Jan 15, 2025

Thơ mới hiện đại VN

Tưởng niệm Hoàng Đế Quang Trung Nguyễn Huệ / Tưởng Niệm Hoàng Diệu
Phạm Mộ Đức * đăng lúc 01:06:32 AM, Jul 02, 2018 * Số lần xem: 919
Hình ảnh
#1
#2

 

 

     
           
Tưởng niệm Hoàng Đế
                          Quang Trung Nguyễn Huệ
           


                         ( 1753 - 1792 )

Hậu  duệ còn không ?
                                 Lăng tẩm không !
Hai mươi năm phất ngọn cờ hồng
Ngoại thù hai bận kinh Thiên tướng
Nội địch bảy lần khiếp võ công ...
...Thần tốc cho trường tồn Dân Tộc
Cơ mưu để toàn vẹn Non Sông...
Xây nền Tự Chủ : niềm hoài vọng
Dựng nước Đẹp Giàu : nỗi ước mong ...
...Vận nước còn đen
                                 Người vụt tắt !
Sông  Kôn ( Côn ) tuôn lệ khóc Anh Hùng ! !

                                    Phạm  Mộ  Đức

--------------------------------------------------------

Mấy dòng tiểu sử : Nguyễn Huệ , còn được biết
đến là Quang Trung Hoàng Đế hay Bắc Bình
Vương . Ông là một trong những vị tướng lĩnh
tài ba với nhiều cải cách quân sự xuất sắc trong
lịch sử Việt Nam .
Nguyễn Huệ và 2 người anh em ông , được
biết đến với tên gọi Anh Em Tây Sơn , là những
nhà lãnh đạo của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn , đã
chấm dứt cuộc nội chiến Trịnh - Nguyễn phân
tranh , lật đỗ 2 tập đoàn này cùng nhà Hậu Lê .
Ngoài ra , Nguyễn Huệ còn đánh bại  cuộc xâm
lược Đại Việt của quân Xiêm từ phía Nam , của
Đại Thanh từ phía Bắc , đồng thời còn là người đề
ra nhiều kế sách cải cách tiến bộ xây dựng Đại Việt .
Sau 20 liên tục chinh chiến và trị quốc , Nguyễn
Huệ lâm bệnh và đột ngột qua đời ở tuổi 40 !
Cuộc đời hoạt động của ông được đánh giá là đã
 đóng góp quyết định vào sự nghiệp thống nhất đất
nước của triều đại Tây Sơn .
Sau cái chết của ông ,Nhà Tây Sơn suy yếu nhanh
chóng và bị tiêu diệt thảm khốc !
---------------------------------------------------------------------

Tưởng Niệm  Hoàng Diệu
       ( 1828 - 1882 )

Không giữ được thành , chết theo thành !
Năm  tư  tuổi thọ , ngát phương danh
Mẹ nghiêm nhắc nhở Điều Liêm Chính
Vợ đảm bồi vun Đức Kiệm Cần
" Di biểu " long lanh Lòng Ái Quốc
Sát thân da diết Dạ Trung Quân
Tấm gương Tiết Nghĩa lưu thiên cổ
Nếp sống Thanh Bần rạng sử xanh !
                        
                       *
Hà Nội  - Thăng Long , mười thế kỷ
Hồn Thiêng đâu tá ? Hỡi Hiền Nhân ? !

                                      Phạm Mộ Đúc
------------------------------------------------------------------
Mấy dòng tiểu sử : Hoàng  Diệu sinh ngày 10 tháng 2
năm Mậu tý ( 1828 ) , tại làng Xuân Đài , huyện Điện
Phước ( nay là Điện Bàn ) , tỉnh Quảng Nam . Năm
Mậu thân ( 1848 ) , ông đậu  Cử nhân , rồi Phó bảng
năm Quý sửu , lúc 25 tuổi .
Sơ bổ Tri huyện Tuy Phước ( Bình Định )...Đến năm
1880 ,Ông làm Tổng đốc Hà Ninh , lãnh chức hàm
Thượng thư Bộ Binh , gồm coi cả việc thương chánh.
Hà Ninh là vùng trọng yếu nhất  của Bắc Bộ là Hà
Nội và vùng phụ cận .
Biết rõ dã tâm xâm lược của thực dân Pháp lúc bấy
giờ , Ông bắt tay ngay vào việc chuẩn bị chiến đấu ,
kinh lý , biên phòng ...quan tâm  ổn định đời sống
của dân chúng trong công bằng và trật tự ...
Lúc 8 giò 15 ngày 25/4/1882 , quân Pháp tấn công
thành Hà Nội . Hoàng Diệu quyết liệt đối phó , Nhưng
các quan dưới quyền , người thì trốn theo giặc , kẻ
lại ẩn núp trong  hành cung , tên thì làm nội ứng
đốt kho thuốc súng trong thành ...! Tuy vậy , Hoàng
Diệu vẫn tiếp tục bình tĩnh chỉ huy quân sĩ kháng cự ,
nhưng lực lượng ngày càng yếu dần ! Cuối cùng ,
Ông ra lệnh cho tướng sĩ giải tán để tránh thương vong .
Một mình Hoàng Diệu vào hành cung  , thảo tờ di biểu ,
rồi vào Võ Miếu , dùng khăn bịt đầu thắt cổ tự tử ở
tuổi 54 ! Bình sinh , Ông nổi tiếng công minh và thanh
liêm , suốt 30 năm làm quan nhiều nơi , cảnh nhà
vẫn thanh bạch , nghèo túng !
  ( Về giai thoại  "  Mẹ nghiêm " và " Vợ đảm " của H D :
-- Mẹ của Ông Hoàng Diệu nổi tiếng dạy con rất nghiêm .
Có lần , bà nhận được một xấp lụa do HD gởi về biếu
 mẹ . Bà đã gởi trả lại xấp lụa kèm theo một  cây roi dâu !
-- Vợ của Ông HD là một nông dân chăm chỉ  . Khi nhận
được tin ông tuẫn tiết bà đã ngất xỉu trên đồng ruộng
quê nhà !)

 

 

Ý kiến bạn đọc

Vui lòng login để gởi ý kiến. Nếu chưa có account, xin ghi danh.