Dec 26, 2024

Viết về tác giả & tác phẩm

Sự Chuyển Huớng Thi Ca Qua 3 Nhà Thơ: Thanh Tâm Tuyền , Tô Thùy Yên Và Nguyên Sa
Trần Hoài Thư * đăng lúc 12:14:27 PM, May 27, 2023 * Số lần xem: 617
Hình ảnh
#1
#2
#3
#4

 

*              
 
Hoai Thư Trần
THAY MỘT LỜI CÁM TẠ:

Xin đăng lại một vài giòng cảm nghĩ của một bạn đọc. Chia sẽ một cách thục tế, Người viết cảm thấy mình là con dế lửa gáy te te chứ không u uẩn khi lên đài sáng nay:
"....Ngày xưa tui có đọc truyện ngắn của ông trên tạp chí Văn...bây giờ ông viết thơ nữa...chút ông sống lâu để chơi văn chương cho thỏa chí !"  (trich cảm nghĩ của một người đọc trong bài post "có mặt")

-----------------------------------------------------------

Sự Chuyển Huớng Thi Ca Qua 3 Nhà Thơ:
Thanh Tâm Tuyền , Tô Thùy Yên Và Nguyên Sa


Nhận đinh văn chương của Trần Hoài Thư
Lời mở  đầu:


Vào ngày 19-4-2021, ở Hà Nội, có một buổi tọa đàm do nhà xuất bản Nhã Nam và Đại học Văn Hóa phối hợp tổ chức, với chủ đề: “Sự trở lại của văn học đô thị miền Nam: trường hợp Nguyễn Thị Hoàng”, nhân dịp tái bản 5 tác phẩm viết trước 1975. Người ta thấy nhà văn NTH đang hân hoan ký sách. Một điều bà không thích là cụm từ “sự trở lại” mà phải là “sự trở về”!

Như vậy bà NTH  mặc nhiên công nhận  văn chương thời chiến miền Nam  là văn chương đô thị.

Đúng hay không đúng , đó là mục đích của bài viết này. Trước hết chúng tôi nhận định về thơ. Bài thư hai chúng tôi sẽ nhận định về văn.
(THT)
Có hai thời kỳ để nhìn văn chương miền Nam. Thử xét từng thời kỳ một.

𝐈. 𝐓𝐡ờ𝐢 𝐤ỳ 𝐈 (𝟏𝟗𝟓𝟓-𝟏𝟗𝟔𝟏): 𝐕ă𝐧 𝐜𝐡ươ𝐧𝐠 𝐭𝐡ời 𝐛ì𝐧𝐡:

Đó là vào những năm của thời đệ nhất cộng hòa (từ 1955-1961) lúc mà con quái vật chiến tranh chưa thật sự vồ chụp miền Nam. Sài Gòn vẫn là nơi dung thân của nhà văn, nhà thơ và nhà nghiên cứu, cùng với báo chí, nhà phát hành, nhà in… Đó là những năm mà Sáng Tạo được mùa. Từ số đầu xuất hiện vào năm 1956 đến số cuối phát hành vào năm 1961 không thấy  những từ  như bom đạn, chết chóc, lửa khói, pháo kích...

Đến nỗi Mai Thảo đã phải dành trang đầu của số đầu tiên để đội vương miện cho Sài Gòn, gọi nó là thủ đô văn hóa của Việt Nam:

"Sài gòn thủ đô văn hóa Việt Nam: Không phải là một danh từ, một câu nói xuông nhạt. Không phải là một ảnh hình trừu tượng. Không phải là một ảo tưởng mong manh còn nằm trong ngày tới xa thẳm. Không phải là một ý niệm khát khao đợi chờ. Đã là một thực thể. được minh định : Văn Hóa Việt Nam thực hiện hôm nay và sẽ được  kiện toàn trong ngày tới đã có được một trung tâm xuất phát và sinh thành : Thủ đô Sài Gòn."

(Mai Thảo: Sai Gon Thủ đô văn hóa VN, Sáng Tạo số 1)
Riêng về lảnh vực thi ca,  nỗ lực của Sáng Tạo là làm mới thi ca, chú trọng thơ tự do. Với 30 nhà thơ góp mặt trên Sáng Tạo, thì hầu hết các sáng tác của họ  là thơ tư do.

Sau khi Sáng Tạo dình bản,  nguyệt san Hiện Đại do NGuyên Sa chủ trương, ra đời. Năm 1960, năm với 8 số Hiện Đại hiện diện, là năm yên bình, chiến tranh không hề được nhắc nhở.  Khác với Sáng Tạo, Hiện đại không đặt nặng phần canh tân thi ca, mà chú trọng vào nghệ thuật thi ca - ở đây là tình yêu và cái đẹp.
Những bài thơ được nhắc nhở nhiều trong văn học miền Nam thời kỳ Đệ Nhất Cọng Hòa  như Áo lụa Hà Đông (Nguyên Sa) ,Tình Sử, sau đổi thành “Đường vào Tình sử ( Đinh Hùng)  hay Một nửa (Hoàng Anh Tuấn) đều bắt nguồn từ  Hiện Đại. (1)
Saigon bấy giờ không những là thủ đô văn hòa mà là viên ngọc quí, tha thiết  làm sao qua cái nhìn của Nguyên Sa vào năm 1960:


𝑇ℎ𝑢̉ đ𝑜̂ 𝑐𝑢̉𝑎 𝑚𝑜̣̂𝑡 𝑡ℎ𝑎̀𝑛ℎ 𝑝ℎ𝑜̂́ 𝑏𝑎𝑜 𝑔𝑖𝑜̛̀ 𝑐𝑢̃𝑛𝑔 ℎ𝑖𝑒̣̂𝑛 𝑟𝑎 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑡𝑎̂𝑚 𝑡𝑢̛𝑜̛̉𝑛𝑔 𝑛ℎ𝑢̛̃𝑛𝑔 𝑐𝑜𝑛 𝑛𝑔𝑢̛𝑜̛̀𝑖 𝑛𝑔𝑎𝑛𝑔 𝑑𝑜̣𝑐 𝑡𝑟𝑒̂𝑛 𝑘ℎ𝑎̆́𝑝 𝑐𝑎́𝑐 𝑛𝑒̉𝑜 đ𝑢̛𝑜̛̀𝑛𝑔 đ𝑎̂́𝑡 𝑛𝑢̛𝑜̛́𝑐 𝑣𝑜̛́𝑖 ℎ𝑖̀𝑛ℎ 𝑎̉𝑛ℎ 𝑐𝑢̉𝑎 𝑚𝑜̣̂𝑡 𝑣𝑖𝑒̂𝑛 𝑛𝑔𝑜̣𝑐 𝑞𝑢𝑖́. 𝑁𝑜́ 𝑐ℎ𝑜́𝑖 𝑠𝑎́𝑛𝑔, 𝑛𝑜́ 𝑐𝑜́ 𝑚𝑜̣̂𝑡 ℎ𝑎̀𝑜 𝑞𝑢𝑎𝑛𝑔, 𝑚𝑜̣̂𝑡 𝑠𝑢̛́𝑐 đ𝑖𝑒̣̂𝑛 ℎ𝑎̂́𝑝 𝑑𝑎̂̃𝑛 𝑔ℎ𝑒̂ 𝑔𝑜̛́𝑚. 𝑁𝑔𝑢̛𝑜̛̀𝑖 đ𝑖 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑐𝑢𝑜̣̂𝑐 đ𝑜̛̀𝑖 𝑞𝑢𝑎𝑦 𝑐𝑢𝑜̂̀𝑛𝑔 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑘ℎ𝑜̂𝑛𝑔 𝑔𝑖𝑎𝑛 𝑡ℎ𝑎̀𝑛ℎ 𝑝ℎ𝑜̂́ 𝑣𝑜̛́𝑖 𝑛ℎ𝑢̛̃𝑛𝑔 𝑐𝑜𝑛 đ𝑢̛𝑜̛̀𝑛𝑔 𝑙𝑜̛́𝑛, 𝑏𝑒́ 𝑑𝑢̛̣𝑎 𝑣𝑎̀𝑜 𝑛ℎ𝑎𝑢, 𝑛ℎ𝑢̛̃𝑛𝑔 𝑎̂𝑚 𝑡ℎ𝑎𝑛ℎ, 𝑛ℎ𝑢̛̃𝑛𝑔 𝑠𝑖𝑛ℎ ℎ𝑜̣𝑎𝑡, đ𝑜̂̉𝑖 𝑡ℎ𝑎𝑦 𝑙𝑖𝑒𝑛 𝑡𝑢̣𝑐, 𝑐𝑢̃𝑛𝑔 𝑛ℎ𝑢̛ 𝑛𝑔𝑢̛𝑜̛̀𝑖 đ𝑢̛́𝑛𝑔 𝑛ℎ𝑖̀𝑛 𝑡ℎ𝑎̀𝑛ℎ 𝑝ℎ𝑜̂́ 𝑎̂́𝑦 𝑡𝑢̛̀ đ𝑜̂̀𝑛𝑔 𝑟𝑜̣̂𝑛𝑔, 𝑛𝑢́𝑖 𝑐𝑎𝑜 đ𝑒̂̀𝑢 𝑑𝑎̀𝑛ℎ 𝑐ℎ𝑜 𝑡ℎ𝑎̀𝑛ℎ 𝑝ℎ𝑜̂́  𝑛𝑎̀𝑦 𝑛ℎ𝑢̛̃𝑛𝑔 𝑡𝑖̀𝑛ℎ 𝑐𝑎̉𝑚 𝑡ℎ𝑎̂𝑛 𝑦𝑒̂𝑢, 𝑠𝑎̂𝑢 𝑚𝑎̣𝑛ℎ....
(𝐻𝑖𝑒̂𝑛 Đ𝑎̣𝑖 𝑠𝑜̂́ 4)
 _____

Nguồn: TQBT 66. Xin mời đọc  ở phần :”Thơ văn Hiện Đại”  với tất cả  bài thơ của Nguyên Sa, Đinh Hùng, Hoàng Anh Tuấn  do chúng tôi sưu tầm và đánh máy lại, từ  bản gốc ).
___

Nói tóm lại, thời kỳ Đệ nhất Cọng Hòa, 1955-1961 là thời kỳ văn chương xuất phát từ đô thị, những tên tuổi lớn trong sinh hoat văn học miền Nam đều sống và viết ở Saigon.
Ba nhà thơ tiêu biểu ở giai đoạn này là Thanh Tâm Tuyền, Tô Thùy Yên và Nguyên Sa.


𝐀. 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐓â𝐦 𝐓𝐮𝐲ề𝐧

Chúng tôi xin trích vài đoạn thơ tiêu biểu của TTT, để bạn đọc có cái nhìn về phong cách thơ ông. Có thể nói ông là ngọn cờ đầu trong mang thể thơ tự do lên cao điểm, và thời bình là môi trường thích hợp khiến cờ ông phất phới  lồng lộng.

𝐷𝑢̀ 𝑠𝑎𝑜 𝑚𝑎𝑖 𝑝ℎ𝑜̀𝑛𝑔 𝑡𝑟𝑖𝑒̂̉𝑛 𝑙𝑎̃𝑚 𝑠𝑒̃ đ𝑜́𝑛𝑔 𝑐𝑢̛̉𝑎
(𝑅𝑜̂̀𝑖 𝑚𝑜̛̉ 𝑡ℎ𝑒̂𝑚 𝑙𝑎̂̀𝑛 𝑛𝑢̛̃𝑎
Đ𝑒̂̉ 𝑙𝑎̀𝑚 𝑔𝑖̀?)
𝑉𝑢̛́𝑡 𝑚𝑎̂̉𝑢 𝑡ℎ𝑢𝑜̂́𝑐 𝑐𝑢𝑜̂́𝑖 𝑐𝑢̀𝑛𝑔 𝑥𝑢𝑜̂́𝑛𝑔 𝑔𝑖𝑜̀𝑛𝑔 𝑠𝑜̂𝑛𝑔
𝑀𝑎̀ 𝑙𝑜̀𝑛𝑔 𝑚𝑖̀𝑛ℎ 𝑝ℎ𝑜̛𝑖 𝑡𝑟𝑒̂𝑛 𝑘𝑒̀ đ𝑎́
𝐶𝑜𝑛 𝑡ℎ𝑢𝑦𝑒̂̀𝑛 𝑥𝑢𝑜̂𝑖
𝐶ℎ𝑖𝑒̂̀𝑢 𝑘ℎ𝑜̂𝑛𝑔 𝑥𝑎𝑛ℎ 𝑘ℎ𝑜̂𝑛𝑔 𝑡𝑖́𝑚 𝑘ℎ𝑜̂𝑛𝑔 ℎ𝑜̂̀𝑛𝑔
𝑁ℎ𝑢̛̃𝑛𝑔 𝑜̂́𝑛𝑔 𝑘ℎ𝑜́𝑖 𝑡𝑎̀𝑢 𝑚𝑒̣̂𝑡 𝑙𝑎̉
( 𝐵𝑎𝑜 𝑔𝑖𝑜̛̀ - 𝑆𝑎́𝑛𝑔 𝑇𝑎̣𝑜 𝑠𝑜̂́ 7 𝑡ℎ𝑎́𝑛𝑔 4 𝑛𝑎̆𝑚 1957)
...𝑀𝑜̣̂𝑡 𝑛𝑔𝑢̛𝑜̛̀𝑖 𝑑𝑎 đ𝑒𝑛 𝑚𝑜̣̂𝑡 𝑘ℎ𝑢́𝑐 ℎ𝑎́𝑡 đ𝑒𝑛
𝐵𝑎̂̀𝑢 𝑡𝑟𝑜̛̀𝑖 đ𝑒𝑛 𝑠𝑎̂𝑢 𝑘ℎ𝑜̂𝑛𝑔 𝑐𝑢̀𝑛𝑔
𝑁ℎ𝑢̛̃𝑛𝑔 𝑔𝑖𝑜̀𝑛𝑔 𝑛𝑢̛𝑜̛́𝑐 𝑚𝑎̆́𝑡
𝑋𝑒́ 𝑛𝑎́𝑡 𝑡ℎ𝑎̂𝑛 𝑡ℎ𝑒̂̉ 𝑏𝑎̆̀𝑛𝑔 𝑡𝑖𝑒̂́𝑛𝑔 𝑘𝑒̀𝑛 đ𝑜̂̀𝑛𝑔
𝐵𝑎̆̀𝑛𝑔 𝑔𝑖𝑜̣𝑛𝑔 𝑐𝑢̉𝑎 𝑚𝑎́𝑢 𝑐𝑢̉𝑎 𝑡𝑢̉𝑦 𝑐𝑢̉𝑎 ℎ𝑜̛̀𝑛 𝑏𝑎̆́𝑡 đ𝑎̂̀𝑢 𝑛𝑔𝑎̀𝑦 𝑡ℎ𝑎́𝑛𝑔
(Đ𝑒𝑛 -𝑆𝑎́𝑛𝑔 𝑇𝑎̣𝑜 𝑠𝑜̂́ 8 𝑡ℎ𝑎́𝑛𝑔 5 𝑛𝑎̆𝑚 1957)
...𝐵𝑢𝑜̂̉𝑖 𝑐ℎ𝑖𝑒̂̀𝑢 𝑣𝑎̀𝑜 𝑐ℎ𝑎̣̂𝑡 𝑘ℎ𝑜𝑎𝑛𝑔 𝑥𝑒. Đ𝑒̀𝑛 𝑡ℎ𝑎̆́𝑝 𝑙𝑒̂𝑛
𝑇𝑖𝑒̂́𝑛𝑔 𝑚𝑎́𝑦 𝑛𝑜̂̉ 𝑏𝑜̂̃𝑛𝑔 𝑡ℎ𝑎̀𝑛ℎ 𝑡𝑖𝑒̂́𝑛𝑔 𝑐𝑢̛𝑜̛̀𝑖 𝑑𝑎̀𝑖
𝑀𝑢̛𝑎 𝑥𝑢𝑜̂́𝑛𝑔 𝑏𝑒̂𝑛 𝑛𝑔𝑜𝑎̀𝑖, 𝑛𝑔𝑜𝑎̀𝑖 𝑐𝑢̛̉𝑎 𝑠𝑜̂̉. 𝑁ℎ𝑢̛̃𝑛𝑔 𝑏𝑎̀𝑛 𝑡𝑎𝑦 𝑛𝑖́𝑢 𝑙𝑎̂́𝑦 𝑣𝑜̀𝑛𝑔 𝑠𝑎̆́𝑡 𝑙𝑎̣𝑛ℎ
𝑀𝑜̂̃𝑖 𝑛𝑔𝑎̀𝑦 𝑐ℎ𝑢́𝑛𝑔 𝑡𝑎 đ𝑢̛́𝑛𝑔 𝑏𝑒̂𝑛 𝑛ℎ𝑎𝑢 𝑘ℎ𝑜̂𝑛𝑔 𝑞𝑢𝑒𝑛 𝑛ℎ𝑎𝑢
𝑇ℎ𝑎̂𝑛 𝑚𝑎̣̂𝑡 𝑛𝑔𝑜́ 𝑙𝑒̂𝑛 𝑚𝑎́𝑖 𝑡𝑜́𝑐 𝑟𝑜̂́𝑖 𝑛𝑒̂̀𝑛 𝑡𝑟𝑜̛̀𝑖 𝑘ℎ𝑢𝑦𝑎
𝑁𝑔𝑜́ 𝑣𝑎̀𝑜 𝑚𝑎̆́𝑡 ℎ𝑜𝑎𝑛𝑔 𝑥𝑎 𝑑𝑜̀𝑛𝑔 𝑠𝑜̂𝑛𝑔 𝑘ℎ𝑜̂𝑛𝑔 𝑏𝑜̛̀
𝑆𝑎𝑢 𝑚𝑜̣̂𝑡 𝑛𝑔𝑎̀𝑦 𝑙𝑎̀𝑚 𝑣𝑖𝑒̣̂𝑐 𝑒𝑚 𝑚𝑜̛ 𝑣𝑒̂̀ 𝑘ℎ𝑜́𝑖 𝑎̂́𝑚 𝑘ℎ𝑢𝑜̂𝑛 𝑚𝑎̣̆𝑡 𝑟𝑖𝑒̂𝑛𝑔

(𝑀Ộ𝑇 𝐶𝐻Ỗ 𝑇𝑅Ê𝑁 Ô TÔ BUÝT 𝑆á𝑛𝑔 Tao6 Số 15)

...𝐻𝑎̃𝑦 𝑐ℎ𝑜 𝑎𝑛ℎ 𝑘ℎ𝑜́𝑐 𝑏𝑎̆̀𝑛𝑔 𝑚𝑎̆́𝑡 𝑒𝑚
𝑁ℎ𝑢̛̃𝑛𝑔 𝑐𝑢𝑜̣̂𝑐 𝑡𝑖̀𝑛ℎ 𝑑𝑢𝑦𝑒̂𝑛 𝐵𝑢𝑑𝑎𝑝𝑒𝑠𝑡
𝐴𝑛ℎ 𝑚𝑜̣̂𝑡 𝑡𝑟𝑎́𝑖 𝑡𝑖𝑚 𝑒𝑚 𝑚𝑜̣̂𝑡 𝑡𝑟𝑎́𝑖 𝑡𝑖𝑚
𝐶ℎ𝑢́𝑛𝑔 𝑘𝑒́𝑜 đ𝑎̂̀𝑦 đ𝑢̛𝑜̛̀𝑛𝑔 𝑐ℎ𝑖𝑒̂́𝑛 𝑥𝑎 đ𝑎̣𝑖 𝑏𝑎́𝑐
𝐻𝑎̃𝑦 𝑐ℎ𝑜 𝑎𝑛ℎ 𝑔𝑖𝑎̣̂𝑛 𝑏𝑎̆̀𝑛𝑔 𝑛𝑔𝑢̛̣𝑐 𝑒𝑚
𝑁ℎ𝑢̛ 𝑐ℎ𝑢́𝑛𝑔 𝑏𝑎̆́𝑛 𝑙𝑢̛̉𝑎 𝑡ℎ𝑒́𝑝 𝑣𝑎̀𝑜
𝑀𝑜̂𝑖 𝑠𝑜𝑛 ℎ𝑜̣𝑛𝑔 𝑠𝑢́𝑛𝑔
(𝑛ℎ𝑢̛̃𝑛𝑔 𝑐𝑢𝑜̣̂𝑐 𝑡𝑖̀𝑛ℎ 𝑑𝑢𝑦𝑒̂𝑛 𝐵𝑢𝑑𝑎𝑝𝑒𝑠𝑡 - 𝑆𝑇 𝑠𝑜̂́ 4)


𝗕. 𝗧ô 𝗧𝗵ùy 𝗬ên

Kế đến , phải kể là nhà thơ  Tô Thùy Yên.  Bài thơ "CÁNH ĐỒNG CON NGỰA CHUYẾN TÀU" (Sáng Tạo số 7 tháng 4 năm 1957)đã gây rúng động trong sinh hoạt văn học nghệ thuật bấy giờ. Cả bài thơ  là một sự canh tân chữ nghĩa và ý tưởng. Qua bài thơ này ta nhận ra sự phóng túng của chữ nghĩa.
𝑇𝑟𝑒̂𝑛 𝑐𝑎́𝑛ℎ đ𝑜̂̀𝑛𝑔 ℎ𝑜𝑎𝑛𝑔 𝑡ℎ𝑢𝑎̂̀𝑛 𝑚𝑜̣̂𝑡 𝑚𝑎̀𝑢
𝑇𝑟𝑒̂𝑛 𝑐𝑎́𝑛ℎ đ𝑜̂̀𝑛𝑔 ℎ𝑜𝑎𝑛𝑔 𝑑𝑎̀𝑖 đ𝑒̂́𝑛 đ𝑜̂̃𝑖
𝑇𝑎̀𝑢 𝑐ℎ𝑎̣𝑦 𝑚𝑎𝑢 𝑚𝑎̀ 𝑞𝑢𝑎 𝑟𝑎̂́𝑡 𝑙𝑎̂𝑢
𝑇𝑎̀𝑢 𝑐ℎ𝑎̣𝑦 𝑚𝑎𝑢 𝑡𝑎̀𝑢 𝑐ℎ𝑎̣𝑦 𝑟𝑎̂́𝑡 𝑚𝑎𝑢
𝑁𝑔𝑢̛̣𝑎 𝑟𝑢̛𝑜̛̣𝑡 𝑡𝑎̀𝑢 𝑟𝑢̛𝑜̛̣𝑡 𝑡𝑎̀𝑢 𝑟𝑢̛𝑜̛̣𝑡 𝑡𝑎̀𝑢
𝐶𝑜̉ 𝑐𝑎̂𝑦 𝑐𝑜̉ 𝑐𝑎̂𝑦 𝑙𝑢̀𝑖 𝑐ℎ𝑜́𝑛𝑔 𝑚𝑎̣̆𝑡
...

Thơ Tô Thùy yên thường là những dấu hỏi về thân phận con người. Nội dung bí hiểm, khó hiểu bởi mang tinh chất siêu hình. Người đọc phải suy nghĩ thật lung. Vì vậy ít người nhớ thơ ông vào thời này.
ví dụ:

...𝑀𝑜̣̂𝑡 đ𝑒̂𝑚, 𝑡𝑜̂𝑖 𝑡𝑢𝑦𝑒̣̂𝑡 𝑣𝑜̣𝑛𝑔 𝑣𝑜̀𝑛𝑔 𝑜̂𝑚 𝑛𝑔𝑢̛𝑜̛̀𝑖 đ𝑎̀𝑛 𝑏𝑎̀ 𝑘ℎ𝑜̂𝑛𝑔 ℎ𝑒̂̀ 𝑦𝑒̂𝑢 𝑛ℎ𝑎𝑢, 𝑣𝑜̀𝑛𝑔 𝑜̂𝑚 𝑐𝑜̃𝑖 𝑡𝑟𝑜̂́𝑛𝑔 𝑘ℎ𝑜̂𝑛𝑔. 𝐵𝑎̉𝑛 𝑡𝑖́𝑛ℎ 𝑛𝑔𝑎̂𝑦 𝑡ℎ𝑜̛ 𝑙𝑎̀𝑚 𝑡𝑜̂𝑖 𝑘ℎ𝑜́𝑐 𝑛𝑢̛́𝑐 𝑛𝑜̛̉. Đ𝑜̂𝑖 𝑐𝑎́𝑛ℎ 𝑡𝑎𝑦 𝑛𝑔𝑎̆́𝑛 𝑣𝑎̀ 𝑦𝑒̂́𝑢 𝑚𝑜̉𝑖; ℎ𝑎̣𝑛ℎ 𝑝ℎ𝑢́𝑐 𝑡ℎ𝑖̀ 𝑔𝑖𝑎̂̃𝑦 𝑑𝑢̣𝑎 𝑣𝑎̀ 𝑡𝑟𝑜̛𝑛. 𝑇𝑢𝑜̂̉𝑖 𝑡𝑟𝑒̉ 𝑡𝑜̂𝑖 𝑏𝑖̣ 𝑛𝑒́𝑚 𝑣𝑎̀𝑜 𝑏𝑒̣̂𝑛ℎ 𝑡𝑎̣̂𝑡 𝑙𝑎̂̀𝑚 𝑡ℎ𝑎𝑛 𝑎̂𝑚 𝑡ℎ𝑎̂̀𝑚 𝑐𝑢̉𝑎 𝑛𝑔𝑜𝑎̣𝑖 𝑡ℎ𝑎̀𝑛ℎ; 𝑣𝑜̂ 𝑙𝑦́ 𝑙𝑎̀ 𝑘ℎ𝑜̂𝑛𝑔 𝑏𝑖𝑒̂́𝑡 𝑡𝑎̣𝑖 𝑠𝑎𝑜. 𝑇ℎ𝑢̛𝑜̛̣𝑛𝑔 Đ𝑒̂́ 𝑙𝑎̀𝑚 𝑡ℎ𝑖𝑛ℎ đ𝑒̂̉ 𝑐𝑜̀𝑛 𝑙𝑎̀ 𝑇ℎ𝑢̛𝑜̛̣𝑛𝑔 đ𝑒̂́ 𝑝ℎ𝑎̉𝑖 𝑘ℎ𝑜̂𝑛𝑔? 𝐺𝑖𝑜́ 𝑏𝑎̂́𝑐 𝑙𝑒̂𝑛 𝑐𝑜̛𝑛 𝑡ℎ𝑜̂̉𝑖 𝑡𝑟𝑢̀𝑛𝑔 𝑡𝑟𝑢̀𝑛𝑔 𝑣𝑎̀𝑜 ℎ𝑎̀𝑛𝑔 𝑐𝑎̂𝑦 ℎ𝑜̛̉ ℎ𝑎𝑛𝑔 𝑐ℎ𝑖̣𝑢 𝑘ℎ𝑢𝑎̂́𝑡 𝑝ℎ𝑢̣𝑐. 𝑁𝑔𝑢̛̣𝑐 𝑡𝑜̂𝑖 𝑐𝑜́ 𝑏𝑎𝑜 𝑔𝑖𝑜̛̀ đ𝑢̉ 𝑘ℎ𝑖́ 𝑡𝑟𝑜̛̀𝑖 ℎ𝑜̂̀𝑛𝑔. 𝐸𝑚 ℎ𝑎̃𝑦 𝑛𝑜́𝑖 𝑑𝑜̂́𝑖 𝑦𝑒̂𝑢 𝑎𝑛ℎ 𝑣𝑎̀ 𝑙𝑎̀ 𝑚𝑜̂́𝑖 𝑡𝑖̀𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢̛́ 𝑛ℎ𝑎̂́𝑡. 𝐴𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑒̂̀ 𝑐ℎ𝑢̛𝑎 𝑛𝑔𝑢̛𝑜̛̀𝑖 𝑐𝑜𝑛 𝑔𝑎́𝑖 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑠𝑎̣𝑐ℎ 𝑛𝑎̀𝑜 𝑛𝑜́𝑖 𝑦𝑒̂𝑢 𝑎𝑛ℎ. 𝑁𝑔𝑢̛𝑜̛̀𝑖 𝑡𝑎 𝑛ℎ𝑎̆𝑛 𝑚𝑎̣̆𝑡 𝑢̛? 𝐿𝑢𝑎̂𝑛 𝑙𝑦́ 𝑑𝑎̀𝑛ℎ 𝑟𝑖𝑒̂𝑛𝑔 𝑐ℎ𝑜 𝑛ℎ𝑢̛̃𝑛𝑔 𝑛𝑔𝑢̛𝑜̛̀𝑖 𝑡ℎ𝑎̆́𝑛𝑔 𝑡ℎ𝑒̂́. 𝐶𝑜̀𝑛 𝑡𝑜̂𝑖 – ℎ𝑢̛̀! – 𝑡𝑜̂𝑖 𝑐𝑜́ 𝑔𝑖̀ 𝑛𝑔𝑜𝑎̀𝑖 𝑡𝑎̂́𝑚 𝑡ℎ𝑎̂𝑛 đ𝑎̃ 𝑣𝑜̂ 𝑡𝑟𝑖 𝑔𝑖𝑎́𝑐 𝑣𝑎̀ 𝑠𝑢̛̣ 𝑡ℎ𝑎̣̂𝑡 𝑜̛̉ 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑛𝑜́ 𝑚𝑎̀ 𝑐𝑎̉ 𝑐𝑎́𝑖 𝑐ℎ𝑒̂́𝑡 𝑣𝑜̂́𝑛 𝑠𝑎̆̃𝑛 𝑠𝑎̀𝑛𝑔 𝑐𝑢̉𝑎 𝑏𝑜𝑚 đ𝑎̣𝑛 𝑣𝑜̂ 𝑡𝑖̀𝑛ℎ 𝑐𝑢̃𝑛𝑔 𝑘ℎ𝑜̂𝑛𝑔 𝑡ℎ𝑒̀𝑚 𝑚𝑢𝑜̂́𝑛 đ𝑒̂́𝑛. 𝐻𝑜̀𝑎 𝑏𝑖̀𝑛ℎ (𝑙𝑎̀ 𝑔𝑖̀? 𝑡𝑜̂𝑖 𝑡𝑢̛̣ ℎ𝑜̉𝑖). Đ𝑜𝑎̀𝑛 𝑞𝑢𝑎̂𝑛 𝑡𝑟𝑜̛̉ 𝑣𝑒̂̀ 𝑘ℎ𝑖𝑒̂𝑢 𝑣𝑢̃ 𝑛𝑔𝑜𝑎̀𝑖 đ𝑢̛𝑜̛̀𝑛𝑔 – 𝑣𝑎̣𝑛 𝑡𝑢𝑒̂́! – 𝑣𝑎̀ 𝑡ℎ𝑖𝑒̂𝑛 ℎ𝑎̣ 𝑡𝑖𝑛 𝑣𝑎̀𝑜 𝑏𝑢𝑜̂̉𝑖 𝑡ℎ𝑜̂𝑖 𝑛𝑜̂𝑖 𝑐𝑢̉𝑎 𝑏𝑖̀𝑛ℎ 𝑚𝑖𝑛ℎ. 𝑉𝑎̣̂𝑦 𝑐ℎ𝑖̉ 𝑐𝑜̀𝑛 𝑚𝑜̂̃𝑖 𝑙𝑖𝑛ℎ ℎ𝑜̂̀𝑛 𝑡𝑜̂𝑖 𝑙𝑒̂ 𝑑𝑢̛𝑜̛𝑛𝑔 𝑡𝑢𝑦 𝑛𝑎𝑜 𝑛𝑢́𝑛𝑔, 𝑣𝑎̂̃𝑛 𝑥𝑜̂𝑛𝑔 𝑥𝑎́𝑜 𝑣𝑎̀𝑜 𝑏𝑜́𝑛𝑔 𝑡𝑜̂́𝑖 ℎ𝑢̛ 𝑣𝑜̂. 𝑇𝑜̂𝑖 𝑐ℎ𝑜́𝑛𝑔 𝑚𝑎̣̆𝑡, 𝑡ℎ𝑒́𝑡: 𝑇ℎ𝑒̂́ 𝑛𝑎̀𝑜 𝑙𝑎̀ 𝑐𝑢𝑜̣̂𝑐 đ𝑜̛̀𝑖? 𝐷𝑎̂𝑛 𝑡𝑜̣̂𝑐 𝑝ℎ𝑎̉𝑖 đ𝑖, đ𝑎̀𝑛ℎ 𝑏𝑖̣𝑡 𝑘𝑖́𝑛 𝑡𝑎𝑖 𝑚𝑎̀ 𝑔𝑖𝑎̂̃𝑚 𝑙𝑒̂𝑛 𝑡𝑜̂𝑖. 𝐵𝑎̆̀𝑛𝑔 ℎ𝑢̛̃𝑢 𝑛ℎ𝑢̉ 𝑡ℎ𝑎̂̀𝑚 𝑛ℎ𝑎𝑢 𝑙𝑎̀𝑚 𝑐𝑎́𝑐ℎ 𝑚𝑎̣𝑛𝑔. 𝑇ℎ𝑜̂𝑖, 𝑙𝑜𝑎̀𝑖 𝑐𝑜̂𝑛 𝑡𝑟𝑢̀𝑛𝑔, 𝑐ℎ𝑢́𝑛𝑔 𝑡𝑎 đ𝑢̛̀𝑛𝑔 𝑛𝑔𝑢𝑦𝑒̂̀𝑛 𝑟𝑢̉𝑎 𝑔𝑜́𝑡 𝑔𝑖𝑎̀𝑦 đ𝑖𝑛ℎ! 𝐶ℎ𝑜 𝑎𝑛ℎ 𝑔𝑖𝑒̂́𝑡 𝑒𝑚, ℎ𝑜̛̃𝑖 𝑐ℎ𝑖𝑒̂́𝑐 𝑔𝑢̛𝑜̛𝑛𝑔 𝑠𝑜𝑖 𝑐𝑢̉𝑎 ℎ𝑖̀𝑛ℎ 𝑎𝑛ℎ, 𝑎𝑛ℎ 𝑘ℎ𝑜̂𝑛𝑔 𝑐𝑜̀𝑛 𝑚𝑢𝑜̂́𝑛 𝑡ℎ𝑎̂́𝑦 𝑛𝑢̛̃𝑎!

(VẺ BUỒN CỦA TÌNH YÊU -Sáng Tạo số 22 tháng 7 năm 1958)



𝐂. 𝐍𝐆𝐔𝐘Ê𝐍 𝐒𝐀

Có thể nói thời bình là thời vàng son của thơ Nguyên Sa. Nguyên Sa, trong thời bình, đã có những bài thơ để đời về tinh yêu, như bào Áo lụa Hà Dông, Tuổi 13 v.vvv. Nhưng  cũng chính thời bình, giống như Tô Thùy Yên, thơ NS la nhưng dấu hỏi lớn: Về tuổi trẻ, thân phận. Chúng tôi đăng một bài thơ tiêu biểu:

𝐵𝑎̂𝑦 𝑔𝑖𝑜̛̀

𝑇ℎ𝑒̂́ 𝑘𝑦̉ 𝑐ℎ𝑢́𝑛𝑔 𝑡𝑜̂𝑖 𝑐ℎ𝑜́𝑡 𝑏𝑢𝑜̂̀𝑛 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑚𝑎̆́𝑡
𝐷𝑎̆𝑚 𝑏𝑎̉𝑦 𝑛𝑢̣ 𝑐𝑢̛𝑜̛̀𝑖 𝑘ℎ𝑜̂𝑛𝑔 đ𝑢̉ 𝑥𝑜́𝑎 𝑢̛𝑢 𝑡𝑢̛
𝑇𝑎𝑦 𝑞𝑢𝑜̛̀ 𝑞𝑢𝑎̣𝑛𝑔 𝑐𝑎̂̀𝑚 𝑡𝑎𝑦 𝑣𝑎̀𝑖 𝑡𝑖𝑒̂́𝑛𝑔 ℎ𝑎́𝑡
𝐿𝑢́𝑐 𝑥𝑜̀𝑎 𝑟𝑎 𝑐ℎ𝑎̆̉𝑛𝑔 𝑐𝑜́ 𝑚𝑜̣̂𝑡 𝑎̂𝑚 𝑡ℎ𝑢̛̀𝑎
𝐶𝑢̛̉𝑎 đ𝑖̣𝑎 𝑛𝑔𝑢̣𝑐 𝑜̛̉ ℎ𝑎𝑖 𝑏𝑒̂𝑛 𝑙𝑜̂̀𝑛𝑔 𝑛𝑔𝑢̛̣𝑐
𝑃ℎ𝑎̉𝑖 𝑣𝑎́𝑐 𝑡ℎ𝑒𝑜 𝑡𝑟𝑎̆𝑚 𝑡𝑢𝑜̂̉𝑖 đ𝑢̛𝑜̛̀𝑛𝑔 𝑑𝑎̀𝑖
𝑁𝑒̂𝑛 𝑐𝑜́ 𝑔𝑢̛̉𝑖 𝑐ℎ𝑜 𝑎𝑖 𝑣𝑎̀𝑖 𝑔𝑖𝑜̣𝑛𝑔 𝑛𝑜́𝑖
𝐶𝑢̃𝑛𝑔 𝑛𝑔ℎ𝑒 𝑏𝑢𝑜̂̀𝑛 𝑑𝑎 𝑑𝑖𝑒̂́𝑡 𝑐ℎ𝑎̣𝑦 𝑡𝑟𝑒̂𝑛 𝑚𝑜̂𝑖
𝐻𝑎𝑖 𝑚𝑎̆́𝑡 𝑟𝑜̂̃𝑛𝑔 𝑝ℎ𝑎̉𝑖 𝑐ℎ𝑒 𝑏𝑎̆̀𝑛𝑔 𝑘ℎ𝑜́𝑖 𝑡ℎ𝑢𝑜̂́𝑐
𝐶ℎ𝑢́𝑛𝑔 𝑡𝑜̂𝑖 𝑛𝑎̆̀𝑚 𝑟𝑢𝑛 𝑠𝑜̛̣ 𝑐𝑎̉ 𝑐ℎ𝑖𝑒̂𝑚 𝑏𝑎𝑜
𝑀𝑜̂̃𝑖 𝑏𝑢𝑜̂̉𝑖 𝑠𝑎́𝑛𝑔 𝑚𝑎̣̆𝑡 𝑡𝑟𝑜̛̀𝑖 𝑙𝑎̀𝑚 𝑠𝑎̂́𝑚 𝑠𝑒́𝑡
𝑁𝑒̂𝑛 𝑛ℎ𝑖̀𝑛 đ𝑒̂𝑚 𝑚𝑜̛̉ 𝑐𝑢̛̉𝑎 𝑐ℎ𝑎̆̉𝑛𝑔 đ𝑖 𝑣𝑎̀𝑜
𝑁𝑎̆𝑚 𝑛𝑔𝑜́𝑛 𝑡𝑎𝑦 𝑐𝑜́ 𝑏𝑜̂́𝑛 𝑚𝑢̀𝑎 𝑡𝑟𝑎́𝑖 đ𝑎̂́𝑡
𝐶ℎ𝑢́𝑛𝑔 𝑡𝑜̂𝑖 𝑐𝑎̂̀𝑚 𝑟𝑜̛𝑖 𝑚𝑎̂́𝑡 𝑚𝑜̣̂𝑡 𝑚𝑢̀𝑎 𝑥𝑢𝑎̂𝑛
𝐶𝑜́ 𝑐𝑎̂́𝑡 𝑡𝑖𝑒̂́𝑛𝑔 đ𝑜̀𝑖 𝑡𝑜. 𝑇𝑖𝑒̂́𝑛𝑔 đ𝑜̀𝑖 𝑟𝑜̛𝑖 𝑟𝑢̣𝑛𝑔
𝑁ℎ𝑢̛̃𝑛𝑔 𝑎̂𝑚 𝑡ℎ𝑎𝑛ℎ 𝑙𝑎̀𝑚 𝑠𝑒̣𝑜 𝑜̛̉ 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 ℎ𝑜̂̀𝑛
𝐶ℎ𝑢́𝑛𝑔 𝑡𝑜̂𝑖 𝑡𝑟𝑜́𝑡 𝑛𝑔𝑎̂̉𝑛𝑔 đ𝑎̂̀𝑢 𝑛ℎ𝑖̀𝑛 𝑡𝑟𝑢̛𝑜̛́𝑐 𝑚𝑎̣̆𝑡
𝑇𝑟𝑎́𝑛 𝑚𝑒̂𝑛ℎ 𝑚𝑜̂𝑛𝑔 𝑣𝑎 𝑐ℎ𝑎̣𝑚 𝑐𝑢̛̉𝑎 𝑐ℎ𝑎̂𝑛 𝑡𝑟𝑜̛̀𝑖
𝑁𝑔𝑜𝑎̉𝑛ℎ 𝑚𝑎̣̆𝑡 𝑙𝑎̣𝑖 đ𝑜̣̂𝑡 𝑛ℎ𝑖𝑒̂𝑛 𝑡ℎ𝑜̛ 𝑚𝑎̂̀𝑢 𝑛ℎ𝑖𝑒̣̂𝑚
𝑇𝑖𝑒̂́𝑛𝑔 ℎ𝑎́𝑡 𝑏𝑢𝑜̂̀𝑛 đ𝑒̀ 𝑥𝑢𝑜̂́𝑛𝑔 𝑛𝑎̣̆𝑛𝑔 đ𝑜̂𝑖 𝑣𝑎𝑖.
(𝐻𝑖𝑒̣̂𝑛 Đ𝑎̣𝑖 5 𝑡ℎ𝑎́𝑛𝑔 8-60)

Trên đây là 3 nhà thơi  tiêu biểu trong thời bình. Cho dù mỗi người tự tạo cho mình lối đi riêng để đạt đến đỉnh cao, nhung họ có chung một bầu trời. Nột bầu trời có tinh tú thay vì trái sáng. Một bầu trời an bình thay vì bất an. Một bầu trời mộng mị thay vì ám ảnh bởi những cơn ác mộng. Vì vậy, nếu gọi họ là nhưng nhà thơ đô thị thì hợp lý. Bởi thơ họ đến từ bầu trời đô  thị, Dĩ nhiên.

Rồi bắt đầu năm 1962, chiến tranh bắt đầu thật sự ló mặt công khai. Mức độ xâm nhập người và vũ khí từ miền Bắc vào Nam đến mức quan ngại đến nỗi vào năm 1962, Mỹ bắt đầu dùng thuốc khai quang thả xuống đường mòn HCM. Các toán lực lượng đặc biệt Mỹ bắt đầu huấn luyện những đơn vị người Thượng để chống lại sự xâm nhập của bộ đội Bắc Việt qua ngả cao nguyên.

Chiến tranh đã ảnh hưởng từng đời sống cá nhân nói chung và văn nghệ sĩ nói riêng. Thanh Tâm Tuyền, Tô Thùy Yên, Nguyên Sa, Du Tử Lê, Doãn Dân, Lê Tất Điều, Thảo Trường, Tạ Tỵ, Song Linh, Dương Nghiễm Mậu, Viên Linh, Y Uyên… kẻ trước người sau bị động viên. Có người thì may mắn được ở lại SG tiếp tục viết văn viết báo như Thanh Tâm Tuyền, Du Tử Lê, Tô Thùy Yên, Dương Nghiễm Mậu, Nguyên Sa, Tạ Tỵ… Có người phải mang ba-lô về nơi heo hút và tử trận như Doãn Dân, Y Uyên, Hoàng Yên Trang, Song Linh…

Từ 1962 trở đi, văn học thành thị đã thấy rã ra từng mảng. Cho đến năm 1964 thì coi như bị chết hẳn.

Riêng ba nhà thơ chúng ta vừa giới thiệu, họ còn tiếp tục hay im lặng ?

II.

SỰ CHUYỂN HUỚNG SÁNG TÁC TRONG THỜI CHIẾN

Thanh Tâm Tuyền, 10 năm không làm thơ

Thanh Tâm Tuyền thú nhận sự bất lực khi ông cho biết ông đã không làm một bài thơ nào trong suốt 10 năm. Trong bài đầu tiên của lọat bài mang tên Âm Bản trên Khởi Hành số 52 ngày 7-5-1970, ông thú nhận :

"Đã lâu lắm rồi tôi không làm thơ. Có đến mười năm. Tập thơ cuối cùng đã làm hồi 1959/1960. Không làm thơ và cũng không đọc thơ"

Vì vây, thời bình chỉ thích hợp vơi ông. Chỉ tiếc là nếu ông chịu đi như Tô Thùy Yên, thì chúng ta sẽ có những bài thơ để đời tuyệt vời khác của TTT.

Tô Thùy Yên, Chuyển Huớng Thi Ca

Ông lấy chất liệu từ  chiến trường, đồng  đội, những hy sinh thầm lặng cũa người lính tiển đồn. Ông mang cây bút ra ải địa đầu Làng Vei Quảng Trị, hay ở hải đảo mông quạnh Trường Sa....Ông sáng tác ở Saigon, nhưng chất liệu ngoài mặt trận.

Thơ ông bây giờ không còn cao siêu với những từ ngữ như thượng đế, linh hồn, những tuyên ngôn, những câu hỏi đầy triết lý nữa. Trái lại thơ ông bây giờ ở dưới tận cùng của nỗi đau, như thây sình, mặt nát, sâu dòi lúc nhúc…
....,.

Trường Sa! Trường Sa! Ðảo chuếnh choáng!
Thăm thẳm sầu vây trắng bốn bề.
Lính thú mươi người lạ sóng nước,
Ðêm nằm còn tưởng đảo trôi đi.
(Trường Sa hành)

hay:
Tới đây toàn những tay hào sĩ
Sống chết không làm thắt ruột gan
Cũng không ai nhắc gì thân thế
Có vợ con mà như độc thân
(Anh hùng tận)

Hay là Chiều trên phá Tam Giang :
...
Chiếc trực thăng bay là mặt nước
Như cơn mộng nhanh
Phá Tam Giang, phá Tam Giang
Bờ bãi hỗn mang, dòng bát ngát
Cát hôn mê, nước miệt mài trôi
Ngó xuống cảm thương người lỡ bước
Trời nước mông mênh, thân nhỏ nhoi...

𝐍𝐠𝐮yê𝐧 𝐒𝐚 𝐱𝐢𝐧 𝐥ỗi 𝐯ề 𝐧𝐡ữ𝐧𝐠 𝐧𝐡ầ𝐦 𝐥ẵ𝐧 𝐝ĩ 𝐯ã𝐧𝐠

Một nhà thơ đô thị khác là Nguyên Sa. Nguyên Sa đã có những bài thơ tình mà miền Nam rất mến mộ như bài Áo lụa Hà Đông. Vậy mà ông phải ăn năn hối hận cho những nhầm lẫn dĩ vãng của mình:

bây giờ nằm kích ở ven ruộng sương xuống ướt vai
bây giờ đứng gác đêm ở rừng già gió lạnh thấu xương
ta mới biết rằng sương lạnh như thế
ta mới biết rằng gió lạnh như thế
ta muốn kêu to lên ta là thằng dốt nát
ta là một thằng dốt nát
vì mỗi ngày trong mười mấy năm dĩ vãng
ta không viết lên giấy trắng mực đen cho những người yêu thơ ta biết
anh em ta và quê hương ta đã đứng như thế từ bao nhiêu năm
bây giờ di chuyển đêm di chuyển ngày di chuyển nắng di chuyển mưa
ăn không được ngủ không được cười không được khóc không được
hỡi những anh em đã ngồi trước mặt ta trên ghế nhà trường
hỡi những anh em đã đọc thơ ta yêu quý
ta nào đã làm được gì
để anh em cười được khóc được ăn được ngủ được
để anh em tìm thấy tọa độ trong rừng già
để anh em tìm thấy điểm đứng trong ruộng đồng bát ngát
để đạn đừng xuyên qua phổi
để đạn đừng xuyên qua tim
hãy tha thứ cho ta
hãy tha thứ cho ta
những anh em đã chết
những anh em chết ở bờ ở bụi
những anh em chết ở đồn vắng trong rừng sâu
những anh em chết khi đi di hành
những anh em chết khi đi phục kích
những anh em chết mặt đẹp như hoa
một ngàn lần hơn ta
cũng chết
những anh em học giỏi như thần đồng
một ngàn lần hơn ta
cũng chết
những anh em có vợ mới cưới chăn gối còn thơm
cũng chết
những anh em có người tình viết thư nét chữ còn run
cũng chết
những anh em con cái còn nhỏ hơn con cái ta
cũng chết
những anh em mẹ già còn yếu hơn mẹ già ta
cũng chết
những anh em đáng sống một ngàn lần hơn ta
đã chết
đang chết
và còn chết
hãy tha thứ cho ta
8/1967
(Nguyên Sa: Xin Lỗi Về Những Nhầm Lẫn Dĩ Vãng)

Kết Luận

Qua  ba nhà thơ trên , chúng ta nhận thấy thứ nhất là văn chương đô thị đã bị bức tử từ năm 1962. Thời chiến đã đào thải TTT, NS. ,  Và chỉ mỗi nhà thơ Tô Thùy Yên mới là nhà thơ chuyển hướng sáng tác. Và ông đã thành công.

Nguồn: từ Facebook hoài thư trần

 

 *

 

Ý kiến bạn đọc

Vui lòng login để gởi ý kiến. Nếu chưa có account, xin ghi danh.