Dec 21, 2024

Truyện cổ tích - Dân gian

Góp nhặt cát đá (Thạch Sa Tập) của thiền sư Muju (Vô Trú ) 36 - 49
Thiền Sư Muju ( Vô Trú ) * đăng lúc 03:48:13 AM, Oct 25, 2014 * Số lần xem: 5423
Hình ảnh
#1

 

                                                                              

36
Trong Bàn Tay Ðịnh Mệnh

Một đại chiến sĩ Nhật tên là Nobunaga quyết định tấn công phe địch mặc dù ông chỉ có một phần mười số người mà cuộc chiến đòi hỏi. Nobunaga biết mình sẽ thắng, nhưng những người lính của ông nghi ngờ.
Trên đường di quân, Nobunaga dừng lại nơi một đền thờ ở Shinto và bảo những người lính của mình :
_ “ Sau khi tôi vào đền thờ, tôi sẽ dùng đồng tiền xin keo gieo một quẻ. Nếu mặt có đầu trình lên, chúng ta sẽ thắng, nếu mặt có đuôi trình lên, chúng ta bại. Ðinh mệnh chúng ta trong tay này .”
Nobugana vào đền thờ im lặng cầu nguyện. Rồi ông bước tới tung đồng tiền lên. Mặt đầu hiện ra. Lính ông hănh hái chiến đấu và họ thắng dễ dàng.
Sau trận chiến, một người hầu cận nói với Nobugana :
_ “ Không ai thay đổi được bàn tay của Ðịnh Mệnh.” Nobugana đáp :
_ “ Thật sự không phải thế ”, rồi ông đưa đồng tiền ra, hai mặt của đồng tiền đều có đầu.

37
Không Vướng Bụi Trần

Zengeisu, một đại sư Trung Hoa sống vào đời Ðường, đã viết những lời dưới đây để khuyên đệ tử :
Sống trong cõi trần mà không để vướng bụi trần là đường đi của một người học Thiền chân thật.
Khi thấy hành vi tốt của kẻ khác, con hãy tự khuyến khích mình noi theo. Khi nghe việc lầm lỗi của kẻ khác, con hãy tự khuyên mình chớ đua tranh.
Dù cho một mình trong phòng tối, con hãy làm như con đang đối diện với với một người khách quí.
Hãy biểu lộ những tình cảm của con, nhưng đừng để đi quá bổn tánh chân thật của mình.
Sự nghèo khó là kho tàng của con. Ðừng bao giờ đổi nó để lấy một đời sống dễ dãi.
Một người có thể có vẻ như là một người ngu và không phải là ngu. Có thể người đó giữ gìn sự khôn ngoan của mình một cách cẩn thận.
Những đức hạnh là thành quả của sự tự giữ giới luật và đừng để chúng rơi bầu trời của chúng như mưa tuyết.
Khiêm tốn là nền tảng của mọi đức hạnh. Hãy để những người chung quanh con khám phá ra con trước khi tự con cho họ biết.
Một tấm lòng cao quí không bao giờ tự buộc mình tiến tới trước. Những lời của nó quí như châu ngọc, ít khi nó bộc lộ và có một giá trị lớn .
Ðối với một người học Thiền chân thật, mỗi ngày là một ngày may mắn. Thời gian qua đi nhưng người học không bao giờ lùi lại phía sau. Vinh cũng như nhục không bao giờ làm nó động tâm.
Hãy tự trách con, đừng bao giờ trách kẻ khác. Ðừng bao giờ tranh cãi đúng sai.
Một vài điều, mặc dù đúng, bị coi là sai trong nhiều thế hệ. Bởi vì giá trị chân chánh có thể nhận được ra sau nhiều thế kỷ, không cần thèm khát sự đánh giá nhất thời.
Hãy sống với nguyên nhân và hãy bỏ lại những thành quả cho đại luật vũ trụ vận hành. Hãy vượt qua mỗi ngày trong sự chiêm ngưỡng thanh bình.

38
Phép Lạ Chân Thật

Khi Bankei đang giảng dạy ở đền Ruymon, một tu sĩ Shinshu, tin vào sự cứu độ qua sự niệm danh hiệu của đức Phật Adi đà, ghen tị với số cử tọa to lớn của Bankei nên muốn tranh luận với Bankei.
Bankei đang giữa cuộc nói chuyện, vị tu sĩ Shinshu xuất hiện và làm ồn quá nên Bankei dừng lại hỏi lý do của việc ồn ào.
Tu sĩ Shinshu huênh hoang :
_ “Người sáng lập ra môn phái chúng tôi có nhiều năng lực huyền diệu, ngài cầm một cây viết trong tay đứng bên này bờ sông, một đệ tử của ngài giơ cao một tấm giấy đứng bên bờ sông bên kia, ngài viết thánh danh của đức A di đà qua không khí. Ông có thể làm một việc kỳ diệu như thế không ?”
Bankei đáp nhẹ nhàng :
_ “ Có lẽ con cáo của anh đang làm một trò xảo thuật nhưng đó không phải là thể cách của Thiền. Phép lạ của ta là khi nào ta thấy đói ta ăn, và khi nào ta thấy khác ta uống.”

39
Không Có Gì Hiện Hữu

Yamaoka Tesshu lúc còn nhỏ đi học Thiền, viếng hết thầy nầy đến thầy khác. Yamaoka đến viếng Dokuon ở Shokoku.
Muốn tỏ sự sở đắc của mình Yamaoka nói :
_ “ Tâm, Phật, loài hữu tình, rốt ráo chẳng có. Bổn tánh chân thật của mọi hiện tướng là cái không. Không có cái có, không có huyền ảo, không có thánh, không có phàm. Không có cho và không không có gì để thọ nhận.”
Dokuon ngồi im lặng hút thuốc, không nói gì. Thình lình đập Yamaoka một điếu tre, làm chàng thanh niên này phát xùng. Dokuon hỏi :
_ “ Nếu không có gì có, thế cái giận của anh từ đâu đến ?”

40
Tri Âm

Xưa ở Trung Hoa có hai người bạn. Một người chơi đàn tì bà rất điêu luyện và một người nghe đàn rất sành điệu.
Khi người chơi đàn hay có ý diễn tả về núi cao, người kia bảo : “ Tôi thấy núi trước mặt chúng ta.”
Khi người kia đàn có ý diễ tả về nước, người kia kêu lên : “Ðây là dòng nước đang chảy !”
Nhưng chẳng bao lâu ngã bệnh rồi chết. Người chơi đàn cắt đưt dây đàn và không bao giờ chơi đàn nữa. Vì thế từ đó, sự cắt đứt dây đàn tỳ bà là dấu hiệu của tình bạn tri âm.
Tích Bá Nha , Tử Kỳ

41
Ông Phật Sống Và Người Ðóng Thùng Gổ

Các thiền sư thường hướng dẫn từng người trong một phòng riêng biệt, không ai được vào lúc thầy và trò cùng ở trong phòng.
Mokurai , Thiền sư của đền Kennin ở Kyoto, thường thích nói chuyện với những người buôn bán và những người làm báo cũng như các đệ tử ông. Một người đóng thùng gỗ nào đó hầu như thất học. Anh ta thường hỏi những câu điên điên, uống trà rồi bỏ đi.
Một hôm trong khi anh ta có mặt ở đấy, Mokurai muốn dạy riêng một đệ tử, vì thế ông yêu cầu anh ta chờ ở một phòng khác.
Anh ta phản đối :
_ “ Tôi biết ông là một ông Phật sống. Cả những ông Phật đá trong đền này cũng không bao giờ từ chối một đám đông người tụ họp trước mặt các ổng. Tai sao tôi lại bị đuổi đi.”
Mokurai phải ra ngoài xem các đệ tử của mình.

42
Làm Thế Nào Ðể Viết Một Bài Thơ Tứ Tuyệt

Người ta hỏi một thi sỹ Nhật nổi danh làm thế nào viết được một bài thơ tứ tuyệt của Trung Hoa. Thi sĩ giảng giải :
_ “ Dòng đầu chứa phần khởi nhập; dòng hai là phần chuyển tiếp của dòng đầu; dòng ba chuyển từ đề mục và bắt đầu một ý mới; và dòng bốn gồm ba dòng trước lại với nhau.”
Một khúc dân ca Nhật minh họa ý này :

“ Hai cô gái của một người bán lụa ở Kyoto.
Cô chị hai mươi, cô em mười tám.
Một anh lính có thể giết người với lưỡi kiếm anh ta,
Nhưng hai cô gái này giết đàn ông với đôi mắt các nàng.”
Hai nàng bán lụa thành Ðông Kinh
Mười tám đôi mươi ngắm thật xinh .
Tráng sĩ giết thù gươm vấy máu ,
Cô nương hạ thủ , mắt đưa tình .

43
Đối Thoại Thiền

Các Thiền sư huấn luyện các chú tiểu tự diễn tả ý nghĩ của các chú. Hai ngôi đền Thiền, mỗi bên có một chú tiểu hầu cận. Một chú mỗi sáng đi hái rau, gặp chú kia giữa đường.
Chú thứ nhất hỏi : “Anh đi mô rứa ?”
Chú kia đáp : “Ta đi mô bàn chân ta bước.”
Câu trả lời làm chú thứ nhất rối óc, chú về cầu thầy trợ giúp. Thầy chú bảo : “ Sáng mai, khi con gặp anh bạn nhỏ của con, hãy hỏi lại hắn câu đó. Hắn sẽ trả lời câu đó, rồi con hỏi tiếp : “Giả như anh không có chân thì anh đi mô ? Hắn sẽ chịu ngay”.
Sáng hôm sau khi hai chú gặp nhau. Chú thứ nhất hỏi : “Anh đi mô rứa ?”
Chú kia đáp : “Ta đi nơi mô gió thổi.”
Câu trả lời này lại làm bù đầu chú thứ nhất, chú kia đã đánh bại cả bậc thầy chú.
Ông thầy lại mới ý : “ Hãy hỏi hắn đi mô nếu không có gió ?”
Ngày hôm sau, hai chú gặp nhau lần thứ ba. Chú thứ nhất hỏi : “ Anh đi mô rứa ?”
Chú kia đáp : “ Ta đang đi chợ mua rau.”

44
Mùi Vị Của Lưỡi Kiếm BanZo

Matajuro Yagyu là con trai của kiếm sĩ Nhật lừng danh. Cha anh cho rằng tài nghệ của con ông quá tầm thường khó mong chức phận làm thầy, nên ông đã từ, không dạy.
Vì thế Matajuo đến núi Futara và tìm được một kiếm sĩ lừng danh khác ở đó là Banzo. Banzo lại xác định lời phán quyết của cha anh. Banzo nói : “ Anh muốn ta dạy anh kiếm thuật phải không ? Anh không đủ điều kiện để học kiếm đâu.”
Matajuro một mực hỏi tiếp : “ Nhưng nếu con luyện tập chuyên cần thì con phải mất bao nhiêu năm để trở thành một kiếm sư ?”
Banzo đáp : “ Cả quảng đời còn lại của anh ?”
Matajuro giải thích : “ Con không thể chờ lâu đến thế. Con sẽ vượt qua bất cứ khó nhọc nào, nếu thầy dạy con. Nếu con làm một người hiến mình giúp việc cho thầy thì con phải mất bao lâu ?”
Banzo hơi dễ dãi : “Ồ có lẽ mười năm.”
Matajuro hỏi tiếp: “ Cha con đã già rồi và con phải sớm săn sóc ông. Nếu con luyện tập chuyên cần hơn nữa thì phải mất bao lâu ?”
Banzo đáp : “Ồ, có lẽ ba mươi năm.”
Matajuro hỏi : “ Sao thế ? Trước thầy bảo mười năm bây giờ ba mươi năm. Con sẽ vượt qua bất cứ cực nhọc nào để nắm vững kiếm thuật trong một thời gian ngắn nhất.”
Banzo đáp : “Ðược, với điều kiện anh phải ở lại đây với ta bảy năm. Một người quá nóng nảy muốn đạt kết quả như anh, ít khi học nhanh được.”
Sau cùng, Matajuro hiểi rằng mình đang bị trách mắng vì không có tánh kiên nhẫn. Anh ta kêu lên : “ Hay lắm , Con đồng ý.”
Matajuro không bao giờ nghe nói một lời nào về kiếm thuật và cũng không bao giờ đụng tới thanh kiếm. Matajuro nấu ăn cho thầy, rửa chén bát, dọn giường ngủ quét sân quét nhà, săn sóc vườn, nhất nhất không nói một lời nào về kiếm thuật.
Ba năm trôi qua, Matajuro vẫn làm việc. Nghĩ đến tương lai, anh ta buồn. Matajuro vẫn chưa bắt đầu học thứ nghệ thuật mà anh ta đã hiến mình cho nó.
Nhưng một hôm Banzo bò đến sau lưng Matajuro và tặng anh ta một đường kiếm rợn tóc gáy bằng một thanh kiếm gỗ.
Ngày hôm sau, lúc Matajuro đang nấu cơm, thình lình Banzo nhảy bay qua người anh ta.
Sau đó, ngày đêm Matajuro phải phòng vệ những cú đánh bất ngờ như thế. Bất cứ ngày nào, không một phúc nào Matajuro không suy nghĩ đến ý vị của lưỡi kiếm Banzo.
Matajuro học rất nhanh. Anh mang lại cho thầy những nụ cười vui vẻ. Matajuro trở thành một kiếm sĩ vĩ đại nhất nước. Mùi Vị Của Lưỡi Kiếm BanZo

Matajuro Yagyu là con trai của kiếm sĩ Nhật lừng danh. Cha anh cho rằng tài nghệ của con ông quá tầm thường khó mong chức phận làm thầy, nên ông đã từ, không dạy.
Vì thế Matajuo đến núi Futara và tìm được một kiếm sĩ lừng danh khác ở đó là Banzo. Banzo lại xác định lời phán quyết của cha anh. Banzo nói : “ Anh muốn ta dạy anh kiếm thuật phải không ? Anh không đủ điều kiện để học kiếm đâu.”
Matajuro một mực hỏi tiếp : “ Nhưng nếu con luyện tập chuyên cần thì con phải mất bao nhiêu năm để trở thành một kiếm sư ?”
Banzo đáp : “ Cả quảng đời còn lại của anh ?”
Matajuro giải thích : “ Con không thể chờ lâu đến thế. Con sẽ vượt qua bất cứ khó nhọc nào, nếu thầy dạy con. Nếu con làm một người hiến mình giúp việc cho thầy thì con phải mất bao lâu ?”
Banzo hơi dễ dãi : “Ồ có lẽ mười năm.”
Matajuro hỏi tiếp: “ Cha con đã già rồi và con phải sớm săn sóc ông. Nếu con luyện tập chuyên cần hơn nữa thì phải mất bao lâu ?”
Banzo đáp : “Ồ, có lẽ ba mươi năm.”
Matajuro hỏi : “ Sao thế ? Trước thầy bảo mười năm bây giờ ba mươi năm. Con sẽ vượt qua bất cứ cực nhọc nào để nắm vững kiếm thuật trong một thời gian ngắn nhất.”
Banzo đáp : “Ðược, với điều kiện anh phải ở lại đây với ta bảy năm. Một người quá nóng nảy muốn đạt kết quả như anh, ít khi học nhanh được.”
Sau cùng, Matajuro hiểi rằng mình đang bị trách mắng vì không có tánh kiên nhẫn. Anh ta kêu lên : “ Hay lắm , Con đồng ý.”
Matajuro không bao giờ nghe nói một lời nào về kiếm thuật và cũng không bao giờ đụng tới thanh kiếm. Matajuro nấu ăn cho thầy, rửa chén bát, dọn giường ngủ quét sân quét nhà, săn sóc vườn, nhất nhất không nói một lời nào về kiếm thuật.
Ba năm trôi qua, Matajuro vẫn làm việc. Nghĩ đến tương lai, anh ta buồn. Matajuro vẫn chưa bắt đầu học thứ nghệ thuật mà anh ta đã hiến mình cho nó.
Nhưng một hôm Banzo bò đến sau lưng Matajuro và tặng anh ta một đường kiếm rợn tóc gáy bằng một thanh kiếm gỗ.
Ngày hôm sau, lúc Matajuro đang nấu cơm, thình lình Banzo nhảy bay qua người anh ta.
Sau đó, ngày đêm Matajuro phải phòng vệ những cú đánh bất ngờ như thế. Bất cứ ngày nào, không một phúc nào Matajuro không suy nghĩ đến ý vị của lưỡi kiếm Banzo.
Matajuro học rất nhanh. Anh mang lại cho thầy những nụ cười vui vẻ. Matajuro trở thành một kiếm sĩ vĩ đại nhất nước.

45
Dạo Mát Nữa Đêm

Nhiều đệ tử đang theo học thiền định dưới sự hướng dẫn của Thiền sư Sengai. Một người trong bọn họ thường hay dậy ban đêm, vượt tường ra phố để dạo mát cho thỏa thích.
Một đêm, Sengai đi giám thị phòng ngủ, thấy một đệ tử vắng mặt và cũng khám phá ra được chiếc ghế đẩu cao mà anh ta thường dùng để leo qua tường. Sengai dời chiếc ghế chỗ khác và đứng thay vào chỗ đó. Khi anh chàng rong chơi trở về, không biết rằng Sengai là chiếc ghế, anh ta đặt chân lên đầu thầy và nhảy xuống đất. Khám phá ra sự việc mình làm, anh ta hoảng sợ.
Sengai bảo nhỏ nhẹ : “ Sáng sớm này trời lạnh lắm. Con hãy cẩn thận kẻo bị cảm.”
Người đệ tử không bao giờ ra ngoài ban đêm nữa.

46
Lá Thư Cho Ngày Hấp Hối

Bassi viết lá thư sau đây để gởi cho một đệ tử của ông sắp chết :
“ Bổn tánh của tâm con không sinh, vì thế nó không bao giờ chết. Nó không phải là một hiện hữu, nên nó không biến mất. Nó không phải là cái trống rỗng, mà là cái chân không. Nó không có màu sắc và thể hình. Nó không hưởng thụ khoái lạc và chịu đựng sự đau đớn.
“ Thầy biết con bệnh nặng lắm. Giống như một người học Thiền giỏi, con đang đối mặt hoàn toàn với sự đau đớn. Có thể con không rõ ai là kẻ đang đau khổ, nhưng hãy hỏi chính con : “ Bổn tánh của con là gì ?” Hãy nghĩ một điều này thôi. Con sẽ không cần gì nữa. Ðừng ham muốn gì cả. Sự chấm dứt của con không chấm dứt, nó giống như một bông tuyết trong trắng tan biến trong không khí tinh khiết.”

47
Giáo Lý Tối Thượng

Thời xưa ở Nhật, người ta thường dùng những chiếc đèn lồng sườn tre phất giấy trong có gắn đèn sáp. Một đêm nọ, một người mù tới thăm bạn. Khi về, người bạn biếu một lòng đèn để soi đường đi. Anh ta nói :
_ “Tôi không cần đèn. Ðối với tôi, tối và sáng cũng như nhau.”
Người bạn đáp :
_ “ Tôi biết anh không cần đèn để soi đường nhưng nếu anh không cầm một cái, người khác có thể chạy tung vào anh đó. Vì thế anh nên cầm một cái.”
Người mù ra về với chiếc lồng đèn, và anh ta đã ra đi khá xa, một người ở đâu chạy tung vào anh ta.
_ “ Coi kìa, anh đi đâu vậy !”, anh ta than phiền với người lạ. “ Bộ anh không thấy đèn tôi sao ?”
Người lạ đáp : “Ðèn sáp của anh tắt queo rồi, anh ơi.”

48
Dấm Của ToSui

Tosui là một Thiền sư đã bỏ hình thức những ngôi đền để sống dưới gầm cầu với những kẻ ăn mày. Khi Tosui quá già, một người bạn chỉ cho Tosui cách kiếm sống mà không phải đi xin.
Người bạn chỉ cho Tosui lượm gạo để làm dấm. Tosui làm dấm kiểu này cho đến khi ông qua đời. Trong khi Tosui làm dấm, một người ăn mày biếu ông một bức tranh Phật. Tosui treo nó lên vách lều và ghi vào cạnh bức tranh :
“ Thưa ông Phật A di đà : cái phòng này chật hẹp lắm. Tôi có thể để ông ở lại đây nhất thời. Nhưng xin ông đừng có nghĩ rằng tôi cầu cạnh ông để ông giúp tôi được tái sanh nơi thiên đàng của ông đấy nhé.”

49
Thiền Của Phật

Phật nói : “ Ta xem những nơi các vua vá các nhà cầm quyền cai trị như là những hạt bụi. Ta xem những kho vàng và châu ngọc như những viên gạch và những viên sỏi. Ta nhìn những chiếc áo lụa tốt đẹp nhất như những mảnh vải rách tả tơi. Ta thấy vô số thế giới của vũ trụ này nhỏ như những hạt trái cây, và chiếc hồ lớn nhất ở Ấn Ðộ như một giọt dầu trên chân ta. Ta biết những giáo lý của thế gian là những ảo thuật của những tên phù thủy. Ta thấy rõ tư tưởng cao siêu của sự giải thoát như là một miếng nhung vàng trong giấc mộng, và thấy thánh đạo của những kẻ thông sáng như những đóa hoa xuất hiện trước mắt một người. Ta xem sự thiền định như là một cột trụ trên núi cao và Niết bàn là một cơn mộng du giữa ban ngày.
Ta xem những lời phán quyết về đúng và sai như là sự uốn mình nhảy múa của một con rồng, và sự lên xuống của đức tin là dấu vết của bốn mùa để lại.” 


 

Ý kiến bạn đọc

Vui lòng login để gởi ý kiến. Nếu chưa có account, xin ghi danh.