(Tưởng nhớ anh Lê Bầu)
----
Lời thưa : Hồi 4/4/1983 đến 31/3/1984 dân Hà Nội ta mê mải xem Bộ Film truyền hình nhiều tập của Nhật Bản "Oshin"- Người giúp việc.( xưa ở ta gọi là "con ở"/ VÚ EM/ đứa đầy tớ). "Oshin" là 1 cuốn Tiểu thuyết Nhật Bản do Nhà văn Lê Bầu ( 1930-7/2/2009) dịch là "Ô sin"...như vậy Lê Bầu chính là cha đẻ của "từ" Ô sin trong tiếng Việt hôm nay , đây chính là hiện tượng mượn từ (ngữ) nước ngoài để làm phong phú vốn từ vựng trong sinh ngữ tiếng Việt ta...Nhân kỷ niệm 8 năm ngày mất của Nhà văn Lê Bầu thân thương, qua quan sát xung quanh nhà ở Hà Nội, NK buồn thả bút làm bài "Thơ về Ô sin" để tưởng nhớ anh , xin được chia sẻ cùng các Bạn Thơ :
Thua "mợ chủ" cái danh "Bà Chủ"
là Ô sin thống lĩnh một tòa
- trọng trách là chăm nom " 2 cụ"
lo nấu ăn, đi chợ, lau nhà...
*
Thua "mợ chủ" phấn son / đài các
Hơn (là) "gái quê" xuân sắc mặn mà (1)
Khiến "cậu chủ" mắt la / mày lét
thèm trộm ôm một cái bõ mà...
*
Ừ, ở quê còn chồng/ con nhỏ
còn mẹ già/ cha yếu chờ trông
-Thôi, thì đành chịu "xa", chịu "nhớ"
làm "Chuột sa chĩnh gạo" kiếm ăn...
*
-Ừ "đi chợ" khéo mà bớt xén
Này dầu thơm / sữa tắm...cứ mần
Nịnh "2 cụ " , có phần tiền thưởng
"Cậu chủ" mê "boa" sộp mỗi lần...
*
Ừ "Ô sin" nghe tên... hơi ớn
làm Tướng kia : chữ NHẪN còn đeo ?
Tất cả là "kiếm ăn" và "sướng"
Nghề Ô sin - lối thoát đói / nghèo.
---
(1) xem "Gái quê" của Hàn MạcTử
và thơ Tố Hữu "Nàng gửi con về thôn xóm cũ..."
Hà Nội 7-2-2017
Nguyễn Khôi