Jan 14, 2025

Tùy bút - Bút ký

Nhìn lại những văn nghệ sĩ thời 75
Hoàng Hải Thuỷ * đăng lúc 02:40:31 PM, Feb 01, 2010 * Số lần xem: 3155
Hình ảnh
#1

 

 

Hoàng Hải Thuỷ, 21.1.10

 

Xin kể danh tính những văn nghệ sĩ-ký giả Việt Nam Cộng Hòa
bị bọn Bắc Công bắt tù sau ngày 30 Tháng Tư 1975:


Nguyễn Tú, Như Phong Lê Văn Tiến, Uyên Thao Vũ Quốc Châu, Tú
Kếu Trần Đức Uyển, Văn Chi, Vũ Ánh, Đoàn Kế Tường -
những người trên đây bị bắt ngay trong năm 1975 - những
người bị bắt Tháng Ba năm 1976: Vũ Hoàng Chương, Nguyễn Mạnh
Côn, Doãn Quốc Sĩ, Nguyễn Sĩ Tế, Trần Việt Sơn, Mặc Thu
Lưu Đức Sinh, Lê Văn Vũ Bắc Tiến, Đồng Đen Hồ Văn Đồng,
Thanh Thương Hoàng, Nguyễn Hữu Hiệu, Tô Ngọc, Sơn Điền
Nguyễn Viết Khánh, Nhã Ca, Trần Dạ Từ, Cao Sơn, Đằøng Giao,
Duyên Anh Vũ Mộng Long, Chú Tư Cầu Lê Xuyên, Dương Nghiễm
Mậu, Hồng Dương Nguyễn Hữu Hùng, Minh Vồ Nguyễn Văn Minh,
Nguyễn Hữu Hiệu, Lý Đại Nguyên, Choé Nguyễn Hải Chí, Sao
Biển, Trịnh Viết Thành, Anh Quân, Thái Thủy, Thân Trọng Kỳ, Minh
Đăng Khánh, Hoàng Vĩnh Lộc....


1975-1976-2004-2005.... Ba mươi mùa lá thu vàng đã rơi qua vườn
đời tôi kể từ ngày ấy..! Bây giờ trí nhớ của tôi rệu
rã, tôi không nhớ tên tất cả những văn nghệ sĩ Việt Nam
Cộng Hòa bị bọn công an Bắc Cộng bắt tù sau ngày 30 Tháng Tư
1975 - những văn nghệ sĩ không ở trong quân đội - nhưng tôi
nhớ giới ca sĩ không có ai bị bắt cả.


Bọn Bắc Cộng chỉ sợ những văn nghệ sĩ sáng tác, chúng coi
thường những văn nghệ sĩ trình diễn. Chúng sợ đúng, chúng
coi thường đúng, chúng phân biệt hai loại là đúng. Những văn
nghệ sĩ viết truyện, làm thơ mà chống cộng sản là tự họ
chống cộng, những người ca hát, diễn kịch, mần tuồng hát
những bài hát người khác làm, mần những vai kịch, vai tuồng
người khác dựng lên, họ dễ dàng, họ sẵn sàng hát những
bài ca chống cộng, diễn những vai trò tố cáo những chính
sách, những hành động bạo tàn của bọn cộng sản, họ cũng dễ
dàng, họ cũng sẵn sàng hát những bài ca ca tụng cộng sản,
diễn những vai trò trong những vở kịch, vở tuồng mạt sát
chế độ Cộng hòa, chửi bới Quốc Gia Việt Nam Cộng Hoà,
bôi bẩn danh dự những chiến sĩ Việt Nam Cộng Hoà.


Thưa ông Luật Sư... Những chuyện khốn nạn, tồi tàn, đau
lòng ấy đã xẩy ra ở nhiều nhiều và dzài dzài ở Sài Gòn
sau Ngày 30 Tháng Tư, một số nam nữ ca sĩ Sài Gòn đã làm
những trò trở mặt, bỏ cờ, nâng bi bọn cộng sản ở Sài Gòn
sau ngày 30 Tháng Tự Chỉ năm, sáu ngày sau Ngày 30 Tháng Tư
chính mắt tôi nhìn thấy anh kép Hùng Cường bận bộ đồ bà
ba đen, đi đôi giày Bata, đầu anh để trần, chắc vì anh
không kiếm được cái nón tai bèo của bọn Bắc Cộng, mang cái
ba-lô trên lưng, trên ba-lô cắm lá cờ của bọn Mặt Trận Giải
Phóng Miền Nam, đi phây phây trên đường Lê Lợị Tất nhiên
anh không phải là đội viên Quân Giải Phóng, anh hoá trang như
vậy đi chơi vậy thôị


Và đây là chuyện tôi nghe nói: bọn văn nghệ giải phóng miền
Nam bám đít bọn quân chính qui Bắc Cộng, vào được Sài Gòn,
được cho về ở trong toà nhà trước đó thuộc Toà Đại Sứ
Hàn Quốc ở đường Nguyễn Du.  Ngay từ mấy ngày đầu Tháng
5, 1975, một số văn nghệ sĩ Sài Gòn đến đấy "xem sao". Bọn
văn nghệ sĩ Mặt Trận Giải Phóng Miền
Nam không tên nào có
quyền ăn nói gì cả, họ cũng chẳng biết họ phải nói năng gì
với những kẻ trong phe bại trận chạy đến định núp bóng ho..
Mấy hôm đầu thấy người đến đông quá, không lẽ không ra
tiếp, họ bắt buộc phải cho người ra gặp, nói láp nháp vài
câu vô thưởng vô phạt với đám hàng thần lơ láọ Trong một
lần đông người đến đấy như thế, anh kép Hùng Cường
đứng lên trình diễn ngay một bài vọng cổ ca tụng "Bác Hồ"
do anh ta sáng tác.


Chừng ba, bốn tháng sau ngày 30 Tháng Tư tôi nghe nói mỗi
chiều một số nam nữ ca sĩ Sài Gòn tụ họp ở Nhà Hàng Queen
Bee để ca hát. Tất nhiên là ca những bài ca của bọn chủ mới,
bọn cướp nước: Dưới bóng cây kà-nia, Tiếng chày trên sóc
Bom Bo, Cô gái Pa cô, Mùa hoa li-ki-ma trổ bông, Trường Sơn
Đông, Trường Sơn Tây ...Những người xướng ca Sài Gòn tự
động đến đó tập hát, nghe nói anh kép Hùng Cường được
một anh Tàu Chợ Lớn bỏ tiền ra cho thành lập một ban ca nhạc
chờ sẵn, bọn Bắc Cộng dùng đến là có ngaỵ Anh kép hát
không cần phải mời, phải gọi người nào cả, những người
xướng ca tự động kéo đến thật đông. Mai Thảo có vài
buổi chiều đến đứng ở cửa nhà hàng Queen Bee chờ gặp
một ca sĩ nào đó, gặp tôi anh nói:


- Thấy chúng nó thảm lắm, mày ạ!


Bọn Bắc Cộng không ngờ chúng vào được Sài Gòn, ít nhất
cbúng cũng không ngờ chúng vào được Sài Gòn nhanh đến như
thế, nên trong mấy tháng đầu chúng không sao giải quyết hết
mọi chuyện; khi chúng biết có đám xướng ca Sài Gòn chiều
chiều tụ họp hát hỏng, chúng ra lệnh: Dẹp! Và thế là Ban Ca
Nhạc Trở Cờ Slip Queen Bee sẹp như cái ruột bánh xe đạp sì
hơị


Ông Luật Sư viết:


... Chúng ta đối xử với nghệ sĩ của mình như thế, rồi
trách sao mình không có được một John Wayne, một Frank Sinatra
hay một Lucille Ball. Chúng ta đã có Út Trà Ôn, có Thành Tôn,
có Phạm Đình Chương, Trịnh Công Sơn. Chúng ta đang còn có Phạm
Duy, Thái Thanh, Lệ Thu, Khánh Ly... Có phải chúng ta quá thờ ơ
khi tấm màn nhung khép lạỉ


Thưa ông... Tôi không biết trong số những người Việt hiện
sống ở Hoa Kỳ có ai ao ước muốn có "một John Wayne, một
Frank Sinatra hay một Lucille Ball.." hay không, riêng tôi, tôi
chẳng bao giờ thèm thuồng tôi có những ông bà Mỹ tên tuổi
lạ hoắc như "một John Wayne, một Frank Sinatra, một Lucille
Ball..." Ông John Wayne có phải là ông Kép Xi-nê Mỹ người to bè
bè thường đóng những vai người hùng Mỹ bắn người da đỏ
chết như ngả rạ, chết vô tội vạï trong những phim do những
ông ký giả xi-la-ma gọi là Kinh Đô Điện Ảnh Hoa Lệ Ước làm
ra không, thưa ông? Tôi không hiểu ông muốn tôi có ông John
Wayne để làm gì? Không lẽ ông muốn tôi rước ông Kép
xi-ca-la-ma Mỹ John Wayne về để thờ? Chắc là ông muốn trách
vì người Việt không biết tôn kính những ông bà xướng ca
nên người Việt không có những ông kép xi-nê vĩ đại như ông
Kép John Wayne của người Mỹ. Nhưng, ngay sau khi trách bọn người
Việt vô lễ như thế với những ông bà đào kép hát, ông
Luật Sư viết: "Chúng ta đã có Út Trà Ôn, có Thành Tôn..."


Tôi gần như mù tịt về văn hoá cải lương nên không được
biết ông Thành Tôn là ai, nhưng về ông Út Trà Ôn thì tôi nghe
nói trong những năm 1976, 1977, ông Út Trà Ôn ca bài vọng cổ
tên là "Người Ven Đô" được bọn Bắc Cộng "đánh giá caọ"
Bài vọng cổ sáu câu "Người Ven Đô" ca ngợi tinh thần mấy
"ông ViXi Nằm Vùng" ở những khu quanh thủ đô Sài Gòn, đêm
đêm bắn hoả tiễn vào thành phố. Hình như ông Thành Được
cũng có so lời song ca với ông Út Trà Ôn trong bài "Người Ven
Độ" Phải chăng ông Luật Sư viết "..có Út Trà Ôn, có Thành
Được.." nhưng máy computer của ông nó xếp chữ lầm lộn là
Thành Tôn?


Chỉ năm, sáu tháng sau Tháng Tư 1975, sân khấu Thành Hồ cờ
đỏ đã có những đêm trình diễn của ban kịch Kim Cang - vở Lá
Sầu Riêng - rồi qua năm 1976 có ban kịch Bông Hồng của Nữ
Nghệ sĩ Thẩm Thúy Hằng. Nghe nói bà Đào Hát TT Hằng xin phép
ra ban kịch Bông Sen nhưng bọn Bắc Cộng chúng nó hổng cho,
chúng nó nói Bông Sen dành riêng cho Bác Hồ của chúng nó. Cũng
như hai ông Kép Hát Út Trà Ôn, Thành Được, hai bà Đào Hát
Kim Cang, Thẩm Thúy Hằng được bọn cán Cộng làm văn hoá
"đánh giá caọ" Bà Đào Thẩm Thúy Hằng được nhiều "ông
Liên Xô đặc biệt quan tâm.." Giới xướng ca Sài Gòn ngày đó
truyền khẩu câu chuyện có nhiều "ông đồng chí Liên Xô vĩ
đại" nói thạo tiếng Việt thường thân mật gọi tên "chị Thâm
Thúi Háng.."


Và thảm cảnh xã hội văn nghê.-văn gừng Thành Hồ diễn ra ở
Nhà Hát Lớn Sài Gòn trong Tháng Bẩy năm 1976. Tháng Ba năm 1976
bọn Bắc Cộng mở cuộc bắt bớ những văn nghệ sĩ Sài Gòn -
danh tính những văn nghệ sĩ bị bắt đã được kể trên
đây - Tháng Năm 1976 chúng mở cái gọi là Khoá Bồi Dưỡng
Chính Trị cho những văn nghệ sĩ Sài Gòn không và chưa bị
bắt. Khoá Bồi Dưỡng Tháng Năm là Khoá Một. Những nam nữ
nghệ sĩ ưu tú nhất, những nam nữ nghệ sĩ số Một, số Hai
của Quốc Gia Việt Nam Cộng Hoà đi dự Khoá Bồi Dưỡng Một
này, gồm Thái Thanh, Hoài Bắc, Lê Trọng Nguyễn, Thẩm Thúy
Hằng, Lệ Hằng, Nguyễn Thị Hoàng, Nhật Tiến, Nguyễn Thụy
Long..vv... Tháng Bẩy 1976 chúng mở Khoá Bồi Dưỡng Chính Trị
Haị Khoá Hai này có tới 500 khoá viên tham dư.. Khoá viên thuộc
giới cải lương đông nhất, dễ lên tới 400 vi.. Ngày Mãn Khoá
được tổ chức trọng thể ở Nhà Hát Lớn.


Những khoá viên Khoá Bồi Dưỡng Chính Trị Hai được chia
thành tổ: Tổ Thơ Văn, Tổ Tân Nhạc, Tổ Cổ Nhạc, Tổ Điện
Ảnh, Tổ Cải Lương..vv.... Mỗi tổ đưa ra một người đại
diện phát biểu cảm tưởng sau khoá học.


Sau 21 ngày "học tập chính trị", ngày bế mạc là một ngày vào
thu, trời Sài Gòn mưa lạnh, ở Nhà Hát, ông Nguyễn Hữu Ba,
đại biểu Tổ Cổ Nhạc, khi lên diễn đàn, nói:


- Từ bao nhiêu năm nay những người đàn địch ở miền
Nam cứ
ôm người đàn bà Phi-luật-tân mà gọi là me....


Ý ông Nguyễn Hữu Ba muốn nói giới đàn địch đàn đúm Sài
Gòn bị mất gốc, nhận cây đàn guitare espagnole là đàn của
mình.


Nữ nghệ sĩ Bạch Tuyết, bận áo dài mầu sám hoa cà, thoa chút
phấn phơn phớt trắng, hồng, không nói gì nhiều, lên micro
trình ngâm ngay một bài thơ của Chế Lan Viên.
Chế Lan Viên, Huy Cận là hai "giảng viên" của Khoá Bồi Dưỡng
Haị Chế Lan Viên ngồi trong hàng ghế đầu khi Bạch Tuyết
trình ngâm bài thơ của ỵ Bọn văn nghệ sĩ Tổ Thơ Văn rỉ tai
nhau: "Anh cu Chế Lèn Vèn sướng tê buđzi.. Hay thật. Ai chỉ cho
nó cách nâng bi ấỷ Nâng bi như thế mới là nâng bi!"


Nữ Nghệ sĩ Băng Châu, đại diện Tổ diễn viên điện ảnh,
vì tủi thân, khóc nghẹn khi đang nóị


Ca sĩ Nhật Trường, đại biểu Tổ ca sĩ tân nhạc, nói:


- Chị Pheng Hèng Tỏi có cái xe Madza thì chĩ Pheng Hèng Riềng
phải có cái xe Datsun. Những nữ ca sĩ Sài Gòn hơn kém nhau ở
chỗ kiếm tiền nhiều ít,.... nữ ca sĩ muốn nổi tiếng phải
đi qua cái giường.


Ba mươi năm đã qua, tôi vẫn nghe văng vẳng những lời phát
biểu trơn tuồn tuột của Nữ ca sĩ Thanh Tuyền:


- Truớc đây Thanh Tuyền cũng sợ lắm, cứ nghe nói đến Việt
Cộng là TT sơ.. Nhưng khi cách mạng vào, TT may mắn được chị
Kim Cang dẫn dắt, TT đi hát, TT thấy những người cách mạng
xem trình diễn thật nghiêm túc, biết thưởng thức nghệ
thuật, biết cổ võ người trình diễn đúng lúc. Trong một
buổi trình diễn, TT thấythoải mái quá, thấy sung sướng quá,
TT nghĩ: "Đây là chỗ đứng của người nghệ sĩ..! Đây là
chỗ đứng của mình.!"


Tôi không nhắc lại ở đây những lời cô đào kể
hăm-ba-li-he, tức kể loạn cào cào châu chấu, kể vung tí mẹt,
về chuyện Tổng Thẹo mê cô, trong một đêm dạ vũ, nôm na là
nhẩy đầm, kỷ niệm Ngày Thành Lập Sư Đoàn 9, Tango, Boléro,
Valse... bài nào Tổng Thẹo cũng đòi nhẩy với cô nữ ca sĩ
Tuồn Tuột. Tổng Thẹo ôm eo cô nhẩy kỹ quá làm cô phải nói:
"Tổng Thống nhẩy với cô khác đi chứ." Chỉ cần viết thêm
là cô ca sĩ này vừa nói chỗ đứng của cô - chỗ cô đứng
cô hát - là chỗ ở trước mặt bọn Bắc Cộng, cô ù té đi
một đường vượt biên mất hút. Hai muơi năm sau trên đất
Mỹ, tình cờ xem một băng video của cô, thấy cô nói cô "hát
bằng trái tim..", tôi théc méc không biết hai mươi năm xưa,
những năm 1975, 1976, ở Sài Gòn, cô hát cho bọn Bắc Cộng nghe
bằng cái gì của cô.


"Nhà văn" Nguyễn Mộng Giác, đại diện Tổ Thơ Văn, nói câu
bất hủ:


- Cám ơn Đảng đã cho tôi được sáng mắt, sáng lòng.


Lúc 5 giờ chiều xưa ấy, khi ở Nhà Hát Lớn ra về, tôi buồn
quá đỗi là buồn, tôi đến nhà ông anh kết ngãi của tôi ở
đường Ký Con để uống trạc của ông ly rượu cho đỡ sầu
đời. Thấy tôi, ông hỏi:


- Làm cái gì mà trông mặt cậu thảm hại quá thế


Tôi trả lời ông:

- Hôm nay tôi ngồi cạnh mấy người tự bốc cứt bôi lên mặt
ho.. Tôi không bốc cứt bôi lên mặt tôi nhưng vì tôi ngồi
cạnh họ nên cứt văng cả vào mặt tôi.

 

Hoàng Hải Thuỷ, 21.1.10

Ý kiến bạn đọc

Vui lòng login để gởi ý kiến. Nếu chưa có account, xin ghi danh.