Dec 21, 2024

Truyện cổ tích - Dân gian

Góp nhặt cát đá (Thạch Sa Tập) của thiền sư Muju (Vô Trú ) 1 - 15
Thiền Sư Muju ( Vô Trú ) * đăng lúc 08:59:44 AM, Oct 18, 2014 * Số lần xem: 12483
Hình ảnh
#1

 

 Ðây là những câu chuyện dịch từ một tập sách nhan đề là Shaseki-shu ( Thạch Sa Tập ) do một thiền sư Nhật tên là Muju ( Vô Trú )viết vào cuối thế kỷ 13 , và những câu huyện vui của các nhà sư Thiền trích từ nhiều tập sách khác nhau đã được xuất bản ở Nhật trong vòng thế kỷ này. 
    
 Trích Góp Nhặt Cát Đá

1
Thế À?

Thiền sư Hakuin được những người chung quanh ca tụng là người sống trong sạch. Một gia đình người Nhật có một tiệm bán thực phẩm gần nơi Hakuin ở. Họ có một cô con gái xinh đẹp. Bất ngờ, một hôm cha mẹ cô gái khám phá ra cô có thai.

Việc này làm cha mẹ cô gái nổi giận. Cô gái không chịu thú nhận người đàn ông cô chung đụng là ai, nhưng sau bao nhiêu là phiền phức, cuối cùng lại là Hakuin.

Phẫn nộ vô cùng, cô gái nghĩ ngay đến vị thần này. Hakuin chỉ thốt lên vỏn vẹn hai tiếng:

“Thế à?” rồi thôi.

Sau khi đứa bé sinh ra, nó được mang tới trao Hakuin. Lúc đó Hakuin đã mất hết danh dự, nhưng việc này không làm Hakuin buồn. Hakuin săn sóc đứa bé rất tử tế, Hakuin xin sữa của những bà mẹ hàng xóm và những đồ dùng cần thiết cho đứa bé.

Một năm sau cô gái không chịu đựng được nữa. Nàng nói thật với cha mẹ nàng- rằng người cha thật sự của đứa bé không phải là Hakuin mà là một thanh niên bán cá ngoài chợ.

Lập tức cha mẹ đứa bé đến ngay Hakuin xin Hakuin tha lỗi, chuyện xin lỗi dài dòng, và xin đem đứa bé về.

Hakuin ưng thuận. Khi trao lại đứa bé, Hakuin cũng chỉ thốt hai tiếng: “Thế à?”


2

Ðược Viên Kim Cương Trên Con Ðường Lầy


    Gudo là sư phụ của Hoàng đế . Tuy nhiên , Gudo thường rong chơi một mình như một tên ăn mày lang thang . Một hôm Gudo đang trên con đường đến
Edo , trung tâm văn hóa chính trị của một thủ phủ , Gudo đến một làng nhỏ tên là Takenaka . Trời chiều và mưa rơi nặng hạt . Gudo bị ướt như chuột lột . Ðôi dép rơm của Gudo tả tơi . Gudo để ý có bốn năm đôi dép trong cửa sổ của một nông gia ở gần làng và định mua một đôi .
    Thiếu phụ dâng dép cho Gudo , thấy Gudo bị ướt quá , mời Gudo ở lại nhà đêm đó . Gudo nhận lời , cám ơn nàng . Gudo bước vào nhà , đọc kinh trước bàn thờ gia đình . Rồi thiếu phụ giới thiệu Mẹ và các con của nàng với Gudo . Thấy cả nhà đều buồn , Gudo hỏi có việc gì quấy . Thiếu phụ đáp :
    _ “ Chồng tôi là một người đánh bạc và nghiện rượu . Khi ăn , anh ấy uống rượu và trở thành thô lỗ . Khi thua , anh ấy mượn tiền của nhiều người khác . Ðôi khi say quá , anh ấy không về nhà nổi . Tôi có thể làm gì được bây giờ ?” .
    Gudo nói :” Tôi sẽ giúp chồng chị . Ðây là một ít tiền . Chị hãy mua cho tôi một hũ rượu và một ít đồ ăn ngon . Rồi chị co thể đi nghĩ . Tôi sẽ thiền định trước bàn thờ .”
    Vào khoảng nữa đêm người đàn ông về , say mềm , hắn kêu lè nhè :” Nè , bà ơi , tôi đã về nè . Bà có gì cho tôi ăn không ?” .
    Gudo nói :” Tôi có món cho anh . Tôi bị mưa không đi được , vợ anh tử tế mời tôi ở lại đây đêm nay . Ðáp lại , tôi mua một ít rượu và cá này ,anh có thể dùng được . Người đàn ông vui mừng . Hắn lập tức uống rượu và rồi ngã dài xuống nền nhà thiếp đi . Gudo ngồi thiền định bên cạnh hắn .
    Sáng hôm sau , khi người đàn ông thức dậy , hắn quên mọi chuyện đêm qua . Hắn hỏi Gudo :” Ông là ai ? Ông ở đâu tới đây ?” Gudo vẫn thiền định . Ðáp :” Tôi là Gudo ở
Kyoto và tôi sắp đến Edo
“.
    Người đàn ông rất hổ thẹn và anh ta cung kính xin lỗi vị thầy của Hoàng đế .
    Gudo mỉm cười giảng giải :
    _ “ Mọi sự ở đời đều vô thường . Ðời người chóng vánh . Nếu anh tiếp tục cờ bạc và uống rượu , anh sẽ không còn thời giờ để làm việc gì , và anh còn gây khổ cho gia đình nữa “ . Người chồng chợt tỉnh dậy như trong cơn mộng . Anh ta nói :” Ngài dậy chí phải . Làm sao tôi đền đáp được lời dạy kỳ diệu của ngài ! Hãy để tôi mang đồ đạc tiễn ngài một đoạn đường “.
    Gudo chấp thuận : “ Nếu anh muốn “.
    Hai người bắt đầu đi . Sau khi họ đi được ba dặm đường , Gudo bảo anh ta trở lại . Anh ta xin Gudo :
    _ “ Xin cho đi năm dặm nữa “.
    Hai người tiếp tục đi . Gudo nhắc :
    _ “ Bây giờ anh có thể trở về “
    Anh ta đáp :” Xin mười dặm nữa “.
    Khi mười dặm đã qua , Gudo bảo :
    _ “ Bây giờ anh hãy về đi “
    _ “ Tôi sẽ theo ngài trọn quãng đời còn lại của tôi “ , anh ta tuyên bố .
    Trong những thiền sư hiện đại ở Nhật , một bậc thầy nổi tiếng trong truyền thừa là người đắc đạo của Gudo. Danh hiệu của ông là Muna( Vô qui), người không bao giờ trở lại

 

3

Không Có Yêu Thương Tử Tế


    Một bà lão Trung Hoa giúp đỡ một nhà sư hơn hai nươi năm . Bà dựng cho nhà sư một căn lều và nuôi ông ăn uống đầy đủ trong lúc ông thiền định . Cuối cùng bà muốn biết nhà sư đã tiến bộ thế nào trong suốt thời gian qua .
    Muốn biết rõ ràng , bà lão đến nhờ một cô gái giàu dục vọng . Bà bảo cô gái :” Hãy đến ông ta và bất ngờ hỏi ông :” Gì nào ?” .
    Cô gái dến viếng nhà sư và vuốt ve nhà sư một cách rất tự nhiên rồi hỏi nhà sư đối xử với mình như thế nào .
    Nhà sư đáp một cách thơ mộng :
    _ “ Một cây cổ thụ mọc trên núi đá lạnh lẽo vào mùa đông . Không nơi nào là không ấm áp “ .
    Cô gái trở về kể lại tất cả những gì nhà sư đã nói . Bà lão giận dữ than :
    _ “ Nghĩ ta đã nuôi dưỡng hắn hai chục năm trời ! hắn không thèm chú ý đến sự đòi hỏi của cô , hắn không có ý định cắt nghĩa điều kiện của cô . Hắn không cần đáp ứng sự đam mê , nhưng ít nhất hắn cũng phải tỏ ra có một chút từ tâm chứ “.
    Lập tức bà lão đến đốt rụi căn lều của nhà sư .

 

4

Ðại Lãng ( Sóng Lớn )


    Một tay đô vật nổi danh tên là O- nami (Ðại Lãng ) sống vào đầu thời Minh Trị .
    O-nami mạnh vô cùng và biết thuật đấu vật . Trong những cuộc đấu riêng tư anh ta đã đánh bại luôn cả thầy , nhưng anh ta lại bị những học trò mình ném xuống đài trong cuộc đấu công khai . Anh ta cảm thấy xấu hổ vô cùng .
    O-nami thấy cần sự giúp đỡ của một Thiền Sư . Hakuin, một Thiền sư lang thang , đang dừng bước tại một ngôi đền nhỏ ở gần đấy , vì thế O-nami đến viếng Hakuin và nói cho Hakuin nghe chuyện buồn của mình . Hakuin khuyên :
    _ “ Tên anh là Ðại Lãng , vậy tối nay hãy ở lại đây . Hãy tưởng tượng anh là những cơn sóng to lớn nhất . Anh sẽ là một tay đấu vật không cần sợ hãi nữa . Anh sẽ là những cơn sóng khổng lồ đó , đang đùa quét hết tất cả mọi vật trước mặt , đang nuốt chửng tất cả con đường của chúng . Hãy làm như thế và anh sẽ là một tay đấu vật vô địch trên đất này “.
    Hakuin rút lui . O-nami ngồi trầm tư , cố gắng tưởng tượng mình là những con sóng . O-nami nghĩ đến nhiều vật khác nhau . Rồi từ từ anh ta chuyển sang cảm giác thấy sóng càng lúc càng nhiều . Ðêm càng khuya , sóng càng lớn . Chúng quát sạch tất cả những bông hoa cắm trong những chiếc độc bình . Ngay cả tượng Phật trên bàn thờ cũng bị ngập lụt . Trước khi trời sáng , ngôi đền chỉ còn là một cơn thủy triều dâng lên của biển cả mênh mông .
    Sáng hôm sau , Hakuin tìm thấy O-nami còn đang thiền định , trên mặt anh ta thoáng nhẹ một nụ cười . Hakuin đập nhẹ vào vai nhà đô vật :
    _ “ Bây giờ thì không còn gì có thể quấy rầy anh được nữa . Anh là những con sóng đó . Anh sẽ quét sạch mọi vật trước mặt anh “.
    Ngay hôm đó , O-nami vào cuộc đấu trắc nghiệm . Anh ta đã thắng . Sau đó , ở Nhật không ai đánh bại anh ta được .

 

5

Bài Thơ Cuối Cùng Của HoShin


    Thiền sư Hoshin đã sống ở Trung Hoa nhiều năm .
    Rồi Hoshin trở về miền đông bắc Nhật Bản , ở đây Hoshin dạy nhiều đệ tử . Khi thấy mình đã già lắm rồi . Hoshin kể lại cho các đệ tử một câu chuyện mà Hoshin đã nghe được lúc Hoshin còn ở Trung Hoa . Câu chuyện như thế này :
    _ Vào ngày hai mươi lăm tháng chạp một năm nọ , Tokufu thấy mình đã quá già và biết mình sắp chết , Tokufu nói với các đệ tử :” Ta sẽ không sống đến sang năm, vậy các anh hãy cư xử tốt với ta trong năm này đi “.
    Các đệ tử tưởng ông nói đùa , nhưng Tokufu là một bậc thầy có tấm lòng độ lượng , nên mỗi người trong bọn họ thay phiên đãi tiệc Tokufu vào những ngày cuối năm .
    Vào một buổi chiều năm mới , Tokufu kết luận :
    _ “ Các con đã đối xử tốt với ta . Ta sẽ giả từ vào chiều mai , khi tuyết ngừng rơi “.
    Các môn đệ của Tokufu đều cười cho rằng Tokufu đang đóng trò và nói chuyện vô lý bởi vì đêm nay trời đất quang đãng , thì làm gì có tuyết rơi , và ngày kế các đệ tử không tìm thấy tokufu đâu cả . Họ chạy vào thiền phòng , Tokufu đã qua đời ở đó .
    Hoshin , người đã kể lại câu chuyện này , nói với các đệ tử mình :” Một thiền sư không cần phải nói trước việc từ giã cõi đời của mình , nhưng nếu ông ta thật sự muốn làm thế , ông ta có thể làm được “.
    Một đệ tử hỏi :” Thầy làm được ?”
    Hoshin đáp :” Ðược , Ta sẽ nói cho các con biết những gì ta có thể làm được những gì ta có thể làm được trong bảy ngày sắp tới kể từ bây giờ đây “.
    Không một đệ tử nào tin lời Hoshin , hầu hết họ đã quên mất câu chuyện hôm trước khi Hoshin gọi họ đến quanh mình . Hoshin nhắc :
    “ Bảy ngày đã qua . Thầy đã nói thầy sẽ giã biệt các con . Theo thường lệ , thầy phải viết một bài thơ để vĩnh biệt , nhưng thầy không phải là thi sĩ cũng không phải là người viết chữ đẹp . Vậy một anh nào trong các con hãy viết lại những lời cuối cùng của thầy “.
    Các đệ tử cho rằng Hoshin đùa , nhưng một người trong bọn họ bắt đầu viết :
    Hoshin ho?i “ Con sẵn sàng chưa ?”
    Người viết đáp :” vâng , bạch thầy “.
    Rồi Hoshin đọc :
    “ Ta đến từ tánh sáng
    Và trở về với tánh sáng .
    Tánh sáng là gì ?
    Bài thơ là một dòng ngắn gồn bốn hàng như thường lệ , vì thế người đệ tử nói :” Bạch thầy chúng con là một dòng ngắn “.
    Hoshin hét lên một tiếng : “ Kaa ! “ như tiếng gầm của một con sư tử đã chiến thắng , rồi ra đi .

 

6

Người Trung Hoa Hạnh Phúc


    Bất cứ người nào đến Chinatowna ở Mỹ Châu cũng sẽ chú mắt đến những thân tượng của một người béo phệ mang một chiếc bị vải bự . Những người thương gia Trung Hoa gọi ông là người Trung Hoa hạnh phúc hay ông Phật cười .
    Vị Hotei này sống vào đời nhà Ðường . Ông không muốn tự gọi mình là Thiền sư cũng không muốn thu nhận đệ tử . Thay vì ông bước lang thang trên đường phố với một cái bị vải lớn mà trong đó ông đưng những món quà như kẹo , trái cây , hay hạt dẻ . Ông tặng những món quà này cho những đứa trẻ con vây quanh ông để vui đùa . Ông đã tạo những đường phố thành một khu vườn trẻ .
    Bất kỳ lúc nào ông gặp một người hiến mình cho Thiền ông cũng chìa tay ra , nói :
    _ “ Hãy cho tôi một xu “. Và nếu có kẽ nào ngõ ý mời ông vào một ngôi đền để dạy cho những kẽ khác , ông bèn đáp:” hãy cho tôi một xu “.
    Một lần nọ , ông đang bận việc vui đùa , một Thiền sư khác bất ngờ theo hỏi ông :
    _ “Ý nghĩa của Thiền là gì ?”
    Lập tức vị Hotei này thả rơi cái bị xuống mặt đất im lặng trả lời . Người kia hỏi :
    _ “ Rồi , sự hoạt dụng của Thiền là gì ?” .
    Lập tức Người Trung Hoa Hạnh Phúc này du chiếc bị vải lên vai rồi tiếp tục bước đi .

 

7

Một Ông Phật


    Ở
Tokyo vào thời Minh Trị có hai Thiền Sư nổi bậc với hai cá tính trái ngươc hẳn nhau . Một người tên là Unsho , một đại sư ơ Shingon , Unsho giữ giới luật của Phật một cách nghiêm chỉnh . Unsho không bao giờ uống rượu dù chỉ một giọt nhỏ , cũng không dùng cơm sau mười một giờ vào buổi sáng . Một người khác tên là Tanzan , là một giáo sư triết học ở Ðại học Hoànggia Nhật , không bao giờ để ý đến giới luật . Khi nào thích ăn , Tanzan ăn và khi nào thích ngủ ngày , Tanzan ngủ .
    Một hôm Unsho đến viếng Tanzan , nhằm lúc Tanzan đang uống rượu , mặc dù lưỡi của một Phật tử thì không được nhiễm một giọt nhỏ nào cái thứ nước độc hại đó .
    Tanzan đón mừng Unsho :
    _ “ Ồ chào sư huynh . Anh có uống rượu không ?” .
    Unsho nghiêm giọng phàn nàn :
    _ “ Tôi không bao giờ uống rượu “.
    Tanzan nói :
    _ “ Một người không biết uống rượu không phải là người “.
    Unsho nổi sùng kêu lên :
    _ “ Anh muốn bảo tôi bất nhân . Ðúng . Bởi vì tôi không dầm mình trong những thứ nước độc ấy ! Rồi nếu tôi không là người , tôi là cái gì ?”
    Tanzan tươi cười đáp :
    _ “ Một ông Phật “

 

8

Không Xa Phật Tánh


    Một sinh viên đến viếng Gassan và hỏi :
    _ “ Thầy đã đọc Thánh kinh Kytô chưa ?”
    Gassan bảo :
    _ “ Chưa hãy đọc tôi nghe “ .
    Sinh viên mở Thánh kinh ra và đọc sách Thánh Matthew :
    _ “ Còn phần quần áo , các ngươi lo lắng làm chi ? Hãy ngắm xem hoa huệ ngoài đồng mọc lên thể nào ; chẳng làm khó nhọc , cũng không khéo chỉ ; nhưng ta phán cùng các ngươi , dẫu vua Salomon sang trọng đến đâu , cũng không mặc được áo tốt như một hoa nào trong giống đó … Vậy chớ lo lắng chi ngày mai , vì ngày mai sẽ lo việc vì ngày mai “.
    Gassan nói :
    _ “ Ai nói những lời đó tôi cho là một người đã giác ngộ “.
    Sinh viên đọc tiếp :
    _” Hãy xin sẽ được ; hãy tìn sẽ gặp ; hãy gõ sẽ mở cho. Bởi vì hễ ai xin thì được ; ai tìm thì gặp ; ai gõ thì được mở “.
    Gassan phê bình :
    _ “ Thật là tuyệt . Ai nói điều đó không xa Phật tánh “.

 

9

Người Ta Không Thể Ăn Cắp Mặt Trăng


    Ryuokan là một Thiền sư sống một cuộc đời đơn giản nhất ttrong một căn lều nhỏ dưới chân một hòn núi .
    Một buổi chiều , một tên trộm viếng lều của Ryuokan lục soát lấy đồ .
    Ryuokan về bắt gặp hắn đang lục soát nói :
    _ “ Có lẽ anh từ xa đến đây để viếng tôi . Vô lẽ anh trở về tay không sao . Hãy lấy quần áo của tôi để làm một món quà “.
    Tên trộm ngạc nhiên . Hắn lấy quần áo của Ryuokan rồi tẩu thoát . Ryuokan ngồi trần truồng , ngước mắt nhìn trăng thơ mộng :
    _ “ Hỡi người bạn nghèo khổ ! Ước gì ta có thể cho anh mặt trăng đẹp này “.

 

10

Câu Chuyện Shunkai


    Tuyệt đại mỹ nhân Shunkai , có một tên khác là Suzu , bị bắt buộc phải lập gia đình trái với ý muốn của nàng Khi Shunkai còn nhỏ tuổi quá . Sau này , khi cuộc hôn nhân đã kết thúc , Shunkai theo học triết học ở một trường đại học .
    Nhìn thấy Shunkai là phải yêu nàng . Luôn luôn và bất cứ nơi nào nàng bước chân đến là có kẽ yêu nàng , và chíng nàng cũng yêu nhiều người . Tìh yêu đã đến với Shunkai ở đại học , và sau này , khi triết học không làm Shunkai thỏa mãn . Shunkai đến viếng một ngôi đền để học Thiền , nhiều Thiền sinh yêu nàng . Toànthể cuộc đời Shunkai đẫm ướt tình yêu . Cuối cùng đến
Kyoto , Shunkai mới trở thành một Thiền sư thật sự . Những sư huynh đệ của Shunkai ở một ngôi đền phụ thuộc đền Kennin đã ca ngợi lòng chân thành của Shunkai . Một người trong bọn họ đã chứng tỏ tinh tần đồng chí hướng với Shunkai bằng cách đã giúp đỡ Shunkai trong việc nắm vững căn bản Thiền học .
    Sư trưởng của đền Kennin , Mokurai có nghĩa là Im lặng Sấm Sét là một người nghiêm khắc . Mokurai tự giữ giới luật rất nghiêm trang và muốc các đệ tử cũng làm như mình .
    Ở nước Nhật hiện thời , dù bất cứ nhiệt tâm nào dường như các tu sĩ đã đánh mất tinh thần Phật giáo , vì họ có vợ . Mokurai thường xách chổi đuổi những người đàn bà khi ông tìm thấy họ ở bất cứ nơi nào trong ngôi đền của ông . Nhưng Mokurai càng quét đuổi nhiều bà vợ đó chừng nào thì dường nghư họ càng trở lại nhiều chừng ấy .
    Trong ngôi đền đặc biệt này , bà vợ của tu sĩ trưởng nổi ghen với sự chăm chỉ và sắc đẹp của Shunkai . Nghe các đệ tử ca ngợi sự hành Thiền trang nghiêm của Shunkai , bà vợ tu sĩ trưởng ngứa ngáy khó chịu . Cuối cùng bà phao đồn về việc Shunkai với một thanh niên bạn . Vì thế Shunka và anh bạn bị trục xuất ra .
    Shunkai nghĩ :” Có thể ta đã gây nên một lỗi lầm về chuyện yêu đương , nhưng bà ấy sẽ không thể ở lại ngôi đền đó được , nếu bạn ta bị đối xử quá bất công như thế “’
    Ðêm đó , Shunkai mang một thùng dầu hỏa châm kửa đốt rụi ngôi đền đã xây hai mươi lăm năm này .
    Sáng hôm sau Shunkai thấy mình bị cảnh sát bắt giữ .
    Một luật sư trẻ thích Shunkai và cố gắng giúp nàng được nhẹ tội . Nhưng Shunkai bảo vị luật sư rằng :” Ðừng , đừng giúp tôi làm gì , biết đâu tôi lại quyết định làm một việc gì khác rồi tôi lại ngồi tù nữa . Vô ích “.
    Cuối cùng Shunkai bị tuyên án bảy năm tù . Shunkai lại được một cai tù sáu mươi tuổi thả ra vì ông ta cũng say mê nàng .
    Nhưng bây giờ người ta xem nàng như một “ con chim tù “. Không ai còn muốn giao kết với Shunkai . Cả đến các Thiền nhân , những người được cho là tin vào sự giác ngộ ngay trong đời này và với thân này , tất cả đều tránh nàng . Shunkai đã nhìn thấy Thiền là một việc và những kẽ theo Thiền là một việc khác hẳn hoàn toàn , Những người thân thuộc của Shunkai cũng không còn gì . Shunkai trở thành người bệnh tật , và yếu đuối . Shunkai gặp một tu sĩ Shinatru , nàng niệm danh hiệu của Ðức Phật A Di Ðà . Shunkai đã tìm được nơi đây một chút an ủi thanh bình của tâm hồn . Shunkai đã qua đời khi nàng còn đẹp tuyệt trần và chưa đầy ba mươi tuổi .
    Shunkai đã viết lại câu chuyện đời nàng trong một sự cố gắng hữu ích để hổ trợ cho chính nàng . Một phần nhỏ câu chuyện này được nàng kể cho một người đàn bà khác ghi lại . Vì thế câu chuyện đã đến tai người dân Nhật . Những người đã từ chối Shunkai , những người đã phỉ báng và oán ghghét Shunkai , bây giờ đọc lại chuyện đời Shunkai với những giọt lệ ăn năn .

 

11

Shoun và Mẹ


    Shoun là Thiền sư của Soto . Cha Shoun qua đời khi Shoun còn là một đệ tử , để lại cho Shoun phải săn sóc một bà mẹ già .
    Bất khi nào đến Thiền phòng Shoun cũng đem mẹ theo . Vì mẹ củ Shoun cùng đi với Shoun nên khi Shoun viếng các tu viện Shoun không thể ở chung với các nhà sư khác được , Vì thế , Shoun phải dựng một ngôi nhà nhỏ để ở và săn sóc mẹ ở đó . Shoun chép thuê những kinh điển và những bài kệ để lấy tiền sinh sống và nuôi dưỡng mẹ già .
    Khi Shoun mua cá cho mẹ , người ta chế riễu Shoun , vì một nhà sư không được ăn cá . Nhưng Shoun không quan tâm . Tuy nhiên , mẹ Shoun đau đớn khi nghe những người khác chế riễu con mình . Cuối cùng bà bảo Shoun :
    _” Mẹ nghĩ mẹ nên làm một ni cô . Mẹ cùng có thể là một người ăn rau đậu được “. Bà trở thành một ni cô và hai mẹ con cùng nhau học tập .
    Shoun thích âm nhạc và là một nhạc sư đàn Tỳ bà , thứ đàn mà mẹ Shoun cũng có thể chơi được . Vào những đêm trăng tròn hai mẹ con cùng hòa đàn với nhau .
    Một đêm kia , một thiếu phụ có việc đi ngang qua nhà Shoun , dừng lại nghe nhạc . Quá xúc động thiếu phụ mời Shoun đến viếng nhà mình vào chiều hôm sau để chơi nhạc , Shoun nhận lời . Vài ngày sau đó , Shoun gặp thiếu phụ trên đường và cám ơn nàng đã tiếp đãi mình tử tế . Người ta chế riễu Shoun về việc viếng chơi nhà một thiếu phụ ở thành phố .
    Một hôm , Shoun phải đến một ngôi đền ở xa để giảng dạy . Một tháng sau , Shoun trở về nhà thấy mẹ mình đã chết . Bạn bè không biết Shoun ở đâu mà tìm , vì thế đám táng cử hành .
    Shoun bước tới gõ đầu thiền trượng vào quan tài , nói :” Thưa mẹ , con đã về”.
    Rồi Shoun trả lời thay mẹ :
    _ “ Con ơi , Mẹ mừng thấy mặt con đã về “.
    Shoun đáp :
    _ “ Vâng , thưa Mẹ con cũng mừng lắm “.
    Rồi Shoun bảo những người xung quanh :
    _ “ Nghi lễ đám táng đã xong. Các người có thể chôn được rồi “.
    Khi Shoun già và biết cái chết sắp đến với mình . Vào một buổi sáng , Shoun gọi các đệ tử tụ họp quanh mình . Shoun bảo họ rằng mình sắp ra đi vào lúc trưa . Shoun đốt hương trước hình Mẹ và người thầy cũ của mình , viết một bài thơ :
    “ Năm mươi sáu năm ta đã sống hết sức ta ,
    Ta đã tạo con đường riêng của ta trong cõi trần gian này .
    Bây giờ mưa đã hết , mây trời đã quang đãng ,
    Bầu trời xanh có một mặt trăng tròn . “
    Các đệ tử tụng kinh cầu nguyện và Shoun đã ra đi trong tiếng kinh cầu .

 

12

Hà Tiện Lời Dạy


    Một y sĩ trẻ ở
Tokyo tên là Kusuda gặp một người bạn đang nghiên cứu Thiền . Vị y sĩ trẻ này hỏi bạn :
    _ “ Thiền là gì ? “.
    Người bạn đáp :
    _ “ Tôi không thể bảo bạn nó là gì , nhưng điều chắc chắn , nếu bạn hiểu Thiền , bạn không sợ chết nữa . “
    Kusuda nói :
    _ “ Hay , Tôi sẽ thử coi . Tôi tìm thầy ở đâu bây giờ ? “ .
    Người bạn đáp :
    _ “ Hãy đến thầy Nanin “.
    Vì thế Kusuda đến viếng Nan-in . Anh ta manh theo một lưỡi kiếm sài hai tấc rưỡi để coi thầy Nanin có sợ chết không cho biết .
    Chợt thấy Kusuda , Nan-in kêu lên :
    _ “Ồ chào anh . Anh khỏe không ? Chúng ta lâu lắm rồi không gặp nhau !” .
    Việc này khiến Kusuda bối rối , anh ta đáp :
    _ “ Trước giờ chúng ta chưa bao giờ gặp nhau mà “. Na-in đáp :
    _ “Ðúng thế . Tôi nhầm anh với một y sĩ khác đã theo học Thiền ở đây “.
    Việc bắt đầu như thế , Kusuda mất cơ hội thử thầy , anh ta xin Nan-in học Thiền một cách rất miễn cưỡng .
    Nan-in bảo :
    _ “ Thiền không khó . Nếu anh là y sĩ hãy chữa trị tử tế cho bệnh nhân . Ðó là Thiền “.
    Kusuda viếng Nan-in ba lần . Mỗi lần Nan-in đều bảo :
    _ “ Một y sĩ không được phí thời giờ ở đây . Hãy về săn sóc bệnh nhân đi “.
    Thật là tối mù mù đối với Kusuda , làm sao một lời dạy như thế có thể làm cho ai hết sợ chết được . Vì thế , trong lần viếng thứ tư , anh ta phàn nàn :
    _ “ Bạn con bảo rằng một người học Thiền sẽ không sợ chết . Mỗi khi con đến đây thầy đều bảo về chăm sóc bệnh nhân , Con hiểu điều đó lắm . Nếu cái đó là cái được Thầy gọi là Thiền , con không viếng Thầy nữa đâu “.
    Nan-in mỉm cười vổ nhẹ Y sĩ :
    _ “ Ta xử với anh hơi có nghiêm khắc . Ðể ta cho anh một công án “.
    Nan-in giới thiệu cho Kusuda công án : KHÔNG của thiền sư Triệu Châu để vượt qua. Nó là vấn đề giác ngộ tâm đầu tiên trong một cuốn sách gọ là Vô Môn Quan .
    Kusuda suy tư về công án “ Không “ này trong hai năm . Sau cùng , anh ta nghĩ rằng mình đã đạt được cái tánh chắc chắn của tâm . Nhưng Nan-n phê bình : “ Con chưa vào được “. Kusuda tiếp tục chú tâm thêm một năm rưỡi nữa . Tâm anh ta trở nên yên tịnh . Các vấn đề được hóa giải . Cái Không trở thành chân lý , Kusuda phục vụ bệnh nhân tử tế , và không có ngay cả việc hiểu nó nữa , Kusuda thoát khỏi sự lo âu sống chết .
    Rồi khi Kusuda viếng Nan-in . Ông thầy già của Kusuda chỉ mỉm cười .

 

13

Một Ngụ Ngôn


    Phật kể một ngụ ngôn trong kinh :
    Một người đàn ông băng qua một cánh đồng gặp một con cọp giữa đường . Anh ta chạy trốn , cọp đuổi theo. Ðên một vực sâu , anh nắm được rễ nho và đu mình sang bên kia . Cọp ở trên dọa anh ta . Sợ hãi ,người đán ông nhìn xuống, dưới xa , một con cọp khác đang đợi anh ta . Giúp anh ta chỉ có dây nho .
    Hai con chuột , một trắng một đen , từ từ bắt đầu gặm mòn rễ nho . Người đàn ông nhìn thấy một trái dâu thơm ngon gần đó . Một tay nắm dây nho , một tay thò qua hái trái dâu . Ôi , trái dâu ngon ngọt làm sao !

 

14

Am Thanh Của Một Bàn Tay


    Ðại sư đền Kennin là Mokura _ Im Lặng Sấm Sét , Mokurai có một chú bé hầu cận tên là Toyo . Toyo chỉ mới mười hai tuổi . Toya thấy những đệ tử khác mỗi sáng và chiều vào phòng thầy để thụ giáo tham thiền ( hay là sự chỉ dẫn từng người nhận công án để chận đứng sự lang thang của tâm thức ).
    Toyo cũng thích tham thiền .
    Mokurai bảo : “ Hãy đợi ít lâu . Con còn nhỏ lắm “. Nhưng chú bé quyết ý , vì thế cuối cùng Mokurai , phải làm vừa lòng chú .
    Một buổi chiều , bé Toyo vào giờ riêng , đến cửa phòng tham thiền của Thầy . Chú đánh chuông báo hiệu sự có mặt của mình , chú cuối đầu đảnh lễ ba lần ngoài cửa rồi bước vào phòng im lặng , kính trọng ngồi xuống trước mặt thầy .
    Mokurai hỏi : “ Con nghe được âm thanh của hai bà tay vỗ vào nhau . Bây giờ con hãy chỉ cho thầy âm thanh của một bàn tay “ .
    Toyo cuối đầu bái chào thầy rồi về phòng riêng của chú để soi xét việc này . Từ trong cửa sổ của phòng chú , chú nghe tiếng nhạc của các geisha xa xa bên ngoài .
    “ A ! ta có rồi “, chú reo lên .
    Chiều hôm sau , Mokurai bảo chú minh giải âm thanh của một bàn tay . Toyo bắt đầu chơi nhạc của các geisha .
    Mokurai bảo :
    _ “ Không , không . Cái đó không bao giờ đúng . Ðó không phải là âm thanh của một bàn tay . Con chưa được chi cả “ .
    Nghĩ rằng như thế nên chấm dứt nhạc . Toyo dời chổ ở đến một nơi khác .
Chu’ lại trầm tư :
    _ “ Cái gì có thể là âm thanh của một bàn tay ? “ Chợt chú nghe tiếng róc rách của nước chảy . Chú nghĩ :” Ta được rồi ! “
    Khi Toyo gặp thầy , chú bắt chước tiếng róc rách của nước chảy .
    Mokurai hỏi :” Cái gì thế ? Ðó là tiếng nước chảy . Không phải âm thanh của một bàn tay . Hãy cố nữa “ .
    Vô ích .Toya trầm tư để lắng nghe âm thanh của một bàn tay . Chú nghe tiếng thở dài của gió . Nhưng âm thanh này cũng bị từ chối .
    Chú nghe tiếng kêu của chim cú . Âm thanh này cũng lại bị từ chối .
    Âm thanh củ một bàn tay không phải là âm thanh của những con châu chấu .
    Hơn mười lần Toyo viếng Mokurai với những âm thanh khác nhau . Tất cả đều không phải .
    Gần một năm trời Toyo suy tư lung lắm về âm thanh của một bàn tay , có thể là cái gì .
    Cuối cùng bé Toyo bước vào dự Thiền định thật sự và siêu việt qua tất cả mọi âm thanh . Sau đó chú giảng giải :
    _ “Ta không còn sưu tập nữa vì ta đã đạt được âm thanh không âm thanh “.
    Toyo đã chứng ngộ được âm thanh của một bàn tay .

 

15

Tim Tôi Bừng Cháy Như Lửa


    Soyen Shaku , Thiền sư đầu tiên đến Mỹ châu nói :
    _ “ Tim tôi bừng cháy như lửa nhưng mắt tôi nguội lạnh như tro tàn “ . Shaku đã tạo ra những qui luật sau đây để áp dụng suốt đời mình :
    _ Buổi sáng trước khi mặc áo quần , hãy thắp hương và thiền định .
    _ Hãy nghĩ vào những giờ nhất định . Hãy ăn vào những giờ nhất định . Hãy ăn đều độ và đừng bao giờ ăn đến mức thỏa mãn .
    _ Hãy tiếp khách cùng một thái độ như khi ở một mình . Khi ở một mình hãy giữ y một thái độ như lúc tiếp khách .
    _ Hãy giữ gìn lời nói và bất cứ nói điều gì phải làm theo lời nói .
    _ Khi cơ hội đến đừng để nó qua mất , hãy luôn luôn nghĩ hai lần trước khi hành động .
    _ Ðừng tiếc nuối quá khứ . Hãy nhìn về tương lai .
    _ Hãy có thái độ không sợ hãi của một anh hùng và trái tim yêu của một trẻ thơ .
    _ Lúc ngủ hãy ngủ như đã bước vào giấc ngủ cuối cùng . Lúc dậy , hãy tức kắc rời bỏ giường lại đằng sau như vứt bỏ một đôi giày cũ .

 

 

 

Ý kiến bạn đọc

Vui lòng login để gởi ý kiến. Nếu chưa có account, xin ghi danh.