Dec 21, 2024

Thơ thời sự

Máu Và Tết
Bửu Tùng * đăng lúc 11:44:29 AM, Jan 16, 2017 * Số lần xem: 1533
Hình ảnh
#1



Máu và Tết

m đói còn tuôn cả máu đào?
Gom hoài chửa nặng đủ hầu bao?
Tiền muôn kẻ chặn đầy nơi thấp
Bạc tỷ người tuồn khắp đỉnh cao
Vẳng chuỗi câu cười trêu gái rượu
Xen từng tiếng khóc vọng trời sao
Xuân về thiếu gạo lòng ai oán
Tết của dân nghèo lạc chốn nao?

Bửu Tùng
13/01/2017


Nguồn tin:

http://tuoitre.vn/tin/song-khoe/20170109/luat-bat-buoc-hien-mau-tinh-nguyen-tranh-cai-ngay-tu-du-thao/1249387.html

Tranh cãi xung quanh đề nghị bắt buộc hiến máu 1 lần/năm

09/01/2017 13:40 GMT+7

TTO - Trong báo cáo đánh giá tác động của Bộ Y tế để lấy ý kiến đưa vào dự thảo Luật về máu và tế bào gốc, có đề nghị quy định bắt buộc hiến máu 1 năm/lần, ngoại trừ trường hợp không thể hiến máu.

Sáng 9-1, Bộ Y tế công bố dự thảo Luật về máu và tế bào gốc cho báo chí. Trong đó, Bộ Y tế cho biết báo cáo đánh giá tác động đề nghị quy định bắt buộc hiến máu 1 năm/lần, ngoại trừ trường hợp không thể hiến máu.

Trong lời giới thiệu, đại diện Bộ Y tế cho biết đang có hai phương án: bắt buộc hiến máu (như kể trên) và phương án hai là tình nguyện hiến máu như hiện nay.

Quan điểm của nhiều chuyên gia trong Bộ Y tế là nghiêng về phương án hai.

Theo thống kê của Viện Huyết học truyền máu T.Ư, năm 2016 cả nước tiếp nhận được trên 1,2 đơn vị máu (350 ml/đơn vị), tính cả người hiến máu loại 250 ml thì có tổng số trên 1,4 triệu đơn vị máu được hiến tặng, tương đương 1,52% dân số. Trong khi đó, theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, mỗi quốc gia có 2% dân số tham gia hiến máu là đảm bảo đủ máu cho điều trị.

So với năm 2003, cả nước có 21% máu hiến tặng là tình nguyện (được trả tiền) thì năm 2016 khoảng 98% máu hiến tặng là hoàn toàn tình nguyện là một bước tiến rất dài.

Trao đổi với Tuổi Trẻ sáng 9-1, Viện trưởng Viện Huyết học và truyền máu T.Ư, đại biểu Quốc hội Nguyễn Anh Trí nhận định có thể sau này khi đệ trình Quốc hội, Luật này có thể đổi là “Luật hiến máu và hiến tế bào gốc”. “Đây là điều văn minh và nhiều quốc gia trên thế giới cũng đã có quy định tương tự”- ông Trí nói.

Tuy nhiên theo ông Trí, dù việc hiến máu tình nguyện đã trở thành một phong trào lớn và đi vào ý thức của nhiều người dân, nhưng có luật sẽ có cơ sở pháp lý, mọi người phải tuân theo. Ông Trí cũng dẫn ví dụ ở Trung Quốc trước năm 1999 xấp xỉ 100% máu điều trị là từ người bán máu chuyên nghiệp, nhưng sau 2005 (sau khi có Luật bắt buộc hiến máu) thì 98% máu điều trị từ người hiến tặng.

Dù Luật về máu và tế bào gốc mới ở khâu dự thảo, nhưng đang khá gây tranh cãi, nhất là trong điều kiện hiện nay mới huy động tình nguyện nhưng lượng máu hiến tặng đã gần tương đương khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, vì sao lại còn cần phải bắt buộc hiến máu?

Mời bạn đọc theo dõi toàn văn các ý kiến về vấn đề này trên báo Tuổi Trẻ ngày 10-1 và các bản tin kế tiếp trên Tuổi Trẻ Online.

LAN ANH

Ý kiến bạn đọc

Vui lòng login để gởi ý kiến. Nếu chưa có account, xin ghi danh.