Dec 26, 2024

Biên khảo

Thi Pháp Thơ Ðường - Vận & Vần
Quách Tấn * đăng lúc 05:10:28 PM, Jan 06, 2024 * Số lần xem: 6755
Hình ảnh
#1

 Bức thư thứ năm
...
Thư trước đã nói : Thanh , Vận, Ðiệu là 3 yếu tố chính tạo ra thi nhạc, và nhạc là yếu tố làm cho thơ khác văn. Ðó là nói về tính chất, nói về nội dung. Còn nói về hình thức thì thơ khác văn do vận. Văn không vần nên gọi là Tản Văn . Thơ có vần nên gọi Vận Văn.
Do đó trong ba yếu tố Thanh, Vận, Ðiệu. Vận chiếm địa vị quan trọng hơn cả.

Vận là gì ?
Các cụ ta thường dạy:
Là những tiếng đồng âm với nhau, những tiếng nghe na ná như nhau .
Và Lưu Hiệp đời Lục Triều bên Trung Quốc, tác giả bộ Văn Tam Ðiêu Long, giải thích rằng:

Ðồng Thanh tương ứng vị chi Vận.
Giải như thế, Tàu cũng như Ta, có phần trửu tượng quá.
Thật chẳng khác hỏi một nữ thanh niên nhà cô ở đâu ? cô đáp :

Nhà tôi ở dưới đán dâu,
Ở trên đám mía, có cầu bắc ngang

Hoặc:

Nhà tôi trở mặt ra sân,
Ở xa có núi, ở gần có sông.

Ði tìm cho ra nhà cô ấy, tất phaiỏ mất nhiều công sức, nhiều thì giờ, và không
tránh khỏi lạc đàng lạc nẻo.
Ðể giúp cho người Làm thơ khỏi lạc đường và tới đích mau chóng, học giả Trung Hoa đã soạn nhiều bộ Thi Vận Tập Thành, thường gọi là sách quan vận, là vận thư. Ðời Tùy có sách Thiết Vận; đời Ðường có sách Ðường vận, Quảng Vận; đời Tống châm chước những bộ sách đời trước, soạn ra bộ Lễ Bộ Vận Lược, được triều đình dùng làm chửan tắc cho thi vận trong việc khảo thí. Các đời sau cũng theo gương đời Tống, soạn ra những sách quan vận mới. Nhà Nguyên có sách Trung Nguyên Âm Vận; nhà THanh có sách Bội Văn Vận Phủ; Trung Hoa dân quốc có Trung Hoa Tân Vận ...Sách Trung Hoa Tân Vận chưa được đem ra áp dụng . Ðước thông dụng nhất là Bội Văn Vận Phủ.

Theo quyển vận thư này thì thi vận xếp theo ngũ thanh(thượng bình, hạ bình, thượng, khứ, nhập) và có tất cả 106 vận. Thượng bình có 15 vận là Ðông (phương Ðông). Dông (mùa Ðông), giang, chi, vi, ngư, ngu , tề,giai, khôi,chân,văn,nguyên,hàn,san. Hạ bình có 15 vận là tiên,tiêu,hào(hỗn hào),hào(hào kiệt),ca,ma.dương,canh,thanh,chưng,vưu,xâm, đàm, điêm,hàm. Hai thanh Bình hợp lại gọi là Bằng, vần Bằng. Còn vần Trắc thì gồm tất cả các vận trong các thanh Thượng, Khứ, Nhập, tất cả có 76 vận. Ðể khỏi bị lạc vận, cổ nhân thường học thuộc lòng những chữ xếp vào bình thanh và khi cần, mở sách ra tra cứu.

Nước Việt Nam chưa có sách quan vận. Các cụ ngày xưa đều dùng sách Tàu khi làm thơ chữ Nôm cũng như khi làm thơ chữ Hán.

Chúng ta ngày nay không còn làm thơ chữ Hán, và cũng rất ít người đọc thông chữ Hán, lại thêm nhiều chữ đã theo thời gian mà biến âm thanh. (Ví dụ Ðông là đông phướng, và Ðông là mùa Ðông, và hào là hào kiệt và hào là hỗn hào, chúng ta đều đọc là Ðông là Hào mà chưa chia ra thành những vận khác nhau, và Ðông này không áp vận cùng Ðông kia được, H àokia không hợp vần cùng Hào này được!.
Ðó là vì Ðông mùa và Ðông phương, Hào này và Hào nọ, xưa kia đọc khác hẳn nhau, mà ngày nay thì đọc giống nhau vậy). cho nên những vận thư của Trung Hoa kể ra chỉ để các bạn thấy rằng cổ nhân rất xem trọng Vận, chớ không thể đem ra áp dụng cho việc tìm vần được nữa.

Thơ Nôm xuất hiện từ đời Trần, nhưng trên 700 năm nay chưa

chưa coù moät quyeån saùch naøo nghieân cöùu veà thi vaän. Caùc cuï ngaøy xöa thì döïa vaøo Vaän Thö cuûa Trung Hoa, chuùng ta thì döïa vaøo nhöõng taùc phaåm löu truyeàn cuûa caùc cuï. Ñoái vôùi caùc cuï thô Noâm chæ laø moät moùn tieâu khieån trong choác laùt, neân Vaän thô coù chænh hay khoâng chænh, caùc cuï khoâng maáy quan taâm . Do ñoù maø coù nhieàu baøi thô raùt hay nhöng coù ñoâi vaàn khoâng “töông öùng” khoâng “na naù”ù nhö nhau . Nhö :

Lác đác rừng phong hạt móc sa,
Ngàn Vu hiu hắt khí Thu mờ ...

Phong cảnh Tây Hồ chẳng khác xưa
Người đồng châu trước biết bao xa

Trời Thu ngăn ngắt mấy tầng cao
Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu ...

Ðọc nghe thật không sướng tai. Nhưng cũng lắm người bắt chước, vì xưa bày nay làm và tin các cụ học rộng tài cao đã làm tất trúng. Nhưng có trúng theo vận luật của Tàu không ? Không sai . Nhưng đối với những kẻ thẩm âm bằng đôi tai nghệ sĩ, thì những vần gieo như thế nghe không hòa hảo bao nhiêu.

Ðã công nhận Vận là một yếu tố của thơ, thì vần thơ phải cho chỉnh đốn.

Ðể gieo vần được chỉnh đốn, làng thơ quốc âm đã có chuẩn tắc truyền miệng cho nhau , và ai theo ai không theo tùy ý . Tôi xin trình bày ra mặt giấy để cùng các bạn nghiên cứu thêm:

Ðể biết tiếng nào đồng âm với tiếng nào, chúng ta lấy những mẫu tự khời đầu làm tiêu chuẩn, và để biết tiếng nào đồng hanh với tiếng nào, chúng ta lấy những dấu Không, Huyền, Sắc, Nặng, Hỏi , Ngã làm tiêu chuẩn. Như trước đã nói, để biết những tiếng nào cùng một bộ vận với n, cố giáo sư Trần Cảnh Hảo đề xướng ra phép dùng Khuôạn và dấu.

Khuôn là gì ?

Là một nhóm chữ do 1 hay 2 nguyên âm (voyelle) ráp với 1 hay 2 phụ âm(consonne) thành vần (syllabe), tự nó có thể thành một chữ.. Ví dụ trong chữ Ban, Kinh, Cương, luôn ... thì An, Ink, Ương,Uôn là khuôn.

Những chữ nào đồng 1 khuôn và đồng 1 thanh với nhau là đồng 1 bộ vận. Ví dụ những tiếng, Ban, Bàn, Bán, Bạn, Bản, Bãn là những tiếng đồng 1 khuôn, nhưng khác thanh. Nên Ban và Bàn đồng 1 bộ vận với nhau thuộc vần Bằng còn Bán Bạn Bản Bãn thuộc vần trắc, tuy khác thanh nhưng vẫn vần với nhau .

Nói tóm lại là vận có hai loại : loại vàn bằng và loại vần trắc. Những chữ đồng một khuôn và có dấu huyền cùng không dấu thuộc vần Bằng và cùng một bộ vận với nhau. Những chữ đồng 1 khuôn và có các dấu Sắc, Hỏi Ngã nặng là thuộc vần Trắc và cùng một bộ vận với nhau . Ví dụ : Ban, Bàn, Can, Càn, Dan, Dàn, , Ðan , Ðàn, Gan, Gàn, Han hàn, Khan Khàn, Lan Làn Man Màn , Phan Phàn, Quan Quàn, Ran Ràn, san sàn v... v... là đồng một bộ vận với nhau.

Ðó là nói về loại vần Bằng. Còn loại vần Trắc thì khuôn giống nhau mà chữ này Thanh Thượng, chữ kia thanh Khứ, cũng đều là đồng một bộ Vận. Như Bán Cán Cạn Ðản Ðạn ... đều đồng một bộ vận . Riêng những chữ về nhập thanh, tuy cùng thuộc loại vần Trắc, mà chữ có hậu phụ âm T tạo cho mình một bộ vận chữ có hậu phụ âm P tạo cho mình một bộ vận . Những chữ có phụ am C, CH cũng vậy . Những bộ vận này không thể lẫn nhau và không thể nhập với những bộ Vận về Thượng Thanh, Khứ Thanh.

Thơ Ðường luật ít khi dùng vần Trắc cho nên không cần đi sâu.

Trong nhiều bài thơ vần Bằng được truyền tụng, chúng ta lại thấy có nhiều bài không theo quy tắc “đồng một khuôn”.
Ví dụ bài Không Chồng mà chửa của Hồ Xuân Hương :

Trót lỡ ra rồi dám thở than
Riêng hiềm vì nỗi má hồng nhan.
Duyên thiên chưa thấy nhô đầu ngược,
Phận liễu sao đà nảy nét ngang.
Gánh nợ trăm năm chàng trút cả
Khối tình ba kiếp thiếp riêng mang.
Chị em nhắn nhủ đừng chê trách,
Không có, nhưng mà có, mới ngoan!

Than, nhan, ngoan thuộc khuôn an, Ngang Mang thuộc ang, mà lại ghép vần với nhau, như thế là sái . cách gieo vần như thế không phải là hiếm Trần Tế Xương Cũng thường vấp phải :

Trời không chớp bể với mưa nguồn
Ðêm nảo đêm nao tớ cũng buồn
Bối rối tình duyên cơn gió thoảng
Nhạt nhèo quang cảnh bóng trăng suông
Khăn khăn áo áo thêm bầy chuyện
Bút bút nghiên nghiên khéo giở tuồng
Ngủ quách sự đời thây kẻ thức
Bên chùa thằng trọc đã hồi chuông

Những vận thuộc khuôn uôn ghép với những vận thuộc khuôn uông . Nếu chúng ta chịu khó “lắng tai Chung Kỳ” thì nhận thấy khi đọc lên, Ang cũng như Uông ngân dài hơn An va Uôn. Thi nhạc của những câu mà vẫn không có chữ G ở sau kém hơn các câu có G.

Nhưng thi vận chia làm hai thứ :

Vận Chính

Vận Thông

Vận Chính là những vận đồng một khuôn

Vận thông là những vận tuy không đồng một khuôn nhưng đọc lên nghe tương tợ. Như Nhan và mang, Buồn và Chuông, Huông, có nhiều địa phương đọc những chữ có G và không có G giọng in nhau. Chỉ những người từ Thanh, Nghệ, Tĩnh trở ra mới đọc đúng giọng và mới có thể phân biệt dễ dàng độ dài ngắn của những chữ có G và không G.

Do đó với những chữ có G và không G, làng thơ chia làm hai phái. Một phái nhận là Ðồng Vận, một phái cho là Lạc Vận.

Chúng ta không nên cứng rắn quá, cũng không nên dễ dãi quá. Chúng ta chỉ nên ghép những vần có G với những vần không có G, Những vần không G với những vần có G, trong trường hợp “bất khả kháng”, nghĩa là chúng ta chỉ ép vận khi nào nhận thấy làm như thế tuy có phần thất về mặt âm vận nhưng thêm phần đắc về mặt tình tứ. Song nếu có thể tránh được thì vẫn hơn .
Chúng ta nên tránh ghép những vần :UA, U, Ư vào Ô, O, Ơ như bài Than Thời Loạn của Vua Lê chúa Trịnh:

Lửa hồng từ dậy mái thành đô
Ðòi chốn lầm than chuyện được thua
Xanh biếc thú quê người ẩn dật
Bạc đen đường thế khách bôn xu
Suy tường mỗi mỗi đau lòng trí
Tính quẩn trần trần nát dạ ngu
Mong tới Vị Xuyên mà hỏi Lữ
Rằng Thương xưa cũng thế này ư ?

Bài thơ được truyền tụng là nhờ lời đẹp và phản ảnh thời thế, được các nhà làm sách thi tuyển thủ thứ là do ý thú, chớ không phải do âm vận. Những duyệt giả chuộng thanh điệu không thích bài này . Một bài thơ gồm được cả thanh điệu ý thú mới là hoàn hảo.

Chúng ta cũng thường gặp trong thơ xưa, những vần OAO, ÂU, IU, EO ... ghép lại với nhau. Như trong bài Thu Vịng của Nguyễn Khuyến:

Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao,
Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu.
Nước biếc trông như tầng khói phủ,
Song thưa để mặc bóng trăng vào.
Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái,
Một tiếng trên không ngỗng nước nào?
Nhân hứng cũng vừa toan cất bút,
Nghĩ ra lại thẹn với ông Ðào

Bài này là một danh tác, nên không mấy người dám chê vần Cao mà xuống vần hiu nghe thật “chói” tai. Chẳng những không dám chê mà còn khen hai vần đó đứng sát nhau gây nơi người đọc cái cảm giác “xa cách, rời rạc”, làm cho giác quan cảm thấy cảnh đã mênh mông thêm mênh mông, tình đã hiu quạnh thêm quạnh hiu. Cũng có người khen những vần ÐôÔ, Thưa, Xư, Ngư, ư trong bài Than Thời Loạn ở trên là làm cho người đọc thêm thấy rõ cảnh loạn thời Lê Trịnh. Thấy rõ là nhờ sự lủng củng của vần gây nên.
Khen như thế thật chẳng khác nào anh chồng si tình khen vợ mình nhờ chột một mắt mà trở thành tuyệt thế giai nhân.

Chúng ta không nên theo hùa.

Thơ là tiếng của lòng (tâm chi thanh). Thơ phải có nhạc mới dễ truyền cảm. Mà VẦN là một yếu tố quan trọng để tạo nhạc . Vậy chúng ta phải cố tránh những vần ép như những vần trên đây. nếu không dùng được những vần chính thì nên dùng những vần Thông gần nhau, cảng gần nhau bao nhiêu thì cảng quý bấy nhiêu.

Những Vần Thông gần nhau đi với nhữn vần sau đây :

Ai với Oai Ôi với Ơi – Ơi với Nơi – Au với Âu – Ay với Ây, Oay với IA – IA với Aya - Ui với Uôi – YÊU với Êu , iêu, iu, Âm với Ăm - Ong với Ông hay Ung - Anh với Oanh, ênh, inh, uynh - Yên với lên, Uyên ...v...v...

Chúng ta nên cẩn thận dùng những chữ đồng âm dị nghĩa như Trường là ruột và Trường là dài, Trường là chỗ nhiều người tụ họp (hội trường, trường học....) Bên Hán tự thì mặt chữ khác nhau, bên quốc ngữ thì khuôn giống nhau. Như thế bên Hán cũng như bên Việt đều là những chữ đồng vận và đều là Vận Chính. Nhưng không nên dùng gần nhau vì dùng gần nhau sẽ kém nhac, chẳng những kém mà còn hại là đằng khác :

Tầm phương bước lạc đến công trường
Thấy cảnh tình ai khỏi đoạn trường

Nghe thật không sướng tai !

Ðối với những tiếng đồng âm dị nghĩa trong thuần việt cũng thế. Nếu không để chúng ở một “ đầu sông tương”, một ở “cuối sông Tương” , như trong Thăng Long Thành Hoài Cổ của bà Huyện Thanh Quan, thì ít ra phải để cách nhau ở một bến đò, nghĩa là có chen một vần khác ở giữa . Ví dụ như bài Cảm Tác của T.X làm thời kỳ Ngô Ðình Diệm :
Mấy chục năm qua gió bụi mờ

Tưởng rày bớt đục hóa thêm nhơ
Mặt đành bôi mặt gà chung mẹ
Tay sẵn ngon tay gió phất cờ
Ruột đứt non sông trời Bến Hải
Sầu vương cây cỏ đất Cần Thơ
Ðêm Ðêm dưới nguyệt gươm mài hận
Ai nữa chung tay lật tế cờ ?

Nguyên tắc xếp vần về bên loại vần Trắc cũng như bên vần Bằng. Xin cử một bài thơ vần trắc làm mẫu :

Vành mâm xôi đề thằng Lạc
Nghĩ mình ti tiện không đài các
Văn chương vốn thiệt bợm mèo quào
Danh phận không ra cái cóc rác
Bởi thế bơ phờ thẹn núi sông
Dám đâu vúc vắc nhạo cô bác
các thầy nếu chẳng biết lòng cho
Trong có ông thần ngoài cặp hạc

Học Lạc

Thơ bỏ vần trắc nghe không du dương, uyển chuyển nên làng thơ ít ham thích, nhiều thơ vần trắc lưu truyền từ xưa đến nay không được bao lăm. Do đó các nhà thi học bảo rằng luật chỉ dùng vần Bằng, những bài dùng vần Trắc dù cho đúng niêm luật vẫn thuộc về cổ thể.

Thơ vần Bằng mà dùng chính vận còn lưu truyền không ít . Xin trích một bài Mùa Nực Mặc Áo Bông của cụ Tú Xương làm mẫu :

Bức sốt nhưng mình vẫn áo bông.
Tưởng rằng ốm dậy, hoá ra không!
Một tuồng rách rưới, con như bố
Ba chữ nghêu ngao, vợ chán chồng.
Ðất biết bao giờ sang vận đỏ,
Trời làm cho bõ lúc chơi ngông.
Gần chùa gần cảnh ta tu quách,
Cửa phận quanh năm sẵn áo sồng

Bài thơ Tặng Vợ (Thương Vợ) của ông Tú sau đây vần gieo cũng thât là sướng :

Quanh năm buôn bán ở mom sông ,
Nuôi đủ năm con với một chồng.
Lặn lội thân cò khi quãng vắng,
Eo xèo mặt nước buổi đò đông.
Một duyên hai nợ, âu đành phận,
Năm nắng mười mưa, dám quản công.
Cha mẹ thói đời ăn ở bạc:
Có chồng hờ hững cũng như không

Vần bo đã dòn, tình lại thiết tha, giọng lại dí dỏm ! “Năm con với một chồng” có hai ý. Một là sáu miệng ăn, hai là năm con đó do một ông chồng sanh ra chớ không vì “buôn bán ở mom sông” mà có nhiều con đâu ! Bà Tú mà nhận thấy cái hóm hỉnh này thì cũng đấm cho ông ba cái đấm lưng là ít. Rồi lại nói “có chồng hờ hững cũng như không” . Cũng như không mà có đến năm con ! vậy nếu “không như không” thì bà Tú nuôi sao nổi ? Nội vẻ trào phúng kín đáo, và dễ thương đó, bài thơ cũng đủ có giá trị, huống còn tình tứ, còn văn chương mà vần chỉnh tề chiếm một phần quan trọng.

Chúng ta đọc thêm bài Thu Cảm của Tương An Quận Vương, một bài thơ gieo vần cũng thât khéo :

Bên cảnh bên tình khéo vấn vương
Sầu Thu đưa hạ chạnh trăm đường
Tiếng ve dày dặc nghe thêm thảm
Mặt nguyệt tròn hin ngó dễ thương
Vàng thếp giếng ngô sa lá gió
Bạc xuy dậu cúc nảy chồi sương
Sầu chong trắng đĩa không yên giấc
Lăm phá thành sầu đã hết phương

Xúc cảnh mà sinh tình, rồi mượn cảnh nói tình. Văn chương trang nhã, hàm xúc. không cần đi sâu vào nội dung chỉ đọc năm vần Vương , Ðường, Thương, Sương, Phương, cũng đã đủ khoái nhĩ. Thật là văn chương của bậc đại gia.

Xem những vần thơ được truyền tụng từ xưa tới nay, Tôi nhận thấy các nhà thơ chân chính đều chứ trọng sự gieo vần, và những bài thơ hay đều dùng chính vận.


 

Ý kiến bạn đọc

Vui lòng login để gởi ý kiến. Nếu chưa có account, xin ghi danh.