Nhân sĩ Nguyễn Hữu Ngung
1894 – 1956
Quê quán: Lan Đình, Gio Linh, Quảng Trị.
Nhà nho, họa sĩ thư pháp cổ điển đông phương,
Đông Y Sĩ, nhà giáo Hán văn.
Bài Đào Loạn được viết năm 1949, khi nhà nho Nguyễn Hữu Ngung phải rời Gio Linh,
Quảng Trị vào Cố Đô Huế lánh nan.
Cộng sản cướp chính quyền năm 1945, tại các vùng quê Quảng Trị, chúng chặt đầu,
chôn sống, dìm nước, thủ tiêu vô số thành phần trí thức, nho sĩ.
Bài thơ này như là một chứng tích, mà nhà nho Nguyễn Hữu Ngung là nhân chứng,
đó là tội ác tầy trời của những người cộng sản Việt Nam.
Cho nên Chạy Giặc này được hiểu là chạy giặc cộng sản.
Hành động dã man khủng khiếp này đã ăn sâu vào trí nhớ dân lành,
cho nên trước 1975, mỗi khi người cộng sản đến đâu dân chúng ùn ùn tháo chạy
về phía VNCH.
Vào khoảng năm 2013, nhà thơ Linh Đàn từ Sài Gòn đã về lại Đà Nẵng,
tìm đến nhà hậu duệ của Nguyễn Hữu Ngung đối chiếu lại bản mà Linh Đàn đã có,
sau đó gởi cho tôi yêu cầu chuyển dịch ra thuần Việt ngữ luật Đường, để làm tài liệu
và tùy nghi tôi phổ biến.
Rất đa tạ nhà sưu khảo Hán Nôm Linh Đàn Nguyễn Hữu Kiểm đã cung cấp tư liệu
quý hóa này.
Trân trọng kính mời thưởng lãm và xin nhận ý kiến của quý cao nhân.
Trần Quốc Phiệt
|