Dec 21, 2024

Ký sự

Ol Doinyo Lengai, ngọn núi lửa độc đáo nhất thế giới
Webmaster * đăng lúc 12:13:22 AM, Sep 09, 2022 * Số lần xem: 2140
Hình ảnh
#1

Không có những đợt phun trào đỏ ngầu dung nham, ngọn núi lửa Ol Doinyo Lengai ở châu Phi lại tuôn trào dòng nham thạch đen ấn tượng.

Đã qua không biết bao nhiêu thế hệ, những người Maasai bản địa ở Tanzania (Trung Đông Phi châu) vẫn gọi ngọn núi lửa còn hoạt động này là Ol Doinyo Lengai, trong thổ ngữ mang nghĩa Mountain of God – ngọn núi của thần thánh. Từ thời Eng’ai, một trong những vị thần của người Maasai, khi tạo nên ngọn núi lửa có lẽ bà đang ở trong một tâm trạng không tốt.

Người Maasai coi Eng’ai là vị thần cao cả đã dựng nên vạn vật. Bà thường xuất hiện với 2 hình ảnh, bề ngoài màu đen (Eng’ai Narok) hiền hòa và bao dung với người Maasai còn nếu bề ngoài màu đỏ (Eng’ai Nayokie) thường mang lại tai họa.

11111-JPG-7256-1405994778.jpg

Ngọn núi lửa Ol Doniyo Lengai duy nhất vẫn hoạt động tại Tanzania. Ảnh: ravpix/flickr.

 

Trong số những ngọn núi lửa trên thế giới, Ol Doinyo Lengai khá độc đáo.

Nếu như núi lửa thường phun trào dung nham giàu silicate, Ol Doinyo Lengai có thành phần dung nham chứa hơn 50% khoáng chất carbonate. Bề mặt lớp dung nham này tuôn trào ra thường bị bao bọc bởi lớp đá nóng chảy và sau đó biến đổi thành một dạng khác. Nhiều người tưởng nhầm đây là đá cẩm thạch. Mặc dù cũng có một vài ngọn núi lửa phun trào dung nham chứa carbonate nhưng Ol Doinyo Lengai lại đặc biệt theo cách riêng của mình. Nếu bạn muốn trải nghiệm ngọn núi lửa hoàn toàn khác thường, hãy đặt Ol Doinyo Lengai trong danh sách các điểm đến trong tương lai.

Carbon và silicate phun trào khỏi miệng Ol Doinyo Lengai có màu đen và nhiệt độ chỉ bằng một nửa so với núi lửa thông thường. Mặc dù vậy nó vẫn có thể “nướng” cháy mọi thứ với nhiệt độ hơn 500 độ C và sau đó sẽ nguội đi một cách nhanh chóng khi tiếp xúc với không khí. Ban đêm, người ta cũng có thể quan sát những đốm màu cam bốc lên từ miệng núi lửa chứ không chỉ tuyền một màu đen.

Với nhiều nhà “núi lửa học”, họ coi Ol Doinyo Lengai giống như “ngọn núi lửa đồ chơi” bởi sức nóng vừa phải. Các đoàn khoa học cũng thường xuyên đến đây cùng với dòng du khách để nghiên cứu và ngắm nhìn phong cảnh kỳ vĩ do mẹ thiên nhiên tạo nên. Dung nham nhìn giống như bọt xà bông hơn là nham thạch và bạn sẽ cảm thấy có thể dùng thìa, muỗng để xúc về làm kỷ niệm

33333-JPG-5491-1405994778.jpg
Một Hornito (tháp nhọn được tạo lên bởi dòng nham thạch phun trào) nhìn như
chiếc sừng khổng lồ sừng sững trên đỉnh núi lửa.
 

Những tay leo núi và người yêu khám phá thường đi bộ theo lối của những hornitos (tháp nhọn được tạo lên bởi dòng nham thạch phun trào). Những tháp đá hình nón này khiến cho nhiều người rất thích thú và việc đến gần núi lửa khi nó đang hoạt động còn là trải nghiệm hấp dẫn hơn.

Hornitos được tạo nên với sự trợ giúp của số lượng lớn carbon dioxide. Nó tạo nên những bọt dung nham to bằng quả bóng đá, sau khi bị vỡ ra nó từ từ tạo nên lớp nền và vun dần lên thành hình nón.

Mỗi khối nham thạch phun ra tại Lengai không quá lớn chỉ rộng khoảng một mét và nhanh chóng nguội đi khi đang ở trên không trung. Khi rơi xuống nó vỡ tan trong chốc lát.

Dòng nham thạch chảy xuống màu đen dễ làm người ta tưởng nhầm là bùn. Không quá khó để đo độ tuổi của nham thạch phun ra tại Lengai. Ban đầu chúng có màu đen như hắc ín, cấu thành một cách mềm mại theo từng gợn sóng thường gọi là pahoehoe. Sau đó tùy theo hàm lượng vật chất bên trong mà chúng có thể đổi sang màu xám, nâu hay đen. Tồn tại trên ngoài vài ngày, sự thay đổi hóa học bên trong diễn ra khi mưa xuống, lớp dung nham chuyển thành màu trắng và dễ bị vỡ hơn.

Từ thế hệ này qua thế hệ khác, những phụ nữ Maasai có gia đình tụ tập dưới chân ngọn núi lửa để hy vọng thần Eng’ai sẽ đáp lại những lời cầu nguyện và cho họ con cái.

Nhiều du khách chọn Ol Doniyo Lengai không chỉ muốn thử cảm giác đất dưới chân mình nóng đến chảy cả giầy ra sao, mà còn bởi đây là ngọn núi lửa duy nhất còn hoạt động tại Tanzania. Đây cũng không phải là điểm dành cho du khách thông thường bởi vị trí địa lý nằm giữa một vùng hoang dã và không có các điểm lưu trú tiện lợi như đỉnh Kilimanjaor, khu bảo tồn Ngorongoro Crater hay công viên quốc gia Serengeti.

Từ Arusha (cách thủ đô Dodoma 420 km), thị trấn lớn gần nhất, mất gần cả ngày trên cung đường bụi đất qua những vùng đất của người Maasai và khu vực sinh sống của đà điểu, hươi cao cổ, ngựa vằn mới đến được gần Ol Doinyo Lengai. Nếu khởi hành từ khu nghỉ chân bên dưới vào nửa đêm về sáng (1h sáng) bạn sẽ có thể lên được đến đỉnh núi và ngắm bình mình tại đỉnh thung lũng Rift. Nhiều du khách chọn cắm trại qua đêm giữa hoặc sát chân núi nếu không muốn di chuyển một lần cho chặng đường dài.

22222-JPG-5545-1405994778.jpg

Những tháp đá hình nón được tạo thành bởi dung nham và dòng nham thạch màu xám chảy xuống sườn núi lửa Ol Doniyo Lengai. Ảnh: Cw Anderson/flickr.

Điểm ấn tượng từ xa du khách sẽ dễ dàng nhận ra là dòng dung nhảm chảy thành những vệt dài với gam màu xám nhiều sắc độ. Ngoài việc chiêm ngưỡng ngọn núi lửa kỳ lạ, bạn còn có cơ hội gặp gỡ những người Maasai bản địa và tìm hiểu đời sống cũng như nét văn hóa đặc trưng của họ.

Du khách được khuyên mua tour trong ngày với giá khoảng 100 USD một người, bao gồm việc leo núi đến gần khu vực dung nham phun trào và cả hành trình đến hồ Natron. Cần đặt trước từ 3 ngày trở lên và các tour đa phần bắt đầu tại Arusha, 120 km về phía tây bắc của ngọn núi. Đây cũng là trung tâm của các công ty du lịch (hơn 140 công ty) đưa du khách đến nhiều nơi bên cạnh Ol Doinyo Lengai như Ngorongoro Crater, Serengeti và Kilimanjaro.

Hoài Nam


 

Image result


Ảnh cùng dòng


Image result for east african rift volcanoes


Image result for Lake Natron and Mount Lengai


Ảnh cùng dòng


Image result for tallest mountain in africa


File:Lengai from Natron.jpg
Mount Lengai seen from Lake Natron, Northern Tanzania


File:Aerial view of Ol Doinyo Lengai erupting in 2008.jpg
Aerial view of Ol Doinyo Lengai erupting in 2008


File:Ol Doinyo Lengai After Explosive Eruptions.jpg
Ol Doinyo Lengai After Explosive Eruptions


File:OldoinyoLengaiAir.jpg
Aerial photo of Oldoinyo Lengai in 2011


File:Crater of Ol Doinyo Lengai (Jan 2011).jpg
Crater of Ol Doinyo Lengai in January 2011


File:Ol Doinyo Lengai.jpg
Ol Doinyo Lengai in October 2011

 

Ý kiến bạn đọc

Vui lòng login để gởi ý kiến. Nếu chưa có account, xin ghi danh.