Jan 15, 2025

Tiểu luận - Tạp bút

Những nghĩa khác nhau của chữ Mình
Bài Sưu Tầm * đăng lúc 04:14:51 AM, Nov 14, 2023 * Số lần xem: 309


Những nghĩa khác nhau của chữ “Mình”


 

            Hiện nay có rất nhiều người than phiền về việc trai gái trong nước dùng chữ “mình” không đúng nơi đúng chỗ và xa lạ với khuôn phép của văn hóa Việt đã có cả ngàn năm nay. Để dùng cho đúng, chúng cần phải tìm hiểu xem chữ mình có bao nhiêu nghĩa và dùng nó trong trường hợp nào. Sau đây là những thí dụ:


1)  Thân thể người ta chia ra làm ba phần; Đầu, Mình và Chân Tay. Chữ Mình ở đây có nghĩa là phần thân của con người.


2)   Tức cả mình, bực cả mình. Chữ mình ở đây chỉ có nghĩa là rất bực, rất tức.


3)  Mình đi ta ở lại nhà

   Cái dưa thì khú, cái cà thì thâm.

Có thể đây là người chồng nói với người vợ. Mình ở đây nghĩa là “Em


4)   Mình với ta tuy hai mà một.

     Ta với mình tuy một mà hai.

Đây là hai vợ chồng nói chuyện với nhau. Mình có nghĩa là Anh hay Em.


5) Qua đình ngả nón trông đình.

   Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu.

            Mình ở đây có nghĩa là “chính ta”.


6) Hai người bạn thân bước vào một tiệm ăn. Một người hỏi: Mình ăn gì đây?

    Mình ở đây có nghĩa là chúng ta ăn gì đây? Nhưng nếu người chồng nói với người vợ “Mình ăn gì đây? thì mình có nghĩa là “em” rất thân mật của vợ chồng.


7) Trong một cuộc trò chuyện với bạn bè thân. Một người nói, “Hôm qua mình định đi Los Angeles nhưng cuối cùng lại đổi ý đi Washington DC.” Mình ở đây có nghĩa là “tôi”.

            Như vậy “mình” có nhiều nghĩa đó là: Phần thân ngườiAnh, em, chúng ta  tôi.


8) Trong một chương trình dạy nấu ăn. Người điều khiển nói, “Sau khi để cho thịt khô ráo mình mới đem chiên.” Mình ở đây có nghĩa là chúng ta.


9) Bà bác sĩ khuyên, “Muốn khỏe mạnh mình phải ăn uống điều độ.” Chữ mình ở đây có nghĩa là chúng ta. Hoặc: “Muốn thi đậu mình phải học hành chăm chỉ.” Chữ mình ở đây có nghĩa là chúng ta.


10) Nếu trong một chương trình dạy nấu ăn, vừa mở đầu mà cô/bà nào nói, “Hôm nay mình sẽ giới thiệu cách nấu bún bò Huế.” Thì rõ ràng cô/bà này là người ít học. Tuy rành nấu ăn nhưng không có học cho nên mới ăn nói như thế. Lịch sự và lễ phép thì phải nói, “ Hôm nay Chim Khuyên sẽ giới thiệu tới quý vị cách nấu bún bò Huế.”


11) Trong một cuộc họp báo ở bộ ngoại giao, nếu ông/bà phát ngôn viên mở đầu bằng câu nói:

Hôm nay mình có một số tin tức thông báo cho quý vị biết. thì tất cả ký giả, phóng viên sẽ cười ồ hay mở tròn con mắt vì ông hay bà này không có học hay điên rồi. Bắt buộc phải nói, “Hôm nay tôi  hay chúng tôi…”


12) Mình là đàn ông vào một công sở nhờ một việc gì đó mà cô tiếp viên trẻ  nói, Để mình giúp cho thì mình (chúng ta) sẽ vô cùng ngạc nhiên và khó chịu vì tại sao cô tiếp viên này thân mật quá vậy? Người có học sẽ nói, “Để tôi/cháu giúp bác/chú/anh.


13) Nếu một phụ nữ vào một công sở nhờ một việc gì đó mà nam tiếp viên nói. Để mình giúp cho.” thì người đàn bà này sẽ đỏ mặt vì tại sao “ông nội” này lại thân mật với mình quá vậy. Người có học sẽ nói, “Để tôi/cháu giúp bà/cô.”.


14) Hai vợ chồng hay hai người bạn cãi nhau nói như sau: “Mình làm thì được, còn người ta làm thì chê bai.” Chữ mình ở đây có nghĩa là anh/em/bạn/ông/bà (ngôi thứ hai).


15) Cặp trai gái mới quen nhau, chưa đi đến đâu cả mà mà người con trai nói, Mình muốn đến thăm nhà Loan.” Thì người con gái có thể sẽ khó chịu vì chữ “mình” chỉ dùng khi nào hai người đã yêu nhau hoặc vô cùng thân mật. Lịch sự và tế nhị thì phải nói, “ Liệu Tuấn bữa nào đó, nếu  được phép có thể đến thăm Loan không?


16) Ngày xưa Miền Nam có một bài hát bày tỏ sự âu yếm giữa hai người yêu nhau, có câu.” Anh sẽ kêu em mình ơi!!!” Chữ “mình” ở đây chỉ dành cho vợ chồng và rất thân mật, âu yếm.

 


*************************************
1

Những bãi rác "khổng lồ" mọc lên giữa lòng thành phố
Chủ nhật, 12/03/2023

Hà Nội - Theo ghi nhận, tại các quận Nam Từ Liêm, Hoàng Mai, Hai Bà Trưng,... nhiều người dân ngang nhiên
vứt và đốt  rác  bừa bãi tạo thành những bãi rác "khổng lồ" gây ô nhiễm môi trường và mất mỹ quan đô thị.
Theo ghi nhận, tại Khu đô thị Mễ Trì Thượng (Nam Từ Liêm, Hà Nội) xuất hiện một bãi rác lớn nằm ngay sau trụ sở
mới của Bộ Ngoại giao.
Chú ý : Nếu hình ảnh không hiện ra ở ngay phía dưới, Click vào chỗ trống vài cái , ảnh hiện ra liền.

2

3
Hàng loạt các biển báo cấm kèm theo các nghị định xử phạt về hành vi vứt rác ra nơi công cộng nhưng một số
người dân vẫn cố tình phớt lờ, vô tư đổ rác.

Không khó để bắt gặp cảnh người dân ngang nhiên đổ, vứt, ném những túi rác lớn tại đây.

Chị Nguyễn Nhật Anh (Đống Đa, Hà Nội) cho biết: "Mỗi lần đi qua đây là mùi hôi thối bốc lên nồng nặc bởi rác
thải sinh hoạt của người dân. Nhiều người ý thức quá kém, vứt rác bừa bãi nên môi trường ở đây ngày càng trở
nên ô nhiễm"


4

Tại khu vực hầm chui dân sinh Đại lộ Thăng long (Nam Từ Liêm, Hà Nội) rác thải trải dài dưới các chân cầu.
Rác thải sinh hoạt và rác thải xây dựng chất đống, nhiều mảnh sành, mảnh thủy tinh vỡ văng khắp nơi gây mất
mỹ quan và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho người dân khi di chuyển qua đây.

5

Theo ghi nhận, tại khu vực đường Nguyễn Khoái (quận Hoàng Mai, Hà Nội) một đống rác lớn nằm ngay trên
đường đi gây mất mỹ quan và ảnh hưởng lớn đến môi trường tại đây

6

.
Mùi khét bốc lên nồng nặc từ các rác thải nhựa bị đốt. Trao đổi với Báo Lao Động, GS.TS. Nguyễn Hữu Dũng
- Viện trưởng Viện Môi trường đô thị và Công nghiệp Việt Nam - Chủ tịch Hội Môi trường Xây dựng Việt Nam:
"Việc đốt rác thải bừa bãi gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cộng đồng. Vì chưa được phân
loại rác nên trong rác thải người dân vứt bừa bãi ra đường có thể chứa những phế thải, khi đốt sẽ sinh ra khói bụi
độc hại ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân. Vì vậy mỗi người phải có ý thức bảo vệ môi trường và
những người xung quanh bằng cách hạn chế tuyệt đối việc đốt rác bừa bãi, nhất là đối với rác chưa phân loại".

7

Một số người dân sống quanh đây cho biết, cứ vào thời điểm chiều tối và sáng sớm xuất hiện tình trạng nhiều
người dân đổ và đốt trộm rác thải tại đây. Bạn Nguyễn Thu Thủy (Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết: "Hàng ngày đi
học qua đây em đều thấy người dân ném những túi rác lớn vào đây rồi nhanh chóng bỏ đi. Cũng có vài lần em
thấy người ta dẹp đi nhưng chỉ được khoảng 1-2 hôm rồi đâu lại vào đấy".

Cũng trên tuyến đường này, xuất hiện thêm nhiều bãi rác thải sinh hoạt bốc mùi hôi thối nằm ngay bên lề đường
Nguyễn Khoái khiến nhiều người dân tỏ ra khó chịu mỗi lần đi qua. Ông Nguyễn Văn Huy (Hoàng Mai, Hà Nội) đề
nghị: "Chính quyền cần phải vào cuộc mạnh mẽ hơn, xử phạt thật nặng những trường hợp đổ rác bừa bãi để ổn định
lại trật tự tại đây. Vì nếu tình trạng này còn tiếp diễn, sớm muộn ở đây cũng thành bãi rác công cộng".
Không khó để bắt gặp những bãi rác tự phát nằm ngay tại các chân cầu vượt khu vực quận Hoàng Mai, Hà Nội.


 

Ý kiến bạn đọc

Vui lòng login để gởi ý kiến. Nếu chưa có account, xin ghi danh.