Jan 02, 2025

Tiểu luận - Tạp bút

8 mỹ đức truyền thống trong đối nhân xử thế của cổ nhân
Nguyễn Hiến Lê * đăng lúc 05:24:53 PM, Apr 08, 2023 * Số lần xem: 361
Hình ảnh
#1

 

             
                              

 

  •  
8 mỹ đức truyền thống trong đối nhân xử thế của cổ nhân
Mỹ đức tốt đẹp của cổ nhân trong cách đối nhân xử thế, sắp đặt các mối quan hệ luôn là kho tàng trí tuệ quý giá cho nhiều thế hệ, bất kể bạn là người phương Tây hay phương Đông, bất kể bạn đến từ vùng đất nào, thời đại nào.
 
🔻 1. Nhân ái hiếu đễ

“Nhân” là mỹ đức quan trọng bậc nhất trong đối nhân xử thế giữa người và người trong xã hội. Thế nào là “nhân”? Theo Khổng Tử, nhân chính là đạo lý làm người. Nói một cách cụ thể chính là chuẩn tắc cần tuân thủ để làm một người “quân tử” có tu dưỡng đạo đức, có học vấn. Nói về “nhân” tất nhiên liên quan tới việc làm người như thế nào, cho đến việc xử lý như thế nào cho chính xác về mối quan hệ giữa những người trong gia đình, mối quan hệ giữa vua tôi và bạn bè trong xã hội.

Một lần học trò của Khổng Tử hỏi ông rằng: “Thầy thường giảng về “nhân”, rốt cuộc như thế nào là “nhân”? Khổng Tử trả lời rằng: “Nhân giả ái nhân” (ý nói nhân là biết yêu thương người)
Gọi là “ái nhân” gồm có hai mặt, một mặt là: “Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân”, tức là những gì mình không muốn thì chớ có làm cho người khác. Một mặt khác là: “Kỷ dục lập nhi lập nhân, kỷ dục đạt nhi đạt nhân” tức là những gì mình muốn lập thì cũng nên lập cho người khác, những gì mình muốn đạt thì cũng nên cho người khác đạt được. Hai mặt này kết hợp lại gọi là “trung thứ chi đạo”, được xem là nội dung chủ yếu của “nhân”. Trong “Luận ngữ” có ghi chép câu chuyện:
Tử Trương hỏi Khổng Tử về điều nhân. Khổng Tử trả lời rằng: “Làm được năm điều trong thiên hạ thì đó là nhân vậy”.

Tử Trương lại hỏi: “Xin thầy cho biết năm điều đó là gì”.
Khổng Tử giảng: “Năm đức ấy là ‘cung, khoan, tín, mẫn, huệ’. Nếu mình nghiêm trang cung kính thì chẳng ai dám khinh mình. Nếu mình có lòng rộng lượng thì mình thu phục được lòng người. Nếu mình có đức tính thật thì người ta tin cậy mình. Nếu mình cần mẫn siêng năng thì làm được công việc hữu ích. Nếu mình thi ân bố đức gia huệ thì mình sai khiến được người.” (Luận ngữ, Dương hoá, 6).

Ở đây Khổng Tử đề xuất 5 quy phạm đạo đức, bao gồm: “cung” (tự trọng), “khoan” (khoan hậu), “tín” (thành thật), “mẫn” (cần mẫn), “huệ” (quan tâm đến người khác). Tổng hoà của 5 quy phạm đạo đức này được gọi là “nhân”. Khổng Tử giảng về quy phạm đạo đức không giới hạn ở 5 quy phạm này, cũng có lúc ông lại nói “nhân” bao gồm: “ôn” (khiêm hoà), “lương” (thiện lương), “cung” (tự trọng), “kiệm” (kiệm phác), “nhượng” (khiêm nhường). Một người có được 5 đức này thì chính là một người thực sự nhân từ.

Thời cổ, phàm là chí sĩ nhân ái chân chính sẽ không bởi vì sợ chết mà làm tổn hại đến đức nhân của bản thân. Để thành tựu được đức nhân, họ sẽ không tiếc sinh mệnh của bản thân. Nói tóm lại là, chỉ cần giữ gìn được đức nhân thì đối với họ cái chết cũng không có gì đáng sợ.

Xã hội là một cộng đồng những con người chung sống cùng nhau, giữa họ có rất nhiều mối quan hệ. Nếu mỗi người chỉ biết xuất phát từ lợi ích của mình để đối xử với người khác, chỉ nghĩ đến lợi ích của mình mà không thấy được quyền lợi của người khác thì xã hội sẽ xảy ra biết bao thảm kịch. Một khi, mỗi người đều biết quan tâm, nhường nhịn và hỗ trợ người khác thì không những họ thấy cuộc sống của bản thân yên ấm, hạnh phúc, mà cả cộng đồng của họ cũng có sự gắn bó, bền vững và có nhiều điều kiện để khắc phục những tai nạn do khách quan mang lại

Nội dung cơ bản của phẩm đức “hiếu đễ” chính là “Phụ từ tử hiếu, huynh hữu đệ cung”. Nó hình thành nên mối thân tình nồng ấm trong gia đình, đối với quan hệ gia đình, cũng từ đó khởi tác dụng vô cùng quan trọng trong việc mang lại sự ổn định cho xã hội. Đây cũng là nền tảng cho sự đoàn kết dân tộc. “Hiếu Đễ” chính là hiếu kính cha mẹ, kính trọng người lớn, thương yêu anh em, quan tâm trẻ nhỏ trong luân lý hành vi, hồi báo và lễ kính. Nhân ái, hiếu đễ, Trung thư là ba nội dung cơ bản của nhân đức, cũng là biểu hiện của mỹ đức truyền thống tốt đẹp cần có của cổ nhân.

🔻 2. Khiêm hòa hảo lễ

Lễ là một phần nổi bật trong tinh thần văn hóa truyền thống. Đây là một trong những phẩm đức chính của dân tộc Trung Hoa, nó khởi nguồn từ tấm lòng cung kính, khiêm tốn với mọi người, với bậc trưởng bối. Chuẩn tắc cung kính khiêm tốn, hòa ái với anh em bằng hữu.

Người xưa quan niệm, “Khiêm thụ ích, mãn chiêu tổn” nghĩa là: Nhún nhường thì luôn luôn được lợi, cao ngạo, tự mãn thì luôn luôn chiêu mời tổn hại và tai họa. Mỹ đức khiêm tốn khởi nguồn từ tấm lòng nhân đức. Điều đó được biểu hiện rõ ràng nhất khi với lợi ích thiết thân trước mặt, với vinh hoa phú quý danh lợi khiêm nhường người ta không tranh không đấu, tùy kỳ tự nhiên. Quan hệ giao tiếp giữa người với người thì hài hòa tôn trọng lẫn nhau.

“Hòa đức” thể hiện ở hòa khí trong đối nhân xử thế, hòa ái hữu hảo trong giao tiếp người với người. Hài hòa, nhẹ nhàng làm thành đức tính “trung hòa”. “Lễ”, “Khiêm”, “Hòa” đều là mỹ đức cần có của mỗi người.
🔻 3. Thành tín tri báo

Người xưa từ trong quá trình trời đất tạo thành vạn vật, nhận ra đặc tính không ngừng vươn lên của vạn vật trong đất trời, liền lấy đặc tính đó gọi là “誠” (Thành). Từ đó mở ra chuẩn mực hành vi cho con người: “Nguồn gốc sự thành tín, là đạo của trời; thành tín của cá nhân là đạo của con người” (Thị cố thành giả, thiên chi đạo dã; tư thành giả, nhân chi đạo dã). Chỉ ra con người ứng với sự thành tín mà tương thông với đạo Trời.

“信” (Tín) theo kết cấu tạo chữ chính là “lấy lời nói của con người làm tin”. Những luận thuật liên quan đến chữ tín có “Nhất nặc thiên kim” (Một lời hứa đáng giá nghìn vàng), Trong “Luận Ngữ” Khổng Tử nhiều lần đề cập chữ Tín khi đàm luận về đạo đối xử giữa người với người: “Vi nhân mưu nhi bất trung hồ?” (Làm tham mưu mà bất trung sao?), “Dữ bằng hữu giao nhi bất tín hồ?” (kết giao với bạn mà không thật lòng ư?), “Nhân nhi vô tín, bất tri kỳ khả dã. Đại xa vô nghê, tiểu xa vô nguyệt, kỳ hà dĩ hành chi tai?” (Người mà không thành tín, không biết người đó còn có chỗ nào được. Xe ngựa không có nghê, xe đẩy không có chốt, làm sao có thể chạy được?). Người không thành thật thì không nên người, không thể dùng. Khổng Tử đàm luận về đạo lý trị vì quốc gia đại sự thì nói: “Dân vô tín bất lập” (dân không thành thật thì đất nước không vững bền), nhận định rằng “Tín” so với quân đội và lương thực còn quan trọng hơn.

“報” (Báo) nghĩa là tri ân đồ báo, Tục ngữ xưa có câu: “Thụ nhân điểm thủy chi ân, đương dũng tuyền dĩ báo”, nghĩa là: Nhận ơn chỉ bằng giọt nước, đáp đền bằng cả dòng suối. Đó chính là đạo lý làm người nên có.

🔻 4. Tận trung báo quốc

Tình cảm yêu nước nồng nàn, chất phác là phẩm đức cao quý thiên bẩm trong mỗi người dân. Đó là tình cảm thăng hoa của yêu gia đình, yêu họ hàng làng xóm, từ đó tự hình thành tình cảm tôn nghiêm bảo vệ dân tộc, duy hộ những giá trị cốt lõi lợi ích của quốc dân, tổ quốc. Tận trung báo quốc, bảo vệ tổ quốc là sự kết tinh giúp mọi người dân đoàn kết cùng chống lại giặc xâm lăng và đưa đất nước phát triển.

🔻 5. Khắc kỷ phụng công

Khắc kỷ phụng công chính là đặt quyền lợi chung lên quyền lợi riêng, lợi ích tập thể lên trên lợi ích cá nhân, nghĩ cho người khác trước khi nghĩ tới mình. Bản chất của “lễ” chính là một loại tinh thần trật tự, đặc điểm nổi bật chính là ý nghĩa của chỉnh thể với mỗi cá nhân, yêu cầu mỗi cá thể cần phục tùng theo chỉnh thể. Vì lợi ích chung cần khắc chế lợi ích riêng. Tinh thần đặt lợi ích tập thể lên trên cá nhân sẽ làm xã hội vững mạnh.

🔻 6. Tu kỷ thận độc

Thiện niệm là mỹ đức truyền thống cần có trong mỗi người. Đây là tinh túy đạo đức trong văn hóa truyền thống. Điều này thể hiện trong việc kỷ luật tự giác trong tu dưỡng đạo đức. Đây là một cảnh giới nhân sinh, cũng là một loại tu dưỡng. Mỗi người luôn cần có yêu cầu nghiêm túc với bản thân, dù ở một mình cũng cần luôn tự có yêu cầu nghiêm khắc.

Lấy đạo nghĩa làm đặc điểm cơ bản và giá trị cần hướng đến, là tinh hoa trong đạo đức tinh thần của người xưa. Nó thăng hoa thành giá trị nhân sinh “Sinh dĩ tái nghĩa, nghĩa dĩ lập sinh”, thăng hoa thành cảnh giới đạo đức cao thượng “hy sinh vì nghĩa lớn, quên mình vì nghĩa”.

Loại quan niệm đạo đức này là sức mạnh tinh thần trọng yếu động viên khích lệ lòng yêu nước của những chí sĩ làm việc nghĩa, vì đại nghiệp của dân tộc không được phép chùn bước, cũng là để khắc họa nhân cách cao thượng của những bậc sĩ phu vì đại cục mà hành hiệp trượng nghĩa.

🔻
7. Cần kiệm liêm chính

Cần cù, tiết kiệm, liêm minh chính trực là một trong những phẩm đức tốt đẹp của cổ nhân. Từ đó hình thành nên phẩm chất cao đẹp, lấy lao động tự lực tự cường, yêu lao động, nhẫn nại chịu khổ chịu nhọc, trung thực, siêng năng, chăm chỉ

“Kiệm để dưỡng đức” đó chính là yêu cầu tự thân cần học cách “không màng lợi danh, tĩnh lặng đứng từ xa mà quan sát”. Đối với nhà chính trị, quân sự chủ yếu chính là kiệm đức. Đây vừa là yêu cầu thiết yếu đối với những nhà chiến lược chính trị tài ba, cũng là phẩm đức một người bình thường cũng cần có. Nguyên nhân vì không “kiệm” tất không “thuần khiết”, không “kiệm” tất không “minh bạch”.

Bổn ý ban đầu của từ “kiệm” vốn là sự chọn lựa giữa lấy hay bỏ, chọn lấy đạo nghĩa, xả bỏ tà tâm, tự nghiêm khắc yêu cầu ước thúc ràng buộc bản thân. Có “kiệm” mới có thể làm được “chính”. “Chính” là thuận theo lợi ích chung và đạo đức. Cần kiệm liêm chính không chỉ là giá trị văn hóa cần đạt tới, cũng là mỹ đức tốt đẹp của người xưa.

🔻 8. Đốc thực khoan hậu

Đạo đức truyền thống của người xưa tôn trọng sự mộc mạc, thuần khiết, đơn giản. Trong giao tiếp cư xử giữa người với người, lấy “thực” nghĩa là thành thật làm tiêu chuẩn, phản đối dối trá, vô căn cứ. Trong thực tiễn đạo đức lâu dài, dần hình thành nhiều tiêu chuẩn giá trị và mỹ đức về “thật”. Ví dụ như thật thà, thành thực, cầu thực, kiên định, thực tại…
Trong ứng xử giao tiếp giữa người với người, cổ nhân luôn nhìn nhận “khoan hậu” tức hào phóng là mỹ đức đẹp, nghiêm khắc tự kiềm chế bản thân, rộng rãi với người khác. Trong giao tiếp người với người, cổ nhân thường “đặt mình trong hoàn cảnh người khác, suy nghĩ cho người khác”. Trong cuộc sống hiện thực, thông qua nhân cách đạo đức hào phóng rộng lượng để cảm động người khác, đạt tới mục đích giao tiếp. Sự hào phóng, độ lượng, khoan dung, cao thượng đều là thể hiện phẩm đức rộng rãi của người xưa.


- Tham khảo các bộ sách của cụ Nguyễn Hiến Lê: https://vanhocnguyenhienle.bizbooks.vn/

- Bộ bách gia tranh minh: https://bachgiatranhminh.bizbooks.vn/

- Bộ Lịch sử thế giới: https://lichsunhanloai.bizbooks.vn/

- Bài học Israel: https://baihocdothai.bizbooks.vn/

 Tham khảo bộ sách CHO LÀ NHẬN: https://cholanhan.bizbooks.vn/
 

Chia sẻ từ FB

Nguyễn Hiến Lê


*******

 

 
      

  

Ý kiến bạn đọc

Vui lòng login để gởi ý kiến. Nếu chưa có account, xin ghi danh.