Dec 21, 2024

Thơ dịch

Tùng Cương dịch Evghênhi Ônhêghin, A. Puskin -Thơ » Nga » Aleksandr Pushkin » Yevgeny Onegin »
Tùng Cương * đăng lúc 12:30:16 PM, Nov 11, 2024 * Số lần xem: 716
Hình ảnh
#1

          * đăng lúc 02:45:14 AM, Apr 02, 2024 * Số lần xem: 633



Tùng Cương dịch Evghênhi Ônhêghin, A. Puskin

  Thơ » Nga » Aleksandr Pushkin » Yevgeny Onegin » Chương một


                       Bác tôi vốn thẳng ngay, cao đạo nhất
                         Ông ốm nặng, đang xa trời, gần đất,

                                  🍁💛🌺

💛

TÓM TẮT THEO CHƯƠNG

Chương 1: Ônhêghin trên đường về quê

Evghênhi Ônhêghin là một thanh niên quý tộc thuộc gia đình giàu có ở Peterburg. Chàng có sức hấp dẫn đặc biệt với giới nữ. Ra xã hội, chàng được coi là người tiếp chuyện thông mình và đáng yêu. Ônhêghin mồ côi cả mẹ lẫn cha, chàng không có anh chị em ruột. Trong chương Một, Puskin kể lại một ngày sinh hoạt bình thường của Ônhêghin: chàng ngủ dậy muộn, chiều tối đến nhà hát xem múa ba lê, kịch.., dự các cuộc vui sinh nhật, hội hè…, chàng thường về nhà khi đã gần sáng và ngủ tới trưa hôm sau. Và cuộc đời cứ lặp đi lặp lại như vậy, hết ngày này sang tháng khác. Mặc dù cuộc sống luôn bận rộn với đủ loại sự kiện, chàng vẫn thấy nhàm chán, vô vị. Chàng có người bác họ ở quê bị ốm nặng, ông để lại cho chàng quyền thừa kế một điền trang lớn. Chàng trên đường về quê nhận điền trang. Thời gian đầu, chàng quản lý việc gieo trồng, chăn nuôi ở điền trang, nhưng chỉ ít lâu sau, chàng đã thấy chán cuộc sống ở thôn quê.

Chương 2: Ônhêghin làm quen với Lenski

Ônhêghin sống ở làng, nhưng không giao thiệp với ai. Chàng tránh gặp gỡ láng giềng là những địa chủ người địa phương vốn chán ngắt. Cùng thời gian này, chàng làm quen với Vladimir Lenski, một thanh niên tốt bụng và thông minh, mới đi học từ Đức trở về làng. Ônhêghin và Lenski thường qua lại nhà nhau và rồi thành bạn bè thân thiết. Lenski kể cho Ônhêghin nghe về mối tình của chàng với Ônga Larina. Trong chương này, tác giả miêu tả chi tiết hai chị em nhà Larina- Ônga và Tachiana, các bậc cha mẹ. Lenski vốn quen biết và thân thiết với gia đình Larina từ nhỏ, chàng luôn được coi là chú rể tương lai của Ônga.

Chương 3: Ônhêghin gặp gỡ Tachiana Larina

Một lần, Ônhêghin đề nghị Lenski giới thiệu chàng với Ônga. Chàng đã gặp Tachiana tại đây. Ngay lần gặp đầu tiên, nàng đã phải lòng Evghênhi, còn chàng chỉ thấy nàng là người thú vị, và không có cảm xúc gì đặc biệt. Và từ ngày ấy, trong đầu óc của nàng chỉ có hình ảnh chàng, nàng ngày đêm buồn nhớ chàng. Tachiana nói chuyện với u già, u già đã kể cho nàng nghe chuyện tình duyên của u. Đêm hôm đó, Tachiana không ngủ, nàng viết thư gửi Ônhêghin, nói rõ tình cảm của mình, một việc làm thiếu thận trọng theo quan niệm thời đó, khi con gái chủ động viết cho con trai. Tachiana hồi hộp chờ thư phúc đáp, nhưng chàng im lặng, không đến chơi và cũng không trả lời. Một thời gian sau, Evghênhi đến thăm nhà Larina. Evghênhi và Tachiana bất ngờ gặp nhau tay đôi trong vườn. Đây là lần thứ hai họ gặp nhau.

Chương 4: Ônhêghin khước từ tình yêu của Tachiana

Ở trong vườn, Ônhêghin nói hết tâm tư, suy nghĩ của chàng. Evghênhi nói với Tachiana rằng chàng chưa sẵn sàng lập gia đình, không có khả năng yêu và không thể thành người chồng tốt với Tachiana. Ônhêghin khuyên Tachiana nên biết kìm nén cảm xúc của mình. Nhưng sau lần gặp này, nàng càng yêu chàng tha thiết hơn. Càng buồn bã và tương tư nhiều hơn. Mùa đông đang tới. Gia đình Larina chuẩn bị làm lễ thánh -hay lễ sinh nhật - cho Tachiana. Nhà định hai tuần nữa sẽ tổ chức cưới cho Lenski và Ông.

Chương 5: Lễ thánh của Tachiana

Tháng Giêng. Lễ Giáng sinh. Tachiana tham gia trò đoán số, nàng đặt chiếc gương dưới gối, hy vọng ngủ mơ thấy được mặt chú rể tương lai. Trong giấc mơ, Tachiana thấy Evghênhi dùng dao đâm chết Lenski. Mất mấy ngày liền, Tachiana sống trong xúc động do cơn ác mộng này. Ngày lễ thánh của Tachiana tới, khách khứa đến dự rất đông. Lenski dẫn Evghênhi vào lễ. Lần thứ ba, Evghênhi và Tachiana gặp mặt nhau. Evghênhi tỏ vẻ buồn chán trong lễ, vì chàng không thích chỗ đông đúc, nhộn nhạo, ồn ào. Chàng nổi cơn giận dữ vì Lenski đã đưa chàng đến đây. Chàng thấy Tachiana vẻ buồn rười rượi của người thất tình. Chàng quyết định trả thù Lenski bằng cách ve vãn Ônga, mời nàng nhảy liên tục, tỏ thân mật quá mức. Tính nông nổi, Lenski đã nổi khùng trước việc làm của Evghênhi và Ônga, chàng rời bỏ lễ hội, về sớm một mình.

Chương 6: cuộc đấu súng giữa Evghênhi và Lenski

Lenski đề nghị Daretski ra làm chứng cho chàng trong cuộc đấu súng. Daretski đến gặp Evghênhi và chuyển thư thách đấu của Lenski. Evghênhi hiểu rằng chàng đã sai, nhưng đồng thời không chối từ lời thách đấu mà vẫn nhận lời. Đêm hôm trước, Lenski vẫn còn yêu Ônga tha thiết, đến gặp nàng. Trong thâm tâm, chàng đã tha thứ cho Ônga về thái độ tối hôm trước trên vũ hội, nhưng vì lòng kiêu hãnh, chàng vẫn quyết định tham gia đấu súng. Trong chương này, Puskin đã dẫn ra bài thơ Lenski viết tặng Ônga. Sáng hôm sau, vào giờ đã định, Evghênhi và Lenski đã có mặt tại nơi đấu súng. Evghênhi bắn trúng ngực Lenski khiến chàng chết ngay tại chỗ. Ônhêghin hoảng hốt chứng kiến cảnh Lenski chết. Chàng gọi mọi người đưa xác Lenski đi khỏi nơi đấu súng và an táng chàng dưới bóng thông. Trên mộ có đặt tấm bia bình thường.

Chương 7: Tachiana về Matxcơva, dự “hội chợ cô dâu”

Mùa xuân, Ônga nhanh chóng quên Lenski. Nàng nhận lời lấy chồng là sĩ quan khinh kị và dọn nơi ở về trung đoàn của chồng. Tachiana và mẹ nàng ở lại quê. Nàng vẫn thầm yêu, trộm nhớ Evghênhi suốt ngày đêm. Một lần, nàng đi dạo trong vùng và nhìn thấy dinh thự của Evghênhi. Tachiana đã xin phép gia nhân trông coi nhà của Ônhêghin được vào thăm. Khi ở trong phòng của Ônhêghin, nàng chăm chú xem xét các đồ vật dụng và vẫn nghĩ về chàng. Nàng quay lại đây đọc sách của chàng. Nhờ các dấu vết chàng để lại trên trang sách, nàng hiểu rõ hơn con người thật của chàng, những sở thích, suy nghĩ, yêu ghét…

Trong lúc đó, láng giềng và bà mẹ ngồi nói chuyện về Tachiana. Mọi người đều đồng ý rằng việc trước nhất cần làm là lo gả chồng cho Tachiana. Cách tốt nhất là đưa nàng về Matxcơva sống, nơi có nhiều cơ hội gặp gỡ hơn. Tachiana không muốn rời quê hương. Hai mẹ con cùng đoàn xe chở đồ đạc mất bảy ngày mới về tới Matxcơva. Họ tìm đến tá túc tại nhà người chị họ của bà mẹ là nữ bá tước Alina. Ở Matxcơva, nàng đi thăm họ hàng, dự các lễ hội, vũ hội. Nàng vẫn nặng tình với Ônhêghin, không thể quên được hình bóng chàng. Rồi trong một lần dự vũ hội, một vị tướng đã để ý tới nàng và nàng đã thành vợ vị tướng đó, vốn là họ hàng và bạn của Ônhêghin.

Chương 8: Ônhêghin và Tachiana gặp lại nhau ở Peterburg

Mấy năm sau, Ônhêghin đi du lịch rồi trở về Peterburg. Một lần đi dự vũ hội và gặp một mệnh phụ xinh đẹp, vẻ tôn nghiêm. Chàng nhận ra đó là Tachiana Lairina ngày xưa. Ônhêghin phải lòng nàng Tachiana “mới”, nhưng khó lại gần. Nàng không để ý tới chàng. Ônhêghin viết nhiều thư gửi nàng, nhưng Tachiana giữ thái độ im lặng, không trả lời. Mùa xuân, chàng đau khổ, dằn vặt vì tình. Trong cơn bức bối, chàng tìm đến nhà nàng. Thấy nàng ngồi một mình, đang đọc thư, nước mắt rơi lã chã.

Đây là lần gặp cuối cùng giữa hai người. Tachiana trách chàng, khi nàng đã là người giàu có với tước vị cao sang, chàng mới yêu nàng. Tachiana thú nhận nàng vẫn yêu chàng, nhưng vì bổn phận là người đã có chồng và phải giữ trọn chữ chung với chồng. Nàng yêu cầu chàng không được theo đuổi nàng, phá hoại gia đình riêng của nàng. Nói xong, nàng bỏ đi, mặc chàng ở lại một mình trong phòng khổ đau, bẽ bàng.


BẢNG NHÂN VẬT

Các nhân vật chính

Evghênhi Ônhêghin một thanh niên quý tộc, ở Peterburg, sống cuộc đời rong chơi, không mục đích, luôn cảm thấy nhàm chán, vô vị; Chàng là người trung thực, đứng đắn, công bằng, biết tự đánh giá bản thân; Chàng cũng ích kỉ, lạnh lùng, thờ ơ, không quen làm việc đến cùng; Bước ngoặt trong cuộc sống của chàng diễn ra sau vụ đấu súng và Lenski bị chết, chàng hiểu ra mình đã sống vô trách nhiệm, chàng quyết định đi du lịch, với hy vọng tự thay đổi bản thân và lương tâm yên tĩnh trở lại; Evghênhi là đại diện cho giới quý tộc, thông minh, trẻ trung, không đem tài năng phục vụ tổ quốc.

Tachiana Đmitrievna Larina sinh ra trong gia đình không giàu ở tỉnh lẻ, hay mơ mộng, điềm tĩnh, được giáo dục tốt, thích đọc truyện, không thích các hoạt động tập thể; Vẻ hình thức của nàng không nổi bật, nhưng hấp dẫn người khác ở vẻ đẹp nội tâm và sự giản dị; Nàng có sức mạnh lí trí, thích và tin các điềm báo và bói toán; Sau khi gặp Ônhêghin, nàng đã đem lòng yêu chàng tha thiết, nhưng bị chàng khước từ tình yêu, nàng đau khổ một thời gian; Cuộc đời nàng mở ra một trang mới, khi nàng dọn về ở Matxcơva, theo lời khuyên của mẹ, nàng đã lấy chồng, một viên tướng và có cuộc sống viên mãn; Nàng đã trưởng thành toàn diện hơn, thành một quý bà xinh đẹp, thông minh, giàu có, cao thượng; Nàng giữ nguyên được cốt cách tốt đẹp vốn có, đứng vững trước thử thách là Ônhêghin ngỏ lời yêu nàng, nàng kiên quyết chối từ tình yêu này và làm tròn nghĩa vụ của người vợ để giữ hạnh phúc gia đình; Nàng biết đặt ý thức nghĩa vụ, đức hạnh lên cao nhất. Tachiana là tên gọi thông thường, có dạng thân mật, âu yếm là Tanhia.

Người dẫn chuyện có vai trò quan trọng trong suốt tiểu thuyết; Tuy không nói ra trực tiếp, ai cũng hiểu, vị trí này thuộc A. X. Puskin; Người kể chuyện luôn nhắc về sự có mặt của mình, tham gia vào mọi sự kiện, chia sẻ mọi suy nghĩ và quan điểm sống; Là người bạn tốt của Ônhêghin, luôn tỏ ra thiện cảm với chàng, không quở trách, luôn tha thứ, bao dung mọi lỗi sai của chàng.

Các nhân vật phụ

Vladimir Lenski là bạn thân của Ônhêghin, cũng là sự đối lập hoàn toàn về tính cách; Lenski tính nóng nảy, nhiệt tình, cởi mở, trong sáng, ít hiểu biết về cuộc sống, không chấp nhận phản bội, theo quan điểm chỉ yêu một người, là nhà thơ lãng mạn, chân thành, tin tưởng ở tình bạn, tình yêu, công bằng, yêu tha thiết; bị bắn chết khi đấu súng với Ônhêghin (lúc đó, Lenski 18 tuổi).

Ônga Đmitrievna Larina là em gái của Tachiana, tính tình yêu đời, vô tâm, vui vẻ, không sâu sắc, có ngoại hình xinh xắn, rực rỡ. Chính tính cách nhẹ dạ, nông nổi của Ônga là một trong nhiều nguyên nhân dẫn tới đấu súng giữa Ônhêghin và Lenski. Ốnga chừng 16 tuổi, khi Lenski bị chết do đấu súng; Ônga là hình ảnh con búp bê đẹp đẽ nhưng ngốc nghếch và rỗng tuếch.

Ông bà Larin sinh ra hai con gái: Tachiana và Ônga.

Đmitri Larin là sĩ quan quân đội, tính hiền, tốt bụng, không đọc sách cũng không coi sách là có hại.

Bà Larina đã có tuổi, hiền hoà, hiếu khách, hết lòng nuôi dưỡng, dạy dỗ con cái, chăm nom gia đình; khi còn trẻ, bà có nhiều mộng ước về tình yêu, sau khí lấy chồng, chuyển về quê chồng ở, bà dẹp hết mọi mơ mộng viển vông ngày trẻ, biết thích nghi với thực tế cuộc sống, biết quản lý kinh tế trong gia đình và cầm cương chồng một cách khéo léo và giữ cho tổ ấm gia đình luôn yên vui, hoà thuận. Tên phụ nữ Прасковья hay Параковья có dạng âu yếm, thân thiết là Параша, Паша, Полина; Nữ bá tước Alina dùng dạng thân thiết, âu yếm gọi bà Прасковья là Pachette (do Pasa đã là dạng thân mật, âu yếm trong tiếng Nga nay lại cộng thêm hậu tố chỉ âu yếm, thân thiết của tiếng Pháp-ette)

Daretski là người ưa hoạt động, khi còn trẻ, từng làm nhiều nghề, như quản đám tù nhân, đám trẻ lang thang, làm chủ sòng bạc, giàu kinh nghiệm sống do va vấp nhiều; Vui tính, nói năng bốp chát, sấn sổ, hài hước, biết dựa theo hoàn cảnh đẩy đưa; Là người làm chứng trong vụ đấu súng của Ônhêghin và Lenski nhưng không kịp thời ngăn chặn cuộc đấu súng, chịu trách nhiệm một phần trong cái chết của Lenski.

Bá tước N. là người giàu có, được phong tước quý tộc; Suốt đời gắn bó với bình nghiệp, phụng sự tổ quốc; Đối xử tốt với Tachiana, sẵn sàng hy sinh vì hạnh phúc của Tachiana; Mặc dù Tachiana không yêu chồng, nhưng nàng vẫn chung thuỷ với chồng - đã khước từ tình yêu của Ônhêghin.

Nữ bá tước Alina là chị họ của bà Larina, sống độc thân ở Matxcơva, không có con cái; hai mẹ con bà Larina đã ở tại nhà nữ bá tước khi đến Matxcơva.

U già Philipievna là nữ nông nô, đã có tuổi, phục vụ nhiều năm trong gia đình bà Larina, u là người tốt, hiền, có trái tim nhạy cảm, luôn kể truyện cổ tích, truyện vui cho Tachiana và Ônga nghe, u luôn bảo vệ, khuyên nhủ, hướng dẫn hai chị em Tachiana và Ônga.
U già của Tachiana - Phili piepna
Các nữ gia nhân hái quả trong vườn
Agaphon - người qua đường
Các vị khách trong lễ thánh của Tachiana:
Púchiakop, Gvoddin, Skochinhinuw, Buianop, Palfil Khalikop, sỹ quan chỉ huy trung đội…


Darétki
Người Pháp Gilio (mónieur Guilliot - gia nhân của Ônh êghin
Một thiếu nữ người thành phố đến thăm làng
Mosieur Trike
Sỹ quan chỉ huy trung đội
Chú nai
Anhixia - người quản gia của Ônhêghin
Bác hàng xóm sang nhà bà Larrina chơi, bàn và gợi ý cách giải quyết vụ chồng con cho Tachiana


Các nhân vật do tác giả sáng tác ra:

Người bác của Ônhêghin, đã mất
Cha của Ônhêghin, đã mất, bị vỡ nợ
Madame - nữ gia sư của Ônhêghin
Monsieur - gia sư của Ônhêghin
Bạn tôi Elvina - nhân vật nữ mặc định trong thi ca
Viên quản lí của ông bác
Người quản gia nhà ông bác
Đunhia- cô hàng xóm trẻ của Lênsky
Cha của Lênsky đã mất
Dimitri Larin cha của Tachiana đã mất, đại tá
“Gradison” - tay chơi và trung sĩ cận vệ - người yêu của bà Larina - mẹ của Tachiana
Skulks (“Celina”) - có lẽ là nữ gia nhân phục vụ bà Larina
Mẹ của Lên sky, đã mất
Mẹ chồng của u già, đã mất
Vanhia - chồng của u già
Bà mối
Cha của u già
Cháu trai của u già
Annette
Các nhân vật trong giấc mơ của Tachiana:….
Viên đại tá
Sỹ quan khinh kị PứKchin, người đã từng dạm hỏi cưới Tachiana

Nhân vật thực:
* Talon - chủ khách sạn nổi tiếng ở Peterburg
* Kaverin - Kaverin Piotr Paplovich (1794-1855) - bạn của Puskin
* Ôderộp - diễn viên
* Moldaia Xemionopna - nữ diễn viên
* Didlo -diễn viên múa balê
* Istoma- nữ diễn viên múa balê
* Traadaep - Traađaiep Piotr Iakoplevich
* Napoleon - tượng gang nhỏ
* Tolstoy-người Mỹ
* Didi - Evprakxia Vulf, nữ bá tước thuộc gia đình Ôxipôp, từng sống tại Trigorxkoie, gần điền trang Mikhailopxkoie.
* Alban - (Albanhi) hoạ sỹ Ý tk.XVII.
* Very- chủ khách sạn ở Paris
* Lepas- nghệ nhân chế tạo súng
* Андрюшка - người đánh xe ngựa

(Theo nguồn: literaturus. ru.evgenij - Onegin-kratkoie coderhanie po glavam.. và vài nguồn khác.)


💚


Dịch khổ I,  Chương Một,
                             
         Evghênhi Ônhêghin, A. X. Puskin

 I

«Мой дядя самых честных правил
Когда не в шутку занемог,
Он уважать себя заставил
И лучше выдумать не мог.
Его пример другим наука;
Но, боже мой, какая скука
С больным сидеть и день и ночь,
Не отходя ни шагу прочь!
Какое низкое коварство
Полуживого забавлять,
Ему подушки поправлять,
Печально подносить лекарства
Вздыхать и думать про себя:
Когда же черт возьмет тебя!»


Sống gấp mà cảm xúc cũng gấp

                   Bá tước Viazemsky

I

“Bác tôi vốn thẳng ngay, cao đạo nhất;
Khi ốm nặng, sắp xa trời, gần đất,
Ông mới đòi người khác kính trọng mình,
Một việc làm thật hợp lý vô cùng.
Là bài học hay chung cho tất cả;
Nhưng trời hỡi, còn gì buồn hơn nữa
Suốt ngày đêm phải nâng, đỡ bệnh nhân! 
Không được rời người ốm một bước chân,
Phải dùng đến bao mánh mung hèn thiệt 
Mới hy vọng lấy lòng người sắp chết,
Nào sửa sang đống lộn xộn gối chăn
Nào mặt buồn đưa thuốc uống vài lần,
Thở dài suốt, và nghĩ thầm trong óc:
Bao giờ quỷ rước ông đi cho thoát!”

 

   
  💚

Tùng Cương dịch Evghênhi Ônhêghin, A. Puskin tiếp theo Chương Một 🍁 -



 

Ý kiến bạn đọc

Vui lòng login để gởi ý kiến. Nếu chưa có account, xin ghi danh.
Phân tích khổ I, chương một, Evghênhi Ônhêghin
Hue Thu Apr 02, 2024
Gửi bởi Tung Cuong ngày 09/02/2022

Dành cho các bạn quan tâm:

I.I. Phân tích khổ I, chương một, tiểu thuyết thơ Evghênhi Ônhêghin

Trong mấy dòng đầu tiên của tiểu thuyết thơ, Puskin miêu tả người bác của Evghênhi. Các từ “самых честных правил“được Puskin mượn từ bài ngụ ngôn của Krưlốp “Con lừa và người nông dân”. Khi so sánh người bác với nhân vật trong bài ngụ ngôn, Puskin ngụ ý rằng “vẻ thẳng ngay, cao đạo nhất“chỉ là vỏ ngoài che giấu sự khôn lỏi và tài xoay xở của người bác. Người bác đã sống giả tạo cho hợp với dư luận xã hội /…/ Như vậy, người bác vẫn được tiếng tốt và sự kính trọng.

Việc người bác lâm bệnh nặng lại là cái cớ thu hút sự chú ý về mình. Câu “И лучше выдумать не мог“càng làm rõ ý, ngay cả khi bị bệnh, có thể chết, người bác của Evghênhi vẫn cố (và đều thành công) thu về lợi ích thiết thực cho bản thân mình. Người xung quanh tin rằng ông bị bệnh do sao nhãng đến sức khoẻ của mình vì mải lo quyền lợi cho mọi người. Cái cách quan tâm có vẻ như không vụ lợi của người bác là nguyên nhân khiến mọi người kính trọng ông nhiều hơn. /…/ Khi nói về bệnh tật của người bác, Evghênhi không dùng lời châm biếm.
Trong dòng “Его пример другим наука“Puskin lại xử dụng lối châm biếm. Những đại diện tầng lớp thượng lưu, quý tộc ở Nga luôn biến các dịp bệnh tật của họ thành tin gây chấn động. Chủ yếu là do vấn đề thừa kế. Khi họ hàng bị ốm nặng, cả nhóm người được hưởng quyền thừa kế tập trung nhau lại. Họ tìm mọi cách để lấy lòng người ốm, với hy vọng được trao quyền thừa kế. Họ nhắc mãi công lao của người sắp chết, lòng tốt không có thật của người đó.

Evghênhi là người hưởng thừa kế của bác. Theo luật họ gần, chàng phải trực “И день и ночь“bên giường bệnh của bác, và hỗ trợ bác trong mọi việc. Chàng trẻ tuổi hiểu rằng mình phải làm việc này, nếu như không muốn mất quyền thừa kế. Ta không được quên rằng, Evghênhi chỉ là “Молодой повеса“Trong các suy nghĩ chân thành của mình, chàng thể hiện tình cảm thật sự, điều này thể hiện rõ qua cụm từ “Низкое коварство“. Cả chàng, cả người bác, tất cả người chung quanh đều hiểu, vì sao chàng không rời một bước khỏi giường của bệnh nhân sắp chết. Nhưng ý nghĩ thực được che đậy bằng lòng tốt giả dối. Evghênhi thấy rất buồn phiền và chán ngán. Chàng láy đi láy lại một câu “. Когда же черт возьмёт тебя!»
Việc chàng chỉ nói đến ma quỷ, mà không nhắc đến Chúa Trời, càng nhấn mạnh nhiều hơn tới cảm xúc không thật của chàng. Trên thực tế, “честные правила“của người bác cũng không xứng đáng được lên thiên đàng. Tất cả mọi người xung quanh, trước hết là Evghênhi chỉ nóng lòng chờ người bác chết. Chỉ có cái chết của người bác mới là đóng góp vô giá, thật sự, là giải thoát cho xã hội.
Nguồn: (Рустих.ру; Евгений Онегин; Анализ стихотворений Пушкина)

II. Mời bạn xem bản dịch khổ 1 của Ch. Johnston và V. Nabokov
1.A.S. Puskin; Eugène Onegin (tr. Ch. Johnston):

``My uncle -- high ideals inspire him;
but when past joking he fell sick,
he really forced one to admire him --
and never played a shrewder trick.
Let others learn from his example!
But God, how deadly dull to sample
sickroom attendance night and day
and never stir a foot away!
And the sly baseness, fit to throttle,
of entertaining the half-dead:
one smoothes the pillows down in bed,
and glumly serves the medicine bottle,
and sighs, and asks oneself all through:
“When will the devil come for you?“‘’

2.Pushkin A.S. Eugene Onegin. (Translated by V. Nabokov):

My uncle has most honest principles:
when he was taken gravely ill,
he forced one to respect him
and nothing better could invent.
To others his example is a lesson;
but, good God, what a bore to sit
by a sick person day and night,
not stirring a step away!
What base perfidiousness
to entertain one half-alive,
adjust for him his pillows,
sadly serve him his medicine,
sigh — and think inwardly
“When will the devil take you?»

Trên thế giới, trong số hơn 40 dịch giả từng chuyển “Evghênhi Ônhêghin “sang tiếng Anh, có hàng chục người đã công bố hai bản dịch khác hẳn nhau, vào nhiều thời kì khác nhau, đó là: V. Nabokov, V. Liberson, Tr. Johston, S.N. Kozolop v.v… Thậm chí có tác giả dịch và sửa tới ba lần, đó là Babeet Doichh. Xem hai bản dịch bốn dòng đầu khổ I của cùng một dịch giả:

My uncle’s shown his good intentions
By falling desperately ill;
His worth is proved; of all intentions
Where will you find one better still?
(Pushkin. Eugene Onegin. Tr. Deutsch 1936)

Và bản dịch công bố các năm 1943, 1964:
My uncle always was respected;
But his grave illness, I confess,
Is more than I could have expected:
A stroke of genius, nothing less.
(Pushkin. Eugene Onegin. Tr. Deutsch 1943; 1964)

III. Do sửa nhiều mà chưa vừa ý dòng thơ đầu tiên, khổ I, tôi đi tìm và dịch cả bài ngụ ngôn của Ivan Crưlôp, trong bài có câu: “Осел был самых честных правил”, để tìm hiểu nghĩa câu này và văn cảnh xử dụng.

Mời bạn đọc xem cả bản gốc, bản dịch, đoạn phân tích bài này:

Осел и мужик
Мужик на лето в огород
Наняв Осла, приставил
Ворон и воробьев гонять нахальный род.
Осел был самых честных правил:
Ни с хищностью, ни с кражей незнаком:
Не поживился он хозяйским ни листком,
И птицам, грех сказать, чтобы давал потачку;
Но Мужику барыш был с огорода плох.
Осел, гоняя птиц, со всех ослиных ног,
По всем грядам и вдоль и поперёг,
Такую поднял скачку,
Что в огороде всё примял и притоптал.
Увидя тут, что труд его пропал,
Крестьянин на спине ослиной
Убыток выместил дубиной.
«И ништо!» все кричат: «скотине поделом!
С его ль умом
За это дело браться?»

А я скажу, не с тем, чтоб за Осла вступаться;
Он, точно, виноват (с ним сделан и расчет),
Но, кажется, не прав и тот,
Кто поручил Ослу стеречь свой огород.

Con lừa và người nông dân

Nông dân là chủ vườn rau,
Hè thuê Lừa đến trông sao an toàn,
Không cho sẻ, quạ phá vườn.
Lừa theo nguyên tắc cứ làm phăng phăng:
Trộm - không, tắt mắt - không màng;
Lá rau của chủ càng không tơ hào,
Thấy chim, Lừa đuổi sát sao;
Nhưng mà chủ nhận vườn rau hỏng rồi.
Lừa xua chim chạy tung trời,
Xới bung mặt luống, cày tơi cả vườn,
Chân Lừa giẫm đạp thành tương,
Nào rau, nào củ nát bươm tanh bành.
Nhìn vườn mọi thứ tan tành,
Rau nhàu, củ nát mà lòng xót xa,
Chủ đành lôi cổ Lừa ta
Cứ lưng mà nện: gây ra tội này.
“Tội mày thật đáng đời thay!
Óc mày, sao nhận việc này, Lừa ơi?”

Tôi đâu bênh vực Lừa hoài;
Thì Lừa mắc tội làm sai, rõ rồi,
Nhỡ khi có lỗi là người
Đã thuê Lừa đến trông coi vườn nhà.

Ý nghĩa triết lý của bài thơ là gì?
Bài thơ ngụ ngôn “Con lừa và người nông dân” có ý nghĩa triết lý sau: ai đem một việc quan trọng nào đó giao cho một kẻ ngốc, vụng về, thì là người rất không thông minh. Nói khác đi là, không nên mong thấy người ngốc làm được việc thông minh, hợp lý; nhưng đã là người thông minh thì ít nhất phải biết không nên dính vào người ngốc. Chính Crưlôp giải thích rõ bài học đạo đức qua câu kết:

Nhỡ khi có lỗi là người
Đã thuê Lừa đến trông coi vườn nhà.
Các tác giả cuốn sách “Năm mươi bài ngụ ngôn của I.A. Crưlôp” giảng giải ý nghĩa bài ngụ ngôn này như sau: “Nói chung, một loạt bài ngụ ngôn tuyệt vời của Crưlôp đã kể lại chuyện ở thời của nhà thơ, thấy rất nhiều kẻ ngu ngốc được lên chức “lý trưởng, quan to”. (книга “Пятьдесят басен И. А. Крылова” с поясн. и примеч., СПб, издатель М. Н. Слепцова, 1908 г.)
(Theo nguồn: literaturus.ru/moral-básnI-asel-muzhic-krylov)

IV.Như vậy, sau khi học hỏi các bản dịch tiếng Việt, tiếng Anh hiện có trên mạng, chúng tôi có các kết quả dịch dòng một, khổ I như sau:

Ông bác tôi thẳng ngay, thanh cao nhất,
Bác tôi sống thẳng ngay, đức độ nhất,

V. Những khó khăn trong việc dịch tác phẩm kinh điển “Evghênhi Ônhêghin “của A. X. Puskin sang tiếng Anh và Pháp

Chúng tôi xin dịch lại một vài điểm chính trong công trình nghiên cứu của hai tác giả sau:
Ремчукова Е. Н., Недопекина Е. М.
Russian journal of linguistics, выпуск: Том 24, № 4, (2020)
Трудности перевода русской классики: роман А.С. Пушкина «Евгений Онегин» на английском и французском языках

(Các bạn có thể gặp một vài đánh giá khác với những gì đang có sẵn trong bộ nhớ của mình, mong mọi người bình tĩnh đọc, cảm nhận, suy ngẫm thêm, nếu cần, thì có thể tìm đọc hai tác giả này.)

Hai tác giả của công trình nghiên cứu đã sưu tập các bản dịch của khoảng 40 dịch giả sang tiếng Anh (có dịch giả là người Anh, có dịch giả là người Nga giỏi tiếng Anh) và hơn 10 dịch giả sang tiếng Pháp đã được công bố trong suốt các tk. XIX, XX, XXI. Hai tác giả đã tiến hành đối chiếu các bản dịch, cùng lời nói đầu và hệ thống chú thích đi theo bản dịch, và rút ra nhiều kết luận khá lí thú.

Một số nét đặc biệt khiến tác phẩm “Evghênhi Ônhêghin “thành tuyệt tác có một không hai và những mâu thuẫn có thể là trở ngại cho các dịch giả châu Âu trong việc chuyển ngữ:

1. Tiểu thuyết “Evghênhi Ônhêghin” là sáng tác của thiên tài Nga: A.X. Puskin tượng trưng không chỉ cho nền văn học Nga mà toàn bộ nền văn hoá Nga, ông là người đứng cùng hàng với nhiều vĩ nhân khác như A. Đante, W. Shakespeare, J. W. Goethe, J. Bairơn và nhiều danh nhân khác thuộc các nước châu Âu được xem là đỉnh cao thành tựu trí tuệ của các nước.

2. Chuyên ngành Puskin học kinh điển coi tác phẩm thơ “Evghênhi Ônhêghin “là công trình sáng tác quan trọng nhất của Puskin. Tác phẩm thơ này được đưa vào chương trình văn học bắt buộc phải dạy trong các trường phổ thông, học sinh được yêu cầu học thuộc một số đoạn trích từ tác phẩm này, việc đó có tác dụng ghi nhớ Evghênhi Ônhêghin trong ý thức ngôn ngữ của người Nga.

3. Tiểu thuyết thơ “Evghênhi Ônhêghin “có sự liên kết tài tình giữa hình thức và nội dung, điều này đã được giới phê bình văn học Nga luôn nhắc tới kể từ thế kỷ XIX (công đầu thuộc về V. G. Belinxki) và “Evghênhi Ônhêghin “cũng được yêu thích, khâm phục, ca ngợi trong suốt hai thế kỷ qua. Ngày nay, một số nhà nghiên cứu có ý kiến phê phán những mặt chưa được của tác phẩm này (đó là I. V. Kirreepxky, I. I. Nadezdin, sau đấy có D.I. Pixarep).; trong ngành lý luận văn học Xô viết, chuyên ngành Puskin học đã đạt trình độ cao nhất, nhưng ít nhiều mang hơi hướng huyền thoại hoá, nghĩa là, đề cao quá mức.

4. Là tiểu thuyết đầu tiên của Nga theo hướng hiện thực, “Evghênhi Ônhêghin “có tính cách tân rõ ràng. Tuy nhiên, đặc điểm này, cũng như nhiều đặc điểm khác, như tính sát thực lịch sử, tính dân tộc (tác phẩm phản ánh chân thực tính cách Nga, các thực thể trong đời sống của Nga và cách tư duy của tầng lớp quý tộc Nga) không giúp ích nhiều cho bạn đọc người châu Âu thấy rõ, trước hết là dịch giả châu Âu: họ thấy cốt truyện của Evghênhi Ônhêghin có lẽ đứng ở hàng hai, hay là xếp sau nền văn học của Anh và Pháp ở cuối tk. XIII và đầu tk. XIX. Có cách đánh giá như vậy là do không chỉ vì tuyến chính cốt truyện, mà cả việc Puskin đã gắn tính cách các nhân vật nam của ông với các nhân vật nam trong nhiều tiểu thuyết của J. Bairơn, và giới thiệu tính cách các nhân vật nữ của ông gần gũi với nhiều nhân vật nữ trong văn học Pháp (thí dụ, của Jean-Jacques Rousseau) và nhân vật Evghênhi được so sánh giống Traild Garold. Những dẫn chứng này, nhiều lần được nêu ra trong sách báo khoa học ngữ văn kinh điển (chẳng hạn, Vinogradop, năm 1999, Lotman, năm 1983…)

5. Tiểu thuyết bằng thơ của Puskin có mối liên hệ chặt chẽ với nền văn học Pháp và tiếng Pháp một cách phức tạp và bền vững do tình trạng dùng song ngữ (tiếng Nga và Pháp) vốn có trong giới quý tộc Nga thời đó. Thí dụ, trong sách báo lý luận văn học thường trích dẫn nhiều vi cảnh, nhiều chi tiết trích từ các văn bản văn học của nhiều tác giả người Pháp, và các vi cảnh và chi tiết này được gặp lại trong bức thư của Tachiana. Khi viết về việc này, chẳng hạn, IU. M. Lotman có dẫn theo lời L.X. Xergian, là người đã đưa ra giả thuyết rằng nguyên mẫu chính bức thư của Tachiana là thơ uỷ mị, ướt át của Marxelina Debord-Valmor (1786-1859), một nữ thi sĩ bậc trung người Pháp, bà có một tập thơ đã được xuất bản năm 1819 và sau đó còn được tái bản nhiều lần. Theo nhà nghiên cứu này, thì Puskin tìm đến thơ uỷ mị của nữ thi sĩ người Pháp là vì ông, rõ ràng, tìm thấy điều giá trị “trong thơ của A. Shenhia, đó là tính chân thực tự nhiên, không giả tạo, đến tuyệt vời.”(Xergian 1975:545). Quả thật thơ uỷ mị của Debord-Valmor có nhiều nét gần với bức thư của Tachiana, chúng cho phép ta khẳng định rằng, ông có biết các bài thơ của nữ tác giả này và Puskin luôn có trong trí nhớ của minh, khi sáng tác bức thư cho Tachiana “(Lotman 1983:228). Rõ ràng có sự phức tạp nhất định với người dịch, khi mà trong văn bản Evghênhi Ônhêghin “gặp rất nhiều từ, cách nói vay mượn từ tiếng Pháp (nhiều thực thể, nhiều từ, tên riêng), văn cảnh xử dụng các từ này, theo chúng tôi, không phải lúc nào cũng dễ hiểu với cả bạn đọc người Nga, lẫn người châu Âu, đặc biệt trong thời đại ngày nay.

6. Tiểu thuyết bằng thơ của A.X. Puskin được viết theo thể thơ kinh điển đối với bạn đọc người Nga, đó là thể yambơ, là điển hình cho thơ Nga tk. XIX. Thể thơ này và khổ thơ “Ônhêghin” độc đáo do Puskin sáng tạo dùng riêng cho tiểu thuyết bằng thơ của ông (gồm ba đoạn bốn dòng có cách gieo vần chặt chẽ, nghiêm ngặt, và hai dòng cuối giữ vai trò tổng kết nội dung cả khổ thơ - nghĩa là: bốn dòng đầu gieo vần cách, bốn dòng tiếp là vần liền, tiếp sau là bốn dòng vần ôm, hai dòng cuối là vần liền.) cách làm này giúp cho cả cấu trúc khổ thơ có được sự cân đối và độc đáo, mà muốn đạt tới sự hài hoà tuyệt vời như vậy, rất cần có ngòi bút thần kỳ của nhà thơ chạm vào mới viết thành tác phẩm tuyệt diệu đến vậy. “Tuy nhiên, ở phương Tây, Puskin được đánh giá thấp hơn nhiều tác giả khác, là vì người đọc châu Âu biết đến Puskin ít hơn so với nhiều tác giả Nga khác. Chắc không phải mất công tìm lý do ở đâu xa. Môi trường nuôi dưỡng sự nổi tiếng của ông là thi ca, mà thi ca lại khó dịch nhất, vì không đủ phương cách diễn đạt ra tiếng nước khác, và thơ của ông có cách tư duy đơn giản, ngây thơ, còn ma lực hấp dẫn trong thơ ông lại hoà trộn, ẩn trong sự diễn đạt chính xác, tính biểu cảm rõ ràng và tài nhào nặn ngôn từ ở trình độ tuyệt mỹ, vốn là thứ người Nga cảm nhận thật dễ dàng, rõ nhất, thì dịch giả lại khó có thể truyền đạt hết sang ngôn ngữ khác.”(Treluwshep, năm 2015). Theo nhiều nhà nghiên cứu, thơ của Puskin, khi dịch ra tiếng nước ngoài, đã mất những nét đẹp, hay riêng trong thơ ông ở mức độ nhiều nhất.

7.…Vấn đề chủ yếu đặt trước dịch giả có thể diễn đạt gọn như sau: hoặc là dịch “Evghênhi “thành văn xuôi, thì mới có thể dồn hết chú ý vào việc thể hiện bức tranh đời sống nước Nga một cách sâu sắc, đầy đủ, hoặc cố truyền đạt sức hút ma mỵ trong hình thức thơ của Puskin và cố giữ được lối kể chuyện một cách sâu đậm. Và khi bắt tay vào dịch, người dịch phải quyết định xem, hình thức hay nội dung quan trọng hơn, nên việc chọn lựa thật không dễ dàng.

Nguồn: ThiVien