Dec 21, 2024

Truyện cổ tích - Dân gian

Góp nhặt cát đá (Thạch Sa Tập) của thiền sư Muju (Vô Trú ) 26 - 35
Thiền Sư Muju ( Vô Trú ) * đăng lúc 04:20:54 PM, Nov 08, 2014 * Số lần xem: 4415
Hình ảnh
#1

 

 26
Ðúng Và Sai

Trong những tuần an cư để thiền định của Bankei , nhiều đệ tử khắp nơi trên đất Nhật đến theo học . Trong những cuộc tụ tập này , có một anh đệ tử bị bắt quả tang về tội ăn cắp . Việc này được trình lên Bankei với lời yêu cầu là phải trục xuất tội phạm . Bankei làm ngơ vụ này .
Sau đó , người đệ tử này lại bị bắt trong một hành vi tương tự , và Bankei cũng bỏ qua luôn . Việc nà làm cho những người đệ tử nổi giận , họ làm tờ khiếu nại hành động xấu của kẽ ăn cắp , và tuyên bố rằng nếu không họ sẽ bỏ đi nơi khác .
Bankei đọc xong lời khiếu nại , ông gọi tất cả mọi người đến và nói với họ :
_ “ Các anh là những người khôn ngoan . Các anh biết việc gì đúng , việc gì không đúng . Các anh có thể đến nơi nào khác để học nếu các anh muốn . Nhưng người anh em đáng thương này không biết phân biệt đúng sai . Nếu tôi không dạy thì ai dạy cho anh ta . tôi sẽ giữ người anh em này lại dù cho tất cả các anh em bỏ đi hết “ .
Một suối nước mắt chảy xuống rửa sạch khuôn mặt người đệ tử ăn cắp . Tất cả lòng ham muốn ăn cắp biến mất .

27
Cỏ Và Cây Sẽ Giác Ngộ Thể Nào

Vào thời Kamakura , Shinkan học ở trường Tendai sáu năm , và học Thiền bảy năm ; rồi Shinkan sang Trung Hoa chiêm ngưỡng Thiền mười ba năm.
Khi trở về Nhật , nhiều người muốn viếng Shinkan và hỏi nhiều câu hỏi khó . Nhưng khi tiếp khách , thường hiếm khi Shinkan trả lời những câu hỏi của khách .
Một hôm , một Thiền sinh năm mươi tuổi đạo đến nói với Shinkan :
_ “ Tôi đã học ở Tendai về tư tưởng khi tôi còn bé , nhưng có mộ điều tôi không thể hiểu được . Tendai dạy rằng cả đến cỏ cây cũng sẽ giác ngộ. Ðối với tôi điều này có vẻ kỳ lạ quá.”
Shinkan hỏi : “ Bàn luận về cỏ cây sẽ giác ngộ thể nào có ích chi đâu ? Vấn đề làm sao chính ông có thể giác ngộ được; ông có xét thấy điều này không ?”
Người già lạnh lùng : “Tôi chưa bao giờ nghĩ đến điều này.”
Shinkan kết thúc : “Rồi, hãy về nghĩ thử xem.”

28
Nghệ Sĩ Bần Tiện

Gessan là một nhà sư nghệ sĩ. Trước Gessan bắt đầu vẽ hay họa, Gessan luôn luôn bắt trả công trước và giá công Gessan rất cao. Gessan nổi tiếng là “ Nghệ Sĩ Bần Tiện ”.
Một lần kia, một cô gesha nhờ Gessan họa. Gessan hỏi : “ Cô có thể trả tôi bao nhiêu ?”
Cô geisha đáp : “ Bất cứ cái gì ông đòi, nhưng tôi thích ông làm việc trước mặt tôi.”
Như thế một hôm cô geisha mời Gessan đến. Nàng đang dọn tiệc cho chủ nàng.
Với cây cọ tốt Gessan vẽ tranh. Khi bức tranh vẽ xong, Gessan đòi một giá cao nhất trong đời ông.
Gessan nhận tiền công. Cô seisha quay lại nói với người chủ :
_ “ Ông nghệ sĩ này chỉ có tiền là trên hết. Những bức họa của ông đẹp nhưng tâm hồn của ông bần tiện; tiền đã làm tâm hồn ông thành bùn. Ðược vẽ bằng một tâm hồn bẩn thiểu như thế, tác phẩm của ông không đáng đem trưng bày. Nó chỉ đáng giá bằng một cái áo lót của tôi thôi .”
Nàng cởi váy ra, xoay lưng lại bảo Gessan vẽ một bức khác về phần sau chiếc áo lót của nàng.
Gessan hỏi : “ Cô trả tôi bao nhiêu ?”
Cô gái đáp : “ Ối, bất cứ giá nào ! ”
Gessan kêu một giá rất thích thú, vẽ bức tranh theo cách thức đòi hỏi. Xong rồi, bỏ đi.
Sau này, người ta biết rằng Gessan có những lý do sau đây để cần tiền :
Nạn đói khốc liệt thường viếng tỉnh Gessan ở. Người giàu không giúp kẻ nghèo , vì thế Gessan có một ngôi nhà chứa bí mật, không ai biết, nơi đó Gessan chứa thóc, chuẩn bị chi những trận đói xảy ra.
Từ làng Gessan đến Thánh Ðiện Quốc Gia, con đường đi rất khó khăn và nhiều du khách khổ tâm khi phải đi qua đó. Gessan muốn làm một con đường tốt hơn.
Thầy Gessan qua đời, không biết Gessan muốn xay một ngôi đền, và Gessan muốn làm xong ngôi đền này cho thầy mình.
Sau khi hoàn thành ba ý muốn của mình, Gessan vất cọ và những vật dụng nghệ sĩ, rút lui vào núi ẩn tu, không bao giờ vẽ nữa.

29
Ông Phật Mũi Đen

Một ni cô cầu tìm giác ngộ, tạo một tượng Phật và bọc tượng bằng vàng lá. Bất cứ đi đâu cô cũng mang tượng Phật này theo.
Nhiều năm qua, vẫn cứ mang ông Phật vàng theo, ni cô đến sống trong một ngôi đền nhỏ ở vùng đồng quê, đền co nhiều tượng Phật, mỗi tượng đều có một bàn thờ đặc biệt.
Ni cô muống đốt hương trước ông Phật vàng của mình. Có ý không thích hương thơm bay lạc sang những ông Phật khác, cô tạo một đường hầm nhỏ để khói xuyên qua đó chỉ đến ông Phật của mình thôi. Khói xông lên làm đen chiếc mũi của ông Phật vàng, khiến nó xấu đi một cách đặc biệt.

30
Miso Chua

Dairyo là nhà sư nấu ăn ở tu viện của Bankei, quyết định sẽ chăm sóc chu đáo sức khỏe vị thầy già của mình và chỉ cho thầy ăn miso tươi, một thứ bột khuấy gồm có đậu tương trộn với gạo và men rượu thường lên men.
Bankei để ý thấy mình được ăn miso ngon hơn những đệ tử, hỏi : “ Hôm nay ai nấu ăn ? ”
Dairyo được gọi đến ra mắt Bankei. Bankei biết rằng theo tuổi tác và địa vị của mình thì phải ăn miso tươi. Vì thế Bankei nói với Dairyo : “ Rồi anh xem, tôi sẽ không ăn chi cả. ” Nói xong , Bankei bước vào phòng đóng cửa lại.
Dairyo ngồi ngoài cửa phòng, xin thầy tha thứ. Bankei không trả lời . Dairyo ngồi ngoài cửa và Bankei ở trong phòng bảy ngày.
Cuối cùng thất vọng , một đệ tử gọi lớn với Bankei : “ Có thể ông đúng đấy, ông thầy già ơi, nhưng tên đồ đệ trẻ này phải ăn . Hắn không thể tuyệt thực mãi được đâu !”
Lúc đó Bankei mở cửa , mỉm cười nói với Dairyo : “ Ta nhất định ăn cùng món ăn ít nhất như các đệ tử của ta. Khi anh làm thầy , ta không muốn anh quên điều này .”

31
Người Cho Phải Cám Ơn

Vào thời Kamakura , khi Seisetsu là đại sư của đền Engaku , ông đòi một nơi rộng hơn vì nơi ông dạy đã quá chật vì đông người. Umezu , một thương gia ở thành phố Edo quyết định cúng năm trăm đồng tiền vàng ryo để xây dựng một trường học rộng rãi hơn. Umezu mang số tiền này đến Seisetsu .
Seisetsu nói : “Ðược rồi . Tôi sẽ nhận “.
Umezu biếu túi vàng cho Seisetsu nhưng Umezu không hài lòng thái độ của Seisetsu . Với ba ryo người ta có thể sống trọn một năm và ông thương gia không được Seisetsu cám ơn về việc tặng năm trăm đồng vàng này .
Umezu ám chỉ : “ Trong túi đó là năm trăm ryo”.
Seisetsu đáp : “ Ông đã nói với tôi rồi ”.
Umezu nói : “ Mặc dù tôi là một thương gia giàu có nhưng năm trăm ryo là một món tiền lớn ”.
Seisetsu hỏi : “Ông muốn tôi cảm ơn ông ?”.
Umezu đáp : “ Vâng , phải vậy ”.
Seisetsu hỏi : “Sau lại tôi ? Người cho phải cảm ơn chứ ”. 

32
Trà Sư Và Kẻ Ám Sát

Taiko, một chiến sĩ đã sống ở Nhật trước thời Tokugawa, học cha-no-yu tức nghi thức uống trà với Sen no Rikyu, một bậc thầy có lối diễn tả có tính chất mỹ thuật về sự bình tĩnh và sự hài lòng.
Người hầu cận của Taiko là chiến sĩ Kato giải thích lòng say mê nghi thức uống trà của cấp chỉ huy anh ta như là sự chểnh mảng những công việc của quốc gia, vì thế anh ta quyết định giết chết Sen no Rikyu. Kato giả vờ đến viếng xã giao với vị trà sư, và anh ta được mời uống trà.
Vị trà sư, người suýt nữa bị nghệ thuật của mình giết chết, thoáng nhìn thấy ý định của chiến sĩ, vì thế ông mời Kato để kiếm bên ngoài trước khi bước vào phòng trà theo nghi thức, giải thích rằng cha-no-yo chính là biểu tượng của thanh bình.
Kato không chịu nghe. Anh ta nói : “ Tôi là một chiến sĩ. Tôi luôn luôn mang kiếm theo bên mình. Cha-no-yo hay không cha-no-yo. Mặc , tôi mang kiếm tôi ”.
Sen no Rikyu đấu diệu : “ Được rồi, anh hãy mang kiếm vào dùng một tí trà chơi ”.
Chiếc ấm đang sôi trên ngọn lửa than. Bất ngờ Sen noRikyu nghiên ấm nước. Hơi nước xì lên, khói và bụi bay đầy cả căn phòng. Chiến sĩ giật mình chạy ra ngoài .
Sen no Rikyu xin lỗi : “ Ðây là lỗi của tôi. Hãy vào lại uống trà. Tôi cầm kiếm của anh đây, kiếm lấm đầy bụi tro. Tôi sẽ lau sạch trả kiếm lại cho anh ”.
Trong tình thế khó khăn này, chiến sĩ nhận thấy không thể giết vị trà sư được, vì thế anh ta bỏ ý định đó.

33
Cửa Thiên Đường

Một người lính tên là Nobushige đến hỏi Hakuin :
_ “ Thật có thiên đàng và địa ngục không ?”
Hakuin hỏi lại : “ Anh là ai ?”
Người lính đáp : “ Tôi là một samurai ” .
Hakuin kêu lên : “ Hứ, anh mà lính! Luật nào bảo anh là cận vệ của ông ta. Mặt anh trông như một tên ăn mày không bằng .”
Nobushige giận dữ, anh ta bắt đầu rút kiếm, nhưng Hakuin đã tiếp : “ Anh cũng có kiếm! Có lẽ kiếm của anh không buồn cắt đầu tôi đâu ”.
Khi Nobusshige rút kiếm Hakuin nói : “Ðây hãy mở cửa địa ngục đi !”
Nghe lời này, Nobushige nhận thức được sự giáo huấn của thầy , cho kiếm vào vỏ và cúi đầu đảnh lể.
Hakuin nói : “ Ðây hãy mở cửa thiên đàng”.

34
Bắt Ông Phật Đá

Một người buôn bán mang năm mươi cuộn hàng trên vai, dừng lại nghỉ vì sức nóng của ánh nắng ban ngày nơi bóng mát của một tượng Phật bằng đá . Anh ta ngủ một giấc. Sau khi thức dậy, hàng hóa của anh ta không cánh mà bay. Anh ta liền báo với nhà chức trách.
Một quan tòa tên là O-oka mở một phiên tòa để xét xử. Cuối cùng quan tòa kết luận :
“ Rằng ông Phật đá phải ăn cắp hàng hóa. Ổng có là để săn sóc sự an vui của dân chúng, nhưng ổng đã không làm tròn bổn phận. Hãy bắt giam ổng.”
Cảnh sát bắt ông Phật đá mang đến tòa. Một đám đông ồn ào theo sau, tò mò muốn biết lời phán xét của quan tòa ra sao về vụ án này.
Khi O-oka xuất hiện trên ghế thẩm phán, ông ta trách cử tọa lớn tiếng ồn ào : “ Các ngươi có quyền gì đến trước tòa cười đùa như thế ? Các người đã khinh khi tòa, phải phạt vạ và bắt bỏ tù hết.”
Người ta vội vàng xin lỗi. Quan tòa tiếp : “Tôi phạt vạ các người, nhưng tôi sẽ khoan hồng với điều kiện là mỗi người phải mang một cuộn hàng bông đến tòa nội trong ba ngày. Ai không tuân sẽ bị bắt giam.”
Một trong những cuộn hàng bông người ta mang lại người khách thương nhận được ngay nó là của anh ta và như thế tên trộm hàng hóa bị khám phá ra dễ dàng.
Người khách thương gói hàng hóa của mình lại, và những cuộn bông kia được trả lại cho mọi người.

35
Gudo và Hoàng đế

Hoàng đế Goyozei theo học Thiền với Thiền sư Gudo . Hoàng đế hỏi : “ Bạch thầy, trong Thiền nói chính tâm này là Phật. Có đúng không ?”
Gudo đáp : “Nếu tôi bảo đúng thì ngài sẽ nghĩ rằng ngài hiểu mà không hiểu. Nếu tôi bảo không, thì tôi phản lại một sự thật mà nhiều người hiểu hoàn toàn.”
Một ngày khác, hoàng đế hỏi Gudo : “Người giác ngộ đi đâu khi chết ?”
Gudo đáp : “ Tôi không biết.”
Hoàng đế hỏi : “Tại sao thầy không biết ?”
Gudo đáp : “ Bởi vì tôi chưa chết. ”
Hoàng đế còn phân vân hỏi nhiều việc nữa mà tâm ông không hiểu được. Vì thế Gudo đập tay lên sàn nhà như để thức tỉnh hoàng đế và hoàng đế giác ngộ !
Sau khi giác ngộ, hoàng đế kính trọng Thiền và ông già Gudo hơn nữa, và ông còn cho phép Gudo đội mũ trong cung điện vào mùa đông. Khi hơn tám mươi tuổi, Gudo thường hay ngủ gục trong lúc dạy, và hoàng đế im lặng rút lui sang phòng khác như thế người thầy kính yêu của ông có thể hưởng được những gì còn lại mà tấm thân già của Gudo đòi hỏi.

Ý kiến bạn đọc

Vui lòng login để gởi ý kiến. Nếu chưa có account, xin ghi danh.