|
Thơ dịchTùng Cương Dịch thơ E.Eptushenko tiếp theo - 2 Tùng Cương * đăng lúc 09:12:38 PM, Mar 19, 2018 * Số lần xem: 1136
#1 |
Evghenhi Aleksandrovich Evtushenko
Tùng Cương Dịch thơ E.Eptushenko -
Tùng Cương Dịch thơ E.Eptushenko tiếp theo - 1
Lời Nguyền Thế Kỷ
Lối sống gấp là lời nguyền thế kỷ,
và con người khi lau thấm mồ hôi
như con tốt, trong cuộc đời vật vã,
bị bao vây, lâm cảnh thiếu thời gian.
Uống vội vã, yêu đương vội vã
và tâm hồn sa đoạ, xuống nhanh,
đánh vội vã, chém giết nhau vội vã ,
để rồi sau, hối hận cũng vội vàng.
Nhưng hãy thử dừng một lần trong cuộc sống,
khi thế gian đang ngủ hay sục sôi,
như ngựa phóng hai mép đang trào bọt
chợt nhận ra đã sát vực dưới chân.
Hãy dừng bước trên đường mới qua một nửa,
hãy biết tin bầu trời, như tin tưởng quan toà,
hãy suy nghĩ, nếu không phải về Chúa,
thì giản đơn, hãy nghĩ tới chính mình.
Trong tiếng lá rì rào, thưa thớt,
tiếng còi tàu chợt cất nghe trầm trầm,
xin hãy biết: ai chạy trước là người đáng thương hại,
người biết dừng mới vĩ đại làm sao.
Khi xoá hết bao bụi trần vội vã,
hãy nhớ rằng có vĩnh cửu trên đời,
chính sự lừng chừng lại đậm màu thần thánh,
sẽ buộc lên chân gánh nặng như chì.
Có sức mạnh trong những gì chưa cả quyết,
khi ta đi trên bước đường sai,
ở phía trước là ánh sao lừa dối,
ta băn khoăn không dám tiến lên.
Khi giẫm đạp mặt ai như cành lá,
hãy biết rằng anh mù quáng mất rồi,
đừng vội vã đi tốt đen để giết
chính cơ may giúp ta biết dừng chân.
Khi mạnh dạn tới mục tiêu, ta bước,
như bước qua các bậc xếp xác người,
hãy dừng bước, hỡi con người quên Chúa,
chính là anh đang bước trên xác mình.
Khi bị đẩy chỉ vì độc ác
làm anh quên phần hồn cốt của mình
buộc phải bắn, phải nói lời vô đạo đức,
hãy đừng làm, xin đừng có vội vàng!
Ơi cư dân của trái đất,
dừng lại thôi, đang mù quáng bước đi!
Ơi viên đạn vừa thoát ra nòng súng,
cả trái bom đang rơi xuống, hãy dừng ngay.
Con người hỡi, tên anh nghe thiêng quá,
mắt nhìn lên, miệng cầu Chúa trên cao,
giữa thế giới suy đồi đang tha hoá,
xin dừng ngay, xin hãy nhớ dừng ngay!
Tùng Cương dịch
ПРОКЛЯТИЕ ВЕКА
Проклятие века - это спешка,
и человек, стирая пот,
по жизни мечется, как пешка,
попав затравленно в цейтнот.
Поспешно пьют, поспешно любят,
и опускается душа.
Поспешно бьют, поспешно губят,
а после каются, спеша.
Но ты хотя б однажды в мире,
когда он спит или кипит,
остановись, как лощадь в мыле,
почуяв пропасть у копыт.
Остановись на полдороге,
доверься небу, как судье,
подумай,если не о Боге -
хотя бы просто о себе.
Под шелест листьев обветшалых,
под паровозный хриплый крик,
пойми: забегавшийся - жалок,
остановившийся – велик.
Пыль суеты сует сметая,
ты вспомни вечность наконец,
и нерешительность святая
вольётся в ноги, как свинец.
Есть в нерешительности сила,
когда по ложному пути
вперёд на ложные светила
ты не решаешься идти.
Топча, как листья чья-то лица,
Остановись. Ты слеп, как Вий.
И самый шанс остановиться
безумством спешки не убий.
Когда шагаешь к цели бойко,
как по ступеням, по телам,
остановись, забывший Бога,
ты по себе шагаешь сам.
Когда тебя толкает злоба
к забвенью собственной души,
к бесчестью выстрела и слова,
не поспеши, не соверши!
Остановись, идя вслепую,
о население Земли!
Замри, летя на кольта, пуля,
и бомба в воздухе, замри!
О человек, чьё имя свято,
подняв глаза с молитвой ввысь,
среди распада и разврата
остановись, остановись!
1967
Người“Nhút Nhát”
Có kiểu mới là những người “nhút nhát”:
ngại tỏ ra một chút thông minh hơn,
ngại những lời âu yếm trong tình yêu.
Âu yếm làm gì? Có sao thành vậy.
Ngại giúp đỡ bạn bè trong hoạn nạn,
không dám ôm người mẹ thân yêu.
Luôn nhăm nhăm không để một ai
bắt gặp họ tỏ ra ngoài nhân ái.
Ngại nhận xét, khi có người dối trá,
như nhìn trên áo thời đại thấy rận bò.
Nếu tự mình phải nói dối, lọc lừa,
thì bối rối, đổ thừa cho hoàn cảnh.
Ngại ngay việc chỉ làm mô đất nhỏ,
chứ chưa bàn làm đỉnh núi: “Chẳng hợp thời…”
Ngại không làm kẻ thô lỗ, tục tằn,
không kể truyện gây cười nhạt thếch.
Loại người đó, lương tâm không trong sạch,
không dám bán Chúa, chẳng dám làm Juđa,
ngại bị treo trên thánh giá, tay đóng đinh,
vì khó chịu, ở trên cao, bất tiện.
Ngại xoay xở để ních tiền đầy túi,
ngại làm tên đểu cáng, đê hèn.
Ngày lại ngày, càng thấy khủng khiếp hơn,
phải sống giữa đám người “nhút nhát’’.
Tùng Cương dịch
“ЗАСТЕНЧИВЫЕ” ПАРНИ
Есть новый вид “застенчивых” парней:
cтесняются быть чуточку умней,
cтесняются быть нежными в любви.
Что нежничать? Легли, так уж легли.
Стесняются друзьям помочь в беде,
oбнять родную мать.
Стараются, чтоб никто, нигде
не смог на человечности поймать.
Стесняются заметить чью-то ложь,
как на рубашке эпохи - вощь
и если начинают сами лгать,
то от смущения, надо полагать
Стесняются быть просто холмом,
не то чтобы вершиной: “Век не тот…”
Стесняются не быть тупым халмом,
не рассказать пошлейший анекдот.
Стесняются, чья-то совесть нечиста,
не быть Иудой, не продать Христа.
Cтесняются быть сами на кресте -
неловко как-то сами на высоте.
Стесняются карманы не бить,
cтесняются мерзавцами не быть,
и с каждым днём становится страшней
среди “застенчивых” парней.
1972
Tôi Yêu Anh
Thư khuýêt danh
Tôi yêu anh, anh chẳng đoán ra đâu.
Thật tai vạ, không bao giờ anh đoán nổi,
Và mãi mãi, không tìm ra bằng chứng,
Chẳng bao giờ ai nói rõ đến nơi.
Tôi yêu anh, anh chẳng đoán ra đâu.
Anh có hỏi, chắc gì tôi sẽ nói,
Mà vả lại, với tôi, anh cũng thế,
Không bao giờ, anh trình báo: yêu ai.
Tôi yêu anh, anh chẳng đoán ra đâu,
Tôi che giấu điều gì, không thiện chí
Và đôi lúc, tự tôi, tôi hiểu ý,
mọi người xem tôi là cớ gây cười.
Tôi yêu anh, anh chẳng đoán ra đâu,
Tôi vẫn sợ chân thành như sợ lửa.
Người độc ác đầy dã tâm nhiều quá
cố truy tìm bao bí mật của tôi.
Ta làm điều hèn hạ, vô tình thôi,
Ta hoan hỉ, không sợ ai phán xử.
Nên vì thế tôi không buồn đoán nữa,
Chẳng bao giờ, anh đoán định được đâu.
Tùng Cương dịch
Я ВАС ЛЮБЛЮ
Письмо без подписи
Я Вас люблю, а вы не догадываетесь,
и вам не догадаться - вот беда,
и в этом вечно будет недоказанность,
и будет недосказанность всегда.
Я Вас люблю, а вы не догадываетесь,
а спросите, я вряд ли дам ответ.
Да, впрочем, Вы мне тоже
не доклавываетесь,
вы любите кого-то или нет.
Я Вас люблю, а вы не догадываетесь,
что я скрываю под недобротой,
и до того порою докапываюсь,
что всем кажусь насмешницей крутой.
Я Вас люблю, а вы не догадываетесь.
Открытости боюсь я, как огня.
Уж слишком много злых людей
докапываются,
какие есть секрет у меня .
Мы делаем нечаянно все гадости.
За радости свои не ждём суда.
Вот почему я не хочу догадываться,
и Вам не догадаться никогда.
2010
Họ bảo tôi
Họ bảo tôi:
Anh là người dũng cảm.
Không phải rồi.
Tôi can đảm gì đâu.
Thật đơn giản tôi coi không xứng đáng
hạ mình đến mức hèn nhát của bạn nghề.
Không vi phạm dù một điều quy chế.
Chỉ giễu cười tệ dối trá,
thổi phồng.
Thơ vẫn viết.
Không hại người, ngầm trình báo.
Cố nói gì mình nung nấu trong đầu.
Tôi bênh vực những hiền tài, người giỏi.
Lên án ai kém cỏi lại chui Hội nhà văn.
Làm việc đó, nói chung, là phải đạo,
vậy mà ai cũng bảo tôi dũng cảm đáng khen.
Ôi trời hỡi,
con cháu ta có lúc,
sẽ phanh phui thói nhơ nhuốc hôm nay
sẽ nhớ tới, thật đắng cay, xấu hổ,
về cái thời
cực nhí nhố
là đây:
chỉ đơn giản tính thẳng ngay
lại gọi là đầy dũng cảm!
1960
Tùng Cương dịch
Dưới Bóng Cây Dương Liễu Đang Nỉ Non
Dưới bóng cây dương liễu đang nỉ non
tôi dạo bước trên bờ sông, mải nghĩ:
Có cách gì để người yêu hạnh phúc nhỉ?
Phải chăng tôi không thể làm gì hơn?
Người tôi thương vẫn luôn chưa vừa lòng:
của cải, đàn con, xem phim, thăm viếng.
Nàng cần có cả con người tôi dâng hiến,
Mà tôi là những mảnh sót từ lâu.
Cùng thời đại, tôi gánh vác non sông
đôi vai đã cứng khô, rệu rã.
tôi không để người thương vai một chỗ,
nơi gục vào khóc trút bỏ giận buồn.
Không tặng hoa, chỉ biết tặng nếp nhăn,
cơm áo gạo tiền đùn lên vai họ,
vậy mà cánh đàn ông gian ngoan, phản bội vợ.
còn người yêu chỉ nuốt hận buồn đau.
Làm gì đây đem hạnh phúc cho người yêu?
Mang gì đến đặt bên chân tặng họ
nếu mới chỉ lần đầu tiên nếm thử,
đã cho nàng quả cuộc sống bị sâu ăn?
Vui sướng gì khi chọc giận người yêu,
ta thường dễ làm họ đau vô cớ?
Ai cũng biết cách làm người yêu đau khổ,
Nhưng làm gì để họ hạnh phúc – chẳng ai hay.
1981
Nỗi sợ hãi
Nỗi sợ hãi ở Nga đang dần chết,
chúng giống như bóng ma hiện những năm xưa,
như cửa nhà thờ luôn có mươi bà già
ở đâu đó đang chờ xin miếng bánh.
Tôi nhớ chúng khi lộng hành dối trá
đang cầm quyền, làm mưa làm gió khắp nơi.
Nỗi sợ như cái bóng theo người khắp đó đây,
chúng len lỏi trong dân đen, quan chức.
Họ kín đáo kẹp kìm, áp bức,
lệnh ban ra cấm đoán tất mọi điều.
Lúc đáng im – họ bắt phải gào,
khi cần thét – họ yêu cầu nín lặng.
Nỗi sợ hãi bóp chặt tim ớn lạnh.
chỉ cần nhớ lại đã thấy sởn da gà,
sợ có người ngầm trình báo về ta,
sợ cả tiếng người ngang qua gõ cửa mạnh.
Sợ bắt chuyện với người ngoại quốc?
Thế đã đành! Chuyện với vợ thì sao?
Sống trong ta một nỗi sợ lớn lao
sau diễu hành, ta đối diện cùng im lặng.
Ta không sợ dựng xây trong rét lạnh,
sẵn sàng lao vào chiến trận, đạn bom,
nhưng đôi khi lại sợ hãi phát run,
phải tiếp chuyện với chính bản thân ta, càng sợ.
Cầu nước Nga được tự do rộng rãi,
nhưng hãy luôn nhớ tháng ngày kinh hãi không xa,
nước Nga vượt qua bao nỗi sợ âu lo
và vun giữ đức kiên trung quả cảm.
Vốn quý nhất của ta là lương tâm đấy.
Ta có điều mong hết thảy mọi người:
Lương tâm là điều duy nhất đáng sợ thôi,
Không sợ một ai, ngoài lương tâm ta có.
Cầu không một ai ở nước Nga khôi phục lại
tra tấn đòn roi , giá treo cổ người.
Nếu vẫn còn nỗi sợ ở trên đời
chỉ là sợ phải dối lừa người khác.
Và lúc viết những dòng này trước mắt
đôi khi, tự nhiên, tôi rất vội vàng,
Dòng thơ này, tôi viết, nỗi sợ duy nhất còn mang
sợ không viết hết sức mình qua ngòi bút.
1962
Dư vị
Dư vị hạnh phúc đọng lại một chút, nhưng đắng chát.
Trái tim đập không đều, dấu hiệu sắp chia xa.
Nhưng ái tình làm chiếc giường thêm ấm áp,
ta vẫn còn chơi được trò “kéo xẻ, cò cưa”
và phả nhẹ vào làn tóc em, nghe nồng cháy:
“Trời ơi, thật tuyệt vời! Em tôi thấy thích không?”
Dư vị hạnh phúc đọng lại một chút, nhưng đắng chat.
Ánh sáng ban mai thường rất dữ dằn.
Hạnh phúc thì thầm lúc đêm gào thét.
Mạnh hơn cái chết là tuyệt vọng
dường như nó đẩy ta về với mẹ, thời bé bỏng,
ước thèm được ngã, được rúc vào lòng mẹ ta
đến tuổi gần đất, sợ hãi, ta mới hiểu ra:
cuộc sống qua chẳng để lại dư vị.
2006
Đám Đàn Ông Không Hiến Dâng Cho Đàn Bà,
Đám đàn ông không hiến dâng cho đàn bà,
họ uống phụ nữ, như nốc vốt ca, vội vã,
xin Chúa thứ tha, nếu họ say quá,
ngứa ngáy tay, lôi phụ nữ ra đấm đạp ngay.
Sự dịu dàng của đàn ông có là điểm yếu không đây?
Dâng hiến là è cổ, còng lưng như nô lệ?
Quen trò vũ phu, đàn ông chỉ vồ, thích chộp,
vầy vò ngay tâm hồn họ, như bóp ngực đàn bà.
Trong cuộc đời, tôi kịp đến đôi nơi,
nhưng có lẽ, với đàn bà, tôi chỉ như em gái,
với họ, tôi thích đơn giản là âu yếm
thích vuốt ve cả lúc thức lẫn trong mơ.
Lỗi phạm nhiều, tôi đều ăn năn bằng sự dịu dàng,
còn phụ nữ có lỗi với tôi đều được cho qua cả
các ngón tay tôi, trên người họ, nhẹ nhàng vấp ngã,
khi lang thang qua các đốt sống lưng và những nốt ruồi.
Đàn bà sẵn lòng nâng tôi lên từ chỗ chết rồi
ở trên đời, họ không phản bội một người nào hết,
khi họ can đảm nhìn tôi vào mắt
và đòi tôi làm điều kì tích trên đời.
Khi khó khăn, họ ra tay cứu tôi
và tôi thận trọng, không phải không có cớ
là bạn bí mật, tôi quen lắng nghe họ
kể tôi nghe bao chát chua, bực bõ về đàn ông.
Đức Chúa và nước Nga không tạo ra đàn ông
để họ dìm nhau trong nước mắt.
Như người phụ nữ ẩn trong lốt đàn ông thật
tôi hiến dâng mình cho người phụ nữ tôi thương.
2004
Những quan hệ tình cờ
Những quan hệ tình cờ
thường là bị chê trách,
chúng đồng nghĩa với rác rưởi
mà miệng lưỡi rác bẩn hay dùng.
Những người đàn bà ra vẻ chính chuyên
mím môi cao ngạo
như có cháy, lao bổ lao báo
lục tìm túi áo các ông chồng.
Cơn tức giận nổi lên đùng đùng,
khi tay người tìm thấy
một mẩu giấy thư, một địa chỉ
hay bất kì tang chứng tội lỗi vừa xong.
Trách móc tội lăng nhăng
lên án giọng quan toà, chì chiết
cứ như đánh mất hết tiệt
cả tiền bạc của gia đình thiêng liêng.
Họ nên nhớ kĩ hơn:
người vợ hư hỏng nhất
là lúc ngủ với chồng có hôn thú
mà đâu có yêu chồng.
Nhưng phải chăng là lăng nhăng
một lần hoàn toàn không mù quáng
cũng không thể có lần thứ hai gặp lại
và dù sao vẫn mãi mãi theo cô.
Một lần tiện đường đi máy bay
cái dịp ngẫu nhiên và hoang dã
giữa đầm lầy, cô được dâng bế lên cao quá,
dù chỉ trong thoáng giây.
Trên xe lửa, trên tầu điện ngầm
trong đám đông vây cứng cô ở giữa
những người chẳng biết tên, không quen mặt
bỗng nổi lên khuôn mặt một người.
Và cuộc đời không hề chịu sức ép nào
chỉ hơi thít nhẹ vào cổ,
bất chợt, không cưỡng lại được nữa
ném hai người vào nhau giữa đám đông.
Sẽ có điều gì- trời tối bưng,
nhưng thương khóc cho nỗi buồn, để san bớt
cho một người đàn bà chưa quen biết,
thì dễ dàng hơn – ta kể cho người giống hệt ta nghe.
Thế còn đứng đắn hơn thái độ đã cạn long,
khi vợ chồng là hai người thù ác,
tuy cuộc hôn nhân chỉ kéo dài trong chốc lát,
bù lại, không phải phản bội và cãi vã nhau.
Và phải chăng đây cũng là tình cờ
quan hệ ngoài luồng như thế
vẫn kín đáo
sáng lập loè, suốt đời hiển hiện trong mơ.
Khi nhàm chán bám chặt vào cuộc sống lứa đôi
con người không thích nữa,
thì các quan hệ tình cờ đó
có khi lại là ý nghĩa cuộc đời.
Và cứ để họ lên giọng làm bẽ bàng
bôi nhọ, vạch mặt một cách vô lối-
không có từ “tình cờ”
thì chẳng có từ khác là “duyên số”.
+Thành Phố Irpen
Có một thời, anh đã hứa quá nhiều,
đến hôm nay, chẳng có gì cho em cả,-
anh quá nghèo.
Anh từng hứa: ta sẽ đi trong xanh trời và xanh lá,
trên xanh cỏ,
đầu áp đầu,
má kề má,
có chùm anh đào mát mẻ chạm khẽ má ta,
sự yên bình mang hơi cỏ làm mệt mỏi toả lan.
Ta muốn về Irpen,
trong tâm trạng mơ màng và lười biếng,
nơi, có lẽ, có dốc đứng hay gốc cây lớn,
nơi có người từng ngồi viết trong hương hoa lan tử nở và hương cây,
tìm về đây,
con người ấy trốn chạy kỳ tài thay…
Nhưng không thể, hôm nay, trốn đi đâu được nữa
tránh xấu hổ vì lịch sử đã qua,
như trốn toà tra xét.
Mưa rào như trút,
mưa không xót thương
xoá sạch trơn mọi hy vọng về đầm ấm và bình yên
dành cho cả anh và em
trong xanh trời và xanh lá
trên xanh cỏ,
đầu áp đầu,
má kề má…
Tốp thợ sơn, bụng kêu óc ách,
đang húp canh.
Nhà phê bình tiếng tăm bước lại, cao chưa đến vai anh.
nhưng vẫn véo vai anh một cái:
“Mãi phút chót, anh mới là người từ lâu tôi muốn.
Anh không mắc câu những kẻ tán dương
và anh vượt lên, viết về ý thức công dân, đất nước…”
Anh đã thấy trong mắt em sự khinh thường và xấu hổ.
Trong mắt em, anh đã chết
bởi ông ta ngợi khen.
Em đừng tin –
anh không phải,
người như thế đâu,
không phải đâu!
Thật đơn giản, cả con người anh, như chiếc bè gỗ bị đánh tan
trong cơn nước lũ.
Nhà phê bình ấy, ông ta nói láo.
Em đừng nghe hắn nữa!
Dăm mảnh ván vỡ bè của anh hợp gu ông ấy
chứ không phải anh!
Thế mà em vẫn nói:”Không,
đúng là anh.
Anh không phải bè gỗ, mà là quả quý mà thời đại sới vun mới có.
Anh là đứa con cưng của thời đại,
lại được nêu gương mẫu mực…”
Và ánh nhìn tuyệt đẹp của em nghiệt ngã, không chịu được hơn.
Em nói rằng thời đại là mẹ ruột của anh.
Phải chăng mẹ lại có thể làm con bị thương, què quặt?
Như con ngựa, anh bị họ khoác ách.
Họ đánh anh bằng roi,
miệng còn nhếch mép cười.
Còn hôm nay, họ hào phóng cho anh bánh bàng.
Mỗi chiếc bánh
với anh, ngang roi quất.
Em xem đấy, anh có là con yêu của thời đại nữa?
Thành Beclinh đang bị dây kẽm bao quanh,
ở diễn đàn LHQ có ông quan
như có chút hơi men, chuếnh choáng
thô lỗ gõ vào bảng đề tên trên bàn bằng đế giầy nặng,
em cứ nhìn ông ta – đấy mới là đứa con thời đại,
đứa trẻ đang phấn khích quá, gần như không định đùa.
Ta chưa có căn hộ. Ông ta vẫn nhổ toẹt.
Còn mê mải làm tên lửa nọ đến tên lửa kia, đưa lên vũ trụ.
Ở Irpen,
trời đang thu, ẩm ướt, tối đen.
Đám thợ sơn, ủ ê, chơi trò bịt mắt bắt dê.
Nước Nga đói, nghèo và đi chân đất.
Nhưng bù lại, có phi công bay lên vũ trụ thật.
Anh đã nghèo đi, đáng sợ hơn
nghèo luôn về tâm hồn.
Tha cho anh, anh hứa hẹn với em quá nhiều rồi.
Tùng Cương dịch
Mẹ ra đi
Mẹ chúng ta đang rời bỏ chúng ta,
mẹ lặng lẽ đi xa,
nhón chân mà bước,
còn chúng ta ngủ say mê mết,
bụng căng cứng, no nê
không nhật thấy phút giây khủng khiếp ấy.
Mẹ chẳng đi ngay đâu đấy,
không mà, -
Ta chỉ cảm thấy là
mẹ đi xa nhanh quá.
Mẹ ra đi chầm chậm và lạ thường,
bước từng bước nhỏ,
theo từng nấc thang tuổi tác.
Rồi một năm
ta giật mình hoảng hốt nhớ ra
tổ chức linh đình ngày sinh của mẹ,
nhưng làm lễ lạt như thế là muộn quá rồi
không cứu được mẹ,
chẳng làm nhẹ trong người nỗi ân hận.
Mẹ chúng ta cứ ra đi,
và vẫn đi xa thôi.
Chúng ta vội níu kéo người
khi tỉnh ngủ,
nhưng tay ta chợt đấm vào không khí, chơi vơi –
mọc trước mặt ta là bức tường thuỷ tinh trong suốt!
Chúng ta đã muộn.
Giờ khủng khiếp nhất đã điểm rồi.
Chúng ta vội nhìn theo, nuốt thầm nước mắt,
như hàng cột nghiêm khắc, kiệm lời,
mẹ chúng ta đi xa rồi, xa mãi…
Sự mỉa mai
Thế kỷ hai mươi thường đùa lỡm chúng ta.
Bắt ta dối trá như khai thuế.
Bao tư tưởng sinh sôi nhanh như hoa bồ công anh mùa hạ
bay khắp nơi, lấy hơi thở từ cuộc sống mà ra.
Sự mỉa mai là tường thành vững chắc của ta
như lời giễu cợt chua cay với đám coi trai lớn,
một sự mỉa mai không thâm sâu quá đáng,
nhưng, nói chung, không dễ bóc trần ra.
Sự mỉa mai là thành luỹ hay đập ngăn
giúp ta thoát khỏi dòng thác mang dối trá,
tay vẫn vỗ, mà tay cười khảy,
chân diễu hành, mà chân vẫn cười gian.
Người ta viết về ta, đưa lên phim
chuyện vô bổ - ta luôn cho phép,
nhưng quyền nói móc về mọi thứ khác
ta im lìm giữ lại cho phép ta làm.
Ta thấy mình ở thế cao vì tỏ ý coi khinh.
Mọi điều đúng như vậy, nhưng nếu nghĩ sâu hơn một chút.
Mỉa mai hỡi, người từ vai cứu tinh ta trước,
nay lại thành kẻ giết chết ta luôn.
Ta yêu thương cũng giả dối, canh chừng,
Ta kết bạn, cũng nửa vời, không mạnh mẽ,
Và hiện tại của ta mà ta lại nghĩ
chỉ là quá khứ vờ vĩnh khéo thôi.
Chúng ta lăn lội ở trên đời. Chúng ta là lịch sử rồi.
Như Phauxtơ, đã mang tội ngay từ hồi khởi thuỷ.
Sự mỉa mai với nụ cười khảy của Mêphixtôphen đó
như cái bóng theo đuổi ta ở khắp mọi nơi.
Ta thử chia tay với sự mỉa mai mà vô ích rồi.
Đường tiến, đường lui đều khép lại cả.
Mỉa mai hỡi, ta bán linh hồn cho ngươi có giá
vậy mà trả giá rồi, không nhận lại được Margarita.
Chúng ta bị sự mỉa mai chôn sống chết tươi.
Đành bất lực vì đắng cay thừa nhận:
Chính sự trớ trêu của ta đã mỏi mệt
lại quay ra mỉa mai, khinh miệt ta thôi.
Cần Có Đức Thiếu Tự Tin
Liệu có cần, khi còn sống, đã chen chân vào hàng ngũ thánh thần?
Có đức thiếu tự tin, dù sao nữa, lại đáng cần hơn hẳn.
Người tài giỏi là kẻ không hèn biết sợ hãi
cái bất tài đến đau đớn của mình.
Con người cần có đức thiếu tự tin,
cần những gọng kìm để kẹp ghim chặt nỗi buồn lại,
để một tối đêm, bầu trời bước vào nơi ta ở
dùng các vì sao cào cấu nát thái dương ta
để từng đoàn xe điện lao thẳng vào nhà
lăn bánh thép chà xát ta khắp mặt,
để sợi dây khủng khiếp sống động
bay qua cửa sổ vào, múa nhảy trên đầu ta.
Cần bất kỳ ma quỷ xấu xí nào
trong trang phục đi thuê, diễn trò, rách rưới,
cho dù bóng ma có quái đản đến mấy
lạy trời, chúng cũng không tai quái hơn ma sống đâu mà.
Giữa đám người đang huyên náo phát buồn
cần nỗi sợ nói thành lời đến phát khiếp
và sự sợ hãi phải cạo râu sạch –
vì dường như từ hai gò má
đã chui ra đám cỏ mọc trên mồ.
Ta cũng cần mê sảng đến mức phải lang thang
phải vấp ngã, phải nhảy vào khoảng không trống hoác.
Mà có lẽ, chỉ tuyệt vọng rồi, mới dám
nói chuyện cùng thời đại một cách thẳng băng.
Ta còn cần vứt đi mọi mánh khoé, mưu mô
để làm nổ chính ta, và bò đi trong tiếng cười nhạo,
từ những ngón tay đang giấu sâu dưới gầm tủ
ta thu về lắp lại đủ bàn tay.
Ta cũng cần sự hèn hạ làm kẻ nhẫn tâm
và làm cả dăm việc khoan dung nho nhỏ,
khi tiến tới các mục tiêu giả danh cao cả
những ngôi sao bị nghiền nát đang rên rỉ khóc than.
Ta cũng cần cái đói của người bị bỏ rơi
để gặm nhắm ngôn từ đến hạt lõi.
Chỉ có kẻ thực chất xuất thân từ nghèo đói
đứng trước trường tồn kinh tởm, mới thấy mình không ở trần.
Và nếu ông đánh đu lên quan chức từ đất bùn
hãy từ bỏ quan chức đi và tự suy nghĩ:
những ngày trước, bùn dơ còn ít hơn, ít lắm,
chứ bây giờ, ông đang tắm giữa bùn đen.
Thật thấp hèn cái thái độ tự tôn.
Đức tạo hoá chỉ nâng ai lên cao độ
người chỉ cần một chuyển động nho nhỏ
cái không tự tin đã làm họ phát run.
Thà dùng dao mở đồ hộp cắt đứt ven ra
thà làm kẻ đáng bỏ đi, ghế vườn hoa, nằm vật vã,
còn hơn bò lê tới tiện nghi, nhà cao cửa rộng của
thói tự tin vào ý nghĩa đặc biệt của mình.
Đáng khen thay nhà điêu khắc ngông cuồng
dám đập nát bức tượng hao hao, mình vừa tạc,
anh ta đói và rét - nhưng tự do thật sự
không chạy theo thói tự tin đáng xỉ nhục vô cùng.
1982
Đến Bao Giờ Nga Mới Có Con Người
Đến bao giờ Nga mới có con người
họ không dám dối lừa nước Nga nữa?
Trong chính phủ hiện chức danh này chưa có,
nhưng biết đâu, mai mốt, lần đầu có thì hay…
Một mình ông có thể làm gì đây?
Sao biến được bao bất hoà ra đồng thuận?
Ta không thể bỏ qua, không chấp nhận
khi ông không làm ta thành đẹp tốt hơn…
Ông làm gì để thành người tốt hơn
dù chai sạn, vẫn luôn mang trọng trách
phải nghe hết những giọng đầy nhớp nháp
của đám quan giả dối và tay chân?
Cần đầu óc chầm chậm, nhưng phải nhanh.
Có cách gì để bom rơi, đạn nổ
phải trúng đích là lũ giết người, cướp của,
biết tìm đường tránh phụ nữ, trẻ thơ?
Làm thế nào giữ được mãi tự do
và chịu đựng cái tự do bất lịch sự?
Hay dùng lại roi vọt thời nô lệ?
Nhưng kẻ bị đòn làm thơ tệ lắm thay.
Ôi ma trận lực đẩy, sao không thành thú dữ ngay,
khi tìm kiếm kim cương trong xe nôi, hầm mộ?
Phải xử tử hết trộm to và nhỏ?
Thì nước Nga hoá sa mạc Gôbi.
Máu Uglich, Katưn, Kôlưma
đã xoá mờ thanh danh. Mà không ai bị xử tội.
Ta tự mất thanh danh, nhưng buồn nhớ hộ
đến thanh danh, nhưng là danh dự của người.
Thôi đừng mang cho trẻ kẹo ngọt hoài,
hãy cho chúng ít nhiều ký ức đắng chát,
khi con cháu giễu cợt như phỉ báng điều ngốc
cảnh nghèo nàn thanh bạch của ông cha.
Thế bỗng nhiên có con người đến nước Nga
đấy không phải Chúa cứu thế dởm với vòng hào quang sáng loá,
chỉ là một người trong ta, một trong tất cả
không dối lừa – ta sẽ vẫn lừa dối lại ông thôi?
Đến bao giờ, Nga mới có con người?
Khi nào… khi ai cũng thành con người cả.
Nhưng tuyết rơi ngày một đen bẩn quá
cả chúng ta, sông suối đều ô nhiễm nặng hơn.
Và cái tội lỗi nặng nề, tối đen
thuộc về tôi và ngôi cao trong điện Kremli nữa
và thậm chí, xin bà Matrena tha thứ,
về chính bà là nhân vật truyện của Xôl gie nhi tsưn đấy thôi.
Ở nước Nga, không mất mùa lúa, mà mất mùa người,
nước Nga đã thôi không chờ ngày cứu thế.
Biết đến bao giờ nước Nga mới có
lớp người không dám lừa dối nước Nga?
2000
Ngôi Nhà Cũ Lung Lay
Ngôi nhà cũ lung lay, hoà âm thanh cót két thành khúc nhạc thánh ca,
tiếng cót két yếu dần, như nhạc mặc niệm hai ta gần hết.
Căn nhà cũ đung đưa, cảm nhận được cách lặng thầm và chầm chậm:
ở đây em đang thoi thóp và anh thật chết mòn.
“Khoan đừng chết!” vang lên thành tiếng hý từ thảo nguyên
trong tiếng chó rú dài và rừng thông đang rền rĩ,
nhưng đôi ta đang chết dần, trong mắt nhau, mãi mãi,
nhưng dù sao, đó là chuyện sinh tử tự nhiên.
Sao ta thèm được sống! Chim gõ kiến cụng chén với cây thông
và chú nhím nuôi chạy nhảy trong vườn nấm,
Đêm trôi mãi, như chó con đầy lông, đen đen, ướt đẫm,
ngậm ánh sao như hoa súng nở giữa hai hàm răng.
Bóng đêm đen phả vào cửa sổ mùi ẩm ướt của cây đũm hương
nằm nép sau lưng anh – cái lưng nhìn thấy hết!
với Phrô của Platônôv, như bên em gái mới tìm lại được,
người yêu anh đang ngủ, khổ nhục cũng vì anh.
Anh nghĩ về sự què quặt và ngây độn các cuộc hôn nhân,
sự xấu xa cả hai ta – vừa phản bội, vừa dối trá:
anh yêu em, bằng 40 ngàn người anh em thân nhất,
anh hại em như tại chừng ấy kẻ thù.
Phải em thành người khác rồi. Ánh mắt em nheo nheo dữ tợn, không xót thương,
kiểu giễu cợt mọi người vừa chua cay, vừa mặn chát.
Nhưng hỏi ai, ngoài hai ta đã biến hai kẻ yêu nhau tha thiết
thành hai người mà chính chúng ta không còn sức để yêu?
Trả giá nào diễn giả quen đốt lửa nhiệt tình,
khi vung vãi khắp nơi cho sân khấu và cho bản kẽm,
anh muốn tặng hạnh phúc cho cả trái đất,
vậy mà anh không thể tặng riêng cho một con người?!
Phải, hai ta đang mòn mỏi, nhưng có cái gì đang cản lại anh
không cho tin vào việc anh và em không tồn tại.
Ta từng có tình yêu. Tình yêu còn hít thở
trên mặt gương trong tay, bên khoé miệng yếu đuối kia.
Ngôi nhà cũ lung lay, kêu cót két, giữa vườn tầm ma
mời ta hãy mượn của ngôi nhà tính chịu đựng.
Ở đây, chúng ta đang chết dần, nhưng ở đây, ta còn sống.
Ta còn yêu nhau nghĩa là ta đã tồn tại.
Đến một ngày nào đó (xin Chúa đừng cho, chớ cho)
khi anh hết yêu, khi anh chết thật,
lúc xương thịt anh bí mật châm chọc:
“Anh còn sống!” giữa nóng bức, sẽ thầm nhắc đêm đêm.
Nhưng trong ngàn vạn đam mê, như người khôn chậm hiểu thật buồn
và đột ngột anh nhận ra: tiếng nói xương thịt anh là dối trá,
anh sẽ nói cùng anh:”Mình đã thôi yêu. Đã chết.
Có một thời mình yêu. Một thời mình đã sống rồi”.
Tùng Cương dịch.
Thư gửi Êxênhin
Các thi sĩ người Nga
rầy la nhau thả cửa.
Parnac – đỉnh núi thi ca Nga
quá lắm chuyện lình xình,
nhưng chúng tôi, tất cả, đều gắn với nhau cùng một nét thân chung-
Ai cũng có dù một phần nhỏ Êxênhin nữa.
Tôi cũng thế,
tôi là Êxênhin,
nhưng hoàn toàn khác.
Ở nông trường, từ lúc ra đời, con ngựa của tôi đã khoác màu hồng.
Giống nước Nga, giờ tôi nhiều chất sắt thép hơn,
và tôi ít, như nước Nga, tiếng bạch dương hơn hẳn.
Êxênhin quý mến,
nước Nga ngày nay đổi khác lắm,
nhưng than phiền, theo tôi nghĩ, chỉ mất công,
muốn nói rằng, nước Nga đang tốt lên,
tôi cũng e không, -
còn bảo nó
đang xấu đi, nghe nguy hiểm.
Thì đất nước, bao nhiêu công trình,
bao nhiêu con tàu sputnic!
Nhưng chúng ta để mất đi trên con đường không bằng phẳng
20 triệu người trong Thế chiến thứ hai
triệu người nữa
trong cuộc đấu với dân mình đấy.
Có xoá hết kí ức đi
cũng không quên được?
Nhưng kiếm đâu ra rìu bổ một nhát xoá sạch trí nhớ đây?
Không một ai, cứu được nhiều người khác, như nước Nga,
cũng không một dân tộc, giống người Nga,
tự bắt giết người nhà nhiều thế.
Nhưng tàu của ta vẫn tiến.
Khi nước cạn,
thì chúng ta, theo kiểu cạn, kéo nước Nga vượt hạn đi lên.
Chuyện nước ta lắm người chó má,
chưa quá đáng lo.
Chuyện ta mất hết lương tâm
mới là điều sợ nhất.
Thật là tiếc, ông đã đi xa mất
cùng cái người quen hét lác, hất ông.
Với hai ông, tất nhiên, tôi không phải quan toà,
nhưng sao đi nữa, các ông cũng đi xa sớm quá.
Khi có vị thủ lĩnh Kômxômôn béo đỏ
hướng về chúng tôi,
các thi sĩ,
đấm ầm ĩ nắm tay,
vị muốn nghiền nát tâm hồn chúng tôi như nến ngay,
và muốn nặn chúng tôi giống họ,
lời vị ấy, thưa Êxênhin, chưa thật sợ,
nhưng nghe xong, ta không thể vui lòng.
Tôi không mong,
xin nói thật lòng,
tôi sẽ vén gọn phăng áo quần
chạy theo bước đoàn Kôm xômôn nữa.
Đôi lúc tôi thật buồn, và cũng đau đớn quá,
chẳng sức đâu chống được trò nhảm nhí này,
nó như đẩy ta vào gầm xe xin chết,
y như chiếc khăn san đã cuốn mất Aixeđora.
Nhưng ta vẫn phải sống.
Cả đống rượu vốt ka,
cả dây treo cổ,
cả phụ nữ đều không cứu nổi ta nữa.
Chỉ còn nước Nga mới là cứu cánh thôi,
Chỉ bằng sự trung thực của ông,
thưa Êxênhin, mới giải thoát được rồi.
Và cả nền thi ca Nga lần hồi vẫn tiến
vượt qua được bao ngờ vực và đòn quyết chiến,
sẽ dùng miếng đánh của Êxênhin
như võ sĩ Pôtđupnưi
cho Châu Âu phải
trắng bụng lấm lưng.
|
|
Ý kiến bạn đọcVui lòng login để gởi ý kiến. Nếu chưa có account, xin ghi danh.
|
|