Sep 07, 2024

Biên khảo

Như Lai không Là Như Lai
Lê Huy Trứ * đăng lúc 12:52:21 AM, Jun 13, 2024 * Số lần xem: 107
Hình ảnh
#1
#2

 

   *
 

Như Lai không Là Như Lai
(I am Who I am Not)

*
Lê Huy Trứ

Đức Thế Tôn với tấm lòng đại bi, đại trí, với tinh thần dũng
mãnh tinh tấn, quyết chí nguyện rằng: Từ nay, nếu không chứng
được đạo Vô thượng Bồ đề, thì thà để cho thịt nát xương tan,
chứ quyết không đứng dậy khỏi nơi này! (Kinh Phương Quảng
Đại Trang Nghiêm). Thế rồi Ngài đã ngồi tư duy 49 ngày dưới
gốc cây Bồ Đề, chiến đấu với giặc phiền não ở nội tâm như
tham, sân, si, mạn nghi... và với giặc thiên ma do Ma vương
Mara chỉ huy.

“Cuối cùng, vào đêm mùng 8 tháng Chạp (tức đêm mùng 8
tháng Pao sa, tháng 2 theo lịch Ấn), lúc canh hai, Ngài chứng
được quả Túc mệnh minh, thấy rõ được tất cả khoảng đời của
mình trong tam giới. Nửa đêm canh ba, Ngài chứng được quả
Thiên nhãn minh, thấy được rõ tất cả bản thể của vũ trụ và
nguyên nhân cấu tạo của nó. Đến canh tư, Ngài chứng được quả
Lậu tận minh, thấy rõ nguồn gốc của đau khổ và phương pháp
dứt trừ đau khổ để được giải thoát khỏi sinh tử luân hồi. Khi sao
Mai vừa mọc, Ngài hiểu thấu mọi pháp không gì không do
duyên khởi, tất cả pháp duyên khởi rốt cuộc là đạo lý vô ngã.”
(Kinh Trung A- Hàm, La - ma thứ 56).

Ngài đã viên ngộ, trong tâm rỗng lặng, tâm trí được khai thông,
phục được mọi ma chướng trong ngoài. Khi ánh sao mai vừa ló
dạng, đột nhiên Đức Thế Tôn bùng nhiên đại giác ngộ. Ngài đã
tức khắc thành tựu Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.
Ngài xã thiền và đứng lên tuyên bố:

Nảy sinh nhận thức, cuộc đời đã hết, phạm hạnh đã thành, đạt
được trí tuệ, biết được chân thật, kiến giác được pháp, giác ngộ
được đạo, cứu cánh đã đạt, không luân hồi nữa.

Thực ra, Đức Thế Tôn diệu ý “Như Vầy”: Như Lai “Không
chứng Không Có” lẫn “Không chứng Có Không”! Như Lai
không chứng cả hai. Như Lai Không chứng một cái gì cả.

Giác ngộ chỉ là ảo tưởng, là vọng tâm, không có thật. Trong cỏi
tương đối, có vô minh mới có giác ngộ, còn trong bản thể niết
bàn thì không có giác ngộ, cũng không có vô minh.

Bồ Tát Long Thọ nói: “Niết Bàn không tự tính, cũng không có
thực thể chấp tự tính có và không. Diệt tận là Niết Bàn.” Tuy
nhiên, theo tôi, nếu Niết Bàn không có thực thể tự tính thì không
có thể “diệt tận” được?

Nhưng rồi thì Bồ Tát Long Thọ cũng đồng thanh tương ý với
tôi: “Hoại diệt do đối trị. Thì có trở thành không? Vì (tự tính)
không tồn tại. Làm gì đối trị bị hoại diệt? Lý do là Niết Bàn.
Không phá hoại nghĩa thế gian. Khi hỏi thế giới có kết thúc [tận
diệt] hay không? Đấng Chiến Thắng [Như Lai] yên lặng.”

Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh (Prajnaparamitahridaya
Sutra) đã nêu rõ yếu chỉ của Phật giáo: Ngũ Uẩn, Lục căn, Lục
trần, Lục thức, Sinh Lão Bệnh Tử, Khổ Tập Diệt Đạo, Niết Bàn,
tái sinh, không tái sinh, ngộ hay mê, phạm trù nhị nguyên phân
biệt đầy mâu thuẫn như sắc không, thiện ác, xấu tốt, hữu tình,
vô tình, vô lượng vật tăng giảm trong vũ trụ, v.v... chỉ là ảo
tưởng, tất cả đều không có thật do nhất niệm vô minh tưởng
tượng mà ra. “Vạn pháp duy Tâm!” Tất cả các pháp đều là do
Tâm tạo.

Cái tâm tưởng đó Bát Nhã Tâm Kinh diển tả rất rõ ràng: Không
có Sinh Tử cũng không có hết Sinh Tử. Không có Khổ Tập Diệt
Đạo cũng không có hết Khổ Tập Diệt Đạo. Đa số Phật Tử nhật
tụng kinh này nhưng thật ra rất ít ai trì được ý kinh. Tất cả mọi
sự phân biệt nhị nguyên chỉ có ý nghĩa tương đối, dựa trên sự
chấp ngã, chấp pháp nên chưa hiểu thấu pháp giới bình đẳng, vô
ngã. Kinh Kim Cang cũng khuyên không nên cố chấp, “Ưng vô
sở trụ nhi sinh kỳ tâm.”

Bồ Tát Long Thọ nói, “Tâm nào có thể thấy. Trên phương diện
danh ngôn. Không tâm sở thì tâm không sinh. Không tự tính,
không chấp nhận câu sinh. Chân thật tánh như trên. Biết
chúng sinh không thật. Như không nhân củi lửa. Vô trụ, vô
thủ đắc Niết Bàn.”

Như Lai đã phải mất công đi du thuyết trong vòng 45 năm khắp
nơi ở vùng phía bắc Ấn Độ, trên địa phận của hai bang Uttar
Pradesh, Bihar và phần phía nam của nước Nepal ngày nay,
trong một khu vực rộng khoảng 340.000 km2
cũng vì lòng từ bi
để muốn chỉ giáo cho chúng sinh giác ngộ cái điều đơn giản
“không có thật đó.” Nhưng “Do vì Chư Phật tuyên thuyết. Giáo
lý bất tử thâm sâu. Vượt qua có và không. Nên biết pháp Phật
bất cộng thông.” Bồ Tát Long Thọ nói.

Vào khoảng cuối thế kỷ thứ nhất đầu thế kỷ thứ hai Công
nguyên, Tổ thứ 14 của Thiền tông Ấn Độ, Bồ Tát Long Thọ, đã
đề ra Trung Quán Luận: “Con người không thể chấp vào tánh
Không, vì nó trái với hiện thực cuộc sống, cũng không thể chấp
vào tánh Có, vì nó mê muội và gây ra đau khổ, phiền não không
sao kể xiết...

Nhưng nếu bác bỏ có tự tính. Nghĩa là Trung Quán rơi vào
đoạn kiến. Tương tự nếu bác bỏ không. Sao không nói thường
kiến?”

“Long Thụ, còn gọi là Long Thọ (zh. 龍樹; sa. nāgārjuna
नागार्जुन; bo. klu sgrub ཀླུ་སྒྲུབ་), dịch âm là Na-già-át-thụ-na (zh. 那
伽閼樹那), thế kỷ 1–2, là một trong những luận sư vĩ đại nhất
của lịch sử Phật giáo. Người ta xem sự xuất hiện của sư là lần
chuyển pháp luân thứ hai của Phật giáo (lần thứ nhất do Phật
Thích-ca Mâu-ni, lần thứ ba là sự xuất hiện của giáo pháp Đát-
đặc-la). Đại thừa Ấn Độ xếp sư vào "Sáu Bảo Trang của Ấn Độ"

– năm vị khác là Thánh Thiên (sa. āryadeva), Vô Trước (sa.
asaṅga), Thế Thân (sa. vasubandhu), Trần-na (sa. diṅnāga,
dignāga), Pháp Xứng (sa. dharmakīrti). Trong tranh tượng, sư
là vị duy nhất sau Phật Thích-ca được trình bày với chóp trên
đỉnh đầu (nhục kế 肉髻, sa. uṣṇīṣa), một dấu hiệu của một Đại
nhân (sa. mahāpuruṣa). Sư là người sáng lập Trung quán tông
(sa. mādhyamika), sống vào thế kỷ 1–2. Có rất nhiều tác phẩm
mang danh của sư nhưng có lẽ được nhiều tác giả khác biên
soạn. Sư cũng được xem là tổ thứ 14 của Thiền tông Ấn Độ.

Truyền thống Mật giáo cũng xếp sư vào 84 vị Đại thành tựu (sa.
mahāsiddha).”

Theo tôi, ngay cả giữa Có và Không cũng không có sở trụ để
chấp. Chẳng hạn, nhân sinh thường chấp ngã, lưu luyến sống
trong quá khứ và lo lắng cho tương lai của chính mình. Chúng
ta thường được giảng dạy là phải sống với hiện tại, ngay trong
giờ phút này, nhưng ngay cả cái hiện tại chính giữa này cũng vô
định xứ, thay đổi không sở trụ được. Vậy thì căn cứ vào đâu để
“điểm tâm” hiện tại nếu không dùng quá khứ vị lai làm điểm
chuẩn của tâm? Hiện tại có thật vì chúng nhân sinh chấp nhị
nguyên, quá khứ và tương lai? Ngay cả cái trung điểm hiện tại
đó (t = 0) cũng là ảo, không có thật, đều do tâm tưởng tượng mà
có? Điều này cho thấy ngay cả triết lý Trung Quán Luận của Bồ
Tát Long Thọ cũng bất ổn định, vẫn trong vòng nhị nguyên,
“không bất nhị”? Vì quá khứ, hiện tại, vị lai cuộn với không
gian bất khả phân, như không mà có, như có mà không, làm sao
có thể “như thị tri kiến” thực tướng bất nhị của tánh Không của
Không với dụng cụ “18 căn trần thức” đo đạt đầy vô minh, và
sai lầm đó được?

Tuy nhiên sau khi bình luận về Trung Quán Luận ở trên tôi đã
tìm tòi, kiểm chứng thì hình như Ngài Long Thọ cũng có nói về
cái trung điểm hiện tại ảo đó (t = 0) nhưng hơi dài dòng khó hiểu
một chút:

“Đối tượng quá khứ và tương lai. Cả hai hiện tại và quá khứ.
Tương lai không khác nhau. Có căn mà không cảnh. Thì hiện
tại cũng không cảnh. Do hoại không đến, không đi. Cũng
không trụ trong sát na. Thế gian ba thời: quá khứ, v.v... Uẩn
làm gì có thật? Trên sự thật cả hai. Không trụ, đến và đi. Đâu
có gì khác biệt. Thế gian và Niết Bàn. Không trụ nên không
sinh. Cũng không thật có diệt. Sinh tức trụ và diệt. Làm sao có
thật nghĩa? Nếu sự vật thường hằng. Tại sao là sát na? Nếu nó
không biến chuyển. Thế nào thành cái khác? Sát na sẽ hoại
diệt. Từng phần hoặc toàn bộ Do không giống nên không thấy.
Cả hai đều không hợp lý. Nếu là sát na thì không trọn vẹn. Làm
sao thành cũ kỹ? Nếu sát na cố định. Làm sao thành cũ kỹ? Sát
na có kết cuộc. Tương tự, có đầu và giữa. Bản chất của ba sát
na. Thế gian không trụ trong sát na. Cũng vậy nên suy tư. Sát
na đầu, giữa và cuối. Cũng không tự và tha. Đầu, giữa và cuối
cùng. Do khác phần chẳng phải một. Không phương phần thì
cũng không. Không có một thì nhiều cũng không. Không cũng
không có không.” (Thánh Bồ Tát Long Thọ, Vòng Châu Báu
Lời Khuyên Quốc Vương, Nhật Hạnh dịch.)

Trong “Tại Sao Con Người Khó Giác Ngộ?” trang website Duy
Lực Thiền, Truyền Bình viết, “Trung Quán tức là Ưng Vô Sở
Trụ (không có chỗ trụ) cũng chỉ là giả lập, bởi Không cũng
không được (vô sở đắc) Giả (thế giới ảo hóa) cũng không được
thì há Trung (ở giữa) mà có chỗ được (sở đắc) hay sao. Chẳng
qua là giả lập để điều hòa cho khỏi thiên lệch mà thôi. Ưng vô
sở trụ chính là thực tại bất định xứ (nonlocal) của lượng tử mà
khoa học ngày nay đã phát hiện.” Tuy nhiên, “Vật lý lượng tử
(quantum physics) là học thuyết mới được phát minh ở thế giới
hiện nay nhưng học thuyết này đã được Thánh Bồ Tát Long Thọ
nói hơn ngàn năm trước,...” Nhà vật lý học người Ấn tên là Raja
Ramanna phát biểu.

Trong Kinh Kim Cang, Phẩm 22 Vô Pháp Khả Đắc, Tu Bồ Đề
hỏi Phật: “Bạch Thế Tôn, Phật đắc A Nậu Đa La Tam Miệu
Tam Bồ Đề (Anuttara samyak sambodhi, Vô Thượng Chánh
Đẳng Chánh Giác) có phải là Vô Sở Đắc (không có cái được,
không được gì cả) ... Không?”

Đức Thế Tôn trã lời, “Đúng vậy, đúng vậy! Này Tu Bồ Đề, Như
Lai chứng A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề, cho đến một
pháp nhỏ bé nào cũng không có được, mới gọi là A Nậu Đa La
Tam Miệu Tam Bồ Đề.”

Bởi vậy, sau 45 năm hoành pháp, Ngài tuyên bố: Như Lai không
nói một chữ...Không. Vì hình như ý Ngài, khi đã nói Không rồi
thì nó Không còn là Không nữa. Tuy nhiên, trong vòng 45 năm
du thuyết pháp nếu Như Lai Không nói Không thì Không có
“Như Không” để mà thuyết pháp?

Tôi xin tóm tắc từ 49 ngày tới 45 năm của Như Lai qua bài thơ
dưới đây nhưng nhường phần dịch thuật cho các bật thiện tri
thức:

I am who I am not
I am sentient; I am mindful.
I am a thousand lives on the worlds.
I am a cause and effect; I am interdependent,
I am conscious; I am awakened,
I am wisdom; I am awareness,
I am unattached; I am suffering free.
I am the way; I am Dharma.

When the Morning Star arises in the morning's hush.
I am the swift uplifting rush, I am enlightened,
I am the truth; I am the Buddha.
I am the universes; I am who I am,
But I think not; therefore, I am not.

(Le Huy Tru)

The Buddha being tempted by the demon Mara. Hulton Archive / Getty Images

Be wise
Wise persons don’t realize the Way.

Those who realize the Way are all foolish.
Be a guest, lay straight, stretch your legs,
don’t mind what truth and untruth are.

*

Người trí không ngộ đạo,
Ngộ đạo tức kẻ ngu.
Khách nằm thẳng duỗi chân,
Nào biết ngụy và chơn.

*

Trí nhân vô ngộ đạo,
Ngộ đạo tức ngu nhân.
Thân cước cao ngọa khách,
Hề thức ngụy kiêm chân.

Thiền Sư Tịnh Không (? - 1170)
(Bản dịch Hòa Thượng Thanh Từ)          


 

 

Ý kiến bạn đọc

Vui lòng login để gởi ý kiến. Nếu chưa có account, xin ghi danh.