Jan 15, 2025

Tùy bút - Bút ký

Từ Đường Xuống Cấp
Võ Doãn Nhẫn * đăng lúc 04:14:36 PM, Jul 24, 2009 * Số lần xem: 2131
Hình ảnh
Võ Doãn Nhẫn
#1

Thỉnh thoảng tôi kể những sinh hoạt tại trung tâm những người cao niên và những bệnh nhân cho đứa con gái nghe. Đại khái những bệnh nhân người Hoa, những khi tài xế đón xe tận nhà đưa họ tới chỗ trung tâm, đa số họ thường xuyên theo thói quen giành chỗ trước, dĩ nhiên chỗ ngồi cũng tiện nghi thuận lợi hơn khi nhìn quang cảnh chung quanh đất trời núi non đường lộ.Đa số người cao niên và bệnh nhân là người Hoa, ngôn ngữ lẽ tự nhiên nói tiếng Hoa nhiều thứ tiếng khác nhau, thậm chí người Hoa  hiểu bởi ngôn ngữ họ bất đồng, nhiều vùng,”cóc”trao đổi một vài từ ,người khác  nhiều tỉnh khác nhau như Triều Châu, Phúc Kiến, Hải Nam, họ nghe trao đổi như vịt nghe sấm. Có một bà người Việt cao niên lên xe kiếm chỗ ngồi, mấy bà người Hoa vẫn điềm nhiên ngồi yên, vẫn điềm nhiên chuyện vãn. Trong khi bà người Việt lom khom đứng yên chờ nhường ghế ngồi, bà người Hoa lấy tay phải chỉ về phía một chỗ ngồi còn trống nhưng tuyệt nhiên bà không nhúc nhích. Thấy tình trạng bế tắc như thế, tài xế mới lên tiếng Mỹ yêu cầu nhường hoặc tránh một chỗ ngồi, lúc đó nữ bệnh nhân người Hoa mới chịu đứng lên. Bà cụ người Việt đành phải cố chen một chỗ chật cứng. Lúc đã chọn được chỗ ngồi, bà cụ than phiền về cách đối xử bất lịch sự ích kỷ của bệnh nhân người Hoa. Nghe tôi kể lể sự tình xong, đứa con gái mỉm cười cất tiếng:
- Tại vì họ là những người Hoa, con biết. Trước đây con có làm việc ở hãng IBM chung với một số người. Trước, con lấy làm lạ bởi thái độ tính tình của một số người này nhưng bây giờ thì con hiểu. Hóa ra họ từ Hoa Lục tìm cách trốn ra nước ngoài, chắc là họ tạm cư ở đảo Đài Loan rồi tìm cách di cư sang Mỹ. Khi còn Hoa Lục, họ sống rất khổ, thiếu ăn thiếu mặc, đối với của cải tiền tài vật chất, họ coi rất quý, rất trân trọng. Rồi với thời gian, họ sinh ra keo kiệt bủn xỉn hà tiện, lúc nào cũng bo bo giữ lấy tiền bạc của cải. Trước, họ thuộc giai cấp bần nông vô sản; ngày nay có chút máu mặt nhưng quen rồi, họ giữ khư khư tính nào tật ấy. Tập quán là một bản tính thứ hai, giáo sư Triết thuộc bài quá mà.
Suy đi nghiệm lại, tôi thấy đứa con gái tôi giải thích sự việc, không phải là không có lý. Tôi sẽ lý giải tình trạng giành dân chiếm đất sau 75.
1.- Tôi được chấm và giải tử vi cho tôi khá muộn màng, mãi gần tuổi ba mươi( tam thập nhi lập chớ ít sao), tôi mới được mẹ tôi nhờ người em chú bác có họ khá gần tộc họ họ Võ Doãn nhờ chú ấy chấm và giải tử vi giùm tôi. Mẹ trao cho tôi tờ chấm và giải đoán tử vi một tờ giấy trắng, tôi chăm chú đọc số mệnh cùng vận hạn cuộc đời bản thân tôi trên trang giấy:
 Tuổi Bính Tý, sinh ngày hai mươi” bảy tháng năm, giờ Mão, cốt rồng. Năm ba mươi bảy tuổi mới có công danh sự , vắn tắt ngắn gọn chỉ bấy nhiêu.”nghiệp. Số này làm quan sang trọng
Tôi vốn chẳng mặn mà say mê gì bói toán tử vi, tin tưởng ít, hoài nghi hơi nhiều. Tốt nghiệp sư phạm ra trường, tôi đi dạy năm 1961, tôi có nghề nghiệp tương đối ổn định, sao mãi tới tuổi ba mươi bảy, tôi mới có được sự nghiệp công danh? Nhưng : thứ nhất, dường khoa cử được” tả phù hữu bật”tôi có được hai số tử vi gọi là  hanh thông. Mẹ tôi nói cho tôi biết, bằng cấp nào tôi thi cũng vượt qua, thi tuyển sinh nào tôi cũng có tên trong danh sách thí sinh trúng tuyển, nhưng mẹ  thuộc hạng thứ.”trúng cách”tôi nói thêm đường khoa cử bằng cấp nào tôi cũng  Xếp hạng ưu, bình, bình thứ, còn lâu; nói tóm, tôi được ưu đãi trong tử vi văn xương văn khúc. Thứ hai: tôi có số đào hoa, hồng đào, hồng loan chiếu mệnh. Tôi  giới phụ nữ đàn bà ưa thích, thường bị tấn công hoặc kín đáo hoặc công”bị “ khai. Bản thân tôi không mấy quan tâm bởi tôi còn lo ngay ngáy về cái vụ hoãn dịch cho các nhân viên công chức. Những đồng nghiệp như tôi Đỗ Phương Anh, Tôn Thất Hà, Trương Tiếu Oanh lần lượt lên đường nhập ngũ, riêng tôi cứ thấp thỏm phập phồng không biết lúc nào ngày nào tôi tới số. Tới số đây là tới lúc tôi có lệnh gọi nhập ngũ của Nha Động Viên thuộc bộ Quốc Phòng. Sau năm 1975, cuộc sống đã đổi đời, bước sang một bước ngoặc mới. Tôi như bị mất chân đứng, giã từ vĩnh biệt Triết học, Việt Văn, giã từ Triết học duy tâm siêu hình phản động dị đoan “chủ nghĩa xã hội”mê tín(ấy thế mà sau hơn ba mươi năm, nền giáo dục dưới chế độ vẫn không thay đổi, vẫn không dám canh tân một nền giáo dục vốn đã lạc hậu lỗi thời chậm tiến : cứ thế mà học mà làm, đừng mơ mộng tới Triết Học, có lúc ăn năn không kịp). Sau năm 75, tôi như một kẻ tự do mặc dù tôi biết chắc tựa đinh đóng cột rằng rồi ra chẳng lâu lắc gì tương lai của tôi sẽ dẫy đầy những bất trắc. Nhưng mà thôi thây kệ, sự cố ra sao thì ra.
Thấy cuộc đời của tôi thật sự bị xuống cấp, tôi đâm thất vọng, chán nản, nhụt chí không còn hăng say hoạt động nữa. Chính vì chán nản thất vọng nên tôi đâm ra thích phiêu lưu mạo hiểm. Vượt biên, tôi không dám vì bản tính tôi nhát như thỏ đế, thành thực có sao nói vậy.  trầm tư bách kế bất như”Thuở sinh tiền, cha tôi chỉ thích cầu an nhàn hạ,  . Chẳng thế mà lúc còn trẻ, cha tôi được triều đình bù nhìn ở Huế phong”nhàn chức tuần vũ ở tỉnh quảng
Nam. Nhậm chức tuần vũ được mấy tháng chưa nóng đít,  thực ra chỉ là một”Yêu cầu”người dân địa phương biểu tình yêu cầu giảm thuế.   Nông dân xuống đường biểu tình đòi giảm” đòi, yêu sách.”cách nói, thực chất là  thuế. Dân Quảng Nam Quảng Ngãi có truyền thống lâu đời thường xuyên đôi co cãi  Dư luận nhỏ to xầm xì bàn tán: vô sản”Quảng Nam hay cãi, Quảng Ngãi hay co”lý.   quá và vốn có con thỏ có sẵn đằng sau đuôi, cha”rét”xúi giục giật dây. Thấy  tôi vội vội vàng vàng hấp tấp nộp đơn xin nghỉ việc sớm, về hưu non.
Ông anh . Sau năm 75, nói cho đúng vào khoảng cuối” nhát như cáy”tôi cũng thuộc loại  tháng ba đầu tháng tư năm này, miền Trung Việt Nam bị Bắc quân đe dọa trầm trọng; Thừa Thiên Đà Nẵng lần lượt lọt vào tay Cộng quân, đồng bào thiên hạ giẫm đạp lên tàu lên xe mà chạy loạn, thành phố biển hiền hòa Nha Trang trong cơn hãi hùng hấp hối.
Tói hôm ấy, cả nhà anh tôi trong đó có tôi xúm nhau để tai lắng nghe tin tức sốt dẻo và bài phỏng vấn đài phản chiến BBC Luân Đôn. Ông anh tôi rơi vào tâm trạng tuyệt vọng hốt hoảng, tương lai sụp đổ trước mắt đường cùng ngõ cụt. Ông muốn tự hủy mạng sống, kết thúc cuộc đời cho xong chuyện, khẩu súng lục đã lên nòng sẵn không rõ anh đã lấy từ đâu, từ lúc ông còn làm việc tại tòa án hay từ khi ông còn phục vụ trong quân đội Việt Nam Cộng Hòa với cấp bậc hạ sĩ quan. Khẩu súng lục nằm trên bàn sách, ông than thở rên rỉ rằng trước tình huống dầu sôi lửa bỏng thì chết quách cho xong. Các con trong nhà vội vàng chụp khẩu súng đem giấu cất. Kể từ lúc bị chứng đột quỵ, ông anh tôi không biết không  chỗ nào, dưới bụi chuối? Trong kẹt tủ?Dưới đáy sông? Lẽ” yên nghỉ”nhớ khẩu súng tất nhiên ông anh tôi không tự vẫn, anh vẫn tiếp tục sống hơn mười năm sau.
Xin trở lại nối tiếp câu chuyện: tôi quyết định xem số gọi là đào hoa trong tử vi có hiệu nghiệm ra làm sao, tôi thử phiêu lưu một chuyến giới phụ nữ khác phái có bị tôi lối cuốn quyến rũ hay không, có bị thỏi nam châm hoặc cực âm hoặc cực dương cuốn hút hay không, cực đồng danh đẩy lẫn nhau, cực không đồng danh hút lẫn nhau.Âm, dương hút cuốn quyện vào nhau, nam nữ quấn quit vào nhau là chuyện bình thường thiên hạ, nhưng hai dòng điện hoặc âm hoặc dương chạm vào nhau tất sẽ xẹt lửa! Hai người đồng tính cả hai đều giống đực hoặc cả hai đều giống cái mà vẫn quấn quit vào nhau thì...không thể hiểu được:đồng tính luyến ái  của tôi so với”Số đào hoa”homosexualité, hiện tượng bất thường bệnh hoạn.   của nhà văn Khái Hưng có kết quả tương tự: vừa thành” Số đào hoa”truyện ngắn  công một cách lố bịch, vừa thất bại một cách xấu hổ. Sau năm 75, vợ các quân nhân phải đi tù học tập cải tạo phải tự lực cánh sinh buôn tần bán tảo. Lợi dụng thời cơ, kẻ bất phùng thời là tôi đã ngỏ ý ve vãn tán tỉnh gạ gẫm người phụ nữ vắng chồng, đêm khuya phòng không chiếc bóng. Không hẹn mà gặp: một phụ nữ  tôi bị tiếng sét ái tình từ phút đầu.”phải lòng”nguyên là giáo viên môn Văn đã  Chỉ một lần trao đổi câu chuyện qua văn chương tục ngữ ca dao, người nữ giáo  nặng! Chỉ sau hơn một tuần lễ, nàng viết một bức tình thư ngỏ”cảm”viên bị... lời tâm sự, rằng nàng yêu tôi, rằng nàng là kẻ cô đơn cần được vỗ về an ủi. Trong đáp thư, tôi khéo léo tìm cách chối từ, rằng cô nàng là đồng nghiệp, rằng đối với riêng cá nhân tôi, tôi như là bạn, nói đúng hơn là một người em gái. Cô nàng vùng vằng không chịu, dứt khoát tôi phải coi cô nàng như một người yêu, một người tình. Hỡi ôi, làm sao tôi có thể chiều lòng cô nàng cho được. Lại một lần nữa, tôi từ chối.
Thực ra, cô nàng không đẹp, nhan sắc dưới trung bình, người cao dong dỏng mà gầy thân hình suôn đuột, gương mặt đầy mụn và tàn nhang, nhìn chung, cô giáo dạy Văn không có được một nét gì hấp dẫn. Mà nào tôi đâu thánh thiện gì cho cam, trời sinh ra, tôi vốn ưa thích dáng dấp mỹ miều diễm lệ mùi hương tình dục. Đôi lúc nhìn đối tượng, tôi thoáng một chút thấy ái ngại tội .” em là phụ nữ trời bắt xấu”nghiệp giùm 
Người giúp tôi chấm và giải đáp tử vi cho biết: đào hồng, đào loan chiếu mệnh là con dao hai lưỡi. Hoa hồng đẹp, có mùi thơm nhưng bao giờ lúc nào cũng có gai nhọn. Pas de roses sans épines. Keine Rose ohne Dornen. Nên đề cao cảnh giác phòng xa nữ giới nữ sắc; kính nhi viễn chi. Nhiều đấng nam nhi trượng phu tiêu tan sự nghiệp vì cánh phụ nữ. Vũ vô kiềm tỏa năng lưu khách, sắc bất ba đào dị nịch nhân.
 Mưa không bủa lưới thường” cầm khách,
.”Sắc chẳng phong ba dễ đắm người
Người đẹp yêu kiều diễm lệ với kẻ háo sắc hảo ngọt phải biết mà liệu phòng thân, nhìn từ xa thưởng thức thì được nhưng xáp lại gần, chớ.
2.- Mẹ tôi thật sự phải chịu một cổ hai tròng trong cuộc chiến tranh Quốc Cộng. Mẹ không thể không tham gia cuộc chiến. Thời ( l’ Engrenage) của triết gia kiêm nhà” Guồng Máy”cuộc khiến mẹ phải chạy theo   hào” bà mẹ chiến sĩ”văn Jean-Paul Sartre. Mẹ đóng vai sứ mệnh thiêng liêng  hùng dũng cảm của những ông ban đêm từ trên núi về tuyên truyền rỉ tai công tác. Mẹ nhiều lần bị chính quyền bắt, may mà mẹ không bị tống vô nhà lao Chợ Đầm Nha Trang.
Được trả tự do, mẹ bắt liên lạc với tên Nguyễn Trung, cũng bị tù tại nhà lao Chợ Đầm Nha Trang. Nguyễn Trung người tỉnh Thừa Thiên, đồng hương, đồng tình đồng chí hướng với mẹ.
Năm Trung cùng với mẹ ngồi trên bộ ván ngựa trắc đen láng trong một ngôi nhà ngói rộng. Ngôi nhà này do anh tôi đứng ra xây lại, sau hơn mười năm ngôi nhà từ đường bị Pháp bắn phá bằng súng cà nông từ trên đồi Trại Thủy nã xuống. Năm Trung được mẹ tôi cho phép mượn đất cất nhà ở thôn Thủy Xưởng, lẽ dĩ nhiên nhà Năm Trung cất và lợp bằng tranh vách ván. Nhà ở là hai vợ chồng có một thằng con trai độ mười tuổi, cộng với một thằng em vợ tên Phúc, độc thân, cũng làm thợ mộc như Năm Trung. Cũng xin nói thêm, Trung theo Phật giáo, hằng ngày hằng đêm Trung khoác áo tràng đọc kinh gõ mõ.
Vào năm 1973, Năm Trung muốn mua một thửa đất thổ mộ nhỏ, dụng ý để cất nhà, nhà ngói hoặc nhà tranh không biết. Việc bán đất thổ mộ, mẹ đồng ý, anh tôi không phản đối. Nói cho đúng, sự cư xử đối đãi Năm Trung như kẻ thân thuộc trong gia đình và chính Năm Trung đã thân hành tự tay làm nhà làm cửa cho vợ chồng tôi ở đã ngót ba năm nay. Việc làm thủ tục đất thổ mộ làm chủ do một người bác ruột tôi đã mất từ lâu và chính bác tôi làm chủ vạt đất ấy: họ và tên của bác là Võ Doãn Mân, ngôi mộ của người chết vẫn im lìm nằm yên trên vạt đất. Cũng cần nói thêm cho rõ: tiền bán đất do vợ chồng Năm Trung đặt tiền trước, thời giá lúc bấy giờ là một trăm năm chục ngàn đồng bạc Việt
Nam
. Tiền đất do mẹ tôi giữ, bà lo chữa bệnh bao tử kinh niên tại các hiệu thuốc Tây. Năm Trung nhờ ông anh hiện đương làm việc ở Tòa Án Sơ Thẩm lo giùm việc chứng nhận của chủ đất ông Võ Doãn Mân.
Không rõ sở hữu chủ đất thổ mộ Thủy Xưởng của người nào, của ai: của ông nội tôi, của bà nội tôi, bà nội đích, hay bà nội thứ? Tôi nghĩ, quyền sở hữu chủ đất của Võ Doãn Mân không có gì khó, chẳng hạn Biên bản Thế vì Khai sinh, Biên bản Thế vì Giá thú( bởi những Nhân Thế Bộ bị thất lạc trong thời chiến tranh) được làm ở các Tòa Án.
Vài ngày sau, ông anh cho biết giấy sở hữu chủ đất của Võ Doãn Mân không thể làm được, bởi giấy thuộc quyền sở hữu chủ đất của Võ Doãn Mân đã mất từ lâu không có bản sao làm chứng từ, nói tóm, vạt đất trên nguyên tắc thuộc quyền sở hữu bất động sản của Võ Doãn Mân không thể chuyển nhượng không thể bán cho ai được.
Độ vài ba ngày sau đó, Năm Trung thân hành đến gặp mẹ tôi, y nói:
- Bác cho tôi lại số tiền tôi đưa bác hôm trước để tôi về kiếm cách mua thửa đất mai sau cất nhà.
- Số tiền bác đưa trước một trăm năm chục ngàn mua lại vạt đất thổ mộ bên Thủy Xưởng đó hả?
- Dạ.
- Tiền đó bác đi mua thuốc chữa bệnh đau bao tử hết rồi còn đâu nữa.
- Bác nói giỡn. Bác có thấy đau bệnh gì đâu.
- Bác nói thiệt. Số tiền đó bác tiêu chữa bệnh nay cũng gần hết rồi.
- Tôi cần một số tiền thuê đất trước chùa Long Sơn một trại cưa để làm ăn.
Thấy hoàn cảnh khó xử như thế, vợ chồng chúng tôi đành phải trả số tiền một trăm năm chục ngàn đồng mẹ tôi trót tiêu vào việc thuốc thang bệnh tật. Thiếu nợ thì phải trả. Luật là luật, không tình không cảm, không khoan nhượng. Năm Trung không nhớ đến hoàn cảnh neo đơn khó khăn lúc mới ra khỏi nhà tù được mẹ tôi phần nào cưu mang giúp đỡ.
Một lần nữa, tôi thấy tâm tính ông anh tôi vốn nhát như cáy. Tìm cách làm giấy làm chủ đất ông Võ Doãn Mân chết mất đất từ đời thuở nào, chỉ cần hợp thức hóa giấy tờ sở hữu chủ đất, tôi nghĩ không khó, huống hồ ông anh tôi vốn là một công chức làm việc từng mấy chục năm nay. Bản tính ông anh tôi vừa nhát lại vừa cầu an, vừa ngại khó.
Ông Võ Doãn Mân có liên hệ họ hàng cật ruột ra sao, thật tình tôi không biết rõ, bởi lúc ấy tôi còn quá nhỏ chưa biết tổ tông dòng họ ra sao; hơn nữa, ông lại mất sớm, gia đình vợ con chưa có. Ông Mân tên thật là bác Ấm Ba? Hay ông Mân tên thật là chú Ấm Sáu mặc dù bác Ấm Ba, chú Ấm Sáu đều là con ruột của ông nội là ông Võ Doãn Tuân? Thuở còn sinh tiền, mỗi khi nhắc đến mẫu đất thổ mộ bên Thủy Xưởng, cha tôi thường nhắc tới mộ ông nội, mộ bà nội, mộ chú Tú, mộ bác Ấm Ba, mộ chú Ấm Sáu nhưng tuyệt nhiên cha tôi không nói cho tôi biết bác Ấm Ba, chú Ấm Sáu có họ hàng máu mủ ruột thịt thân thiết với cha tôi ra làm sao. Mỗi lần đi tảo mộ vào  đằng này là mộ của bác Ấm Ba, đằng kia là mộ chú”lúc cận Tết, người chỉ nói,  . Hết. May mà tôi biết mộ của chú Tú Võ Doãn Khôi, em ruột cha tôi.”Ấm Sáu 
Thấy không được hợp thức hóa chủ quyền vạt đất thổ mộ, đòi được tiền đặt cọc, Năm Trung tiếp tục mở rộng kinh doanh nghề mộc, tậu thêm máy cưa máy bào máy đục khiến xưởng mộc Năm Trung ngày càng phát triển. Thấy thửa đất thổ mộ vẫn bình yên không mua chẳng bán gì được, một ít gia đình mon men tính chuyện bất lương, kiếm cách xây nhà trái phép để...ở mà gia đình con cái của thím xã Bảy là một điển hình. Gia đình thím xã Bảy cótất cả năm người con, tất cả đều con trai, con trai đầu lòng tên...Chó Con, đã có vợ chưa có con, con thứ tên Thừa, con tiếp theo tên Trọng, con kế tiếp tên Khanh và người con cuối cùng tên Luận. Thấy gia đình mỗi ngày một đông mà nhà lại chật chội nên các người con tìm cách tự động cất nhà không xin phép. Mỗi đứa con có quyền chiếm hoặc lén lút hoặc công khai một miếng đất nho nhỏ, sao cho đủ để dựng một nếp nhà, ngói tranh không cần biết. Thế là mỗi gia đình nghiễm nhiên có một nếp nhà che mưa đụt nắng, trong lúc ông anh vẫn tiếp tục sống, vẫn tiếp tục làm việc ở một Tòa Án Sơ Thẩm tỉnh Khánh Hòa, không rõ ông có biết việc chiếm đất làm nhà trái phép, không ai cho phép. Mấy chục năm qua những gian nhà tự tiện ngang nhiên lợp dựng ấy nay đã thành có đất có nhà có chủ quản lý và có cả hộ khẩu! Khu đất thổ mộ Thủy Xưởng  có quyền đầy đủ là chủ quyền khu đất dành” pháp nhân”đã được mặc nhiên có  riêng việc chôn cất an táng những người đã khuất, kể từ hôm nay, từ đường đất đai bắt đầu xuống cấp.
Sau 1975, Năm Trung bán hối hả trại cưa, từ máy cưa, máy bào, máy đục. Lúc này Trung làm khóm trưởng thôn Thủy Xưởng phường Phước Hải, không còn ăn chay trường, không còn đêm đêm khoác áo tràng đọc kinh niệm Phật nữa, cuộc sống bắt đầu nhập thế. Vợ Năm Trung làm chi hội trưởng hội Phụ Nữ cùng thôn cùng phường, hội họp liên miên, thị trở nên hùng biện, ăn nói hoạt bát hùng hồn, khác hẳn bản tính e dè khép nép thuở nào. Đứa con trai dạo này bỗng nhiên được vô học trường Trung học Kỹ Thuật trung cấp Cầu Đá, tôi quên nói đứa học trò trường Trung Học Kỹ Thuật ấy tên là Nguyễn Bá Cường. Nhờ thời nhờ thế Cường lớn lên, lập gia đình ăn nên làm ra. Lúc còn hàn vi đi học, học trò cả .” cường hào ác bá”trai lẫn gái đã gán Nguyễn Bá Cường một biệt danh là 
Tôi nhớ vào lúc giữa buổi sáng, tôi lọc cọc đạp xe đạp cà tàng về nhà. Vợ chồng xin , lăn xuống chợ Đầm kiếm sống. Vào gian nhà ngang,” gõ đầu trẻ”thôi làm nghề  Nguyễn Trung đến đó không biết từ lúc nào, đang chễm chệ ngồi trên ghế trường kỷ. Thấy tôi dắt chiếc xe đạp lên sân, bước lên bậc nhà ngang, Trung cất tiếng chào chiếu lệ:
- Anh Mười.( Tôi là đứa con út trong gia đình họ Võ, đứa con thứ mười một.)
Tôi cũng chào đáp lễ, cũng chào chiếu lệ:
- Anh Năm. Anh mới qua? Anh đi chơi có chuyện gì không?
- Dạ mới qua. Tôi qua để xin phép bác một lần nữa cho vợ chồng tui cất một gian nhà chui ra chui vô.
Ngạc nhiên và lạ lùng về cung cách cư xử nói năng tự do của Năm Trung, tôi hỏi:
- Nhưng bác đã đồng ý cho phép anh cất nhà chưa?
Trung trả lời chắc tựa đinh đóng cột:
- Tôi có xin và bác đã đồng ý rồi.
Tức thì mẹ tôi cất tiếng dõng dạc lên giọng có ý bất bình:
- Mày nói lạ! Mày xin đất cất nhà hồi nào, mà tao đâu có đồng ý cho phép? Mẹ tôi sau đó quày quả vùng vằng bỏ đi vô trong gian nhà giữa ăn trầu.
Năm Trung vẫn bình tĩnh lập lại thay thế cho một câu trả lời:
- Bác đã đồng ý với tui rồi mà. Xin lưu ý: trước kia lúc ở tù mới ở  con con bác”tù được trả tự do, Năm Trung lúc nào cũng thưa cũng gởi ngọt xớt  , sau ngày giải phóng, Trung không còn cung cách xưng hô đó nữa, cung cách”bác xưng hô lỗi thời, phong kiến, phiền phức, rắc rối.
Năm Trung vẫn cương quyết tiếp tục bài ca con cá bền lòng chặt dạ:
- Dạ, tui đã xin phép bác rồi.
Mẹ tôi bước ra khỏi phòng, cao giọng:
- Mày xin phép tao lúc nào, đừng có dựng đứng. Mà nếu mày có xin phép cất nhà, tao cũng không cho, mồ mả đất cát ông bà, đâu phải muốn làm gì thì làm sao? Bộ mày muốn động mồ động mả ông bà tổ tiên hả?
Từ nãy đến giờ, người anh ruột tôi vẫn lặng thinh, không nói lời nào. Rửa tay gác kiếm. Bỏ ngoài tai chuyện thế sự linh tinh phiền hà rắc rối. Kể  Thế sự thăng” tôi hoàn toàn là người vô bổn phận, vô trách nhiệm.”từ hôm nay  trầm, quân mạc vấn. Cuộc đờì xuống lên, anh đừng hỏi. Đột quỵ trầm kha, ngài chớ hỏi. Đợi một lúc, không thấy không nghe trong nhà phản ứng đối đáp, Trung lững thững cắp đít ra về.
Chiều xuống, nắng trở nên dịu mát. Thấy trời còn sớm, tôi lại lên xe đạp qua Thủy Xưởng xem thực hư nhà đất thổ mộ ra sao trước khi tới chợ Đầm đón vợ tôi làm ăn buôn bán về nhà. Qua con lộ Phương Sài rẽ qua Thủy Xưởng, tôi rẽ trái, vượt qua độ hai trăm mét tới nơi địa điểm, nhà Năm Trung đây rồi. Tôi thấy ngạc nhiên sửng sốt ngỡ ngàng khi thấy đống gạch đá cát đặt ngổn , bên trên có một vòng dây kẽm gai cốt ý” gia chủ”ngang chồng chất trước nhà  ngăn ngừa mèo chó phóng uế bên trên. Tôi xuống xe, lặng thinh đứng nhìn dáo dác chung quanh, vẫn cửa nhà san sát, vẫn những im lìm ngôi mộ.
Trong nhà không có ai. Nhưng kia rồi, một người đàn bà tôi biết vợ ông khóm trưởng Trung tất tả ra sân dáng bộ e dè chào thận trọng:
- Anh Mười.
Tôi không trả lời, hỏi người đàn bà:
- Anh Năm đâu rồi chị?
Người vợ gãi đầu, xuýt xoa:
- Ảnh vừa mới đi họp cấp phường, có lẽ chiều tối mới về. Mời anh Mười vô nhà chơi. Tôi trả lời, nhìn quanh quất. Những ngôi mộ giờ này trở nên thấp lè tè nhấp nhô sát mặt đất; thuở còn thanh xuân, thỉnh thoảng ra vườn vợ tương lai tôi dạo cảnh, tôi thấy những mô đất mấp mô. Hỏi, tôi mới nhận ra đó là những ngôi mộ đã quá lâu đời nên bỏ hoang vô thừa nhận. Giờ này những ngôi mộ ông bà tôi, tổ phụ tôi cũng bị bỏ hoang vô thừa nhận. Gạch, đá, cát, giờ này cũng được chuẩn bị chờ ngày khai công.
 Công trình xây cất chờ ngày,”
Tổ tiên người chết ngày nay suy tàn.
Mồ hoang chẳng khác mộ hoang,
Bên dòng nước chảy mả nàng Đạm Tiên.
Đêm hè khắc khoải đỗ quyên,
Vùi ba tấc đất được quyền làm ma.
Giờ đây mất cửa mất nhà,
“Thác không hộ khẩu ông cha ngậm ngùi.
Tôi quay lại, hỏi vợ Năm Trung:
- Ai cho phép vợ chồng anh chị xin đất cất nhà vậy?
- Dạ...ảnh nói ảnh thưa với bác rồi.
- Nhưng bác không bằng lòng, với lại anh Sáu và tôi đều không biết gì về chuyện xin đất xin cát thổ mộ hết. Anh chị đã tự ý tự quyền mua vật liệu cất nhà khỏi cần xin phép, phải không?
Vợ Năm Trung xoa hai bàn tay xuýt xoa chiếu lệ, rất thuộc bài người chồng đã kể lể dặn dò từ trước:
- Dạ, ảnh nói bác đã đồng ý bằng lòng cho phép rồi.
Bực mình, tôi sẵng giọng:
- Nhưng anh Sáu và tôi không biết gì về chuyện ấy cả. Bộ anh Năm chỉ nhỏ to với bác, không muốn cho hai người biết chớ gì?
 Tôi coi như bất lực,” thủ khẩu như bình.”Người đàn bà nín thinh yên lặng,  sự việc đã rồi. Tôi tự hỏi, tại sao mẹ tôi không thân hành đi tới tận nhà ở Thủy Xưởng nói cho vợ chồng Năm Trung biết rằng mẹ tôi không cho phép đất thổ mộ bất kỳ những ai cất nhà trên đó; mẹ tôi thật sự đã làm không ra lẽ. Con cháu dòng họ không cho phép đất thổ mộ làm nhà xây nhà. Mẹ tôi cũng có công với cách mạng được chính quyền biết rõ và công nhận được cấp Huân chương kháng chiến hạng Ba. Mẹ lặng thinh và trong một ý nghĩa nào đó, lặng thinh là không phản đối. Nói một cách rốt ráo, không phản đối mặc nhiên chấp nhận tình huống. Nhân vật Loan, trong tiểu thuyết Đoạn Tuyệt của nhà văn Nhất Linh, mặc dù không phản đối cuộc hôn nhân ngoài ý muốn, đã bằng lòng lấy Thân làm chồng.
Một thoáng suy nghĩ rất nhanh: như thế ngôi nhà Năm Trung tuy chưa thật sự xúc tiến nhưng bên trong ty Địa Chính Nhà Đất đã chính thức hợp thức hoá ngôi nhà. Tôi cũng nghĩ: chức vụ khóm trưởng Năm Trung đủ khả năng làm công việc đó. Không có giấy tờ thuộc quyền , chỉ cần trà nước lo lót viên chức,” sáng tạo”sở hữu thì viên khóm trưởng tự  xong tất! Thời đại kim tiền, nén bạc đâm toạc tờ giấy, kim ngân phá luật lệ.
Mẹ tôi mất được bốn mươi chin ngày trong lúc tôi bị đột quỵ nằm điều trị tại bệnh viện Chợ Rẫy tại Sài Gòn. Tôi biết mẹ đã qui tiên nên con tôi cháu tôi đều đưa tôi về Nha Trang chịu tang mẹ.
Sau ngày hành lễ chịu tang mẹ tôi(lẽ đương nhiên tôi không thể quỳ, không thể lạy, không thể khấn, không thể van vái cầu xin bởi tôi bị bất khiển dụng, chỉ ngồi trên ghế nghe các thầy Chí Thiện thân hành từ Đà Lạt về cầu siêu). Tôi khập khiễng chống gậy bước xuống gian phòng bên dưới phòng ăn ngồi trên ghế nghỉ. Một mình, tôi nghe mơ hồ loáng thoáng những người từ dưới bếp lo việc cúng nấu vật thực. Tôi thấy có chị Năm Lời dâu cô ba Dưỡng từ Phú Vinh về bốn mươi chin ngày cúng mẹ. Chị Liên, chị thứ tám của tôi đang có mặt trên bàn thờ, loay hoay xếp lại lư hương, ngọn nến cháy dở, chợt có vợ Năm Trung đến, nói với chị Liên y thị xin phép được thắp hương  đây là mẹ chúng tôi. Nghe tới đây, những kỷ "bác “, y thị muốn nói “bác”cho  niệm chua xót về nhà về đất thổ mộ ngày trước bỗng đâu chợt đổ ùa về khiến tôi bừng bừng nổi cơn huyết áp, một điều tối kỵ nguy hiểm đến tính mạng sức khỏe. Tôi cũng có nghe tin đồn đại chồng của y thị tức ông cựu khóm trưởng khóm Thủy , tôi đoán non đoán già y chết vì bệnh” về với ông bà”Xưởng tức Năm Trung đã  bao tử kinh niên.
Làm lễ hoàn tất, y thị bước xuống nhà ngang chào tôi:
- Anh Mười, anh vừa mới ở Mỹ về chịu tang bác hả?
Tôi không trả lời, chỉ hỏi một câu không liên hệ gì tới chuyện về Mỹ thọ tang:
- Chị cúng bác xong chưa? Nếu xong rồi, chị nên về ngay đi, tôi không muốn thấy mặt chị nữa./.


Võ Doãn Nhẫn

*****



Ý kiến bạn đọc

Vui lòng login để gởi ý kiến. Nếu chưa có account, xin ghi danh.