngiên cứu văn học, triết học, nhất là triét học cổ đại và văn chương hiện đại Trung Quốc. Ông là một trong hai người Việt Nam đầu tiên (ông và Đặng Thai Mai) giới thiệu Lỗ Tấn sớm nhất ở nước ta. Ngay từ những năm 50, bản dịch Tuyển tập Lỗ Tấn của ông được công bó trên các tạp chí ở Hà Nội. Những năm 60 thơ văn và cuọc đời Lỗ Tấn được tiếp tục ccông bố ở Sài Gòn.Giản Chi là người duy nhất giới thiệu đầy đủ Lỗ Taán nghiêm cẩn nhất ở Sài Gòn trước đây.

Do thành quả lao độngcần cù của mình trong nghiên cứu, sáng tác, giảng dạy…ông được giới trí thức,văn nghệ sĩ quý mến.Và cũng nhân đó chính quyền Sài gòn cũ đã tặng Ông một giải thưởng văn chương cao quý với một ngân phiếu lớn (tương đương hàng chục lượng vàng), nhưng ông đã công khai khước từ (cùng với Nguyễn Hiến Lê), với lý do ”dùng tiền ấy giúp đỡnạn nhân chiến tranh”.
Sau 1975 ông vẫn dạy ở Đại học Tỏng Hợp TP HCM (Đại hoc Văn khoa Sài gòn cũ) và cộng tác với các tổ chức văn hóa tại TP.HCM. Đến năm 1977, ông mới nghỉ hưu.
Các tác phẩm:
_ Dịch LỗTấn(1950, Ha Nội)
_ Câu chuyện thương tâm (dịch,1969, Sài Gòn)

- Cái đêm hôm ấycủa S.Maugham (dịch,1965,Sài Gòn)
- Đại cương Triết học Trng Quốc I.II (Chung với Nguyễn Hiến Lê. 1966) Sài Gòn.
_ Sử ký Tư Mã Thiên ( chung với NHL .1969)Sài Gòn –
_ Tuân Tử( chung với NHL 1994) Sài gòn.
_Tuyển tập LỗTấn.1966..Sài gòn
_ A Q chính truyện. 1966.Sài Gòn
_ Hàn Phi Tử ( hợp soạn vơi NHL 1995.sài gòn
_ Vương Ma Cật họa sư thi Phật 1995.Sài Gòn
_Tấc Lòng ( thơ . NXB văn Hóa 1993-1994
_Võ Tắc Thiên (Dịch tác phẩm cua Lâm Ngữ Đường), và một số bản thảo khác.

Ý kiến bạn đọc

Vui lòng login để gởi ý kiến. Nếu chưa có account, xin ghi danh.