Dec 21, 2024

Truyện cổ tích - Dân gian

Chuyện cổ Phật gia: Nỗi thương xót chúng sinh của Đức Phật Thích Ca.
Webmaster * đăng lúc 04:01:21 AM, Nov 24, 2016 * Số lần xem: 3073
Hình ảnh
#1

 

Con người vì dối trá và lòng tham, mê mờ trong dục vọng mà tự rước họa vào thân. Làm người tu luyện, mãi không buông tâm phàm thì làm sao có thể đắc quả vị? Hai câu chuyện cổ Phật gia dưới đây là lời nhắn nhủ vô cùng ý nghĩa.
 

Image result for phật thich california images
Nỗi thương xót chúng sinh của Đức Phật Thích Ca. (Ảnh minh họa)

Câu chuyện thứ nhất : Con rùa và chó hoang

Xưa kia, thời Đức Phật ở tinh xá Kỳ Viên của nước Xá Vệ, hồng truyền Phật Pháp cho chúng sinh, có một đạo nhân đã tu hành suốt 12 năm ở dưới gốc cây bên sông. Tuy đã tu hành lâu như vậy, nhưng trước sau vẫn không thể trừ bỏ niệm đầu tham dục, tâm tư tán loạn, trầm mê trong dục niệm của lục căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý).

Một hôm, Đức Phật nhìn thấy cơ duyên đã thành thục, đến lúc cần phải đi cứu vớt người tu đạo này. Thế là Ngài liền hóa thân làm một hòa thượng, đi đến bên bờ sông, dừng chân dưới gốc cây cùng với người tu đạo đó tu hành.

Đó là một buổi tối trăng sáng sao thưa, trong hồ có một con rùa bò lên, vừa khéo có một con chó hoang đói bụng đi đến. Con chó hoang vừa nhìn thấy con rùa, trong lòng mừng thầm, không chút do dự mà hành động, mở to miệng ra, chuẩn bị nuốt con rùa đó.

Con rùa giật nảy mình, vội vàng thu đầu cổ và bốn chân vào trong mai rùa. Con chó hoang sốt ruột dùng lỗ mũi ngửi ngửi con rùa ở trước mắt. Suy đi nghĩ lại, không còn cách nào khác, cuối cùng thất vọng từ từ bỏ đi.

Còn rùa nhìn thấy con chó đi xa rồi, mới yên tâm thò đầu và chân ra, vượt qua một kiếp nạn này.

Cả hai người đều nhìn thấy cảnh này, người tu đạo nói với Đức Phật bên cạnh rằng: “Con rùa đó bởi vì có cái mai cứng nên giữ được sinh mệnh, con chó hoang mới không đạt được ý đồ”.

“Đúng vậy, con người lẽ nào còn không được như con rùa này sao? Người đời không hiểu thế gian vô thường, tham luyến dục niệm của lục căn, đây chính là cấp cho con ma bên ngoài có thể thừa cơ len lỏi vào. Con ma bên ngoài sẽ thừa dịp phá hoại thân người, hủy hoại tinh thần, khiến người ta rơi sâu vào trong sinh tử luân hồi. Thật ra, hết thảy mọi khổ não, đều là do nội tâm của bản thân khởi lên, chúng ta nên phải khắc chế nó đúng lúc”.

Người tu đạo nghe được những lời của Đức Phật, lập tức gắng sức hạ quyết tâm, kiên định dứt trừ dục niệm, cuối cùng đã chứng đắc được quả vị La Hán.

Câu chuyện thứ hai: Nối thương tiếc của Đức Phật Thích Ca

Vô lượng số kiếp về trước, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, khi đó, thân vẫn là người phàm. Ngài quy y Tam Bảo, tuân thủ giới luật là chuyện sau này.

Có một lần, ngài cùng với người cậu đi đến nơi xa để làm ăn buôn bán. Trên đường trở về, cậu của ngài vượt qua đường sông trước, đi đến một hộ gia đình. Trong nhà chỉ có người mẹ và cô con gái. Hai mẹ con họ lấy cái bình bát cổ gia truyền ra, muốn đổi lấy ba viên trân châu của người cậu.


Người cậu dùng con dao cạo đi lớp vỏ bên ngoài của chiếc bình bát cổ, phát hiện nó là một chiếc bình bát bằng vàng. Nhưng người cậu này gian trá, đã dối gạt hai mẹ con, ông ta cố ý ném mạnh chiếc bình bát xuống đất, lớn tiếng nói rằng: “Đừng có làm bẩn tay ta!”. Thật ra trong lòng là muốn ép giá, nói xong, giả bộ tiếp tục lên đường, khiến h
ai mẹ con kia, cảm thấy vô cùng tủi nhục.

Không lâu sau, người cháu cũng đi qua nơi này. Con gái của nhà đó, lại thỉnh cầu lấy chiếc bình bát vàng đó đổi lấy một viên trân châu. Người cháu thật thà, nói với cô rằng: Đây là chiếc bình bát vàng, giá tiền của nó vượt xa cả mấy viên trân châu. Chàng đã bỏ ra toàn bộ trân châu, báu vật của mình để đổi lấy chiếc bình bát bằng vàng đó.

Sau khi người cháu ngoại đi rồi, người cậu lại quay trở lại, muốn dùng một, hai viên trân châu để đổi lấy chiếc bình bát vàng đó. Khi ông ấy nghe nói chiếc bình bát giá trị đó đã bị một người khác đổi mất rồi, trong lòng vô cùng tiếc nuối, lập tức chạy đến bên bờ sông, dậm chân đấm ngực, hét to lên rằng: “Chiếc bình bát cổ đó vốn nên thuộc về ta mới phải! Làm tức chết ta rồi!”. Ngọn lửa uất hận lên tim, thổ huyết mà chết.

Về sau, người cháu trai (tiền thân của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni) tìm kiếm khắp nơi, cuối cùng đã tìm được thi thể của người cậu. Chàng nghẹn ngào, buồn bã than rằng: “Dối trá và lòng tham, thật không ngờ lại khiến cho người cậu của ta mất mạng!”.

(Trích từ “Kinh Tập Lục Độ”)

Tiểu Thiện, dịch từ epochtimes.com

Ý kiến bạn đọc

Vui lòng login để gởi ý kiến. Nếu chưa có account, xin ghi danh.