Jan 14, 2025

Biên khảo

Ai là tác giả bài thơ chữ Hán điếu Cụ Huỳnh Thúc Kháng.
Đào văn Khởi * đăng lúc 02:14:29 PM, Dec 26, 2010 * Số lần xem: 3576
Hình ảnh
Mộ cụ Huỳnh Thúc Kháng tại núi Thiên Ấn
#1

Lời thưa trước

Ngày 9.4.2000 tôi nhân được số 1(42).2000 Tạp chí Hán Nôm (tạp chí tôi đặt mua định kỳ). Lướt phần mục lục, thấy bài”Một bài thơ chữ Hán của Bác Hồ mới sưu tầm được”;đọc qua thấy một số chi tiết bất ổn; đọc kỹ tiếp, tôi viết bài có nội dung dưới đây.
Tác giả của bài sưu tầm là ông Trần Đắc Thọ (TĐT), ông từng tham gia dịch Nhật Ký Trong Tù và đóng góp một bài dịch duy nhất-Bài 121-“Lương Hoa thịnh tướng quân thăng nhậm phó tư lệnh”.
Ông TĐT lấy tư liệu gốc ở đâu để viết sưu tầm?, Xin trích nguyên văn lời giới thiệu của Tòa soạn Tạp chí Hán Nôm.
   L.T.S: Sưu tầm thêm được tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh là điều hết sức quý báu;
Chúng tôi trân trọng giới thiệu bại viết của tác giả Trần Đắc Thọ.Tác giả cho biết bài thơ chữ Hán này do cụ Lê Tư Lành ở Vụ Bảo tồn Bảo tàng chép của đồng chí Xuân Thủy và tặng tác giả(TĐT). Hôm tặng Cụ Lành có nói sẽ gửi biếu cả Bảo tàng Hò Chí Minh, khỏng rõ việc đó có được thực hiện không.
 Do sao đi chép lại, bài thơ”Điếu Huỳnh Bộ tưởng”, có thể có nhầm lẩn ở một vài chữ Hán do hiện tượng đồng âm, chúng tôi đã mạnh dạn hiệu chính và công bố, mong được bạn đọc chỉ giáo
 
Để làm rõ những điều bất ổn của bài sưu tầm, chúng tôi xin nêu các ý.chính bài đó:
 “ _ Khi được tin Cụ Huỳnh Thúc Kháng quy tiên, Bác Hồ rất xúc động và thương tiếc. Bác viết ngay trong ngày ấy (21. 4.1947) hai bài điếu. Một bài bằng chữ Hán (viết trước): một bài bằng quốc âm.
   _ Tại lễ truy điệu chính thức ở Việt Bắc trong chính phủ, Bác Hồ chỉ đọc bài thơ điếu bằng tiếng Việt.
   _ Thế cho nên bài (thơ điếu) bằng chữ Hán không được mấy người biết đến. Rồi lâu lâu người ta quên đi, không ai nhắc tới.
   _   Các tập thơ của Hồ Chí Minh, không có bài này (bài thơ điếu bằng chữ Hán). Tập thơ Hồ Chí Minh nói chung chỉ in bài thơ điếu bằng tiếng Việt trong mục”Thơ tiếng Việt của chủ tịch Hồ Chí Minh”.
   _ Tiếp đến đăng bài thơ Chữ Hán (gồm bản chữ Hán, bản phiên âm Hán Việt, bản dịch nghĩa, mà không có bản dịch thơ) và bài mà ô TĐT gọi là quốc âm,hay tiếng Việt! Cả hai bài đều không có đầu đề ( đầu đề do ô TĐT tự đặt ), dưới hai bài có ghi ngày tháng năm sáng tác. Cụ thể như sau:
 
                                 吊黃部長詩
                                 嗚呼  
                                     (*)雲氣暗
                                     沱海聲悲
                                     月淚雲訴
                                   
                             
                                     黃部長
                                     今日
                                    
                                    
                                     痛哭(**)
                            
                               一九四七年四月二十一日
                                  
                                      Phiên âm:
                              Điếu Huỳnh Bộ trưởng thi.
                                 Ô hô!
                                Vân phong vân khí ám
                                Đà hải triều thanh bi!
                                Tứ nguyệt lệ vân tố
                                Huỳnh Bộ trưởng an quy?
                                Nội vụ bộ kim nhật
                                Tài đức giả kỳ thùy
                                Đồng bào tạp dư triệu
                                Thống khốc lệ lâm li.
                   Nhất cửu tứ thất niên tứ nguyệt nhị thập nhất nhật
                                        Dịch nghĩa
                               Than ôi!
                               Trời gió mây mù mịt.
                                   Tiếng thủy triều biển Đà nẵng bi ai!   
                                   Tháng tư mây lệ báo tin buồn
                                    Huỳnh Bộ trưởng sao lại ra đi?
                                    Ngày nay Bộ nội vụ
                                    Người tài đức là ai?
                                    Hơn ba mươi triệu đồng bào
                                    Đau xót lệ não nùng!
                                                  Ngày 21- 4- 1947
 “Sau đây là bài thơ điếu bằng tiếng Việt đã được mang đọc trong lễ truy điệu:
                                   Than ôi!
                                   Bể đà nẵng triều thảm
                                   Đèo Hải Vân mây sầu!
                                   Tháng tư tin buồn đến       
                                   Huỳnh Bộ trưởng đi đâu?
                                   Trông vào Bộ nội vụ
                                   Tài đức tiếc thương nhau!
                                   Đồng bào ba chục triệu
                                    Đau đớn lệ rơi châu!
                                                      Ngày 21-4-1947
                              
 Tiếp đến Ô TĐT nhận xét:
 _Nội dung hai bài thơ điếu có những điểm khác nhau. Bác Hồ đã làm hai bài thơ điếu riêng biệt. Bài viết bằng quốc âm không phải dịch từ bài chữ Hán ra!
Cuối cùng là tóm tắt thân thế và sự nghiệp của cụ Huỳnh.
 _ Cuối bài có 2 chú thích (1), (2) của biên tập viên (BTV) đáng xem xét.
 
Như trong lời thưa trước, bài sưu tầm có một số chi tiết bất ổn. Chúng ta hãy bỏ qua việc ô TĐT không tôn trọng nguyên tác, tự ý đặt tên cho bài thơ điếu, mà chỉ hạn chế và chỉ nói đến những điểm cần phải nói mà thôi. Chúng tôi xin điểm qua những bất ổn của bài sưu tầm..
_Về thân thế Cụ Huỳnh, ô TĐT viết ”…Cụ có nhũ danh là Huỳnh Hanh, tự là Đới sinh, hiệu là Minh viên”.  Chúng tôi thấy cả ba ( danh, tự, hiệu) đều sai.Nên xin đính chính: Nhũ danh là tên của phụ nữ đặt khi mới đẻ ( đến khi lấy chồng).Ví dụ Bà Nguyễn Đức Nguyên nhũ danh là Phan Thị Nga (1). Vậy không thể nói Cụ Huỳnh có nhũ danh được Phải viết tự là Giới sinh thay vì Đới sinh; hiệu là Mính viên( người sinh ở vườn chè) thay vì Minh viên.
 _Về quê quán “…Quê làng Thanh Bình,tổng Tiên giang thượng, phủ Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam…”Phải ghi là Quê làng Thạnh Bình, tổng Tiên giang thượng, huyện Tiên Phước, phủ Tam kỳ, tỉnh Quảng Nam.
 _ Ô TĐT dựa vào căn cứ nào mà viết” Bản bằng chữ Hán Bác viết trước”.Rồi ông đưa ra nhận xét thiếu tính thuyết phục:” Bản viết bằng chữ Hán, không được mấy người biết đến. Rồi lâu lâu, người ta quên đi, không ai nhắc đến”
 Chúng ta đều biết Đoàn kết là một tư tưởng lớn của Hồ Chủ Tịch, nhằm tranh thủ mọi thành phần, giai cấp khác nhau đi theo kháng chiến, Hồ Chủ Tịch luôn có thái độ ân cần ngay cả với một số quan lai Nam Triều cũ .Như các cụ Bùi Bằng Đoàn, Phan Kế Toại, Võ Liêm Sơn… đều được Bác gửi thư, làm thơ giao tình ( trong Hồ Chí Minh toàn tập có lưu lại các văn bản này); thì không lý gì một chí sĩ yêu nước, một người từ khước làm quan triều Nguyễn, từng tham gia chính phủ Việt Nam Dân Chủ Công Hòa với các chức vị quan trọng (Bộ trưởng bộ nội vụ, quyền Chủ Tịch nước Chủ tịch mặt trận Liên Việt..) thì chắc không có chuyện “ lâu lâu người ta quên đi, không ai nhắc tới.”Chi tiết này khiến chúng tôi nghi vấn về tác giả bài thơ điếu chắc không phải là Hồ Chủ Tịch.
 _ Các chú thích (1),(2) của BTV ứng với (*) và (**) trong bài thơ chữ Hán.
 Chú thích (1) cho biết BTV đã dùng chữ phong là núi thay vì chữ phong là gió
                 (2) BTV đã dùng chữ lâm là sướt mướt, dầm dề thay vì chữ lâm là đến .
Vì 風, 臨 có mặt trong bản cụ Lê Tư Lành tăng ôTĐT, nên câu thứ hai là:
雲風雲氣暗 vân phong vân khí ám dịch nghĩa ra Trời gió mây mù mịt, thì nó không tương ứng với câu Đèo Hải vân mây sầu trong bản tiếng Việt, vì thế ô TĐT mới cho rằng” Bài viết bằng quốc âm không phải là bài dịch từ bài chữ Hán ra” . Đến đây chúng ta có thể hiểu hành trình bài thơ điếu đến tay độc giả như sau:
 
 
Bốn văn bản: một bằng chữ Hán ( câu 2 chữ phong là gió, câu cuối chữ lâm là đến), một bản phiên âm Hán -Viêt, một bản dịch nghĩa bản chữ Hán ra tiềng Việt, một bản
thơ bằng tiếng Việt (,mà thực chất là dịch bản chữ Hán ra); bốn bản này đều do ông Xuân Thủy viêt ( không rõ xuất xứ), sau cụ Lê Tư Lành chép lại tăng ô TĐT. Một điều khó hiểu là tại sao một người làm thơ hay, dịch thơ khéo như ông Xuân Thủy và ô TĐT từng được tín nhiệm tham gia dịch Nhật Ký trong tù, lại lẫn lộn hai chữ phong
và hai chữ lâm để đến nỗi hiểu sai tác phẩm?. Tóm lại chúng tôi khẳng định bản tiếng Việt là bản dịch của bản chữ Hán và của cùng một tác giả, vậy tác giả là ai.
 Nhà nghiên cứu Nguyễn Q. Thắng, trong tác phẩm “Quảng Nam đất nước, nhân vật
 NXB Văn Hóa 1996”.viết về ngày tạ thế của Cụ Huỳnh Thúc Kháng như sau:
“ Năm 1947(ông) qua đời vì bệnh già trên đường công tác tại Quảng Ngãi, hưởng thọ 71 tuổi, để lại niềm thương tiếc của toàn dân. Trước khi nhắm mắt, Huỳnh Thúc Kháng còn đủ sáng suốt đánh điện báo tin cho Chủ Tịch Hồ Chí Minh, nói rõ tâm sự về chuyến đi cuối cùng của mình.
                        “Gửi Chủ Tịch Hồ Chí Minh
                         Tôi bênh nặng chắc không qua khỏi. Bốn mươi năm ôm ấp độc lập và dân chủ, nay nước đã độc lập, chế độ dân chủ đã thực hiện; thế là tôi chết hả. Chỉ tiếc không gặp được cụ lần cuối cùng! Chúc cụ sống lâu để dìu dắt quốc dân lên đường vinh quang, hạnh phúc.
                                                Chào vĩnh quyết”
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nam một bức thư báo tin tổ chức lễ quốc tang Huỳnh Thúc Kháng. Cùng niềm đau xót đó. Hồ Tùng Mậu (2) cũng điếu Huỳnh Thúc Kháng mấy vần thơ sau:
 
                   “Ô hô!
                  Vân phong vân khí ám,
                   Đà hải triều thanh bi
                   Tứ nguyệt lệ vân tố
                   Huỳnh Bộ trưởng yên quy                  
                   Nội vụ bộ kim nhật
                   Tài đức giả kì thùy
                   Đồng bào nẫm dư triệu
                   Thống khốc lễ lâm li”.
  
              Dịch thơ: Than ôi!
                   Bể Đà nẵng triều thảm,
                   Đèo Hải Vân mây sầu!
                   Tháng tư tin buồn đến
                   Huỳnh Bộ trưởng đi đâu?
                   Trông vào bộ nội vụ
                

 

 

 

 

 

 

 

 

                   Đồng bào ba chục triệu
                   Đau đớn lệ rơi châu.
 Và rât nhiều thơ, văn điếu khác của các nhà thơ nhà văn và thân hữu Huỳnh Thúc Kháng. Di hài Huỳnh Thúc Kháng được an táng tại núi Thiên Ân (Thị xã Quảng Ngãi, nay thuộc tỉnh Quảng ngãi), với đông đảo đồng bào, và sự có mặt của các vị lãnh đạo địa phương và trung ương (Thủ tướng Phạm văn Đồng)”(3).
 Từ những thông tin được phân tích như trên, chúng tôi xin đưa ra một phỏng đoán về tác giả bài thơ điếu:
        _ Ngày 21-4-1947 cụ Huỳnh Thúc Kháng qua đời, Vài ngày sau đó chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (Ở Việt Bắc) tổ chức lễ truy điệu. Đến ngày 29-4-1947 chính phủ mới tổ chức lễ Quốc tang.
        _ Chắc chắn Hồ Chủ Tịch là trưởng ban lễ tang, nhưng Chủ tịch không đọc điếu văn mà do một yếu nhân trong chính quyền làm việc này.
        _   Rât có thể yếu nhân đó là Hồ Tùng Mậu, mà bài thơ điếu trên chỉ là một phần trong toàn bộ bài điếu văn được ông thay mặt chính phủ đọc để vĩnh biệt nhà chí sĩ cách mạng Huỳnh Thúc Kháng.
 Sở dĩ chúng tôi có phỏng đoán trên vì Hồ Tùng Mậu là người có tài thơ vẫn được truyền tụng. Vả lại bài thơ bằng tiếng Việt chính là bài thơ dịch bản chữ Hán ra, không như ô TĐT quan niệm.(4)   
                   
                                                                     
                                                 Đào Văn Khởi
                                                Email
 
 
 Chú thích
 (1) Giáo Sư Nguyễn Lân Từ điển Từ và ngữ HÁN_ VIỆT NXB T/P Hồ Chí Minh 1989
 (2)Hồ Tùng Mậu (1896_1951):Chí sĩ, Nhà Thơ quê huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An. Cháu nôi án sát Hồ Bá Ôn, con Anh hùng liệt sĩ Hồ Bá Kiện, oongvaf cha đều hy sinh vì nước.
 Tiếp bước cha ông, từ năm 1916 ông cùng Lê Hồng Sơn và một số đồng chí cách mạng sang Xiêm,
Trung Quốc hoạt động lo việc cứu nước.
 Năm 1923 ông cùng Lê Hồng Sơn và nhóm bạn thành lập”Tâm Tâm xã”, một tổ chức cách mạng
có xu hướng cộng sản.
 Đến năm 1925 qua nhiếu tiếp xúc vớ Lý Thụy( tức nguyễn Ái Quốc), ông trở thành một cán bộ
xuất sắc trong tổ chức “ Việt Nam cách mạng đồng chí hội”
Tháng 3-1926 ông gia nhập Đảng Cộng sản Trung Quốc.. Năm 1927 ông cùng Lê Hồng Sơn bị
Tưởng Giới Thạch băt giam 5 tháng.. ông còn bị bắt đôi ba lần nữa, cuối cùng ông bị Tưởng trụcj
xuật khỏi tô giới Hương cảng . Từ năm 1930 ông là đàng viên Đảng Cộng Sản Đông Dương. Ông
luôn bị chính phủ Pháp kết hợp với Tưởng Giới Thạch ráo riết truy bức. Ngày 26-6-1931 ông bị
chúng bắt ở Thượng Hải giải vè nước giam ở nhà tù Nghệ An., kêt án chung thân. Bị giam 12 năm
liền ,sau ông vượt ngục( 3-1943), Năm 1946 ông được cử làm Chủ tịch Ủy Ban kháng chiến Liên
Khu IV. Năm 1949 được cử làm Tổng thanh tra chính phủ, rồi được bầu vào ban chấp hành trung
ương Đảng.( 1951), làm Hôi trưởng hội hữu nghị Việt Trung. Ngày 23-7-1951 ông hy sinh ở tuổi
55 ví máy bay địch oanh tạc trên đương đi công tác ở liên khu IV. Ông được nhà nước truy tặng Huân chuwowbg Hồ Chí Minh. Ngoài mootjchieens sĩ cách mạng, ông còn là tác giả nhiều thơ văn được truyền tụng.
 (3) Nguyễn Q. Thắng Quảng nam Đất nước nhân vật NXB Văn hóa 1996.
 (4) Chúng tôi đã trưc tiếp liên lạc với ông Nguyễn Q. Thắng tìm hiểu xuất xứ của bai thơ điếu mà ông cho là của Hồ Tùng Mậu, thì ông cho hay tư liệu do ông Nguyễn Ngu Ý- nhà văn, gốc người Bình Định- tác giả Sống và viết với…

 

 

 

 

                   Đồng bào ba chục triệu

                   Đau đớn lệ rơi châu.

  Và rât nhiều thơ, văn điếu khác của các nhà thơ nhà văn và thân hữu Huỳnh Thúc Kháng. Di hài Huỳnh Thúc Kháng được an táng tại núi Thiên Ân (Thị xã Quảng Ngãi, nay thuộc tỉnh Quảng ngãi), với đông đảo đồng bào, và sự có mặt của các vị lãnh đạo địa phương và trung ương (Thủ tướng Phạm văn Đồng)”(3).

 Từ những thông tin được phân tích như trên, chúng tôi xin đưa ra một phỏng đoán về tác giả bài thơ điếu:

        _ Ngày 21-4-1947 cụ Huỳnh Thúc Kháng qua đời, Vài ngày sau đó chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (Ở Việt Bắc) tổ chức lễ truy điệu. Đến ngày 29-4-1947 chính phủ mới tổ chức lễ Quốc tang.

        _  Chắc chắn Hồ Chủ Tịch là trưởng ban lễ tang, nhưng Chủ tịch không đọc điếu văn mà do một yếu nhân trong chính quyền làm việc này.

        _   Rât có thể yếu nhân đó là Hồ Tùng Mậu, mà bài thơ điếu trên chỉ là một phần trong toàn bộ bài điếu văn được ông thay mặt chính phủ đọc để vĩnh biệt nhà chí sĩ cách mạng Huỳnh Thúc Kháng.

 Sở dĩ chúng tôi có phỏng đoán trên vì Hồ Tùng Mậu là người có tài thơ vẫn được truyền tụng. Vả lại bài thơ bằng tiếng Việt chính là bài thơ dịch bản chữ Hán ra, không như ô TĐT quan niệm.(4)   

                   

                                                                     

                                                 Đào Văn Khởi

                                                Email

 

 

  Chú thích

 (1) Giáo Sư Nguyễn Lân Từ điển Từ và ngữ HÁN_ VIỆT NXB T/P Hồ Chí Minh 1989

 (2)Hồ Tùng Mậu (1896_1951):Chí sĩ, Nhà Thơ quê huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An. Cháu nôi án sát Hồ Bá Ôn, con Anh hùng liệt sĩ Hồ Bá Kiện, oongvaf cha đều hy sinh vì nước.

 Tiếp bước cha ông, từ năm 1916 ông cùng Lê Hồng Sơn và một số đồng chí cách mạng sang Xiêm,

Trung Quốc hoạt động lo việc cứu nước.

 Năm 1923 ông cùng Lê Hồng Sơn và nhóm bạn thành lập”Tâm Tâm xã”, một tổ chức cách mạng

có xu hướng cộng sản.

 Đến năm 1925 qua nhiếu tiếp xúc vớ Lý Thụy( tức nguyễn Ái Quốc), ông trở thành một cán bộ

xuất sắc trong tổ chức “ Việt Nam cách mạng đồng chí hội”

Tháng 3-1926 ông gia nhập Đảng Cộng sản Trung Quốc.. Năm 1927 ông cùng Lê Hồng Sơn bị

Tưởng Giới Thạch băt giam 5 tháng.. ông còn bị bắt đôi ba lần nữa, cuối cùng ông bị Tưởng trụcj

xuật khỏi tô giới Hương cảng . Từ năm 1930 ông là đàng viên Đảng Cộng Sản Đông Dương. Ông

luôn bị chính phủ Pháp kết hợp với Tưởng Giới Thạch ráo riết truy bức. Ngày 26-6-1931 ông bị

chúng bắt ở Thượng Hải  giải vè nước giam ở nhà tù Nghệ An., kêt án chung thân. Bị giam 12 năm

liền ,sau ông vượt ngục( 3-1943), Năm 1946 ông được cử làm Chủ tịch Ủy Ban kháng chiến Liên

Khu IV. Năm 1949 được cử làm Tổng thanh tra chính phủ, rồi được bầu vào ban chấp hành trung

ương Đảng.( 1951), làm Hôi trưởng hội hữu nghị Việt Trung. Ngày 23-7-1951 ông hy sinh ở tuổi

55 ví máy bay địch oanh tạc trên đương đi công tác ở liên khu IV. Ông được nhà nước truy tặng Huân chuwowbg Hồ Chí Minh. Ngoài mootjchieens sĩ cách mạng, ông còn là tác giả nhiều thơ văn được truyền tụng.

 (3) Nguyễn Q. Thắng Quảng nam Đất nước nhân vật NXB Văn hóa 1996.

 (4) Chúng tôi đã trưc tiếp liên lạc với ông Nguyễn Q. Thắng tìm hiểu xuất xứ của bai thơ điếu mà ông cho là của Hồ Tùng Mậu, thì ông cho hay tư liệu do ông Nguyễn Ngu Ý- nhà văn, gốc người Bình Định- tác giả Sống và viết với…

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

                   Tài đức tiếc thương nhau 

 

 

                   Tài đức tiếc thương nhau 

 

 

         ( Quảng Ngãi ngày 14 tháng 4 năm 1947). Đến ngày 21- 4- 1947, ông trút hơi thở cuối cùng. Tin buồn được thông báo đến đồng bào toàn quốc, đến ngày 29- 4 1947, Chủ Tịch Hồ Chí Minh gửi toàn thể nhân dân Việt

 

 

 

 

Ý kiến bạn đọc

Vui lòng login để gởi ý kiến. Nếu chưa có account, xin ghi danh.