Jan 14, 2025

Tiểu luận - Tạp bút

Tháng ba gãy súng
Lê Bình Phương * đăng lúc 12:40:35 PM, Apr 05, 2021 * Số lần xem: 1038
Hình ảnh
#1

 

Tháng ba gãy súng

 

Hóa ra xuân về từ thứ bảy rồi ( 20/3/21) mà tôi không hay ! Sáng nay nhìn lịch mới biết !


Từ đại dịch Covid_VH , ý niệm về ngày tháng , với tôi , hầu như chỉ quanh quẩn trong cái “ planning “ việc làm : những” tuần “ , những “ tháng “ . Mọi chuyện khác không còn quan trọng . Xuân, hạ , thu , đông không quan trọng , mưa nắng không quan trọng . Không lễ hội , không đi xa , “ gia đình không gặp , bạn- ta không về “ . Đời sống thu lại trong chữ “ Không “ . Một chữ “ không … bất tức thị sắc ! “ Không ” . Là “ không ” ! Thời gian thu lại trên “ màn ảnh “ ! VT ( máy vi tính ) là ngày . TV là đêm . Hai con mắt đỏ ngầu . «  Bây giờ riêng đối diện tôi / Còn hai con mắt khóc người một con » ( Bùi Giáng ) . Một “ con ” khóc người , “ con “ còn lại nhìn cỏ cây , " nhìn " tương lai , quá khứ .


Trong quá khứ tôi có mùa xuân, mùa hạ . Có  nắng -Sài -Gòn , mưa-Hà -Nội  thay nhau . Có tháng 6 « sử ghi chiến tích « . Rồi tháng ba gãy súng năm nào !


Tháng 6, An Lộc « mùa hè đỏ lửa « . 7/7/1972 , Tổng Thống Thiệu “ khui champagne “ mừng " Bình Long anh dũng "  , vinh danh người Lính VNCH , tất cả quân nhân tham chiến trận An Lộc đều được vinh thăng một cấp .


Tháng 3 , Cố đô «  mùa xuân đỏ mắt « ! 26/3/75. Những người Lính đóng quanh Huế được lịnh rút  . Hết đạn tự vệ , lính sư đoàn 1 , TQLC , Biệt Động Quân vừa chạy ra điểm hẹn , vừa khóc .Khóc vì uất hận ! Như lời kể của một người lính trong cuộc , qua quyển sách " Tháng Ba gãy súng " ( TBGS ) :  nhiều người bị đối phương bắn chết trong khi chạy .  Cuối cùng , chịu không nổi , đã có người tự sát . Rồi nhiều người tự sát . Một chiếc áo rằn tách ra khỏi đám , ngừng lại . Một chiếc áo rằn khác tách ra nhập vào .  Một chiếc áo , rồi một chiếc áo , " họ ngồi tụm với nhau thành một vòng tròn nhỏ , một quả lựu đạn nổ bung ở giữa  ! ... Nhiều , thật nhiều quả lựu đạn đã nổ " ( TBGS , trang 154 ) . " Còn hai con mắt khóc người hết hai " . Lần đầu đọc đến đây tôi chịu không nổi , phải ghép sách lại . Khóc ! Những lần sau cũng vậy ! 


Trong số những người Lính “ mùa hè , mùa xuân”  đó , có hai vị Tướng chỉ huy vừa “ ra đi “ năm 2021 này . 


Tháng 3/75,  Trung Tướng Lâm quang Thi là  tư lệnh phó quân đoàn 1 . Khi nhận lệnh bỏ Huế , ông Thi hỏi ông Trưởng Tư Lệnh : “  Ở Huế hiện tại xã ấp phường khóm tốt quá , đâu đâu tình hình cũng tốt cả mà tại sao anh bảo tôi bỏ là bỏ làm sao chớ ? “ . Ông Trường chỉ ngậm ngùi trả lời “ Tôi biết rồi . Nhưng xin anh bỏ Huế dùm tôi đi . Đó là lệnh trên . Không bỏ là không được “ ( Lịch sử ngàn người viết . Nguyên Sa & Lê bá Chư / " Đời"  xuất bản 1995 ) .


Thời điểm tháng 6/72 , Chuẩn tướng Trần quốc Lịch còn mang lon Đại Tá nắm Lữ Đoàn 2 Dù , đúng ra là gần 2 Lữ Đoàn , vì có đến 5 tiểu đoàn dưới quyền ông Lịch , giải vây Quảng Trị .  


Ông Thi pháo binh mất ngày 19/1/2021 vì Covid_VH . Ông Lịch mũ đỏ qua đời ngày 3/2/2021 !


Tháng Ba . Tháng tái ngộ xuân cũng là tháng xuân bị bức tử . Ở “ miền Nam” , năm 1975 . Như thế , đã 46 năm !


46 năm đã là dài . Với người Việt chúng ta , hải ngoại lẫn quốc nội , 46 năm còn dài hơn nữa ! Những người đã “ nhận nơi này làm quê hương “ vẫn một lòng canh cánh cố hương ! Những người đã chấp nhận “ quê hương là .. ngục tù “ vẫn mong mỏi “ một ngày vận nước đổi thay “. Chúng ta chờ đã bao lâu ? - Mùa xuân đã trở về trên một số các quốc gia Ả Rập từ 2011 . Mùa xuân đang đổ máu ở Miến Điện .  Nhưng mùa xuân đòi lại Tự Do ở Việt Nam vẫn chưa thấy . Để màu vàng của Mai thay màu sao , màu đỏ của pháo thế màu cờ .! Cho dù có bị chiến xa " nghiền nát " như mùa xuân Thiên An Môn năm 1989 ! Tôi có đòi hỏi quá không ? 

 

 

Ngày 17/3/1975 , hết phép ở Sài Gòn , dù biết tình hình đang lộn xộn ở vùng 2 , anh Trung úy TQLC Cao xuân Huy ( 1947 – 2010 ) , đại đội phó đại đội  4 , tiểu đoàn 4 Kình Ngư , mặc khuyên can của gia đình , đã tìm mọi cách để trở lại đơn vị với anh em khi hay tin tiểu đoàn mình đang đụng lớn ở đồi 51 ( cây số 23 quốc lộ 1 ) . Vỏn vẹn vì anh “ không muốn là một thằng hèn “ , đào ngũ khi đơn vị đụng trận !  Ngày 19/3 anh ra đến Huế , trình diện Tiểu Đoàn Trưởng . Ngày 26/3 cả lữ đoàn 147 của anh bị khoảng một đại đội du kích VC bắt ! “ Chuyện không bao giờ tin được đã xảy ra. Hỏi trời, hỏi đất, hỏi lính, hỏi quan. Hỏi ai đây, trách nhiệm ai đây về chuyện ô nhục này của quân sử? “ ( CXH ) .

 

 

Lúc đọc câu hỏi trên ( 1989 ) tôi trả lời thầm trong bụng : “ thì anh hỏi “ Mặt trời “ Tổng Tư Lệnh , hỏi người đồng -minh-lớn là biết ngay chứ gì “ . Sự thật không đơn giản như thế . Đúng là Nixon-Kissinger đã đâm sau lưng đồng minh VNCH . Đúng là “ Thủ Lãnh đại ca “ đã quá cả tin vào Mỹ . Nhưng sự góp phần của Đảng Dân Chủ Mỹ vào việc bóp cổ miền Nam cũng không phải là không nhỏ khi đã làm đủ mọi cách để không biểu quyết quân viện cho miền Nam những ngày tháng cuối ( “ Khi đồng minh tháo chạy “ / Nguyễn Tiến Hưng ) .

Chánh quyền Mỹ đặt quyền lợi quốc gia họ trên hết là chuyện đương nhiên nhưng , nếu có lương tâm và trách nhiệm, họ đã không thể nào “ phủi tay một cái một “ năm 1975 ! “ Sao chúng không chết phứt cho rồi “ là câu của Kissinger thốt lên khi CS tiến vào Đà Nẳng ( sđd ) ! 

Sau mấy năm tù cải tạo , anh Cao Xuân Huy vượt biên , sang Mỹ khoảng cuối 83 , đầu 84 . Giữa năm 1984 anh bắt đầu viết hồi ký “ Tháng 3 gãy súng “ kể lại cuộc rút quân bỏ Huế . Đây là quyển hồi ký Lính được tái bản nhiều nhất ( 10 lần ? ) giữa “ rừng” hồi ký hải ngoại !

“Tháng Ba gãy súng “ của người Lính vùng 1 , vùng 2 , đưa đến “ tháng Tư tan hàng “ của quân đội và  “ tháng Năm mất nước “ của chúng ta ! 

Mời bạn đọc lại lá thư tôi viết cách đây hơn 15 năm : 01/03/2006 

BP

23/03/2021

=======================================================================

Hôm nay là thứ tư 01 tháng 03 năm 2006


Chào ngày 1 tháng 3 năm 2006 , ngày sinh nhật : của Chopin ( 1810 ) : đại " nhạc hào " dương cầm lãng mạn nhất , của Sergio Leone ( 1929 ) đạo diễn lừng danh , cha đẻ các films "Pour une poignée de dollars" , "Les derniers jours de Pompeï", "Il était une fois en Amérique" .... và cũng là ngày sinh nhật cuốn film đầu tiên của Alfred Hitchcock : " Le jardin de plaisir " ( 1926 ) để sau đó là một loạt  films đặc sắc của người đạo diêñ tài ba có 1 không 2 trong thế kỷ rồi .


Chào ngày 1 tháng 3 năm 2006 cũng là chào tuyết trắng , nắng vàng . Như năm rồi , tháng 3 mà trời vẫn đổ tuyết . Như muốn nói cùng thế gian là Đông hãy còn đây, chưa hết đâu nhưñg tháng ngày băng giá ! « May mà có em / đời còn dễ thương « ( nhưng thương thì có dễ ? )


 

Chào tháng 3 năm 2006 , tháng có ngày 20 là ngày Xuân tới , tháng có khuya chúa nhật 26 là ngày đô`ng hô` Châu Âu ta quay thêm một vòng 360° : 2h --> 3h ! Có nghĩa là ta mất đi 1H , có nghiã là phải chịu khó thức sớm hơn 1h ( 5h dậy thay vì 6h như thứ sáu 24 ) .

 

 


 

 

 

Thức sớm hơn ư ? - Thì cũng được đi , với điều kiện là phải ngủ sớm hơn 1h . 22h ( cũ ) = 23h ( mơ'i ) thì tắt TV , kéo chăn , khép mắt , dỗ giấc ngủ . Nhưng nếu " nhắm mắt mà không thấy một chân trời tím ngắt " thì phải làm sao ? Mới 22h ( cũ ) mà ngủ thì làm sao mà ngủ ? Chả nhẽ nằm đếm một mình " 1 ông sao sáng , 2 ông sáng sao .." chán như cơm nếp ?! Tại sao không rủ người khác đếm chung ? Tại sao không quay sang bên .. kia , thì thầm , đưa ra hiệp định Ba Lê đề nghị .. . chiến tranh , biết đâu lại chẳng có người miệng thì « thôi , khuya (? ) rồi ! « nhưng tay thì « ký « ?! May mà có em / đời còn dễ .. ngủ !

 

 

 

 


 

 

 

Chào tháng 3 , tháng « bà già đi biển" . 30 năm trước , bắt đầu từ tháng 3-1976 , sau gần một năm bị buộc anh phải sống với người CS , miền Nam đã bắt đầu có người liều chết vượt biển đi tìm Tự Do : đó là nhưñg «  đàn anh , đàn chị " của > 1 triệu thuyền nhân sau này !

 

 


 

" Tháng 3 bà già đi biển"  vì tháng 3 là tháng êm a² nhất , biê²n hiền , không sóng gió , tháng tốt đẹp nhất để ra khơi .Ta treo mạng ta trên mũi thuyền, ta buộc trái tim ta , ta bắt ta hướng về phía trước , quên đi ,quên đi , quên không được cũng phải quên : nhưñg hình bóng thân yêu , nhưñg tình lơ'n , tình nho² ở sau lưng . Gia đình bỏ lại sau lưng . Sài Gòn bỏ lại sau lưng , Việt Nam bỏ lại sau lưng . Bây giờ , trước nhất là làm sao ra đến hải phận an lành , rồi làm sao cập được bờ bến an lành. Ở đâu cũng được , chốn nào cũng được . Nhưng ở đó , chốn đó phải có Tự Do . " Tự Do , ơi Tự Do ! " ( môt câu hát của Nam Lộc ) .


Nếu 21 năm Cộng Hoà chưa cho ta biết thế nào là Tự Do, chưa cho ta đánh giá được Tự Do ,yêu mến Tự Do , thèm khát Tự Do thì , chỉ sau gâ`n môt năm sống với CS,  ta mới thâ'y câ`n Tự Do như hai buồng phổi câ`n không khí , như cá câ`n nước , như người câ`n người , như ta ( VNCH ) câ`n nhau ! Cho nên, ngay nhưñg giây phút đâù tiên đặt chân lên đảo ( 1979 )  , tôi đã hướng lòng đến người thân còn kẹt lại quê nhà. Chỉ có nhưñg người sống trong một thể chế độc tài , mà " pire " nhất ' là chế độ độc tài CS , mới biết thế nào là hai chữ Tự Do . Còn nhưñg tên phản chiến, nhưñg ông , nhưñg bà " ao ước Hoà Bình " , “ đòi hỏi Hòa Bình “ dùm cho ....Hà Nội trước 75, nhưñg cô , nhưñg cậu tóc vàng , mắt xanh " Make love not War " ngày đó , chỉ cần cho họ sống 1 tháng với CS là biết đá , biết vàng ! 


Chào tháng 3 , tháng mà Tây có nhưñg câu như " Autant de gelées en mars / Autant de rosées en avril " ( mà tôi dịch .....  đại "  tháng 3 càng băng giá / tháng 4 càng sương sa " ) hay " Quand mars bien mouillé sera / Beaucoup de fruit cueillera " ( khi tháng 3 nhiều mưa / cây trái sẽ đầy mùa ) hoặc giả : " Le soleil de mars / Donne des rhumes tenaces " ( trời nắng tháng 3 / …. cảm hoài không qua ! ) .


 Chào tháng 3 , tháng mà không có năm nào tôi không buô`n . Từ 30 năm nay !


 

Không buồn sao được khi trong tháng 3 “ năm đó “ nhiều chuyện " khó tin nhưng có thật " đã xảy đến cho người lính VNCH ? Như chuyện cả 1 Lữ đoàn Cọp Biê²n ( Lữ đoàn 147 TQLC ) bị 1 Đại đội CS “ bắt sống “ !!! Trong khi , trước 3-75 , chỉ một Lữ đoàn “ rằn ri “ là cũng đủ đánh tan mấy trung đoàn CS ( quân số gấp 2, gấp 3 ) ! Không buồn sao được khi chỉ trong chưa đầy một tháng miền Nam mất  2 quân khu, với 2 ông Tướng Vùng là 2 ông Tướng Dù đã từng làm đối phương khiếp đảm : Trung tướng Ngô Quang Trưởng & Thiếu Tướng Phạm văn Phu' ? Công quân hí' hửng " bất chiến tự nhiên thành " !!! Linh ta chết nhục nhã , chết uất hận , chết không nhắm mắt ! Chết như cái chết tức tưởi của miền Nam !

 

 


 

Không buồn sao được khi trong tháng 3 năm đó , lính và dân thi nhau chạy , lẫn lộn với những thành phần bất hảo ?! Xe cán người , người bắn người , người giết người ! Máu đỏ nhuộm đường , con đường ( bất khả dụng ) số 7 . Máu của nhục nhã và thương đau . Máu của dân , của lính . Hết rồi nhưñg giây phút " cờ bay / cờ bay / oai hùng trên thành phố / thân yêu vừa chiếm lại / đêm qua bằng máu " 3 năm trước đó ( 1972 ) . Chiếm lại bằng máu ! Rồi hộc máu mà buông ! !!


Có quân đội nào ĐAU hơn quân đội “ miền Nam “ ?!


Và , kể từ tháng 3-75 này , có trái tim miền Nam nào , không một lần đau nhói , khi hồi tưởng lại những ngày tháng Cao Nguyên ướt máu , miền Trung căm hờn đó ?


Nhưng tại sao lại là tháng-3-gãy-súng ( tên môt hồi ký của Trung Úy TQLC Cao Xuân Huy ) ?


- Vì , theo anh Cao xuân Huy ,  trong tháng 3-1975 , người lính VNCH vâñ còn câ`m súng chiến đấu bảo vệ quê hương .Các anh chưa mất súng, chưa bỏ súng , chưa vất súng , chưa buông súng . Súng của  các anh vâñ còn , nhưng, chẳng nhưñg người ta không cung cấp đạn cho các anh , mà " ở trên " còn ra lệnh " di tản chiến thuật " ! " Thi hành trước , khiếu nại sau " . Chỉ có " rút " và " rút " , chưa đánh đã rút, chưa giặc đã lùi. Súng cầm tay chỉ là một khúc gỗ không hơn không kém ! Súng của chiến binh VNCH đã bị bẻ gãy bằng « Thủ Lãnh đại ca « , từ trung tuần tháng 3-1975 ! 

 

........................................................

 

Tôi muốn quên đi nhưñg kỷ niệm buô`n ! Nhưñg kỷ niệm mà , so với thời đại bây giờ, nếu có ai gọi chúng là " lỗi thời ", là " xưa như trái đất " , là " biết rồi , khổ lắm , nói mãi "  thì tôi cũng không cãi , nhưng tôi không bao giờ quên . Nhưñg người khác , nhưñg dân tộc khác có thể họ không cần nhưng những người VN «  như chúng ta », chúng ta  rất câ`n chúng : nhưñg hình ảnh " chết người "  ấy !

 

Mai mốt , trí óc hao mòn khi nhớ , khi quên nhưng nếu ai hỏi " già " này :  " Duyên cớ nào xui ông đến Pháp vây ? " thi tôi sẽ ngậm ngùi mà trả lời :

 

-        Bởi vì đã có một tháng-3-gãy-súng trên quê hương tôi , ông à ! 

 

 

BP

Ý kiến bạn đọc

Vui lòng login để gởi ý kiến. Nếu chưa có account, xin ghi danh.