Jan 15, 2025

Truyện ngắn

Một Lần Rồi Thôi ! (Bản dịch: Mây-cao-Nguyên)
Mây Cao Nguyên * đăng lúc 07:04:44 AM, Jul 10, 2010 * Số lần xem: 2237
Hình ảnh
#1


Nguyên tác: Never again, Again
Của: Nieh Hua Ling
Bản dịch: Mây-cao-Nguyên


“Ê, ê! Chờ một chút!”. Ly’ Sinh nhảy lên xe bu‎y’t và nắm lấy cây cản bằng đồng để giữ thăng bằng. Vừa trao tấm vé cho người hướng dẫn viên, vừa thở hổn hển hỏi: “Phải xe buy’t này đi đến đường Ky’ Linh không?”.
-“Vâng”, người con gái trả lời với cái nhìn cứng đơ như bông gòn tẩm hồ vừa mới ủi.
Ly’ Sinh từ Hoa Lục và một người mới đến Đài Bắc, không quen với vẻ lạnh lùng của dân thành phố. Liếc nhanh cô gái, chàng chọn một chỗ ngồi bên phải phía trước xe buy’t và rút chiếc khăn tay từ túi quần để lau những giọt mồ hôi trên trán. Rồi chàng mở cuốn sổ tay nhỏ. Sau khi lật một vài trang, chàng đã tìm thấy địa chỉ và đọc thì thầm: “Số 6, dãy 96 đường Ky’ Linh”. Chàng suy nghĩ một chút, rồi xoay qua hỏi người nữ hướng dẫn viên:
-“Xin lỗi, cô. Khi nào xe buy’t đến đường Ky’ Linh, vui lòng cho tôi biết nhé”.
Có lẽ không biết vì cách hỏi quá lễ độ hay là vì cái nhìn lo lắng trong đôi mắt của Ly’ Sinh, đã làm cho cô gái gật đầu với một nụ cười thân thiện trước khi nàng quay mặt nhìn xuống đường nơi đang có một người đàn bà mặc một chiếc váy màu hồng đào bụng chữa lồi ra như một cái nấm rơm to tướng đang băng qua đường.
Đó là vào buổi xế trưa. Trên xe chỉ có bốn người hành khách. “Đây giống như một chiếc xe búyt đặc biệt dành chở ta đến thăm Ly Ly”. Ly’ Sinh tự mỉm cười cất cuốn sổ tay vào túi. Mười hai năm đã trôi qua kể từ khi chàng gặp nàng lần cuối. Nàng là người con gái đầu tiên trong đời chàng.
Thật sự, chàng đã không gặp gỡ nàng nhiều, cũng không có cơ hội để trò chuyện cùng nàng. Nói đúng ra chàng chỉ có một ít kỷ niệm. Đối với một người trung niên, chàng cũng không mấy hứng thú về những cô gái còn trẻ và chàng bắt đầu say mê những người đàn bà đứng tuổi, chín chắn, như người nữ thư ky’ ở văn phòng của chàng, một người đàn bà có lối nhìn chàng với một nụ cười hiểu biết. Bà ta cũng có một hình dáng mập mạnh dễ nhìn. Chàng có thiện cảm đặc biệt một ngày mới đây khi bà ta đứng trên tam cấp ở ngoài hành lang với chiếc áo màu hồng bị gió thổi gắn chặt vào thân.
Nhưng còn Ly Ly, nàng tiêu biểu cho giấc mơ của thời son trẻ của chàng, một giấc mơ xa xôi và đẹp.
Ly’ Sinh liếc nhìn những người khác trên xe b‎úyt. Đối diện với chàng là một ông già và một người trung niên trạc tuổi với chàng. Ông già, mặc một bộ âu phục ka-ki Tôn-Dật-Tiên với cổ áo gài nút, có cái trán cao, rộng và đôi môi dày, bự, một dấu hiệu giàu có trong tương lai không thể sai được. Người đàn ông trung niên thì mập như cục bột, mềm mại và dị tướng. Còn người đàn bà mũi tẹt, hai lỗ mũi thì đỏ và bị nứt nẻ.
Khi xe buy’t dừng lại ở cổng Bắc, một người đàn ông mặc một bộ âu phục thời trang với chiếc cà-vạt đỏ hồng bước lên. Ông ta có một khuôn mặt xương xẩu, giống như người thợ mộc đã dùng đục để gọt bỏ đi đôi gò má của ông ta vậy. Ông già nhích sang một bên để nhường chỗ cho người mới lên chen vào giữa ông và người trung niên mập mạp kia.
-“Cám ơn cụ”, người đàn ông nói.
-“Ông nói thổ âm, người Tiều Châu. Ông từ Tiều Châu đến phải không?”.
-“Vâng, vâng. Cụ ở đâu đến vậy?”.
Ông già mỉm cười và gật mạnh đầu. “Ông có thể cho tôi biết quí danh?”. Người đàn ông rút ra một tấm danh thiếp và nắm bằng hai tay nhẹ nhàng trao cho ông cụ, một sự cung kính cổ truyền mà Ly’ Sinh ít còn thấy nữa.
-“Ôi! Một văn sĩ tôi hiểu. Một văn sĩ. Tôi hiểu…”. Giọng ông lạc hẳn đi.
Người trung niên ngồi phía đối diện với ông già nhướng cổ qua để nhìn tấm danh thiếp. “Chi-tần-Phối”. Anh ta tròn xoe đôi mắt và la lên: “Ô! Chi-tần-Phối. Tôi đã đọc một cuốn tiểu thuyết của ông. Tựa đề là gì nhỉ? Để tôi xem-gọi là, Khi Hoa Anh Đào Nở Trở Lại, một câu chuyện tình, có đúng không?”.
‎ -“Vâng. Ông cho tôi biết quí danh?”. Người văn sĩ đưa tay phải ra bắt với một nụ cười phấn khởi.
Người đọc giả hâm mộ nắm chặt tay người văn sĩ, tay trái anh ta lần mò trong túi áo một tấm danh thiếp và trao cho người đàn ông mới bước lên xe búyt.
-“Ồ! Ông Vũ! Thật tuyệt…tấm danh thiếp đầy cả chức vị cả hai mặt! À, cũng ít nhất hai mươi chức vị!”. Người văn sĩ vẫn còn giữ tay ông Vũ.
-“Ông quá khen. Tất cả chỉ là tước vị. Chỉ là danh dự thôi mà”. Ông Vũ rút tay lại.
Vào lúc đó, người văn sĩ nhận ra là mình đã bỏ quên ông già, ông ta xoay qua hỏi : ‘‘ Thưa cụ, cụ có thể cho cháu biết tôn danh của cụ?’’.
-‘‘ Chính’’.
-‘‘Cụ làm nghề gì, cụ Chính?’’.
-‘‘Tôi là chỉ-huy-trưởng quân lực của chính tôi-gồm có gà, vịt và chó. Công việc của tôi là chăm sóc cho chúng’’. Ông già cười một cách khô héo. ‘‘Những người già như tôi đều không còn hữu dụng nữa’’.
-‘‘Cụ đừng nói vậy. Cụ giống như một lão tôn sư của cháu’’. Người văn sĩ vừa nói vừa vái chào. ‘‘Cháu nghi khi cụ còn ở lục địa...’’.
-‘‘Vâng, tôi là một thẩm phán lâu năm, và sau đó tôi trở nên một sĩ quan hành chánh tại Tiều Châu. Dĩ nhiên, đó là chuyện của mười sáu năm về trước kể từ khi tôi bỏ ra đi’’.
Tiều Châu...mười sáu năm. Ly’ Sinh đón nhận những lời này. Mười sáu năm về trước tại Tiều Châu chàng đã gặp gỡ Ly Ly. Nàng là một cô gái mười lăm tuổi. Chàng vừa mới bước qua tuổi hai mươi. Một buổi tối, nhìn ra cửa sổ, chàng trông thấy một người con gái đang tiến lại nhà, một bóng đen hiện rõ lúc chạng vạng. Nàng mặc một cái áo màu xanh da trời, và với vẻ đài các tưởng chừng như nàng từ thiên đàng vừa mới hạ giới. Chàng bước ra để nghênh đón nàng. Khi nàng gật hay lắc đầu hoặc cười, nàng thường dùng khăn tay che miệng. Khi chàng nghe nàng nói bằng thổ âm Nam Kinh, chàng thường trêu nàng bằng biệt hiệu : ‘‘ củ cải đỏ Nam Kinh’’.
‘‘Đừng ngớ ngẫn như vậy.’’ Nàng chống chế. ‘‘Tên tôi là Lại Ái Ly. Ai ai cũng gọi tôi là Ly Ly!’’ Nói xong, nàng dùng khăn che miệng trước khi bắt đầu cười.
Đứa em gái của L‎y’ Sinh chơi phản bạn mình bèn tìm cách rỉ tai cho chàng biết Ly Ly té ngã bị gãy một cái răng cửa nên luôn luôn dùng khăn tay che miệng.
-‘‘ Không thành vấn đề. Dù sao thì nàng cũng đẹp hơn mày. Nàng có đôi má lúm đồng tiền’’, Ly’ Sinh trêu chọc em gái.
Hai người con gái thì thầm với nhau dưới cây anh đào ngoài sân. Chúng ngừng nói ngay khi thấy Ly’ Sinh đến gần, rồi bỗng phá lên cười khi chàng bỏ đi. Em gái của chàng lại phản bạn một lần nữa. ‘‘Biệt hiệu nàng muốn đặt cho anh là ‘‘con khỉ trơ xương’’.
-‘‘Ha, tao đâu thèm quan tâm!’’.
Ly’‎ Sinh trở về với thực tại và chẳng tìm thấy một người con gái nào với chiếc khăn tay che miệng cả chỉ có ông già mặc bộ âu phục Tôn-Dật-Tiên.
-‘‘Tôi có biết ba loại con gái’’ Ông Vũ nói trầm giọng. ‘‘Một loại có cha mẹ rõ rệt nhưng không học thức. Một loại có học thức nhưng không có gia đình. Loại thứ ba....loại thứ ba không có học thức cũng chẳng có cha, có mẹ. Vì vậy...khó nói quá’’.
-‘‘Việc yêu nhau, lấy nhau có gì mà quan trọng đối với cha mẹ của cô gái quá vậy?’’ Người văn sĩ hỏi một cách hằn học.
‘‘Ô! Ông không thể hòa thuận với vợ được nếu không có họ kề bên ». Ông Vũ nhướng đôi lông mày. ‘‘Chỗ đầu tiên khi vợ đi vắng là ông có thể đến nhà họ để tạm dùng bữa. Thứ hai, mẹ vợ của ông chăm sóc cho con cái của ông nếu vợ ông muốn tiếp tục đi làm. Lợi điểm thứ ba, họ là những người trung gian hòa giải cho vợ chồng ông những lúc hai người cãi vã với nhau. Thứ tư, ông....’’.
Ông già và người văn sĩ bật lên cười lớn trước khi ông Vũ chấm dứt câu chuyện. Người đàn bà có cái mũi tẹt chồm lên để nhìn ông Vũ, môi bà cong cớn. Ly’ Sinh bậm môi để khỏi bật cười thành tiếng. Chỉ có ông Vũ vẫn giữ vẻ nghiêm trang. Ông ta bất chợt xoay sang người văn sĩ :
-‘‘ Ông Chi! Làm cách nào ông sáng tác được những cốt chuyện của ông? Tôi muốn xin ông một ít y’ kiến’’. Ông Vũ lắc đầu một cách hối tiếc. ‘‘Những gì xảy ra cho chính cuộc đời của tôi, thú thật với ông, nếu đem viết thành truyện thì đó là những cốt truyện tình dài, hấp dẫn và lâm li, bi đát lắm’’.
‘‘Viết truyện không phải là một vấn đề đơn giản đâu’’. Người văn sĩ nhướng đôi mày và sắp sửa thuyết giảng : ‘‘Ông phải biết khóc với những nhân vật trong truyện, biết cười, biết thở dài với họ và....’’
Ông Vũ cắt ngang bằng chính tiếng thở dài của ông ta. L‎y’ Sinh không biết ông ta thở dài vì cuộc sống lãng mạn của ông ta hay những khó khăn của một người văn sĩ.
‘‘Có nhiều trường phái trong cách viết tiểu thuyết. Tôi không thể nói hết được’’, người văn sĩ tiếp tục. ‘‘Tôi thích dùng tất cả. Nào là phái hiện thực, phái thiên nhiên, phái cảm hứng, phái tượng trưng và....’’Ông dừng lại cố moi óc để tìm danh từ.
-‘‘Chúa ơi! Sao mà nhiều phái quá vậy!’’ Ông Vũ ngẩn người. ‘‘Ngày nay, đi đâu ông cũng nghe đến trường phái. Trường phái, trường phái, trường phái. Ông lẫn lộn không thể nào phân biệt được. Lúc xưa, chúng tôi ít nghe thấy như vậy. Nhưng lần hồi rồi chúng tôi cũng hấp thụ dễ dàng’’. Ông già lắc đầu và lại thở dài.
Ly’ Sinh cảm thấy xe buy’t bây giờ giống như một cái sân khấu và chàng nhìn với một cặp mắt vô tình như không có gì xảy ra. Chàng xoay người nhìn ra cửa sổ. Chiếc xe buy’t đang chạy xuyên qua quận Tuyên Quan, Bùng Binh với những hàng quán bán thức ăn Đài Loan. Những ngọn đèn nê-ông như mời mọc khách qua đường để vào các quán rượu. Những cô gái đứng ngoài đường phố đôi chân xanh xao ngắn ngủn trong những bộ áo quần bó sát thân người. Chàng cũng nhìn thấy, vô số những sạp bán hàng hóa thường nhật, những thằng du đảng mặc mũi láo liên mặc quần bó sát và mang giày cao-bồi, những trẻ nít chạy nhảy và gọi nhau dưới những mái hiên. Tất cả là sự náo nhiệt và sự tàn độc của một cuộc sống đang thoi thóp. Những đứa trẻ bỗng nhiên chạy đâm sầm vào quày trái cây và xô ngã một cách có dụng y’. Trái cây đổ tung tóe khắp nơi. Người bán hàng chửi rủa. Những đứa trẻ vỗ tay cười thích thú, nhìn những trái cây lăn tròn mọi hướng, long lanh dưới ánh mặt trời.
Ly’ Sinh chợt hứng khởi trước cảnh xô bồ trước mắt. Gần như tánh phóng đảng của tuổi trẻ có một chút gì thi vị, chàng nghĩ, một sự thi vị lạ lùng, tràn đầy sinh động. Chàng đã kinh qua niềm vui đó khi còn là một thanh niên, kinh nghiệm đó với Ly Ly. Câu chuyện xảy ra vào đầu mùa đông. Những cánh đồng chạy dài tiếp giáp với vườn cây ăn trái rộng rãi, lờ mờ dưới ánh dương. Những tàn cây như những vật trang sức dị kỳ tương phản với bầu trời xanh tro và cánh đồng xanh màu cẩm thạch. Ánh sáng mặt trời, những cánh đồng, ngọn gió hiu hiu và Ly Ly-tất cả mê mẫn để nhớ lại. Ly’ Sinh lẻn vào vườn cây ăn trái với Ly Ly và em gái của chàng. Bộ ba dự định hái trộm ít me, phần lớn là do động lực muốn tìm một ít cảm giác hồi hộp, thích thú bất chánh. Ly’ Sinh leo lên cây để hái, trong khi hai người con gái đứng trông chừng tại cổng vườn. Nếu có ai đi đến, hai nàng giả vờ gọi nhau một cách ngây thơ để ra dấu hiệu.
Ly’ Sinh luôn luôn là một đứa bé hiền lành. Ngày đó chàng không hiểu sao chàng lại có can đảm như vậy. Chàng rất hăng hái, ‘‘một con khỉ trơ xương’’ thật sự, đánh đu trên cây me. Cột những chùm trái cây hái trộm dưới một cành cây. Chàng leo tuốt lên ngọn để thưởng thức những cơn gió mát. Gió hiu hiu thổi mát mẻ, dễ chịu làm sao! Chàng thấy Ly Ly nhìn dáo dác chung quanh như một con thỏ sợ sệt, chàng vẫy nàng leo lên, nàng ngồi trên một cành cây khác với mái tóc đen bay trong gió và đôi má đỏ mọng vì ánh mặt trời. Chàng bận rộn hái những trái me thật lớn cho Ly Ly đến nỗi quên cả ăn. Nàng mặc một cái áo lạnh trắng và một khăn quàng cổ màu đỏ hạt lựu. Đôi chân của nàng, rám nắng và thẳng đuột, ngồi đong đưa trên cành trong khi lột me ăn ngon lành. Những đồng tiền hiện rõ hai bên má như chứa đựng tràn trề nước me nguyên chất thơm tho, ngon ngọt đến nỗi chàng muốn thè lưỡi nếm thử. Gió thổi những lá me bay rải rác đó đây và với những cành lá me nhỏ nhắn, mềm mại khuấy lên một mùi hương dễ chịu.
Bỗng nhiên có tiếng chó sủa từ một lũy tre làng xa xa. Có người đang đi đến! Con chó chạy xổ vào cánh đồng, chạy trước một mụ nhà quê cao lớn, đầu của bà ta quấn một chiếc khăn trắng. Bà la hét giận dữ và quật mạnh cây đòn tre trên mặt đất. Ly’ Sinh tuột từ trên cây xuống đến chỗ Ly Ly. Trong lúc sợ hãi, nàng nhảy gọn vào vòng tay của chàng. Mặt nàng nóng bừng. Chàng cũng cảm thấy mặt mình nóng bừng tận chân tóc trong khi chàng đang ôm thân hình nóng bỏng trẻ trung của nàng. Chàng nắm tay nàng và bắt đầu chạy. Chiếc khăn quàng cổ bị gió thổi tung, bay đập vào mặt chàng.
-‘‘Ê! Có người đến! Chạy đi’’ Bây giờ em gái của Ly’ Sinh mới hô hoán y như là nàng bị bóp cổ.
Khi cả ba chạy ra khỏi vườn cây ăn trái, Ly’ Sinh và Ly Ly mới khám phá ra cái váy của em gái Ly’ Sinh chứa đầy me và miệng còn dính nước me lốm đốm.
-‘‘Ly Ly, mày đáng bị khiển trách’’ Nàng phàn nàn ‘‘mày không chịu làm nhiệm vụ trông chừng, mày lại leo lên cây để giúp anh tao ăn me’’.
-‘‘Nhưng sao miệng cô có cái gì lốm đốm vậy?’’ Ly’ Sinh hỏi vặn lại.
Ly Ly mỉm cười biết ơn chàng đã trả lời hộ, và núm đồng tiền lại hiện lên má của nàng. Tất cả ba người cười đùa thích thú trên đường về nhà và Ly Ly trợt chân gần té xuống ruộng lúa.
-‘‘Ôi chao! Tôi cười muốn chết được. Thôi không cười nữa’’.
Ly’ Sinh giật mình, lấy làm lạ thật sự chàng nghe thấy có tiếng cười của phụ nữ sau lưng chàng. Chàng xoay lại thì thấy hai người đàn bà đang cười ở cuối dãy xe buy’t. Một người có cái mũi tẹt đỏ; người đàn bà kia lên xe buy’t với một vài hành khách khác trong khi chàng đang chết lịm trong biển ky’ ức với Ly Ly. Chàng không thấy rõ bà ta, chỉ thấy cái bụng nhô ra và đôi chân sưng vù lên. Hai đứa con quì trên ghế giữa hai người đàn bà và đang nhìn ra cửa sổ.
-‘‘Ái dà, chị có bao giờ nghe cái chuyện như vậy chưa? Công việc của bà là sanh con. Bà ta đẻ không được lại réo chồng chửi bới. Không chồng thì làm sao mà chửa? Ái dà! Tôi không thể cười được nữa rồi!’’. Người đàn bà mang thai nói tiếng Quang Thoại với giọng Nam Kinh.
-‘‘Khi nào chị sinh đứa nhỏ này?’’.
-‘‘Tháng tới, vào khoảng ngày mười hai. Bác sĩ nói như vậy, chứ biết đâu!’’.
-‘‘Sản xuất cả đống!’’ Người đàn bà mũi tẹt nói. ‘‘Nhưng đứa nhỏ nhất vừa mới tròn mười tháng. Đúng không?’’.
-‘‘Vâng. Tôi nói cho chị nghe- Tôi cứ mang cái bụng chửa như thế này mỗi năm. Thật sự tôi không muốn có con nữa. Nhưng...Người đàn bà dừng lại và cười : ‘‘Cha của nó là thằng già mắc dịch! Để tôi nói nhỏ cho chị nghe’’. Bà thầm thì vào tai bà bạn. Cả hai cùng cười.
Bà mũi tẹt nói : ‘‘Chị nhìn kia, chị biết con mụ Sung ngồi trên chiếc xe kéo kia chứ?’’
-‘‘Mụ gái già đã trên năm mươi tuổi. Hình dáng của mụ trông thấy khiếp. Mụ cũng có thể kiếm trai tơ như hồi mụ ấy còn trẻ. Mụ luôn luôn ăn mặc diêm dúa so với lứa tuổi của mụ! Nhìn mụ thử coi! Một hình dáng gầy gò trông giống như cây củi khô! Không biết ai lại thèm lấy mụ ta?’’.
-‘‘Nhưng bà ta cũng cần phải có một người nào đó để nương tựa chứ? Sự việc không có dễ dàng khi chúng ta còn trên lục địa’’.
-‘‘Như vậy tại sao mụ ta khi còn trẻ lại làm cao? Kén chọn như lựa dưa trên đồng. Ghét của nào trời trao của ấy. Và bây giờ mụ ta già rồi, bạ đâu quơ đó!’’.
-‘‘Thằng kép của mụ trẻ hơn mụ đến hai mươi tuổi. Hai mươi tuổi! Mụ đáng mẹ của hắn! Mụ gái lỡ thời! Tất cả chúng tôi đều gọi mụ ta là gái già!.Thằng kép đó lại đi theo đuổi một đứa con gái khác, mụ lại đi yêu thằng bạn của chồng tôi. Tên này rất lắm tiền. Vợ của hắn còn ở lại Hoa Lục. Tôi biết đứa con gái mà hắn đang theo đuổi-một con đàn bà dễ dãi! Nó bị ho lao. Tất cả những thằng đàn ông khác đều xa lánh ngoại trừ tên này. Hắn theo đuổi con nhỏ một cách điên cuồng; mỗi ngày hắn đều đến bệnh viện thăm và tặng hoa. Họ nói họ sẽ lấy nhau bởi sự thúc đẩy của đứa con. Chị có hiểu tôi muốn nói gì không?’’.
Đúng là bọn hiềm khích lắm chuyện! L‎y’ Sinh nhíu mày, và xoay lại nhìn người đàn bà. Nhưng bà ta bị một vài người hành khách khác đứng che khuất., và chàng chỉ thấy đôi chân sưng húp của bà ta mà thôi. Ba người đàn ông ngồi đối diện với chàng thôi không còn nói chuyện nữa. Chiếc xe buy’t chạy lắc lư như một chiếc nôi khổng lồ. Ông già và ông Vũ trông có vẻ buồn ngủ. Người văn sĩ nhìn ra cửa sổ, điếu thuốc lá kẹp giữa làn môi khô. Trong khi chiếc xe buy’t dừng lại ở góc đường Chung-sanh-Bắc, một người con gái mặc một chiếc ‘‘jy’p’’ màu hạnh nhân bước lên. Cô ta đứng trước mặt hai người đàn bà thay vì ngồi xuống trên một trong những chiếc ghế bỏ trống. Người đàn bà nói tiếng Quang Thọai với giọng phát âm Nam Kinh bắt đầu nói chuyện trở lại.
-‘‘Chị thật sự cũng nghĩ như vậy sao? Chị nghĩ tôi vẫn còn trông có vẻ trẻ trung chứ? Tôi nói cho chị biết, nếu tôi không sanh quá nhiều con, tôi còn trông trẻ hơn nữa. Bây giờ tôi ghét soi gương lắm. Bố nó nói đùa tôi trông giống như con vịt bầu’’. Giọng cười của bà ta nghe như tiếng vịt kêu.
Người con gái vừa bước lên xe buy’t chau mày và tiến về phía trước xe buy’t. Ly’ Sinh liếc nhìn chiếc ghế trống bên cạnh chàng và nhìn nàng. Nhưng nàng vẫn đứng thẳng và im lặng như một tượng đá, đầu ngẩng cao và nhìn đăm đăm ra ngoài cửa sổ.
-‘‘Đa số những thiếu nữ đều lạ lùng như vậy. Chúng coi trời như lá má’’ Ly’ Sinh nghĩ thầm. Chàng thấy cô gái có dáng mảnh khảnh, chiếc cằm nhọn và đôi mắt lươn. Cô ta không phải tuy’p người ly’ tưởng của chàng. Nhưng với suối tóc đen thẳng mượt và cái vẻ nhìn hãnh diện trong đôi mắt của nàng tạo cho nàng cái vẻ gì tươi mát.
Cô ta vào khoảng hai mươi tuổi, Ly’ Sinh nghĩ, cỡ tuổi của Ly Ly khi chàng gặp nàng trở lại tại Chung Kinh, thủ đô của thời chiến, nơi mà chàng tạm trú để theo học đại học. Đó là vào dịp Hè. Một ngày trước khi chàng định rời Chung Kinh để về quê thăm gia đình, chàng lang thang trên đường và thấy một cô gái đang tiến lại. Mặc một bộ áo màu xám bạc và mang kính mát, nàng xách cây dù màu tím.
Chàng nhìn nàng đăm đăm. Thật là một hình ảnh tuyệt mỹ! Đang còn ngạc nhiên, nàng cởi đôi kính mát và nói với chàng :
-‘‘Anh không nhận ra em sao?’’.
Đó là Ly Ly, người mà chàng không gặp trong hơn bốn năm trời. Điều đầu tiên chàng chú y’ là nàng không còn chiếc răng cửa bị gãy nữa. Chàng cảm thấy lúng túng, và không thốt được nên lời. Nàng bảo cho chàng nàng đến Chung Kinh để dự thi nhập học vào trường đại học.
Đêm hôm đó, Ly’ Sinh lấy hết can đảm để đến nhà trọ thăm nàng, nhưng không gặp,. Ngày hôm sau chàng rời Chung Kinh. Nếu chàng gặp được nàng đêm hôm đó, điều gì sẽ xảy ra? Nàng sẽ....
Có cái gì sột sạt trước mặt chàng. Chàng dựa lưng vào thành ghế nhấp nháy mắt lúc đó chiếc váy màu hạnh nhân quét ngang qua. Người con gái đứng phía trước đang chuyển dần về phía sau, hẳn nhiên bực mình vì chàng thường hay nhìn nàng đăm đăm trong lúc mơ màng.
Chàng nhún vai, cười một cách vô nghĩa, và xoay mặt nhìn ra cửa sổ. Ống khói đen của nhà xác đang hiện ra rõ rệt. Một đám ma đang đi ngang qua. Những người đưa đám, mặc áo tang trắng, mũ chụp đầu che kín mặt, than khóc lớn đến nổi Ly’ Sinh nghe họ rõ mồn một hơn là tiếng động của xe buy’t. Một quan tài màu đỏ theo sau một đám trai trẻ tay cầm liễng khắc chữ trên những tấm vải dài treo dọc từ trên cây sào. Ban nhạc đám ma gồm có kèn, trống và sáo tấu lên những âm điệu buồn thảm. Tất cả những hành khách ngoại trừ ông già nhìn đám ma một cách chăm chú, thích thú. Ông già ngồi thẳng người, lưng quay về hướng đám ma. Người văn sĩ huy’ch cùi ông Vũ.
-‘‘Ông nghĩ gì về đám ma?’’ Một nụ cười đầy y’ nghĩa hiện trên nét môi.
-‘‘Người chết cũng cảm thấy mãn nguyện về một đám táng rực rỡ như thế này’’ Ông Vũ nói.
-‘‘Ông có biết tôi đang nghĩ gì không?’’ Nụ cười của người văn sĩ rạng rỡ hẳn trên khuôn mặt của ông ta, như lớp bơ mềm trên mặt bánh mì. Ông nhìn một cách tự mãn vào hình ảnh tương phản của ông trên tấm gương cửa sổ. ‘‘Chúng tôi những nhà văn phải tạo ra sự hữu dụng tốt đẹp nhất của cuộc sống. Những chuyện nhỏ mọn, vặt vãnh có thể vô nghĩa đối với người khác nhưng rất có y’ nghĩa đối với chúng tôi. Lấy ví dụ, tôi đã có y’ tưởng để viết một câu chuyện ngay sau khi tôi nhìn thấy đám ma này!’’.
-‘‘Thật vậy sao?’’ Ông Vũ nhìn một cách lạ lùng.
Ông già xoay lại há hốc mồm nhìn người văn sĩ với lòng ngưỡng phục.
-‘‘Tôi có y’ tưởng muốn xây dựng một cốt truyện tình rất cảm động. Cái chết của một người đàn ông. Hắn ta đẹp trai, thông minh, lãng mạn....
-‘‘Giống như ông’’. Ông Vũ thêm vào.
Người văn sĩ nghiêng đầu một cách cảm kích. Ông ta tiếp tục: ‘‘Hai người đàn bà cùng yêu anh ta. Một người thì dịu dàng, xinh đẹp, như mặt trăng, trong khi người kia thì trong sáng và ấm áp như mặt trời...’’
-‘‘Lúc còn sống, chắc anh ta là người may mắn lắm’’ Ông Vũ ganh tỵ với người chết.
-‘‘Vâng, đúng vậy’’, ông già cười khúc khích một cách hứng chí.
-‘‘Hãy nghe tôi đây’’ Người văn sĩ cố trở về cuộc nói chuyện. ‘‘Cả hai người đàn bà đều yêu anh ta. Vâng, anh ta chết. Vì vậy hai người đàn bà gặp gỡ nhau tại đám táng!’’ Để chứng tỏ điều ông muốn nói, người văn sĩ gõ hai ngón trỏ vào nhau.
-‘‘Và rồi họ sẽ đánh nhau, dĩ nhiên, cãi lộn với nhau ngay trên cái xác chết’’. Ông Vũ nói với nét mặt nghiêm trọng.
-‘‘Ha! Mưu mô thật! Rất là mưu mô!’’ Ông già gật mạnh đầu.
-‘‘Đánh nhau? Không!’’, người văn sĩ ném cho ông một cái nhìn nghiêm khắc. ‘‘Vâng. Họ gặp gỡ nhau tại đám tang. Rồi thì để tôi xem....’’ Ông ta xoa trán nghĩ ngợi.
-‘‘Vâng, tôi phải nghĩ cho thật kỹ về điều này. Vâng, phải nghĩ cho thật kỹ!’’ Ông mỉm cười nói thêm vào.
Ly’ Sinh thích thú giây phút thầm lặng sau đó. Hai người đàn bà, tuy nhiên, lại bắt đầu ồn ào trở lại.
-‘‘Thằng con này của tôi!’’ Đó là tiếng của người đàn bà nói tiếng Quang Thoại với giọng Nam Kinh. ‘‘Nó là con cưng của bố nó. Nhìn coi- nó mang trọn vẹn hình ảnh của bố nó! Dễ thương quá phải không? Nó hơn mấy đứa khác nhiều, bởi vì tôi sinh nó đúng vào ngày thứ tám của tháng thứ tư, ngày sinh của đức Phật. Tôi nói cho chị biết, mũi thuốc họ chích khi tôi sắp đẻ công hiệu vô cùng. Mới chừng đó tuổi, nó có thể biết chị nghĩ gì, không ai phỉnh lừa nó được gì, và nói chuyện y như người lớn’’.
-‘‘Lúc này chị làm gì?’’ Người đàn bà mũi tẹt không còn thích thú để nghe chuyện con trai của người đàn bà kia.
-‘‘Đánh bài tứ sắc. Chị biết không, tôi tới chếnh hoài à’’.
-‘‘Tôi cũng thích chơi bài khi nào thiếu tay, chị gọi tôi nhé!’’.
-‘‘Tôt! Hoan nghênh thôi. Tôi rất kén chọn, tôi thì không thích chơi bài với những hạng người bất nhã, nóng tính coi trọng đồng bạc như bánh xe lửa. Tôi...’’
-‘‘Tôi cũng đồng quan điểm với chị! Chúng ta phải tìm hiểu nhau thêm! Chị biết không, thật sự chị có một đứa con dễ thương quá’’ Bà mũi tẹt kéo đứa con vào lòng.
Chiếc xe buy’t chạy lắc lư trên conb đường đang sửa chữa, chòng chành đến nỗi một cái bánh lọt xuống lỗ.
-‘‘Ái dà’’ người đàn bà đưa hai tay ôm cái bụng chữa: ‘‘Ông nhà tôi nói đúng, ông đã bảo tôi đừng có đi ra khỏi nhà như thế này. Nhưng ở nhà chán quá và tôi dẫn sắp nhỏ đi dạo phố’’.
-‘‘Chồng chị tốt với chị quá há!’’
-‘‘Vâng. Tôi nói cho chị biết, ổng rất tốt với tôi ngoại trừ chả có máu dê khi chúng tôi....’’ Phá lên cười, bà ta thì thầm câu chuyện còn lại với người bạn đồng hành, và rồi lại cất cao giọng: ‘‘Vì vậy khi tôi chơi bài về ban đêm, ông ta thường ngồi bên tôi mà không một chút phàn nàn. Nếu tôi thức suốt đêm chơi bài, thằng chả cũng thức suốt đêm luôn. Chị biết không-tôi mê bài còn hơn mê chồng’’.
Ly’ Sinh quay mặt nhìn về hướng người đàn bà. Chàng cũng chỉ nhìn thấy đôi chưn sưng vù, cuộc nói chuyện giữa hai người đàn bà đã làm chàng căng thẳng, khó chịu.
-‘‘Còn bao lâu nữa xe buy’t mới đến đường Ky’ Linh?’’. Chàng hỏi người nữ hướng dẫn viên.
-‘‘Chỉ vài phút nữa thôi. Xe buy’t phải chạy vòng vòng như thế này vì đường sá đang được sửa chữa’’.
Trong một vài phút! Chàng sẽ gặp lại Ly Ly trong một vài phút nữa! Chàng quá hồi hộp bèn rút ra cuốn sổ tay để đọc lại địa chỉ của nàng một lần nữa. Số 6, dãy 96, đường Ky’ Linh. Tim chàng bắt đầu đập mạnh, chàng lo không biết Ly Ly có còn nhận ra chàng nữa hay không. Chàng đã thôi không còn gầy như ‘‘con khỉ trơ xương’’ nữa. Bây giờ đang ở lứa tuổi trung niên, chàng bắt đầu bị phệ ra và trán thì hói. Chàng sẽ gọi nàng bằng tên gì nhỉ? Ly Ly? Không! Gọi một người đàn bà có con bằng cái tên tục thì không được hoàn chỉnh cho lắm. Gọi bả bằng bà Chụ được không? Như vậy cũng thấy làm ngượng quá. Có vẻ như chúng tôi là hai kẻ xa lạ. Chàng không chịu được. Chàng đã quyết định không gọi nàng bằng bất cứ tên nào.
Thay vì, chàng sẽ nhìn thẳng mặt nàng và hỏi nhỏ nhẹ: ‘‘Còn nhớ tôi không?’’. Có thể nàng sẽ nhìn ngẩn ngơ một chút, rồi nàng sẽ gật đầu với một nụ cười khô héo. Đồng tiền sẽ hiện lên trên má. Chiếc răng sún của nàng lại lộ ra. Ồ, không. Đó là thuở nàng còn bé. Chiếc răng sún đã biến mất khi chàng gặp lại nàng ở Chung Kinh. Chàng cố gắng hình dung bây giờ nàng như thế nào. Nhưng cô bé Ly Ly hay cười với chiếc khăn tay che miệng và thích ăn me trên tận ngọn cây với đôi chân ngồi đong đưa cứ xâm lấn vào trí tưởng tượng của chàng. Có thể nàng sẽ không còn cười như thuở trước, chỉ ngồi thầm lặng trong một góc phòng, đang ôm con. Chàng sẽ tìm thấy trong đôi mắt của nàng, một chút gì u ám và phiền muộn mà lúc còn con gái nàng không bao giờ có. Có thể nàng cột lại mái tóc buông xõa, thắt một chiếc nơ màu xanh da trời cùng một màu áo mà nàng đã mặc lần đầu tiên khi chàng gặp nàng, một màu sắc thích hợp với người đàn bà như nàng. Nàng sẽ bảo đám con đến bên chàng một chút, dĩ nhiên. Và chàng thích đứa bé gái nhỏ nhất, bởi vì nó mang trọn vẹn hình ảnh của Ly Ly. Chàng sẽ đặt nó ngồi trên đùi và hỏi nó có biết chàng hay không. Chắc chắn nó sẽ biết về chàng, bởi vì mẹ chúng nó thường kể cho chúng nghe về chàng, kể với chúng bằng những lời tha thiết....
-‘‘..Ông ơi! Xe đã đến đường Ky’ Linh rồi! Tôi đã gọi ông hai lần rồi đấy!’’ Đó là tiếng của người nữ hướng dẫn viên.
Ly’ Sinh sắp sửa đứng dậy và quay mặt nhìn đúng lúc người đàn bà có bầu chuẩn bị dắt hai con xuống xe buy’t. Người đàn bà mũi tẹt thò đầu ra cửa sổ gọi lớn:
-‘‘Chờ một chút! Tôi muốn đến chơi bài với chị mà tôi không có địa chỉ của chị. Chị ở đâu?’’.
-‘‘Số 6, dãy 96, đường Ky’ Linh!’’ Người đàn bà trả lời bằng giọng thổ âm Nam Kinh.
Ly’ Sinh cảm thấy như bị ai giáng một cú đấm thật mạnh vào bụng.
Một trong hai đứa trẻ trợt chân trên bục xe buy’t. Ly’ Sinh bước trờ tới và đỡ nó lên. Đứa bé bắt đầu khóc.
-‘‘Tại sao mày không nhìn? Thằng ôn dịch, mày đui sao?’’ Người mẹ nắm chặt tay nó và xoay qua Ly’ Sinh ‘‘Cám ơn ông’’. Bà ta mỉm cười lễ độ với chàng và hai lúm đồng tiền lại xuất hiện trên đôi má, một chút thanh xuân còn sót lại trên khuôn mặt bầu bĩnh.
Ly’ Sinh ngồi vật người trên ghế, tay ôm lấy cây cản đồng lạnh lẽo.
-‘‘Ông có xuống xe hay không?’’ Người hướng dẫn viên nóng nảy hỏi.
-‘‘Tôi...Tôi không xuống’’ Chàng gắng hết sức để nói.
-‘‘Hứ...thật là gàn dỡ’’ Người nữ hướng-dẫn-viên nhìn chàng một cách lạnh lùng và đưa tay đóng cửa xe buy’t.
-‘‘Ái dà’’ Ông già lắc đầu. ‘‘Đời bây giờ sao có quá nhiều người lạ lùng quá như vậy!’’ Ly’ Sinh đã nghe thấy những lời lầm bầm đó.
Người đàn bà mũi tẹt nhướng cổ lên nhìn. Ông Vũ nhìn chàng trước tiên, rồi đến những người khác. Người văn sĩ nhìn đăm đăm chàng rồi ông rút ra cuốn sổ tay để ghi ghi chép chép. Có thể Ly’ Sinh là một nhân vật tiêu biểu đóng vai anh hùng của cốt chuyện mà ông sẽ đặt cho nó một cái tựa đề là ‘‘Đám Ma’’.
Mọi người đều nhìn Ly’ Sinh. Nhưng không một ai hiểu tại sao.
Ngay cả chính chàng cũng không biết chắc được.


Bản dịch: Mây-Cao-Nguyên

Ý kiến bạn đọc

Vui lòng login để gởi ý kiến. Nếu chưa có account, xin ghi danh.